Thủ tục tố tụng và giải quyết vụ án hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #13535 19/06/2008

    andypham

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 3845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục tố tụng và giải quyết vụ án hình sự

    Xin chào các bạn

    Mình đang làm đề tài cao học, chuyên ngành luật tố tụng hình sự. Tên đề tài là "Khởi tố bị can và hoạt động kiểm sát khởi tố bị can theo BLTTHS năm 2003"

    Bạn nào có những thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài này xin gửi giúp mình...đặc biệt là mảng thuật ngữ khởi tố bị can theo thuật ngữ pháp lý của các nước khác...

    thanks a lot!!

    Cập nhật bởi navelvu ngày 07/05/2010 03:17:41 PM Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 06:15:51 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 05:12:49 PM
     
    133144 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn andypham vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

13 Trang «<567891011>»
Thảo luận
  • #28759   06/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    1.  Pháp luật hiện hành quy định thế nào về thủ tục trưng cầu, tiến hành giám định thương tật trong các vụ án hình sự và việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định ?

    Khi có dấu hiệu 1 vụ án về gây thương tích, cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, truy tố, xét xử) ra quyết định trưng cầu giám định pháp y. Quyết định này được gửi đến Tổ chức giám định pháp y. Sau khi giám định, Tổ chức giám định pháp y ra bản Kết luận giám định pháp y để trả lời cơ quan trưng cầu giám định.

    -"Việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định?" Điều 64 BL TTHS quy định:


    "Điều 64. Chứng cứ

    1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

    2. Chứng cứ được xác định bằng:

    a) Vật chứng;

    b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    c) Kết luận giám định;

    d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác."

    Như vậy, Kết luận giám định chỉ là 1 trong nhiều chứng cứ của vụ án. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng là phải đánh giá chứng cứ này trong tổng thể các chứng cứ khác.

    2. Trường hợp nạn nhân bị người khác chém rời tay phải trong khi tay trái đã bị hỏng trước đó thì xếp tỉ lệ mất sức ra sao?
    Hiện nay, văn bản đang có hiệu lực trong lĩnh vực này vẫn là:

    THÔNG TƯ

    CỦA LIÊN BỘ Y TẾ - LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    SỐ 12-TTLB NGÀY 26-7-1995 QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN
    THƯƠNG TẬT VÀ TIÊU CHUẨN BỆNH TẬT MỚI

    Tại văn bản này có: 

    Bản quy định

    tiêu chuẩn thương tật
    (Ban hành kèm theo Thông tư Liên Bộ Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội
    số 12-TT/LB ngày 26-7-1995)

     

    TT

    Di chứng vết thương, chấn thương ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, lao động nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân

    Tỷ lệ % mất khả năng lao động

    1

    2

    3

     

    Chương I

     

     

    Di chứng vết thương, chấn thương chi trên

     

     

    Chi bên phải (thuận) được hưởng mốc tỷ lệ thương tật tối đa

     

     

    Chi bên trái (không thuận) được hưởng mốc tỷ lệ thương tật tối thiểu

     

     

    I - Cánh tay và khớp vai

     

    1

    Chấn thương cắt cụt 2 chi trên và 1 chi dưới (bất kỳ đoạn nào)

    97-97%

    2

    Chấn thương cắt cụt 2 chi trên: Tuỳ theo vị trí cắt đoạn cao, thấp

     

     

    a. Tháo bỏ 2 khớp vai

    95

     

    b. Cắt cụt 2 cánh tay từ 1/3 trở lên

    90-91

     

    c. Cắt cụt 2 cánh tay từ 1/3 trở xuống

    86-87

     

    d. Cắt cụt 1/3 trên 1 cánh tay và 1/3 trên 1 cẳng tay

    86

     

    đ. Cắt cụt 1/3 trên 1 cánh tay và 1/3 giữa 1 cẳng tay trở xuống

    85

     

    e. Cắt cụt 1/3 trên 1 cánh tay trở xuống và 1/3 trên 1 cẳng tay bên kia

    85

     

    g. Cắt cụt 1/3 giữa 1 cánh trở xuống và 1/3 giữa một cẳng tay trở xuống ở bên kia

    85

     

    h. Tháo bỏ 2 khớp khuỷu tay

    85

     

    i. Cắt cụt 1/3 trên 2 cẳng tay trở lên

    83-84

     

    k. Cắt cụt 1/3 giữa 2 cẳng tay trở xuống

    82

     

    l. Cắt cụt 1/3 trên cẳng 1 tay bên và 1/3 giữa cẳng tay trở xuống bên kia

    82

     

    m. Tháo bỏ khớp cổ tay (hoặc cắt bỏ hai bàn tay)

    81

    3

    Chấn thương cắt cụt 2 chi: 1 chi trên và 1 chi dưới, cùng bên hoặc khác bên

     

     

    a. Cắt cụt 1/3 trên 1 cánh tay và 1/3 trên 1 đùi

    91

     

    b. Cắt cụt 1/3 trên cánh tay và 1/3 giữa đùi trở xuống hoặc ngược lại

    87

     

    c. Cắt cụt 1/3 trên cánh tay (hoặc đùi) và 1/3 trên 1 cẳng chân (hoặc một cẳng tay)

    85

     

    d. Cắt cụt 1/3 giữa một cánh tay (hoặc đùi) trở xuống, và 1/3 dưới 1 cẳng chân ( hoặc cẳng tay) trở xuống

    83

     

    đ. Cắt cụt 1 cẳng tay và 1 cẳng chân (bắt kỳ đoạn nào kể từ tháo khớp cổ tay hoặc tháo khớp cổ chân trở lên)

    81

    4

    Chấn thương cắt cụt 1 chi trên và hỏng hoàn toàn 1 mắt

     

     

    a. Tháo khớp 1 vai và khoét bỏ nhãn cầu không lắp mắt giả

    91

     

    b. Tháo khớp 1 vai và mù hoàn toàn 1 mắt

    87

     

    c. Cắt cụt 1 cánh tay cao và khoét bỏ 1 nhãn cầu

    86

     

    d. Cắt cụt 1 cẳng tay và mù hoàn toàn 1 mắt

    81

    5

    Chấn thương tháo bỏ 1 khớp vai

    70-71

    6

    Chấn thương cắt cụt 1 cánh tay

     

     

    a. Đường cắt từ 1/3 trên trở lên

    65-63

     

    b. Đường cắt từ 1/3 giữa trở xuống

    51-55

    7

    Chấn thương vai dẫn đến hậu quả vai lủng liểng 1 bên (không còn điều trị)

    51-55

     

    - Nếu kèm tổn thương thần kinh làm mất hẳn chức năng của chi bên đó

    61

    8

    Gẫy đầu trên xương cánh tay từ cổ giải phẫu trở lên, sau khi điều trị, nếu:

     

     

    a. Can liền xấu, teo cơ và hạn chế động tác khớp vai nhiều

    34-35

     

    b. Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa

    21-25

     

    c. Nếu đầu xương cánh tay cũng bị vỡ, tiêu huỷ dẫn đến hậu quả hàn khớp vai hoặc khớp giả (chụp phim xác định)

    41-45

    9

    Gẫy thân xương cánh tay 1 bên: Tuỳ kết quả điều trị, nếu:

     

     

    a. Can liền tốt, trục thẳng, không ngắn chi, cánh tay cử động tương đối bình thường

    10

     

    b. Can liền xấu trục hơi lệch, không ngắn chi nhưng teo cơ nhiều

    15-18

     

    c. Can liền xấu, trục lệnh, teo cơ và ngắn chi

     

     

    - Ngắn dưới 3cm

    25-30

     

    - Ngắn trên 3cm

    31

     

    d. Can xấu, hai đầu gãy chồng nhau và bọc ép dây thần kinh quay

    31-35

    10

    Gãy đầu dưới xương cánh tay 1 bên:

     

     

    a. Gãy trên lồi cầu hoặc gãy giữa 2 lồi cầu, sau điều trị can liền tốt, trục thẳng nhưng còn hạn chế gập - duỗi khớp khuỷu và sấp - ngửa cẳng tay

    21-20

     

    b. Gãy như điểm a, nhưng can liền xấu, đi lệch dẫn đến hậu quả cứng khớp khuỷu

    31-35

     

    c. Như điểm b, nhưng di chứng để lại hàn khớp khuỷu

    31-35

     

    d. Nếu chỉ mẻ hoặc rạn lồi cầu, đơn thuần, không ảnh hưởng đến khớp

    36

    11

    Mất đoạn xương cánh tay, tạo thành khớp giả (không còn điều trị)

     

     

    a. Nếu là khớp giả lỏng

    41-45

     

    b. Nếu là khớp giả chặt

    35-40

    12

    Cứng khớp vai 1 bên:

     

     

    Tuỳ mức độ hạn chế các động tác của khớp vai (đưa cánh tay ra trước, đưa cánh tay ra sau, giơ ngang lên cao, khép cánh tay vào ngực, quay tròn trước - sau - trước, bắt chéo vai) mà xác định tỷ lệ:

     

     

    a. Mức độ hạn chế các động tác ít

    11-15

     

    b. Mức độ hạn chế các động tác nhiều

    21-25

     

    c. Gẫy hư không làm được các động tác trên

    31-35

    13

    Hàn khớp vai 1 bên:

     

     

    Mất các động tác nói ở điểm 12 trên

     

     

    Nhưng nếu:

     

     

    a. Xương vai vẫn di động tốt

    36-40

     

    b. Xương bả vai cũng bị tổn thương, bất động

    51-55

    14

    Sai khớp vai cũ tái phát (không còn điều trị hoặc điều trị không kết quả)

    21-25

    15

    a. Vừa cứng khớp vai vừa cứng khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng

    45-50

     

    b. Nếu có thêm tổn thương ở khớp cổ tay - bàn tay làm mất chức năng của cả chi

    61

    16

    Viêm khớp vai mãn tính do chấn thương trực tiếp và khớp hoặc là hậu quả lâu dài của việc tì nạng nách

    16-20

     

    II - Cẳng tay và khớp khuỷu

     

    1

    Chấn thương tháo bỏ một khớp khuỷu

    60-61

    2

    Chấn thương cắt cụt 1 cẳng tay

     

     

    a. Đường cắt từ 1/3 trên trở lên

    55-58

     

    b. Đường cắt từ 1/3 giữa trở xuống

    51-55

    3

    Khuỷu lủng liểng 1 bên (không còn điều trị)

    45-60

     

    a. Cẳng tay ở tư thế gấp giữa khoảng 1100 đến 750

    26-30

     

    b. Cẳng tay ở tư thế duỗi giữa khoảng 1800 đến 1100

    36-40

    4

    Hàn khớp khuỷu 1 bên, nếu:

     

    5

    Cứng 1 khớp khuỷu, nếu:

     

     vân vân.....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhanAnhCuong vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28760   15/03/2009

    mencoi
    mencoi

    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 36
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Giám định tư pháp

    Giám định tư pháp là một lĩnh vực quan trọng, điều đó không thể chối cãi trong một xã hội dân chủ và mọi người đang "sống, làm việc theo pháp luật". Song trong TTHS chúng ta mới quan tâm đến khâu Điều tra, Truy tố, Xét xử mà ít quan tâm đến bổ trợ và hỗ trợ tư pháp. Thực tế cho thấy giám định tư pháp chỉ được xới lên, dư luận quan tâm, các ngành chú ý khi có một vụ việc nào đó bức xúc, nhiều dư luận trái chiều...Song tiếc rằng như thế đã muộn.
    Đơn giản là giám định thương tích pháp y là lĩnh vực hay có khiếu kiện nhất nhưng lại thiếu quy định thống nhất và do nhiều cơ quan cùng tiến hành.
    Xin hỏi:
    1. Đã có quy định áp giải nạn nhân đi giám định khi họ cố tình không đến như áp giải nhân chứng không?
    2. Hiện tại việc xác định mức tổn hại sức khoe do thương tật là căn cứ vào văn bản nào? Liệu văn bản của Y khoa áp dụng cho Pháp y có đúng không?
    3. Những trường hợp rõ là có bị đánh, bị hiếp...nhưng trong Biểu tỉ lệ Y khoa hiện không có thì xếp thế nào?
    4. Quy định việc các cơ quan THTT đánh giá và sử dụng kết luận giám định?

    Ngoài trao đổi chung ai có hảo tâm xin gửi riêng, trao đổi, hướng dẫn riêng cho tôi về E-mail:  luongducmen@yahoo.com.vn tôi rất cám ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mencoi vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #39060   09/03/2009

    tinhbql
    tinhbql

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Trách nhiệm pháp lý

    Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ rừng, trong dịp têt vừa qua lâm tặc đã lợi dụng chặt đi 40m3 gỗ nhóm I, quy thiệt hại trên 300 triệu đồng. Vụ việc được khởi tố vụ án, nhưng không khởi tố bị can ( Do khhông bắt được thủ pham). Nếu để lâm tặc vận chuyển hết số gỗ trên thì chúng tôi( Ban Lãnh đạo) sẽ bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng chúng tôi đã phát hiện kịp thời, truy đuổi và thu hồi toàn bộ số gỗ trên giao cho cơ quan chức năng. Vậy chúng tôi có bị xử lý  hình sự với tội danh trênkhông?Căn cứ văn bản nào?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tinhbql vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #39061   28/02/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Trích dẫn:
    Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ rừng, trong dịp têt vừa qua lâm tặc đã lợi dụng chặt đi 40m3 gỗ nhóm I, quy thiệt hại trên 300 triệu đồng

    Vậy tôi muốn hỏi bạn là Kiểm lâm địa bàn đi đâu hay tết mải uống rượu mà quên mất nhiệm vụ theo quy định tại quyết định 83/2007/QĐ-BNN về nhiệm vụ của công chức Kiểm lâm địa bàn cẫp xã?

    Trích dẫn:
    Vụ việc được khởi tố vụ án, nhưng không khởi tố bị can ( Do khhông bắt được thủ pham)

     Vì đang trong giai đoạn điều tra nên bạn chưa thể kết luận rằng không khởi tố bị can, vì chưa biết cơ quan điều có tìm ra được thủ phạm hay không bạn ah. mới từ tết đến giờ mà (hôm nay 28/2/09)

    Trích dẫn:
    Nếu để lâm tặc vận chuyển hết số gỗ trên thì chúng tôi( Ban Lãnh đạo) sẽ bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng chúng tôi đã phát hiện kịp thời, truy đuổi và thu hồi toàn bộ số gỗ trên giao cho cơ quan chức năng. Vậy chúng tôi có bị xử lý  hình sự với tội danh trênkhông?Căn cứ văn bản nào?

    Có một điều tôi không thể hiều là những 40 mét khối được khai thác không phải là ít mà tại sao kiểm lâm địa bàn không hề biết việc này (Thời gian nghỉ tết theo quy định là từ 30 đến mùng 4) việc để xảy ra khai thác gỗ trái phép rõ ràng do Kiểm lâm địa bàn thiếu tinh thần trách nhiệm, không kiểm soát được địa bàn  và lãnh đạo cũng thiếu kiểm tra, giám sát hoạt động của kiểm lâm địa bàn (trong khoản 2 điều 3 QĐ 83 quy định rất rõ HẠt trưởng quản lý toàn diện các hoạt động của Kiểm lâm địa bàn) nên lãnh đạo bị liên đới trách nhiệm là không thể chối cãi.

     
    Báo quản trị |  
  • #39062   28/02/2009

    tinhbql
    tinhbql

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    thao luan

    Trước hết xin cảm ơn Bạn đã có thảo luận trao đổi với Tôi. Vâng! đúng là "chưa "khởi tố bị can chứ không phải là "không" khởi tố. Nhưng có điều bạn chưa nắm hết được vấn đề sau:


    - Tôi là ở BQL rừng phòng hộ ( dạng Lâm trường trước đây) chứ không phải là Lãnh đạo Hạt kiểm lâm .

    - Hạt kiểm lâm địa phương căn cứ vào khoản 9, điều 19 của Nghị định 159/ BNN về xử lý hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng: " các cá nhân, tổ chức mà được Nhà nước giao giữ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng từ vốn ngân sách Nhà nước mà thiếu tinh thần trách nhiệm để mất rừng thì cũng bị xử lý như các dối tượng ở khoản 1-8" ( nghĩa là bị xử lý như lâm tặc). cho nên nếu không tìm được bị can thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm như bị can ( Truy tố hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng).


    - Việc giữ rừng ở chổ chúng tôi rất khó do đường sá trong rừng thuận lợi cho lâm tặc vận chuyển, địa hình bằng phẳng chỉ cần dùng xe 01 cầu ( xe 12 chổ là đi khắp chốn), bên cạnh đó còn có hình thức vận chuyển bằng xe cộ bò rất khó phát hiện.


    - Việc tôi muốn tham khảo là nếu Hạt kiểm lâm ,Công an và Viện kiểm sát truy tố hình sự chúng tôi thì đúng hay sai.? Căn cứ vào văn bản nào để cải lý với họ.


    - Điểm cần lưu ý là: nếu lâm tặc chở hết số gỗ trên thì chúng tôi chịu tội thiếu trách nhiệm còn ở đây chúng tôi đã phát hiện truy đuổi và thu hồi toàn bộ số gỗ trên mà chịu tội thiếu trách nhiệm thì "oan" quá. Bởi vì xét đến cùng thì thiệt hại ở đây chỉ về mặt môi trường chứ không thất thoát tài sản công.
    Rất muốn trao đổi cùng các bạn/.
     
    Báo quản trị |  
  • #39063   06/03/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    tinhbql viết:


    -. cho nên nếu không tìm được bị can thì chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm như bị can ( Truy tố hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng).


    /.

     Chào anh, tôi hiểu sự băn khoăn, lo lắng của anh, nhưng tôi vẫn phải nói với anh rằng, Trách nhiệm điều tra, truy bắt thủ phạm chặt phá rừng là của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo tôi việc truy trách nhiệm các cán bộ kiểm lâm hay không, không phụ thuộc vào việc có bắt được thủ phạm hay không. Nếu bắt được, nhưng các cán bộ kiểm lâm có lỗi thì vẫn phải truy cứu vì cây đã bị chặt xuống rồi, nếu tìm được thủ phạm cây còn mọc lại được không?
          Nếu các anh đã làm hết trách nhiệm của mình, nhưng vẫn không ngăn chặn được thì các anh cứ yên tâm công tác. 
         Còn nếu các anh mải uống rượu để xảy ra việc chặt phá rừng trái phép thì các anh bắt đầu lo được rồi, việc giúp truy bắt gỗ của các anh chỉ là lập công chuộc tội mà thôi.

    Thân chào
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongluong306 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #39064   06/03/2009

    tinhbql
    tinhbql

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    thảo luân

    Xin cảm ơn bạn Thương lương 306 đã có trao đổi cùng tôi. Vụ việc trên Tôi muốn trao đổi và tham khảo thêm vấn đề này:
        1.Chúng tôi là BQl rừng ( Không phải kiểm lâm ) nhưng đã có nhiều cố gắng để làm hết sức và có trách nhiệm trong công tác BVR, bằng chứng cu thể: hàng năm đã ngăn chặn, bắt giữ,chuyển xử lý hình sự từ 3-5 vụ phá rừng ( Số xử lý hành chính không tính); số lượng gỗ bắt giữ mỗi năm trên 200m3, nhưng vẫn không xuể với nạn lâm tặc.
        2.ý Tôi muốn tham khảo là do luật quy định " thiếu trách nhiệm" vậy văn bản nào quy định như thế nào là "thiếu" thế nào là "không thiếu".Chứ như trường hợp Tôi thì "vui' là không", "buồn" là thiếu cũng được, cho nên tôi muốn tìm văn bản quy định cụ thể cho trường hợp của Tôi.
    Rất mong sự trao đổi của các Bạn!



     
    Báo quản trị |  
  • #39065   06/03/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào anh, đã nhận được phản hồi của anh từ sáng, nhưng vì bận chút việc không tham gia thảo luận cùng anh được, mong anh thông cảm.
     Tôi chưa rõ lắm về cở cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của BQL rừng, anh có thể cung cấp cho tôi văn bản đó không?
      Tôi sẽ tham gia thảo luận cùng anh về vẫn đề chung của những người, những tổ chức được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng:
    Tại khoản 2 điều 85 Luật Bảo vệ phát triển rừng ngày 03/12/2004 quy định:
    Điều 85. Xử lý vi phạm
    2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật trong việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, cho phép sử dụng rừng, khai thác lâm sản; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
     
    Thưa anh là nhà nước lập lên một lực lượng và trả lương để "bảo vệ rừng" chứ không phải là "bảo vệ gỗ" đâu nhé. Nếu các anh làm việc thiếu trách nhiệm mà để lâm tặc chặt cây rừng xuống rồi, thì khi truy đuổi gỗ còn gì là "bảo vệ rừng" nữa mà chỉ là "bảo vệ gỗ rừng" thôi. Nếu mà các anh trong lúc làm nhiệm vụ mà lơ là thiếu trách nhiệm, thì việc truy đuổi gỗ chỉ là nhằm hạn chế thiệt hại, chuộc tội thôi.
          Xin bàn với anh về cụm từ "thiếu trách nhiệm" một cách thông thường nhất: Thiếu tức là không đủ, không đủ thì chưa tròn. Tức là các anh chưa làm tròn nhiệm vụ được giao là "bảo vệ rừng" - tức là bảo vệ tài nguyên của quốc gia, nhà nước trả lương các anh để các anh làm nhiệm vụ đó, chứ không phải là "truy gỗ" đã chặt xuống. Nếu vậy lực kiểm lâm và BQL rừng nhàn qua, nằm  ở các chốt cũng hoàn thành được nhiệm vụ.
          Tôi nghĩ có thể do nhiều nguyên nhân khách quan, các anh tuy đã cố gắng nhưng vẫn không thể ngăn chặn hoàn thành nhiệm vụ. Các anh đã truy được số gỗ, để hạn chế được những thất thoạt, thiệt hại lớn. nên sẽ được xem xét không Truy cứu TNHS, nhưng kỉ luật nội bộ chắc không tránh khỏi.
     Chúc mọi điều tốt đẹp đến với anh.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongluong306 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #39066   06/03/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Xin chào các thành viên!
    Tôi! với tư cách làm người bên kia chiến tuyến với bạn   tinhbql nhưng tôi có một vài ý kiến trao đổi như sau:
    Vụ việc trên cần làm rõ một vài vấn đề:
    Thứ nhất: Tôi tưởng lầm là bạn thuộc ngành Kiểm lâm (Bên này chiến tuyến) nên tôi đã suy đoán nhầm.
    Thứ hai: Cần làm rõ một vài tình tiết: Các bạn là Ban quản lý rừng(phòng hộ, sản xuất, đặc dụng) đã được Nhà nước giao và quản lý rừng  hay chưa? Các bạn có liên quan đếnbên thứ ba hay không?(Tức là thuê khoán bên thứ ba bảovệ rừng các bạn đã được giao).
    Thứ ba: Khối lượng gỗ 40 mét khối là khối lượng gỗ tròn hay gỗ xẻ, chủng loại gỗ là loại nào?(tên loại gỗ bị khai thác).
    Thứ tư: Theo những gì bạn nói thì không phải là "Thiếu tinh thần trách nhiệm" vì Chủ rừng đã được Nhà nước giao rừng mà để xảy ra tình trạng khai thác,mất rừng" thì xử lý như "Đương sự" nếu vượt quá mức xử lý vi phạm hành chính thì vi phạm vào điều 175 Bộ luật hình sự 1999.
    Từ trước đến nay tôi chỉ quen mình là người bên này chiến tuyến nên rất thiếu kinh nghiệm trong việc Bào chữa cho "Thân chủ", nếu có thể tôi sẽ cố gắng giúp bạn hết mình

     
    Báo quản trị |  
  • #39067   09/03/2009

    tinhbql
    tinhbql

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Trao đổi cùng bạn

    Trước hết Tôi xin lỗi các Bạn vì không trao đổi kịp thời, vì các Bạn đã biết nghề rừng chúng tôi phải luôn ở rừng nên thiếu thông tin và đièu kiện để lên mạng trao đổi cũng rất khó khăn.
        Sáng nay có điều kiện Tôi lên mạng và xin trao đổi thêm cùng các bạn:
        1. Như bạn Xmem thì chúng tôi quản lý rừng theo QĐ 186/Cp về quy chê quản lý rừng và theo Nghị định245/ CP về phân cấp quản lý Nhà nước về rừng và đất rừng.
        2. Cụ thể chổ chúng tôi là BQl rừng phòng hộ theo quy định do UBND tỉnh thành lập và thuộc sự chỉ đạo chuyên môn của Sơ Nông nghiệp & PTNT.
        3 .Do chủ trương chúng tôi tự QLBVR mà không thực hiện giao khoán cho bên thứ ba.
        4. số gỗ bị chặt hạ là tính theo sinh khối (Từ gốc chặt quy ra khối lượng), toàn bộ là gỗ Gõ Mật thuộc nhóm IIa.
        5.xét về trách nhiệm thì do khách quan hay chủ quan thì chúng tôi vẫn có " tội" và thấp nhất là xử lý kỷ luật Ngành.
        6.Qua các trao đổi với các bạn đó chỉ là phần lo lắng của bản thân tôi về tình hình xấu nhất thôi và để bổ sung thêm  kiển thức về luật pháp thôi. Chứ hiện giờ cơ quan chức năng đang điều tra và chưa có kết luận cụ thể.
        Điều trao đổi cùng bạn thuong luong nhu thế này: Bảo vệ rừng là cực kỳ gian khổ và khó khăn, phá rừng là vấn nạn toàn quốc. Chúng tôi đã va chạm lâm tặc không ít và đổ cả xương máu ( Bị đánh thành thương tật) và xe cộ bị dốt, nương rẫy bị phá, gia đình bị đe doạ, thậm chí ban đêm không dám ra đường, còn khủng bố bằng thông tin thì quá nhiều, chúng tôi không ngại. Nhưng để bảo vệ không bị phá rừng thì không đảm bảo được vì: 
     - Giả sử mỗi người ôm một gốc cây để giũ thì vẫn bị chặt, bởi phải nghỉ bù. phải còn việc gia đình ( Con ốm ,Vợ đau, bố mệt, mẹ khó thở chớ). ở đây mỗi người phải giữ trên 1000 ha thì vô cùng khó khăn.
    - Một điều bất hợp lý trong các văn bản Luật : Chẳng hạn như Nghi Định 159/Cp quy định ở khoản 9, điều 19 " các cá nhân, tổ chức mà được Nhà nước giao giữ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng từ vốn ngân sách Nhà nước mà thiếu tinh thần trách nhiệm để mất rừng thì cũng bị xử lý như các dối tượng ở khoản 1-8thì bắt buộc chúng tôi phải sợ lâm tặc, bởi vì nếu thù ghét thì ban đêm họ có thể chặt hạ năm ba cây rừng hoặc nhiều hơn( điều quá dể dàng) rồi điện báo cho Kiểm lâm, công an... thì chúng tôi phải chịu "tội" để khai thác lâm sản trái phép và lãnh đủ. Qúa khó rừng ơi!
        Rất mong sự trao đổi của các bạn./.
        

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tinhbql vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #39068   09/03/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    #ccc" align="center">

    Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu!

    Chào anh Tinhbql, khi tôi đang viết những dòng chữ này có lẽ anh đang trên đường vào rừng đi tuần. Đọc qua những gì anh viết tôi đã thấu hiểu được sự khó khăn, vất vả của anh và các đồng nghiệp của anh, của những người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng nói chung. Các anh đôi khi phải hi sinh cả xương máu, mồ hôi nước mắt để bảo vệ màu xanh cho tổ quốc, cho cộng đồng được sống trong không khí trong lành.
         Cho phép tôi được thay mặt cộng đồng thành viên Lawsoft và cộng đồng nói chung gửi tới anh,  anh Xmen và các đồng nghiệp của anh  lời cảm ơn chân thành nhất, chúc các anh có sức khoẻ dồi dào và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Mong các anh tiếp tục thực hiện và hoàn thành sứ mệnh cao cả mà Nhà nước đã tin tưởng giao phó.
       Cộng đồng thành viên Lawsoft thật vui mừng khi được anh gửi gắm những tâm sự của mình, được anh đặt niềm tin để chia sẻ và trao đổi những vẫn đề trong cuộc sống, trong công việc và cả vấn đề pháp luật. Có lẽ rằng giờ đây lawsoft không chỉ là nơi tư vấn pháp luật mà còn là nơi các thành viên "dốc bầu tâm sự", thật tuyệt vời.
      Tôi tin rằng anh đã cố gắng thực hiện trách nhiệm của anh, tin tưởng tấm lòng của anh, và có lẽ các thành viên cũng vậy, sự việc vừa rồi có lẽ là  một cú vấp trong nghề nghiệp mà anh không mong muốn.
      Một lần nữa tôi chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với anh, chúc anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
      Thân mến

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongluong306 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28333   11/06/2009

    quockhanh_kt
    quockhanh_kt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bất ngờ bị liên đới điều tra?

    Tháng 7-2008,một cán bộ PC14 Hà Nội đến Công ty chúng tôi,trình bày rằng đang điều tra vụ án cá độ,các đối tượng khai chơi cá độ với một người tên là Khánh(trùng tên tôi),số điện thoại 0903xxxxxx(số thuê bao của công ty tôi,tôi không dùng số này).Sau đó cán bộ điều tra kia có đôi lần liên hệ lại với chúng tôi(gồm tôi và người sử dụng thuê bao nói trên) nói là để điều tra làm rõ,sau đó có liên hệ cả về phường nơi đăng ký hộ khẩu của hai chúng tôi.Cả hai chúng tôi,chưa bao giờ là những người chơi cá độ bóng đá,chúng tôi đều lo ngại rằng việc điều tra như vậy sẽ ảnh hưởng đến danh dự và công ăn việc làm cũng như gia đình chúng tôi.Hơn nữa,liệu có thể sự việc vô căn cứ này còn đi xa đến đâu?
    Mong quý vị luật sư có thể cho chúng tôi lời khuyên về những biên pháp cần thiết phải làm trong trường hợp này!Liệu chúng tôi có thể viết đơn kiện những kẻ khai báo sai sự thật làm thiệt hại đến chúng tôi như thế nào?
    Trân trọng cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #28334   13/09/2008

    LS_NguyenThiMinhHieu
    LS_NguyenThiMinhHieu
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 679
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Tôi xin trả lời như sau.
    Cán bộ BC 14 Hà Nội đến công ty anh trình bày đang điều tra vụ án cá độ  các đối tượng khai chơi cá độ với người tên Khánh,  vì anh là tên Khánh  và người kia cũng tên Khánh nên công an phải làm giấy mời để làm rõ ai là người tham gia cá độ là người tên Khánh nào đây?. nếu anh không tham gia cá độ thì cơ quan điều tra bằng phương pháp đối chất để làm sáng tỏ vấn đề ai là người cá độ với các đối tượng trên anh cứ yên tâm.
     
    Báo quản trị |  
  • #28335   10/04/2009

    daosykieu
    daosykieu

    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 3355
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    tôi sin trả  lời bạn về vấn đề này như sau
    nêu bạn thấy có dấu hiệu khả nghi và bạn trắc trắn rằng mình không có liên quan hay co chút liên quan gi thì khi cán bộ pc16 đến đầu tiên bạn cần xem thẻ cua người cán bộ xem co đúng không để tránh trường hợp giả danh cán bộ.và nếu đúng thì bạn cần phải hợp tác để điều tra làm rõ,tất nhiên bằng nghiệp vụ của công an nếu điều tra mà bạn klhông liên quan thi bạn được loại khỏi danh sach nghi vấn và như thế bạn sẽ đươc khôi phục lại danh dự cuả mình,vì thế bạn không phải lo lắng quá về vấn đề này,


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daosykieu vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28336   11/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


        Bạn thân mến.
        - Bạn không thể kiện những người đã khai báo sai sự thật vì không có căn cứ nào để đánh giá việc khai báo đã làm thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, tài sản... của các bạn
        - Việc cơ quan điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) gọi hỏi bạn để làm rõ những tình tiết liên quan đến vụ án họ đang điều tra, bạn phải hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ: Vừa tự chứng minh mình không liên quan đến vụ án, vừa là nghĩa vụ của công dân.
        - Trong trường hợp đã xác minh làm rõ bạn không liên quan đến vụ án thì cơ quan điều tra sẽ kết thúc phần xác minh về bạn. Mọi hành vi của cán bộ xác minh nếu tiếp tục nhũng nhiễu bạn thì bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc tỉnh (TP), trưởng công an huyện nơi có cán bộ thụ lý để được xem xét giải quyết.
        - Không có việc khôi phục danh dự như daosykieu nói, vì hoạt động điều tra xác minh của cán bộ điều tra ( Kể cả ở phường) trong tình huống này không làm bạn mất danh dự, nếu bạn mất danh dự thì bạn chứng minh được không?. Cây ngay không sợ chết đứng, nếu bạn không liên quan gì thì không cần phải lo lắng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zamaza vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28440   16/10/2008

    minhtrang_hnlaw31
    minhtrang_hnlaw31

    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vụ án hình sự: người bị hại yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng thì hội đồng xét xử sẽ giải quyết thế nào?

    trong khi xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm một vụ án hình sự, nếu người bị hại yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng thì hội đồng xét xử sẽ giải quyết lúc đó như thế nào? và lấy căn cứ pháp lý nào để giải quyết trường hợp này
     
    Báo quản trị |  
  • #28441   15/10/2008

    nqtrang
    nqtrang
    Top 500
    Lớp 1

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:02/10/2008
    Tổng số bài viết (381)
    Số điểm: 2462
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 25 lần



    Theo tôi, trong tố tụng hình sự thì:
     
    Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

    - Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    - Được thông báo về kết quả điều tra;

    - Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

    - Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;

    - Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

    Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.

     
    Báo quản trị |  
  • #28512   27/06/2009

    mystery83
    mystery83

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tạm giam để điều tra có thể xin bảo lãnh?

    Anh tôi bị tạm giam 7 tháng nay ở trại giam Chí Hòa.Theo như tôi được biết thì cơ quan điều tra có thể tạm giam để điều tra trong 4 tháng. Nay đã quá hạn mà họ vẫn chưa đưa ra xét xử.Vậy cho hỏi tôi có thể bảo lãnh cho anh tôi tại ngoại hay không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #28513   15/11/2008

    lstuan
    lstuan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 108
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Anh của Bạn bị tạm giam 07 tháng ở Trại giam Chí Hòa nhưng Cơ quan nào ra quyết định tạm giam, đang ở giai đoạn nào: Điều tra, Truy tố hay chuẩn bị xét xử. Các cơ quan tiến hành tố tụng  có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam trong giai đoạn thụ lý hồ sơ: Viên kiểm sát có thể ra quyết định tạm giam để truy tố, Tòa Án có thể ra quyết định tạm giam để chờ xét xử.

    Tại khoản 1 Điều 92 Bộ Luật tố tụng hình sự qui định” Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay đổi biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh” Bạn liên hệ Cơ quan nào ra quyết định tạm giam để được xem xét cho bảo lĩnh hay không.

    Chào Bạn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lstuan vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #28514   17/11/2008

    mystery83
    mystery83

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Anh tôi bị cơ quan cảnh sát điều tra CATPHCM.Thi hành lệnh bắt để tạm giam để điều tra số 735-04 ngày 1/04/2008.Như vậy thì theo luật định tôi đến cơ quan trên để xin bảo lãnh tại ngoài.Và những giấy tờ cần thiết để xin bảo lãnh như thế nào ? Mong luật sư hướng dẫn dùm.

     
    Báo quản trị |