Thủ tục tố tụng và giải quyết vụ án hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #13535 19/06/2008

    andypham

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 3845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục tố tụng và giải quyết vụ án hình sự

    Xin chào các bạn

    Mình đang làm đề tài cao học, chuyên ngành luật tố tụng hình sự. Tên đề tài là "Khởi tố bị can và hoạt động kiểm sát khởi tố bị can theo BLTTHS năm 2003"

    Bạn nào có những thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài này xin gửi giúp mình...đặc biệt là mảng thuật ngữ khởi tố bị can theo thuật ngữ pháp lý của các nước khác...

    thanks a lot!!

    Cập nhật bởi navelvu ngày 07/05/2010 03:17:41 PM Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 06:15:51 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 05:12:49 PM
     
    133135 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn andypham vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

13 Trang «<8910111213>
Thảo luận
  • #29207   11/06/2009

    zamaza
    zamaza

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2009
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 21 lần


    Về góp ý của thuongluong306

        Mình thấy thuongluong306 đưa ra những nhận định cũng có một phần cơ sở, tuy nhiên, với những thông tin ptsang3000 nêu lên chưa đủ để nhận định cơ quan điều tra bắt người trái pháp luật vì đó là thông tin một chiều, mang tính tư vấn, thảo luận là chính. Đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhất là liên quan đến việc giam, giữ người, cơ quan điều tra rất thận trọng, bên cạnh đó còn có Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra nên xảy ra sai sót là rất hiếm (Các vụ sai sót trước đây là do quy trình còn lỏng lẻo). Một điều nữa là mình không được tiếp cận hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra nên không thể nhận định gì thêm, có tiếp cận được thì hồ sơ vụ án cũng đang trong giai đoạn điều tra, chưa kết thúc chuyển truy tố cũng khó đánh giá đúng-sai thế nào.
        Trong điều luật quy định về: Thông báo có 1 cửa dành cho cơ quan điều tra là: Trong trường hợp xét thầy việc thông báo bắt người có thể ảnh hưởng đến việc điều tra vụ án thì cơ quan điều tra có thể thông báo sau khi các yếu tố ảnh hưởng không còn.
        Một đối tượng nghi vấn có thể được áp dụng tạm giữ tối đa 12 ngày ( 1 lệnh = 3 ngày + 2 lần gia hạn tạm giữ), sau đó phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho người bị tạm giữ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zamaza vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #29168   22/11/2009

    lecaolinh
    lecaolinh

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" có được mời luật sư bào chữa.

    Kính chào luật sư!
    Xin luật sư tư vấn giùm tôi:
    Gia đình tôi có người thân bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" thì chúng tôi có quyền được mời luật sư để tham gia bào chữa không? Khi tôi hỏi vị chánh án chúng tôi có được mời luật sư bào chữa không thì vị này trả lời là : không cần mời luật sư đâu, nếu mời mà bị bác đơn thì sao.Vị chánh án nói vậy có đúng không?
    Xin cám ơn luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #29169   22/11/2009

    LawSoft01
    LawSoft01
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (175)
    Số điểm: 519
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Hi bạn
    Cho dù bị truy tố tội gì thì người thân của bạn vẫn có quyền tự mình bào chữa hoặc mời người bào chữa. Người bào chữa có thể là Luật sư, người đại diện hợp pháp hoặc bào chữa viên nhân dân.

    Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

    Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

    Bạn có thể tham khảo thêm tại điều 50, 56, 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 19/2003/QH11, ngày 26/11/2003

     

     
    Báo quản trị |  
  • #17209   12/07/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Tìm hiểu các kiểu (hình thức) tố tụng hình sự

    ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHPL SỐ 8/2002

     

    Tìm hiểu các kiểu (hình thức) tố tụng hình sự

     

    LÊ TIẾN CHÂU

    ThS.GV khoa Luật Hình sự - ĐH Luật TP.HCM

     

    Trong quá trình cải cách tư pháp nói chung, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt nam nói riêng, việc tìm hiểu các kiểu tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cho đến nay chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố về vấn đề này. Để góp phần làm rõ về mặt lí luận, từ đó dẫn đến khả năng tiếp thu những hạt nhân hợp lí của từng kiểu tố tụng trong quá trình hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, trong phạm vi bài viết này, chúng ta tìm hiểu các kiểu tố tụng hình sự.

    Căn cứ vào địa vị pháp lí của các chủ thể thực hiện và vị trí, vai trò của các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử, học thuyết tố tụng hình sự của nước Nga đã phân biệt bốn kiểu tố tụng hình sự cơ bản đã từng tồn tại và phát triển ở những thời kì khác nhau đó là: kiểu tố tụng tố cáo, kiểu tố tụng thẩm vấn (tố tụng xét hỏi), kiểu tố tụng tranh tụng và kiểu tố tụng pha trộn.

    1. Kiểu tố tụng tố cáo

    Đây là kiểu tố tụng được hình thành từ thời kì chiếm hữu nô lệ, vì vậy nó mang nhiều dấu vết dân chủ của thời kì thị tộc tan rã1. Nó tồn tại và phát triển cực thịnh trong thời kì đầu của xã hội phong kiến. Nét đặc trưng nhất trong hình thức tố tụng này là sự công nhận vị trí đặc biệt của người buộc tội mà người này thường là người bị tội phạm xâm hại. Việc khởi tố hay không khởi tố vụ án phụ thuộc vào ý chí của người buộc tội. Một công thức cổ La Mã đã khẳng định: “Không có người tố cáo thì không có quan tòa” (Memo Judex Sine Action). Ở kiểu tố tụng này vai trò của bên buộc tội và bên bào chữa quan trọng như nhau, các bên đều có các điều kiện “như nhau” khi tham gia “tranh cãi”. Bất kì người nào khi quyền lợi bị xâm hại đều có quyền tố cáo tới “cơ quan”, “ nhà chức trách” có thẩm quyền, đây là cơ quan có quyền phán xử bị cáo có tội hay vô tội2.

    Do chủ thể thực hiện sự buộc tội chính là người bị kẻ phạm tội xâm hại (người bị hại), nên khởi nguyên của hình thức tố tụng này được gọi là “Tư tố”. Dần dần về sau do nhận thức rằng hành vi phạm tội không chỉ xâm hại đến lợi ích cá nhân người bị hại mà nó còn gây ra thiệt hại cho xã hội, cho nhà vua, đòi hỏi khi tố cáo tội phạm với nhà chức trách, người bị hại phải tuyên thệ và nếu bị cáo được trắng án thì người tố cáo có thể bị xử phạt… đã làm cho việc tố cáo dần dần bị ngừng trệ. Do vậy, chủ thể buộc tội được chuyển giao cho người đại diện lợi ích của nhà vua, tư tố chuyển dần sang công tố.

    Chủ thể thực hiện việc bào chữa chính là người bị buộc tội, “và mọi người đều có thể tham gia nhằm bảo vệ lợi ích của người bị buộc tội”3. Vào thời kì này xuất hiện một tầng lớp người được gọi là “hiệp sĩ” có điều kiện, có khả năng tự nguyện đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội. Đó là những người thân, bạn bè của người bị buộc tội, việc bào chữa thực chất là việc thi thố tài năng, bất vụ lợi và mang ý nghĩa cao cả là nhằm minh oan cho bạn bè, người thân của mình4.

    Còn chủ thể thực hiện việc xét xử lại không có sự thống nhất ở các quốc gia trải qua kiểu tố tụng này, đồng thời ở các thời điểm khác nhau, cơ quan xét xử cũng khác nhau. Chẳng hạn ở nước Nga cổ đại “Công xã trong những trường hợp nhất định xuất hiện dưới hình thức Tòa án, các vị Tổng đốc, Đại công, Tri Châu, Quan tài phán, Quan tòa, Quan thu thuế kiêm cảnh sát… cũng đóng vai trò là người phân xử”5. Ở nước Pháp, mãi cuối thời kì phong kiến, cơ quan xét xử mới được thành lập và tách ra khỏi cơ quan hành pháp…6.

    Điều đặc biệt lưu ý là hệ thống chứng cứ trong kiểu tố tụng này rất đơn giản. Ở đây, lời nhận tội của bị can, bị cáo được coi là chứng cứ tốt nhất, là “Vua của các chứng cứ”(Regina probationum - Theo cách diễn đạt của Luật La Mã), ngoài ra còn có các hình thức chứng minh khác như lời thề, phán xử theo ý trời hoặc các thử thách khác (thử bằng lửa, dìm xuống nước, dùng sắt đâm…). Hệ thống chứng cứ phổ biến này mang tính chất mê tín dị đoan, định kiến và thể hiện quan điểm tôn giáo. Đánh giá các hình thức chứng minh này, Giáo sư Xơlusepxki - người Nga đã viết: “Hai lực lượng ấy - lực lượng vật chất và lực lượng mê tín - đã biểu lộ tác dụng đặc thù của chúng trong con người của thời đại ấy, vì vậy rất tự nhiên là cái trí tuệ không có khả năng tư duy trừu tượng của con người đã tìm ra thủ đoạn đấu tranh chống tội phạm trong hai nguồn gốc ấy”7. Như vậy, cơ quan có quyền phán xử không cần quan tâm đến việc gì đã xảy ra mà chỉ quan tâm đến khả năng chịu đựng thử thách của người bị buộc tội hay quan tâm đến việc họ cần phải thề thốt như thế nào… Đây là kiểu tố tụng cổ xưa nhất và được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng vào các thời điểm khác nhau.

    2. Kiểu tố tụng thẩm vấn (tố tụng xét hỏi)

    Đây là kiểu tố tụng xuất hiện vào thời kì chiếm hữu nô lệ, trong các Tòa án tôn giáo và dần dần thâm nhập vào Tòa án thường. Kiểu tố tụng này phát triển mạnh mẽ và phổ biến vào thời kì quân chủ, “Nó phản ánh chế độ chính trị độc đoán, tàn bạo của giai cấp phong kiến và phối hợp với chế độ Trung ương tập quyền của nền quân chủ chuyên chế”8.

    Đặc điểm của tố tụng xét hỏi được tiến hành bằng hình thức viết, bí mật, không trực diện; các chức năng tố tụng không được phân định một cách rõ ràng, sự quan tâm đến các chức năng được thể hiện ở các mức độ rất khác nhau. Đặc biệt là các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng chưa được xác định cụ thể mà hầu như tập trung vào Tòa án. Người bị hại bị loại khỏi vai trò của người buộc tội và thay vào đó là một công chức, còn bị cáo thì bị hạn chế khả năng bào chữa. “Thẩm phán không chỉ thực hiện chức năng xét xử mà còn thực hiện cả chức năng điều tra, chức năng buộc tội và một phần nào đó của chức năng bào chữa. Bị cáo bị hạn chế khả năng bào chữa, họ không được coi là chủ thể của quá trình tố tụng mà là đối tượng truy cứu của tố tụng”9.

    Hệ thống chứng cứ đặc trưng của hình thức tố tụng này là tính hợp lệ của chứng cứ, khi đánh giá chúng với những đòi hỏi hết sức khắt khe, nhưng nhiều quy định về chứng cứ lại hết sức trừu tượng. Chẳng hạn lời nhận tội của bị cáo được coi là “ chứng cứ vua” của mọi loại chứng cứ, lời khai của người đàn ông, của người giàu… đáng tin cậy hơn lời khai của người đàn bà và của người nghèo… pháp luật còn cho phép dùng nhục hình để thu thập chứng cứ.

    Trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam, những quy định tố tụng trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long… và thực tiễn xét xử đều phản ánh hình thức tố tụng thẩm vấn mà đặc điểm cơ bản là: quan cai trị hành chính là Thẩm phán và Điều tra viên; việc điều tra tiến hành bí mật, chứng cứ chủ yếu là lời khai của nhân chứng và lời nhận tội của bị cáo, việc xét xử không công khai, tra tấn, gông cùm là biện pháp chủ yếu trong tố tụng hình sự.

    Trải qua từng thời kì lịch sử, kiểu tố tụng này đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, mặc dù Thẩm phán vẫn là trung tâm của quá trình thu thập dữ kiện nhưng không còn hoặc hạn chế việc tra tấn. Với mô hình đưa công tố thành một bên trong bất kì vụ án hình sự nào và sử dụng hai Thẩm phán trong quá trình điều tra, xét xử, phiên tòa cũng không phải là sự cạnh tranh giữa hai bên đối địch mà là sự tiếp tục điều tra, các bên phải cung cấp tất cả chứng cứ thích hợp cho Tòa án10. Nhưng dù biểu hiện dưới hình thức và trong giai đoạn lịch sử nào thì mô hình tố tụng này bao giờ cũng đề cao vai trò quyết định của Thẩm phán, các chức năng buộc tội và bào chữa có tồn tại, song khá mờ nhạt, tại các phiên tòa, bên buộc tội và bào chữa gần như  thụ động, “vì sự thật chỉ có thể và phải được tìm ra trong quá trình thẩm vấn và điều tra”.

                                                                        Còn tiếp

    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 12:12:54 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #17210   12/07/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Phần tiếp theo

    3. Kiểu tố tụng tranh tụng

    Đây là kiểu tố tụng có nguồn gốc từ kiểu tố tụng tố cáo và phát triển mạnh mẽ ở các nước theo hệ thống luật án lệ “Ăng -lô-xắc - xông”, phổ biến nhất là khoảng từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIII. Tố tụng tranh tụng cho rằng: “Sự thật sẽ được mở ra qua sự tranh luận tự do và cởi mở giữa những người có dữ liệu chính xác”11.

    Hình thức tố tụng này dựa trên quan điểm cho rằng: “Tố tụng là một cuộc tranh đấu tại Tòa án giữa một bên là Nhà nước (thông qua đại diện) và một bên là công dân bị nghi thực hiện tội phạm; là cuộc tranh đấu thì hai bên đều được sử dụng các quyền và nghĩa vụ pháp lí như nhau trong việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, phân tích và đưa ra các kết luận đối với những việc cụ thể.  Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình tố tụng đòi hỏi phải rất chính xác và tố tụng có vai trò đặc biệt quan trọng đến mức nhiều người cho rằng tố tụng tranh tụng là hệ thống coi trọng luật tố tụng hơn luật nội dung.  Về nguyên tắc hai bên tranh tụng có khả năng như nhau không chỉ tại phiên tòa mà cả trong giai đoạn trước phiên tòa (giai đoạn điều tra), mặc dù các tư tưởng này thực chất chỉ tồn trên giấy hoặc chỉ nằm trong đầu óc của các luật sư xa rời cuộc sống mà thôi”12.

    Ở hình thức tố tụng này, các bên  buộc tội, bào chữa không bắt buộc phải khách quan trong khi làm nhiệm vụ. Công việc của họ là thu  thập chứng cứ để buộc tội hoặc bào chữa, phục vụ cho cuộc tranh đấu ở Tòa án và họ có trách nhiệm chứng minh tính có lỗi (buộc tội) hoặc tính không có lỗi, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự  (bào chữa)13. Trong quá trình xét xử Tòa án đóng vai trò “người trọng tài lạnh lùng” quan sát sự tuân thủ quy tắc cuộc đấu của hai bên và quyết định bên nào sẽ chiến thắng. Việc đánh giá chứng cứ phụ thuộc vào niềm tin nội tâm của Thẩm phán khi Thẩm phán dựa vào tiêu chí hợp lệ của chứng cứ, “khuôn mẫu chứng cứ”.

    Để đảm bảo sự bình đẳng trong tranh tụng, người ta đưa ra hai điều kiện:

    - Sử dụng việc kiểm tra chéo, đối chất để xác định tính chính xác của chứng cứ. Bên buộc tội và bên bào chữa tập trung chỉ ra cái mà nhân chứng biết thực, chứ không phải là cái mà họ nghĩ rằng họ biết.

    - Quyền lực được chia sẻ cho các bên buộc tội và bào chữa. Tòa án đóng vai trò “trọng tài” đảm bảo cho các bên có đầy đủ các điều kiện như nhau khi tham gia tranh tụng.

    Với quan niệm tố tụng hình sự chỉ gồm có giai đoạn xét xử vụ án tại phiên tòa14, các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử chỉ thực sự bắt đầu tại phiên tòa xét xử sơ thẩm. Tại đây, với sự tham gia của các chủ thể  bên buộc tội (Công tố viên, người bị hại), bên bào chữa (người bào chữa, bị cáo) và các chủ thể khác dưới sự điều khiển của Tòa án (Thẩm phán) và dưới sự giám sát của Hội đồng xét xử, ba chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử đều được thực hiện công khai. Còn giai đoạn trước khi mở phiên tòa xét xử được xem là giai đoạn tiền tố tụng, do các bên tiến hành một số hoạt động để chuẩn bị cho cuộc tranh tụng tại phiên tòa. Vì vậy, có một điều thú vị là trong kiểu tố tụng này chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật được giao cho Tòa án.Với tư cách là trung tâm của cơ quan tư pháp, của hoạt động tố tụng, Tòa án có quyền và có trách nhiệm  đảm bảo cho các bên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. Điều này khác với những nước có tổ chức VKS như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam…. Mặc dù  có những ưu điểm, song kiểu Tố tụng  mang tính “đối trọng” này cũng bị phê phán là xa rời thực tế, “việc con người bị phán xét như thế nào dường như quan trọng hơn việc xem họ đã làm gì trên thực tế”15.

    4. Kiểu tố tụng pha trộn (hỗn hợp)

    Tố tụng pha trộn là kiểu tố tụng hỗn hợp giữa tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng. Chúng ta biết rằng kiểu tố tụng thẩm vấn và kiểu tố tụng tranh tụng đều có những ưu điểm, đồng thời cũng có những hạn chế nhất định. Vì vậy quá trình tiếp nhận các kiểu tố tụng, các quốc gia đều có sự lựa chọn. Tất nhiên là họ sẽ lựa chọn những ưu điểm, tích cực của cả hai hệ thống (và phù hợp với quốc gia của họ). Và đó chính là một trong những nguyên nhân ra đời kiểu tố tụng pha trộn.

    Trong kiểu tố tụng này, ở giai đoạn trước khi xét xử (khởi tố và điều tra) các hoạt động tố tụng hầu như được tiến hành bí mật, hạn chế sự tham gia của những người có liên quan, bị can hầu như bị tách khỏi quá trình tố tụng…. Tuy nhiên, ở giai đoạn xét xử, phiên tòa được tiến hành công khai, quyền bình đẳng trước phiên tòa và quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo, các bên buộc tội và bào chữa có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc đưa ra những chứng cứ và những yêu cầu, lúc này Tòa án đóng vai trò là người trọng tài đảm bảo cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình…. Hình thức này xuất hiện lần đầu tiên trong pháp luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp 1808, sau đó được phát triển mạnh mẽ trong pháp luật TTHS của các nước theo truyền thống  luật lục địa: Đức , Áo, Italia, Bỉ…16.

    Qua nội dung trình bày trên đây, có thể nhận xét rằng mỗi kiểu tố tụng đều có những ưu điểm, tích cực, tất nhiên cũng có những hạn chế nhất định xét dưới các góc độ lý luận, lịch sử, điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội, phong tục tập quán, của mỗi quốc gia. Có thể kiểu tố tụng có nhiều ưu điểm ở quốc gia này nhưng ở quốc gia khác đó lại là những hạn chế. Cho đến nay có những kiểu tố tụng không còn tồn tại (kiểu tố tụng tố cáo), có những kiểu tố tụng có nhiều ảnh hưởng đối với pháp luật tố tụng hình sự các nước. Chẳng hạn kiểu tố tụng tranh tụng rất phổ biến ở những quốc gia theo truyền thống Luật án lệ “Ăng-lô-xắc-xông” như  Anh, Mỹ, Canada và các nước thuộc địa của Anh – Mỹ…. Trong khi đó kiểu tố tụng thẩm vấn lại có ảnh hưởng rất lớn ở các nước theo truyền thống luật lục địa. Do có nguồn gốc từ truyền thống luật lục địa nên pháp luật các nước XHCN cũng bị ảnh hưởng của hệ tố tụng thẩm vấn17. Tuy nhiên hiện nay, ở các quốc gia việc vận dụng mô hình tố tụng nào đã có sự lựa chọn và vận dụng linh hoạt, hầu như không có sự áp dụng cứng nhắc một mô hình tố tụng nào.

    Ở Việt Nam, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy TTHS Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu tố tụng hỗn hợp (pha trộn) tức là đã tiếp thu lựa chọn những ưu điểm, những yếu tố hợp lý của cả hai kiểu tố tụng thẩm vấn và tranh tụng. Vì vậy, qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, mô hình TTHS của Việt Nam đã đem lại những kết quả rất đáng tự hào, góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhiệm vụ mới thì: “Chất lượng công tác tư pháp nói chung (trong đó vai trò của pháp luật TTHS-NV) chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp”18. Vì vậy, để góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống tội phạm trong điều kiện mới, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục cải cách tư pháp. Chúng ta không thể chấp nhận những thủ tục rườm rà, nhiều tầng nấc, quan liêu và bất lợi cho các bên tham gia tố tụng.

    Tại Nghị quyết 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã xác định yêu cầu là phải: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại Phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác… Khi xét xử Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước Pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo Pháp luật; việc xét xử của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo…”.

    Từ nội dung định hướng trên đây, có thể nhận thức rằng TTHS Việt Nam cần tăng cường các yếu tố tranh tụng, như Mác đã nói”sự thật chỉ có thể được tìm ra thông qua tranh luận và bút chiến…”. 

    Muốn vậy trong quá trình hoàn thiện pháp luật TTHS, theo chúng tôi cần phải phân định rõ ràng các chức năng của tố tụng, xác định rõ phạm vi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể thực hiện các chức năng tố tụng hình sự. Qua đó cần có cơ chế pháp lý (hoàn thiện qui định pháp luật đảm bảo sự công bằng trong tranh tụng, trả lại đúng chức năng của các cơ quan THTT…) và tổ chức (nâng cao trình độ, số lượng đội ngũ thực hiện chức năng tố tụng, cải cách bộ máy, nâng cao nhận thức cán bộ…) để thực hiện tốt các chức năng tố tụng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các chức năng cơ bản, đó là chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử….



    1 Vư-sin-xki, Lý luận chứng cứ tư pháp trong pháp luật Xô viết, NXB Hà Nội, 1967, trang 37.

    2 Võ Thọ, Một số vấn đề về Tố tụng hình sự, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1985, trang 11.

    3  Võ Thọ, sđd, trang 11.

    4 Trần Văn Bảy, Người bào chữa trong Tố tụng hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học 2000, trang 31.

    5 V.M. Xavitxki, Buộc tội Nhà nước tại phiên tòa, Nhà xuất bản Khoa học, Matxcơva, 1971, trang 116.

    6 Vũ Mộc, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, 1999, trang 190.

    7 Kanxtantin-Phêđơrôvich Giusencô, Giáo trình TTHS, NXB MGU, 2000, trang 19.

    8 Chuyên đề “Những vấn đề lí luận về Hình sự, TTHS, Tội phạm học” của Viện thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội,1981 trang 11.

    9 Kanxtantin- Phêđơrôvich Gusenco, Sđd, trang 22.

    10 Chuyên đề: Tư pháp Hình sự so sánh, Thông tin Khoa học pháp lí, Viện nghiên cứu khoa học pháp lí, Số đặc biệt, trang 122.

    11 Chuyên đề: Tư pháp Hình sự so sánh, Sđd, tr.123.

    12 Chuyên đề: Tư pháp Hình sự so sánh, Sđd, tr.123.

    13 Kanxtantin Phêđơrôvich Gusencô, Sđd, trang 22.

    14 Nguyễn Đức Mai, Vấn đề tranh tụng hình sự, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ của VKSNDTC, Hà Nội 1995, trang 100.

    15 Tư pháp hình sự so sánh, Sđd, trang 126.

    16 V.M.Xavitxki, Buộc tội nhà nước tại phiên tòa, Sđd, trang 25.

    17 Chuyên đề Tư pháp hình sự so sánh, Sđd, trang 120.

    18 Nghị Quyết 08/BCT, ngày 2-1-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

    (Theo http://www.hcmulaw.edu.vn/)

     
    Báo quản trị |  
  • #17218   27/08/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa

    PGS-TS. TRẦN V ĂN ĐỘ - TÒA ÁN QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG

    1. Trong toàn bộ quá trình tố tụng, xét xử đóng vai trò trung tâm, thể hiện đầy đủ nhất bản chất của hệ thống tư pháp của mỗi nhà nước, là giai đoạn quyết định tính đúng đắn, khách quan của việc giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

    Trong xét xử, phiên tòa là giai đoạn có vai trò đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định trong giải quyết vụ án, thực hiện các nhiệm vụ, mục đích tố tụng đặt ra. Vai trò quyết định đó của phiên tòa thể hiện ở những điểm sau đây:

    - Thứ nhất, phiên tòa là nơi tòa án bằng thủ tục công khai, toàn diện thực hiện cuộc điều tra chính thức để xác định sự thật khách quan của vụ án. Tòa án ra bản án, quyết định trên cơ sở các chứng cứ được thu thập và kiểm tra công khai tại phiên tòa. Việc chứng minh (bao gồm cả quá trình thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ) được các chủ thể có quyền và lợi ích khác nhau (bên buộc tội, bên bào chữa, nguyên đơn, bị đơn) thực hiện một cách bình đẳng, dân chủ tại phiên tòa khi xét hỏi cũng như tranh luận. Việc chứng minh và từ đó xác định sự thật của vụ án được tòa án thực hiện trên cơ sở chứng cứ được thu thập, thẩm tra tại phiên tòa và cân nhắc, đánh giá của các bên tham gia tố tụng khác nhau;

     - Thứ hai, phiên tòa đảm bảo sự tham gia của những người tham gia tố tụng. Hơn ở đâu hết, tại phiên tòa quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia tố tụng được quy định và được đảm bảo thực hiện đầy đủ nhất bằng thủ tục tố tụng trực tiếp, công khai. Tại phiên tòa khó có thể xảy ra các trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng như bức cung, ép cung, dùng nhục hình v.v…;

    - Thứ ba, phiên tòa là nơi có điều kiện tốt nhất để thực hiện việc áp dụng đúng đắn pháp luật. Qua phân tích nội dung các đề xuất của các bên tham gia tố tụng về áp dụng pháp luật, Tòa án lựa chọn cho mình phương án áp dụng pháp luật chính xác nhất để giải quyết đúng đắn vụ án;

    - Thứ tư, phiên tòa là nơi tốt nhất thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Thông qua thủ tục tại phiên tòa, việc điều tra công khai, việc tranh luận và đặc biệt là qua việc công bố một bản án đúng đắn, hợp lý, hợp tình, tòa án giúp cho những người tham gia tố tụng cũng như những người tham dự phiên tòa nâng cao hiểu biết pháp luật, củng cố lòng tin vào pháp luật để từ đó không chỉ tự nguyện tuân thủ pháp luật, mà còn tích cực tham gia vào đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật v.v.

    Như vậy, phiên tòa là giai đoạn trung tâm thể hiện đầy đủ nhất bản chất quá trình tố tụng nói chung và xét xử nói riêng. Phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng với địa vị pháp lý được xác định. Thông qua phiên tòa, bằng thủ tục trực tiếp, công khai, qua nghe ý kiến và đề xuất của các bên tham gia tố tụng, tòa án (với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng quan trọng nhất) tiến hành xác định sự thật khách quan của vụ án và ra các phán quyết giải quyết vụ án một cách đúng đắn, đầy đủ, khách quan và đúng pháp luật.

    Mỗi quốc gia khác nhau có các thủ tục tố tụng khác nhau mang yếu tố đặc trưng cũng như truyền thống của mình. Tuy nhiên trong xã hội dân chủ, tiến bộ hiện nay, nguyên tắc hai cấp xét xử được thực hiện ở tuyệt đại đa số các nhà nước trên thế giới. Theo nguyên tắc này, bản án, quyết định sơ thẩm bị các bên tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan kháng cáo, hoặc bị Viện kiểm sát kháng nghị trong thời hạn luật định thì phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Vì vậy, trong tố tụng nói đến phiên tòa, tức là nói đến phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm. Thế nhưng, là phiên tòa lần đầu xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án, phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của phiên tòa. Ngoài ra, tuỳ theo cách tổ chức của hệ thống tư pháp, ở các nước còn có các phiên tòa khác như phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm, phiên tòa phá án, nhưng đây là các thủ tục đặc biệt, nên những phiên tòa này cũng mang yếu tố đặc biệt, không thể thực hiện đầy đủ các yếu tố đặc trưng của một phiên tòa.

    Với vai trò cực kỳ quan trọng như vậy, việc nâng cao chất lượng phiên tòa luôn luôn là một nhu cầu, một đòi hỏi cấp thiết khách quan. Việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng phải lấy thủ tục tại phiên tòa là tâm điểm. Việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống tố tụng tranh tụng hay hệ thống tố tụng khác có các yếu tố tranh tụng phải được xuất phát trước tiên từ vấn đề tranh tụng tại phiên tòa.

    2. Sự ra đời và phát triển của khái niệm tranh tụng trong tố tụng gắn liền với sự hình thành và phát triển của các tư tưởng dân chủ, tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tranh tụng không chỉ là thành tựu pháp lý đơn thuần, mà cao hơn nó là thành tựu của sự phát triển tư tưởng, của nền văn minh nhân loại. Trong xã hội hiện đại, ở các nước dù có tổ chức hệ thống tư pháp khác nhau, dù là hệ thống luật án lệ (common law), hệ thống luật lục địa (legal law) hay hệ thống luật xã hội chủ nghĩa, thì ít hay nhiều và bằng các thể hiện khác nhau, trong hệ thống tố tụng đều có yếu tố tranh tụng. Đây là cơ chế tố tụng có hiệu quả bảo đảm cho tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết đúng đắn vụ việc, đảm bảo sự công bằng và bảo vệ các quyền và lợi ích của các bên tham gia tố tụng.

    Vì thế, không thể đồng ý với quan điểm cho rằng tranh tụng là yếu tố đặc trưng của tư pháp tư sản; rằng tranh tụng là biểu hiện của nền dân chủ tư sản hình thức; và vì vậy nó không thể có chỗ đứng trong hoạt động tư pháp xã hội chủ nghĩa; rằng trong tư pháp xã hội chủ nghĩa chỉ có tố tụng xét hỏi và kết hợp với tranh luận để giải quyết vụ án mà thôi v.v.

    Theo Từ điển tiếng Việt, tranh tụng có nghĩa là kiện cáo lẫn nhau. Còn theo nghĩa Hán Việt thì thuật ngữ tranh tụng được ghép từ hai từ “tranh luận” và “tố tụng”. Tranh tụng là tranh luận trong tố tụng. Trong tố tụng bao giờ cũng có sự tham gia của các bên có quyền và (hoặc) lợi ích trái ngược nhau yêu cầu tòa án phân xử. Để có cơ sở cho tòa án có thể phân xử, pháp luật quy định cho các bên tham gia tố tụng quyền khởi kiện vụ việc ra trước tòa án, chứng minh và tranh luận để bảo vệ yêu cầu của mình.

    Như vậy, tranh tụng bao giờ cũng gắn liền với hoạt động tài phán của tòa án. Xét xử dân sự là hoạt động phân xử vụ kiện giữa các bên có quyền và lợi ích khác nhau. Tại phiên tòa, tòa án tiến hành xác định sự thật của vụ án bằng cách điều tra công khai, chính thức về vụ việc, nghe các bên tranh luận về giải quyết vụ án từ góc độ nội dung cũng như pháp luật áp dụng để ra phán quyết.

    Tùy theo tính chất vụ án mà chức năng tố tụng, địa vị pháp lý của các bên cũng khác nhau. Tranh tụng trong tố tụng hình sự diễn ra giữa bên buộc tội và bên bào chữa, chủ yếu là giữa công tố với người bào chữa và bị cáo; trong tố tụng dân sự diễn ra giữa nguyên đơn với bị đơn dân sự. Để những người đó thực hiện việc tranh tụng, pháp luật tố tụng quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định. Vì vậy, trong khoa học pháp lý, tranh tụng được phân thành tranh tụng dân sự, tranh tụng kinh tế, tranh tụng hành chính.

    Trong tất cả các loại tranh tụng, tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử. Tòa án thực hiện chức năng như một trọng tài có địa vị độc lập với các bên để phân xử một cách khách quan, theo pháp luật. Trong tố tụng hình sự, chức năng xét xử của tòa án độc lập với chức năng buộc tội và chức năng bào chữa; trong tố tụng dân sự, kinh tế, tòa án là người đứng ra phân xử giữa bên khởi kiện và bên bị kiện để ra phán quyết về vụ án.

    Cần phải khẳng định rằng với tính chất là sự tranh luận giữa các bên có quyền và lợi ích khác nhau, tranh tụng luôn luôn có mặt trong các hệ thống tố tụng khác nhau. Bởi vì, mục đích của các hệ thống tố tụng dân chủ, tiến bộ trong thế giới hiện đại là xác định được sự thật và phán quyết về vụ án trên cơ sở quy định của pháp luật.

    Tuy nhiên, mỗi hệ thống tố tụng lại có phương cách xác định sự thật khác nhau, cơ sở pháp lý khác nhau , nên phạm vi, tính chất và mức độ tranh tụng cũng có những điểm khác nhau. Căn cứ vào phương cách mà tố tụng được thực hiện, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phương cách đó, người ta phân tố tụng tư pháp, đặc biệt là tố tụng hình sự thành các hệ thống khác nhau: hệ thống tranh tụng, hệ thống xét hỏi (hay thẩm vấn) và hệ thống pha trộn. Và trong mỗi hệ thống đó, mức độ tranh tụng cũng khác nhau.

    - Hệ thống tranh tụng:

    Hệ thống tranh tụng thường được sử dụng trong các nước có hệ thống luật án lệ (common law). Mục đích chính của tố tụng theo hệ thống này là phán quyết trên cơ sở thỏa mãn với sự thật pháp lý mà các bên chứng minh tại phiên tòa. Theo hệ thống này, hoạt động tư pháp thực chất được bó gọn trong hoạt động xét xử tại phiên tòa với các quy định nghiêm ngặt (nhiều khi đến mức máy móc) về thủ tục tố tụng. Tính tranh tụng trong xét xử vụ án được thực hiện một cách triệt để. Sự thật chỉ được xác lập tại phiên tòa. Các chức năng tố tụng (công tố– bào chữa– xét xử, nguyên kiện– bị kiện– xét xử) được quy định và thực hiện minh bạch và hoàn toàn chế ước, kiểm tra lẫn nhau. Tòa án đóng vai trò là người trọng tài và qua phiên tòa xác định xem “sự thật” của ai (bên nguyên và bên bị) thuyết phục hơn để qua đó phán xét. Quyết định của tòa án dường như được thực hiện không phải trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án mà là trên cơ sở sự thật được các bên chứng minh tại phiên tòa có tính thuyết phục cao hơn.

    Vì vậy, tòa án không xét hỏi, không tranh luận và cũng không gợi ý tranh luận, mà chỉ là người trọng tài điều khiển phiên tòa, đóng vai trò thụ động trong quá trình chứng minh, nhưng lại toàn quyền phán quyết về vụ án. Toàn bộ quá trình tố tụng được thực hiện bằng miệng. Vì vậy, tại phiên tòa phải có mặt tất cả những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người làm chứng, các vật chứng phải được các bên đưa ra xem xét tại phiên tòa v.v.

    - Hệ thống xét hỏi:

    Hệ thống xét hỏi thường được sử dụng trong các nước theo hệ thống luật lục địa (legal law). Mục đích chính của tố tụng theo hệ thống này là cố gắng xác định sự thật khách quan của vụ án để từ đó ra phán quyết. Vì vậy, quá trình tố tụng được thực hiện bằng văn bản và bằng lời, bao gồm cả giai đoạn điều tra và xét xử tại phiên tòa. Tòa án thực hiện việc chứng minh vụ án trên cơ sở sử dụng kết quả đóng vai trò quyết định trong xác định sự thật khách quan tại phiên tòa. Vì vậy thủ tục tố tụng tại phiên tòa đơn giản hơn, ít khắt khe hơn về mặt hình thức: việc xét xử không nhất thiết phải có mặt tất cả những người tham gia tố tụng, chứng cứ thu thập chỉ cần thẩm tra lại tại phiên tòa, gánh nặng xét hỏi do tòa án đảm nhận. Phán quyết của tòa án được đưa ra trên cơ sở niềm tin nội tâm của tòa án về sự thật khách quan của vụ án, chứ không phải là kết qủa của việc ai thuyết phục tòa án tốt hơn tại phiên tòa v.v.

    - Hệ thống pha trộn:

    Hệ thống pha trộn được thực hiện trên cơ sở kết hợp hai hệ thống tranh tụng và xét hỏi. Nhìn từ góc độ mục đích tố tụng cũng như phương cách để đạt được mục đích đó, thì mỗi hệ thống tranh tụng (tranh tụng hay xét hỏi) đều có mặt tích cực và hạn chế nhất định. Hệ thống tố tụng pha trộn là sự kết hợp giữa hai hệ thống tranh tụng trên. Tùy theo việc quốc gia thuộc vào hệ thống tư pháp nào (án lệ hay lục địa) mà “dấu ấn” của hệ thống tố tụng trong hệ thống tố tụng pha trộn nổi rõ hơn.

    Hệ thống tư pháp nước ta được tổ chức và hoạt động theo truyền thống luật lục địa. Tố tụng nước ta được thực hiện theo hệ thống pha trộn thiên về xét hỏi, tức yếu tố xét hỏi trong tố tụng nước ta rõ nét hơn. Việc nghiên cứu bản chất của tranh tụng tại phiên tòa ở nước ta phải được xem xét từ góc độ tranh tụng trong tố tụng xét hỏi.

    3. Hiện nay, trong khoa học pháp lý còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung tranh tụng tại phiên tòa. Có ý kiến cho rằng tại phiên tòa các bên chỉ thực hiện việc tranh luận trong giai đoạn tranh luận, còn xét hỏi là nhiệm vụ của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát. Những người khác lại cho rằng tranh tụng được thực hiện trong hầu hết các giai đoạn của phiên tòa, đặc biệt là trong phần xét hỏi và phần tranh luận.

    Chúng tôi cho rằng, nếu chỉ thu hẹp việc tranh tụng trong phần tranh luận thì không đạt được các mục đích tranh tụng đặt ra. Để thực sự tham gia vào quá trình chứng minh, các bên tham gia tranh tụng phải được phép đưa ra chứng cứ, thực hiện việc xét hỏi, xem xét vật chứng, để đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, chứng cứ phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá từ góc độ, cách nhìn nhận khác nhau cả của bên nguyên (nguyên đơn, buộc tội) cũng như bên bị (bị đơn, bị cáo). Hơn nữa, theo tố tụng hình sự của nhiều nước, nhất là các nước theo truyền thống án lệ, phiên tòa không được phân chia rõ rệt thành phần xét hỏi, phần tranh luận thì quan điểm cho rằng tranh tụng chỉ xảy ra trong phần tranh luận là không chính xác.

    Theo chúng tôi, nội dung tranh tụng tại phiên tòa bao gồm:

    - Đưa ra chứng cứ mới bằng cách yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa ra vật chứng hoặc tài liệu mới. Hồ sơ, chứng cứ được xác lập trong giai đoạn điều tra là rất quan trọng cho việc xét xử tại phiên tòa. Tuy nhiên, các chứng cứ có trong hồ sơ là do các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, nhiều trường hợp chưa thể đầy đủ và không loại trừ việc thiếu khách quan. Đặc biệt đối với vụ án hình sự, trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng; cho nên đa số các trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chỉ thu thập chứng cứ buộc tội, không chú trọng thu thập chứng cứ gỡ tội; trong khi đó bên bào chữa (người bào chữa, bị can, bị cáo) không được quyền chủ động thu thập chứng cứ làm hạn chế khả năng tranh tụng của họ tại phiên tòa. Vì vậy, cho nên pháp luật tố tụng quy định các bên tham gia tố tụng có quyền yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, quyền đưa ra các chứng cứ mới tại phiên tòa. Nhiệm vụ của tòa án là đảm bảo để các bên thực hiện quyền tố tụng này; tránh trường hợp sợ phiền phức, sợ phiên tòa đi chệch quỹ đạo chuẩn bị nên không chú trọng thủ tục này tại phần mở đầu phiên tòa.

    - Thực hiện việc xét hỏi tại phiên tòa. Xét hỏi thực chất là cuộc điều tra chính thức tại phiên tòa để xác định sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, các bên tham gia tố tụng đều có quyền điều tra dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa từ hỏi người khác, xem xét vật chứng, tài liệu. Việc xét hỏi này chỉ kết thúc khi tòa án thấy rằng thông qua xét hỏi sự thật khách quan, đối tượng chứng minh trong vụ án đã được xác định đầy đủ, các tình tiết liên quan đến việc giải quyết đã được làm rõ. Vì thế cho nên, thủ tục tố tụng quy định quyền thu thập chứng cứ chỉ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, quy định gánh nặng xét hỏi cho tòa án, quy định chỉ cho phép một số ít các bên tham gia xét hỏi (đại diện Viện kiểm sát, luật sư) cần được xem xét lại từ góc độ tranh tụng;

    - Phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ. Qua việc điều tra chính thức, công khai tại phiên tòa, mỗi bên tham gia tố tụng đều có cách nhìn nhận, đánh giá của mình về kết qủa chứng minh. Để thực hiện chức năng tố tụng, nhiệm vụ tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên tham gia tố tụng phải công khai đưa ra ý kiến đánh giá của mình về sự thật khách quan của vụ án để giúp cho tòa án cân nhắc khi ra phán quyết. Các đánh giá khác nhau, phản biện nhau của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa sẽ giúp cho tòa án khách quan hơn, toàn diện hơn, thận trọng hơn khi đánh giá để ra phán quyết;

    - Phát biểu ý kiến về pháp luật áp dụng. Thực tiễn cho thấy rằng, do nhiều lý do khác nhau như kĩ thuật lập pháp chưa tốt, quy định của pháp luật chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, trình độ nhận thức pháp luật chưa tốt mà pháp luật được nhận thức rất khác nhau trong hoạt động tố tụng. Vì vậy, nội dung của tranh tụng trong giai đoạn tranh luận tại phiên tòa bao gồm việc các bên tham gia tố tụng đề nghị áp dụng luật để bảo vệ quan điểm của mình trong giải quyết vụ án theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Ví dụ: trong phiên tòa hình sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị áp dụng pháp luật hình sự để bảo vệ cáo trạng, bảo vệ việc buộc tội; người bào chữa đề nghị áp dụng pháp luật hình sự để gỡ tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo v.v;

    - Đề nghị biện pháp giải quyết vụ án liên quan đến quyền và lợi ích liên quan. Mỗi bên tham gia tố tụng đều nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, nội dung không thể thiếu trong tranh tụng là các bên đề xuất ý kiến và lập luận trên cơ sở chứng cứ, quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích đó. Tùy theo tư cách tố tụng của mình mà phạm vi xét hỏi, tranh luận, đề xuất ý kiến của mỗi người tham gia tố tụng cũng có khác nhau: đại diện Viện kiểm sát bảo vệ cáo trạng, người bào chữa, bị cáo bảo vệ quan điểm không có tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên đơn dân sự đòi hỏi việc bồi thường, bị đơn dân sự bác bỏ hoặc giảm mức bồi thường4 v.v

    Như vậy, tranh tụng tại phiên tòa là hình thức tố tụng mà trong đó Tòa án thay mặt nhà nước xác định sự thật của vụ án trên cơ sở điều tra công khai tại phiên Tòa, nghe ý kiến của các bên tham gia tố tụng để ra quyết định phán xét giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật.

    4. Tranh tụng là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng nói chung và xét xử nói riêng. Để đảm bảo cho nguyên tắc tranh tụng được thực hiện đầy đủ trong tố tụng nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, cần thiết phải có một hệ thống các bảo đảm về pháp lý, về tổ chức cũng như về cơ sở vật chất.

    * Bảo đảm pháp lý:

    Theo chúng tôi, bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa bao gồm:

    - Các quy định đầy đủ, hợp lý và khả thi về địa vị tố tụng của các bên tham gia tố tụng tại phiên tòa để họ có đầy đủ điều kiện, khả năng thực hiện các nội dung tranh tụng theo chức năng, nhiệm vụ hoặc lợi ích của mình: được chủ động thu thập vật chứng, được xét hỏi những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người làm chứng trong giai đoạn điều tra, được yêu cầu cung cấp tài liệu;

    - Quy định thủ tục tố tụng bình đẳng, nhất là tại phiên tòa; đảm bảo để các bên tham gia tố tụng được xét hỏi, tranh luận một cách khách quan, công bằng và bình đẳng; mở rộng phạm vi các vụ án có sự tham gia bắt buộc của luật sư;

    - Quy định quyền khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của các bên và hiệu lực như nhau của các khiếu nại đó.Ví dụ: Viện kiểm sát và bị cáo đều phải có quyền kháng cáo, kháng nghị như nhau đối với bản án, quyết định của tòa án.

    * Bảo đảm về mặt tổ chức:

    - Hình thành các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức bổ trợ với chức năng hợp lý phù hợp với cơ chế tranh tụng. Các vấn đề như quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát tư pháp hay không, có cho phép thành lập các tổ chức thám tử tư để giúp người tham gia tố tụng thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra, là những vấn đề cần được nghiên cứu thỏa đáng;

    - Tăng cường các tổ chức luật sư, mở rộng phạm vi bào chữa để đảm bảo các phiên tòa có sự tham gia của người bào chữa ngày càng nhiều; nâng cao văn hoá pháp lý trong tố tụng nói chung và tại phiên tòa nói riêng;

    - Nâng cao trình độ, nhận thức của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, đảm bảo cho họ có đủ năng lực về chuyên môn, về phong cách, về khả năng diễn đạt để thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa. Những trường hợp người tham gia tranh tụng không có khả năng đó thì nhất thiết phải được sự trợ giúp của luật sư;

    - Bảo đảm cơ sở vật chất cho quá trình tranh tụng. Vị trí của các bên tại phiên tòa thế nào để đảm bảo không khí tố tụng bình đẳng, khách quan; tạo điều kiện cho các bên dễ dàng tiếp xúc trong quá trình tố tụng; hệ thống âm thanh, hình ảnh thuận tiện cho việc theo dõi tiến trình tố tụng là những điều kiện rất cần thiết cho tranh tụng cần được nghiên cứu v.v.

    5. Tóm lại

    1. Tranh tụng là hình thức tố tụng trong giải quyết các vụ án. Phạm vi và nội dung tranh tụng có khác nhau trong các hệ thống pháp luật và các loại án. Thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa và tòa án ra phán quyết trên cơ sở kết qủa tranh tụng tại phiên tòa là đảm bảo quan trọng cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan.

    Tranh tụng tồn tại trong tất cả thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính. Tuy nhiên, mỗi loại án có những đặc trưng khác nhau về yếu tố tranh tụng. Việc tranh tụng được thực hiện trong giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, nhưng tại phiên tòa là quan trọng nhất.

    Nội dung tranh tụng tại phiên tòa được thực hiện cả trong giai đoạn bắt đầu, trong xét hỏi và trong tranh luận. Tùy theo địa vị tố tụng mà người tham gia tố tụng thực hiện nội dung tranh luận khác nhau.

    Để thực hiện việc tranh tụng, cần thiết phải có một hệ thống các bảo đảm về mặt pháp lý, về mặt tổ chức phù hợp, khả thi trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay.

    2. Bộ luật tố tụng hình sự cần thể hiện được các tư tưởng tranh tụng trong tố tụng xét hỏi như sau:

    - Quy định tranh tụng, bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng trước tòa án là các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

    - Các nguyên tắc đó phải được thể hiện đầy đủ trong các quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự: bình đẳng trong quá trình chứng minh (bao gồm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ), bình đẳng trong bày tỏ quan điểm, đưa ra các yêu cầu và tranh luận trước tòa án v.v

    - Quy định rõ và và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của các bên tham gia tố tụng để họ có đủ cơ sở pháp lý cho việc tranh tụng được thực hiện trên thực tế;

    - Mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của người bào chữa cho bị can, bị cáo, người bảo vệ quyền lợi của đương sự để họ có thể thay mặt bị can, bị cáo, đương sự thật sự thực hiện việc tranh tụng trong tố tụng hình sự. Việc mở rộng phạm vi tham gia tố tụng của người bào chữa không đơn thuần là vấn đề người bào chữa tham gia tố tụng vào thời điểm nào như bấy lâu nay vẫn được tranh luận trong khoa học mà quan trọng là người bào chữa có địa vị pháp lý như thế nào để có thể bình đẳng trong tranh tụng với bên buộc tội.

    Chú thích:

    1 Xem: Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991, trang 1238.

    2 Nguyễn Đức Mai, Vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự, Luận án Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 1996, trang 14.

    3 Xem: Tư pháp hình sự so sánh, Thông tin khoa học pháp lý Bộ tư pháp, số chuyên đề, 1999, trang 177-133; Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi, Thông tin khoa học xét xử, số 1-2003, trang 3-6.

    4 Xem: Thông báo 290 ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Tòa án nhân dân tối cao kết luận hội thảo về “Tranh luận tại phiên tòa hình sự”.

    (Nguồn: Tạp Chí Khoa Học Pháp Lý số 4/2004 - Civillawinfor - Thông Tin Pháp Luật Dân Sự )
     
    Báo quản trị |  
  • #17219   27/08/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    NÂNG CAO KỸ NĂNG TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ VIỆT NAM BÊN THỀM HỘI NHẬP

    LS. NGUYỄN VĂN CHIẾN - Trưởng VPLS Nguyễn Chiến

    Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác bởi lẽ ngoài những yêu cầu về trình độ và kiến thức chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp luật sư. Đây là một nét đặc thù rất riêng của nghề luật sư và điều đó tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư.

    Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoà mình vào dòng chảy của xu thế toàn cầu hoá, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về luật sư nói riêng đã không ngừng hoàn thiện, sửa đổi bổ sung để tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển đội ngũ luật sư và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ luật sư; đồng thời tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đối với yêu cầu cấp bách đòi hỏi đất nước nhằm có một đội ngũ luật sư tài năng và đạo đức như lời của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phát biểu tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW: “…Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà…đội ngũ luật sư cần xác định rõ vai trò, vị trí của mình để phấn đấu vươn lên không chỉ về trình độ nghề nghiệp mà còn cả trong việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp”. Điều đó cho thấy những vấn đề liên quan đến luật sư và tổ chức, hoạt động luật sư, đặc biệt là kỹ năng hành nghề của luật sư luôn được Đảng và nhà nước quan tâm. Theo đó, việc hành nghề của luật sư hôm nay đòi hỏi phải có sự nâng cao và đổi mới về kỹ năng hành nghề để bắt kịp những yêu cầu của tiến trình đổi mới và hội nhập. Một trong các vấn đề xin được đề cập để các luật sư chúng ta cùng suy nghĩ và trao đổi trong hội thảo hôm nay là nâng cao kỹ năng tranh tụng của luật sư Việt Nam bên thềm hội nhập.

    Có thể nhận thấy rằng trong hệ thống tư pháp của Việt Nam hiện nay đã hình thành hai loại thủ tục tố tụng cơ bản và đặc thù - đó là tố tụng hình sự và tố tụng phi hình sự bao gồm tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Điều này cho thấy khi hành nghề, các luật sư cũng tham gia tranh tụng dưới hai hình thức chủ yếu là tranh tụng trong các VAHS và tranh tụng trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động và hành chính (được gọi chung là tranh tụng trong các vụ án phi hình sự). Đối với việc luật sư tham gia tranh tụng trong các VAHS thì mục đích chủ yếu nhất và thường xuyên nhất là nhằm bào chữa cho hành vi phạm tội của bị cáo trên cơ sở đó để Toà án có sự ghi nhận về quan điểm của luật sư mà đưa ra một bản án có lợi cho bị cáo. Ngoài ra, các luật sư có thể tham gia tranh tụng trong các VAHS nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác bị xâm hại là cá nhân hay tổ chức. Tuy nhiên sự tham gia của các luật sư trong trường hợp này không đồng nhất với sự tham gia của luật sư trong các vụ án phi hình sự bởi vì cái đích của luật sư hướng tới trong quá trình tranh tụng ở các vụ án phi hình sự là quyền lợi cụ thể đương sự trên cở sở yêu cầu của đương sự cần được giải quyết trong vụ án đó. Mặc dù khác biệt như vậy nhưng các kỹ năng tranh tụng của luật sư trong vụ án hình sự hay phi hình sự đều có các bước tiến hành mang tính chuyên nghiệp và được mô thức hoá cao đối với các công việc trước khi tham gia phiên toà, trong và sau khi tham gia phiên toà các cấp.

    Hiện nay, bên cạnh hoạt động trợ giúp pháp lý tham gia các phiên toà hình sự theo sự chỉ định của Toà án trong các trường hợp pháp luật hình sự quy định, nhu cầu của bị can, bị cáo cũng như các đương sự cần đến sự giúp đỡ của luật sư trong các vụ án hình sự, phi hình sự ngày càng nhiều với những yêu cầu đa dạng, không giống nhau. Chúng ta biết rằng kỹ năng của luật sư khi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng mà có thể đánh giá được sự thành công là những tác động và ảnh hưởng của luật sư xuyên suốt trong tiến trình tố tụng để duy trì quan điểm bào chữa, quan điểm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân luật sư, từ đó làm cho Toà án có quan điểm xét xử công bằng, nghiêm minh, tuyên án có lợi tối đa cho thân chủ của mình. Do vậy, trải qua các giai đoạn từ khi khách hàng tìm đến mình - chuẩn bị tham gia phiên toà - tham gia phiên toà xét xử các cấp và sau phiên toà thì luật sư cần lưu ý những vấn đề liên quan đến kỹ năng tranh tụng như sau:

    I - NÂNG CAO KỸ NĂNG TRANH TỤNG CỦA LUẬT SƯ TRƯỚC KHI THAM GIA PHIÊN TOÀ

    Trước khi tham gia phiên toà, kỹ năng tranh tụng của luật sư thể hiện trong giai đoạn này là một khâu quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của việc bào chữa hay bảo vệ quyền lơị cho khách hàng. Có rất nhiều công việc phải làm thông qua kỹ năng tác nghiệp, hành nghề của luật sư trong giai đoạn này. Tuy nhiên trong xu hướng tranh tụng hiện nay, chúng tôi chỉ có một vài ý kiến tham gia đối với một số vấn đề cần đổi mới sau đây:

    Thứ nhất, hiện nay trình độ nhận thức pháp luật của khách hàng đã có sự thay đổi nâng cao hiểu biết hơn rất nhiều do những thay đổi và các điều kiện tác động của xã hội và cộng đồng. Điều này bắt buộc các luật sư phải chuyên môn hoá lĩnh vực tranh tụng của mình. Vẫn biết rằng người hành nghề luật sư cần am hiểu về mọi lĩnh vực pháp luật, nhưng trong xu hướng hội nhập hiện nay các vụ án hình sự và phi hình sự rất đa dạng, xuất hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống cho nên luật sư cần xác định cho mình lĩnh vực tranh tụng chuyên sâu để hành nghề. Bên thềm hội nhập, chúng ta cũng không thể đi khác với xu hướng hành nghề của các luật sư trên thế giới hiên nay. Luật sư của các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law hay Common Law đều hành nghề theo hướng chuyên môn hoá một lĩnh vực cụ thể. Ở các nước đó chúng ta không xa lạ gì khi nghe đến tên gọi “luật sư hình sự”, “luật sư về thừa kế”, “luật sư về hôn nhân & gia đình”, “luật sư về ngân hàng”, “luật sư về chứng khoán”, “luật sư về bảo hiểm”, “luật sư về bất động sản”, thậm chí có “luật sư về bồi thường thiệt hại”, “luật sư chuyên về tai nạn giao thông”….Kỹ năng hành nghề đặc biệt là kỹ năng tranh tụng của luật sư sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của thân chủ, bởi vậy chỉ khi luật sư nhận vụ việc có kiến thức chuyên sâu, hiểu biết tường tận, cập nhật được toàn bộ các các quy định pháp luật về một lĩnh vực cụ thể để ứng dụng chúng như một thói quen, bên cạnh đó là sự kết hợp kinh nghiệm bản thân thường xuyên tham gia tranh tụng trong các vụ án thuộc lĩnh vực cụ thể đó thì mới có thể cho phép người luật sư ấy được khách hàng đặt trọn niềm tin. Khi nhận vụ việc từ khách hàng, luật sư với kiến thức thức chuyên sâu, kinh nghiệm tranh tụng cũng đã phần nào giúp cho thân chủ nhìn thấy yêu cầu của họ sẽ được các cơ quan tư pháp giải quyết tới đâu trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành, chưa kể đến các kỹ năng tác nghiệp với các chủ thể khác liên quan khi hành nghề. Mặt khác, khách hàng của luật sư hôm nay không chỉ dừng lại là những khách hàng mang quốc tịch Việt Nam mà họ còn là khách hàng mang quốc tịch của nhiều quốc gia khác. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, các luật sư cần chủ động, linh hoạt hoàn thiện mọi điều kiện hành nghề cần thiết cho bản thân để mở rộng đối tượng phục vụ cho mình, hướng tới phục vụ cho cả các khách hàng nước là cá nhân, tổ chức nước ngoài.

    Ngoài ra, bên cạnh việc chuyên môn hoá lĩnh vực pháp luật cụ thể để nâng cao kỹ năng tranh tụng, luật sư phải căn cứ vào lĩnh vực chuyên sâu hành nghề của mình là gì để đáp ứng yêu cầu cập nhật kiến thức pháp luật mới, đặc biệt là pháp luật quốc tế liên quan cũng như các kiến thức ngoại ngữ, tin học. Điều này sẽ giúp cho luật sư hướng tới cơ hội tham gia tranh tụng tốt tại các phiên toà của các vụ việc có yếu tố nước ngoài hay xét xử tại nước ngoài. Xu hướng hội nhập buộc các luật sư trẻ của chúng ta phải tự hoàn thiện đầy đủ các kiến thức chuyên môn cũng như khả năng ngoại ngữ, tin học để tự tin hành nghề, độc lập tranh tụng tại bất cứ đâu, cho dù nơi xét xử nằm ngoài biên giới Việt Nam. Chúng ta sẽ không thể có các luật sư tranh tụng các vụ kiện kinh doanh - thương mại giỏi trên thương trường quốc tế nếu luật sư của chúng ta không có khả năng ngoại ngữ lưu loát khi tranh tụng, không hiểu biết về quy tắc UNCITRAL, về pháp luật của WTO liên quan tới GATT, GATS, TRIMS, TRIPS…cũng như pháp luật của các nước có chủ thể tham gia tố tụng hữu quan . Ngày nay, hình ảnh nhiều luật sư sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng của công nghệ thông tin như truy cập Website, gửi nhận thư điện tử, truyền dữ liệu là hình ảnh, âm thanh…..không còn xa lạ với chúng ta khi nhìn thấy họ tác nghiệp và hành nghề. Vì vậy, việc đầu tiên để các luật sư nâng cao kỹ năng tranh tụng của mình trong các vụ án hình sự hay phi hình sự là yêu cầu chuyên môn hoá lĩnh vực tranh tụng, hoàn thiện kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và tin học trước khi tiếp nhận vụ việc từ khách hàng và chuẩn bị tham gia phiên toà.

    Thứ hai, bên cạnh việc chuyên môn hoá lĩnh vực tranh tụng, giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, tin học luật sư cần phải đổi mới kỹ năng tiếp xúc và làm việc với khách hàng khi nhận bào chữa hay bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Để làm được điều này, các VPLS cần giúp cho các luật sư các Form mẫu giấy tờ rõ ràng, mang tính chuyên nghiệp, đơn giản mà không mang nặng tính hành chính để giúp cho việc giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện. Bên cạnh đó, cũng cần công khai Bảng tính mức thù lao, danh sách các luật sư được chuyên môn hoá trong từng lĩnh vực tranh tụng cụ thể, tiến trình tố tụng để giải quyết yêu cầu của khách hàng để khách hàng được biết trước khi ký Hợp đồng. Kỹ năng tiếp xúc khách hàng hiện nay buộc luật sư phải kết hợp và coi khách hàng như một người cộng sự trong quá trình giải quyết vụ việc của họ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc luật sư cần có sự nhận thức mới về quan hệ giữa luật sư với khách hàng. Đã qua đi cái thời mà khách hàng chẳng hiểu biết và cũng không cần biết về vụ việc, miễn là giao “trọn gói” cho luật sư thực hiện yêu cầu giúp đỡ pháp lý của mình. Tham gia tranh tụng hôm nay, luật sư chúng ta cần phải nhận thức là chúng ta đang “hợp tác” với khách hàng chứ không phải khách hàng đang “nhờ vả” chúng ta để chúng ta cho mình cái quyền quyết định mọi thứ không cần hỏi ý kiến khách hàng ngay cả khi họ là những người trình độ văn hoá thấp, thiếu hiểu biết pháp luật. Cho nên, luật sư trong quá trình trao đổi với khách hàng cần thông tin thường xuyên về tình hình công việc luật sư đang thực hiện, đặc biệt cần phải làm cho khách hàng nhận diện bản chất của vụ việc một cách trung thực, rõ ràng. Đối với những thông tin không cần thiết có ý kiến của khách hàng hoặc được xử lý trên cơ sở luật định, cần thông qua trợ lý luật sư hoặc tự mình luật sư có thể gửi thư điện tử, fax thông báo cho họ biết; còn đối với các thông tin mới phát sinh cần có sự trao đổi trực tiếp và luật sư cần biết ý kiến, quan điểm chính thức của khách hàng thì bắt buộc luật sư phải mời khách hàng tới làm việc tại VPLS để thống nhất theo quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Cuộc sống hôm nay trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đa thành phần, mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng trở nên rất nhạy cảm bởi một bên yêu cầu dịch vụ pháp lý và một bên thực hiện dịch vụ ấy. Nếu chúng ta không có sử đổi mới nhận thức về quan hệ của chúng ta với khách hàng và không làm tốt tinh thần “hợp tác” của mối quan hệ ấy trên cơ sở luật định thì khó tránh khỏi các vụ khách hàng khiếu nại, khởi kiện luật sư, yêu cầu luật sư bồi thường thiệt hại…mà không cần biết luật sư có lỗi hay không hoặc có hay không thiệt có thực tế!

    Thứ ba, một vấn đề nữa cần được đặt ra để nâng cao kỹ năng tranh tụng của luật sư hiện nay là đổi mới phương pháp nghiên cứu Hồ sơ vụ án và đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ. Xuất phát từ yêu cầu của thân chủ mà luật sư xác định trọng tâm công việc cho mình để tham gia tranh tụng và đi vào nghiên cứu hồ sơ vụ án. Tuy nhiên, luật sư cần phải biết rút ngắn thời gian nghiên cứu hồ sơ tại cơ quan Toà án bằng việc vận dụng các phương tiện kỹ thuật như dùng máy ảnh kỹ thuật số, máy scan để tăng khoảng thời gian nghiên cứu sâu hơn tại VPLS hoặc gia đình khi có điều kiện. Khi nghiên cứu hồ sơ, đòi hỏi các luật sư của chúng ta hôm nay phải có sự thay đổi về đánh giá chứng cứ. Trong tố tụng hình sự, các cơ quan và những người tiến hành tố tụng giữa vai trò chính trong việc thu thập chứng cứ, còn trong tố tụng phi hình sự (tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, tố tụng hành chính) thì đương sự lại giữ vai trò chính trong việc thu thập và cung cấp chứng cứ cho cơ quan và người tiến hành tố tụng. Do vậy, bằng kỹ năng của mình luật sư cần phải nhận diện đúng về chứng cứ và nguồn chứng cứ được các bên cung cấp trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, tránh tình trạng tư duy sai lầm về tố tụng “án tại hồ sơ”. Luật sư không đọc hồ sơ để viết Bài bào chữa hay Bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, mà luật sư phải nhận thức đọc hồ sơ để biết mình phải làm gì cho thân chủ, để chủ động đưa ra các kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng khi cần thiết, để phiên toà xét xử không chỉ mang tính thủ tục và hình thức mà phải diễn ra trên cơ sở tranh luận công khai tại phiên toà mới có thể ra đời một bản án hay quyết định công bằng, đúng pháp luật, bảo vệ tối đa quyền lợi của thân chủ chúng ta.

    Thứ tư, một vấn đề tác động đến kỹ năng tranh tụng của luật sư là nhận thức của luật sư về đường hướng giải quyết yêu cầu của thân chủ. Bên cạnh việc tuân thủ đúng quy định pháp luật nội dung và hình thức để giải quyết vụ việc thì luật sư cần có nhận thức của chính mình về đường hướng giải quyết yêu cầu khách hàng đặt ra. Luật sư tham gia tranh tụng hôm nay phải nhận thức và đổi mới tư duy về quyền con người - bởi quyền con người luôn được tôn trọng và ngày một nâng cao cho dù thân chủ chúng ta là bị cáo, người bị hại hay các đương sự. Do vậy, đối với việc tham gia tranh tụng trong VAHS luật sư đừng quá lệ thuộc vào kết luận điều tra, cáo trạng hay quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án mà có tư duy làm sao để bảo vệ thân chủ tối đa - hãy quyết định đường hướng giải quyết vụ việc trong nhận thức của luật sư trên cơ sở luật định mặc dù trước đó đã có những chứng cứ buộc tội, bất lợi cho thân chủ. Còn trong tố tụng phi hình sự, xu hướng hiện đại cho thấy các vụ án đều hướng đến vấn đề hoà giải mà không cần tới việc xét xử của Toà án. Do vậy, đối với tranh tụng phi hình sự, bên cạnh việc quan tâm và bảo vệ lợi ích tối đa cho thân chủ luật sư phải nhận diện đúng yêu cầu của thân chủ, bản chất của vụ việc để có sự đánh giá khách quan và hướng thân chủ đến với hoà giải nếu điều đó cũng là mong muốn của thân chủ, hoặc thân chủ không mong muốn nhưng việc xét xử sau này sẽ bất lưọi cho họ nếu căn cứ theo quy định pháp luật…Chúng tôi cho rằng một xã hội dân sự có nền tư pháp dân chủ, văn minh là xã hội không phải có thật nhiều các bản án được tuyên thấu tình, đạt lý mà phải là xã hội ít tranh chấp, nếu có tranh chấp thì trước tiên phải được giải quyết bằng con đường hoà giải mà các bên vẫn đạt được quyền lợi cho mình chứ không chỉ tưu duy theo lối quyền lợi của mình chỉ có thể đạt được khi có bản án có hiệu lực của cơ quan Toà án. Chúng tôi muốn gợi ý để các luật sư tranh tụng phi hình sự quan tâm và đổi mới nhận thức về vấn đề này. Điều này cũng là xu hướng chung hiện nay được giới luật sư của các nước đang phát triển coi trọng và áp dụng.

    II - NÂNG CAO KỸ NĂNG TRANH TỤNG KHI THAM GIA PHIÊN TOÀ

    Kỹ năng tranh tụng của luật sư trong giai đoạn tham gia phiên toà là kết quả của kỹ năng tranh tụng được chuẩn bị chu đáo từ giai đoạn trước. Có thể nói, không có quá nhiều vấn đề về kỹ năng tranh tụng của luật sư cần bàn đến trong giai đoạn này bởi vì chủ yếu luật sư phải giải quyết tốt công việc của mình theo một trình tự tố tụng tại Toà án được pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập của đất nước, xu hướng cải cách tư pháp được Đảng và nhà nước quan tâm và quyết tâm thực hiện, chúng tôi xin được trao đổi đôi điều về kỹ năng tranh tụng của luật sư như sau:

    Một là, về vấn đề hoãn phiên toà. Chúng tôi cho rằng kỹ năng tranh tụng của luật sư giỏi không nằm ở việc có thể tìm biện pháp để đưa ra nhiều lý do vắng mặt của đương sự, của luật sư….để xin hoãn phiên toà, vì sớm muộn thì phiên toà vẫn được tiến hành theo quy định pháp luật và quyền lợi của thân chủ mình vẫn được thể hiện bằng việc tuyên án của Toà án. Vấn đề hoãn phiên toà sẽ gây tốn kém thời gian, vật chất, công sức cho rất nhiều chủ thể trong đó có luật sư chúng ta. Do vậy, chúng tôi muốn các luật sư trẻ ý thức hơn về vấn đề này để phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng làm sao cho phiên toà sớm được tiến hành, không phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần. Đây là trách nhiệm của luật sư chúng ta và trong bối cảnh đổi mới của đất nước hôm nay, mong rằng vấn đề này sẽ được giới luật sư chúng ta ghi nhận khi thực hiện kỹ năng tranh tụng của mình trong giai đoạn tham gia phiên toà.

    Hai là, vấn đề tranh luận tại phiên toà. Như đã đề cập trên đây về vấn đề phải loại bỏ tư duy sai lầm của luật sư về vấn đề “án tại hồ sơ” khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nay xin trở lại với vấn đề đó bởi giữa việc nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong hồ sơ với kỹ năng tranh luận tại phiên toà có mối liên hệ rất mật thiết. Nói như vậy không có nghĩa coi việc nghiên cứu quy định pháp luật, nghiên cứu hồ sơ vụ án là phụ mà chúng tôi chỉ muốn đề cập tới vấn đề làm sao để các luật sư đừng quá lệ thuộc vào hồ sơ vụ án, không chuẩn bị tốt cho mình kỹ năng phần tranh luận công khai tại phiên toà. Xu hướng tranh tụng gần đây và đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO buộc chúng ta phải tuân thủ các cam kết quốc tế và pháp luật quốc tế, chắc chắn vấn đề tranh tụng công khai tại phiên toà sẽ là con đường xác định sự công bằng, lẽ phải để tuyên án. Do vậy, các luật sư trẻ cần phải tích cực tham gia, tham dự các phiên toà nhiều hơn để đúc kết kinh nghiệm cho mình; đồng thời ngoài việc lập sẵn cho mình kế hoạch xét hỏi, cần biết dự đoán các vấn đề cần tranh tụng công khai tại phiên toà trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ kết hợp với quan điểm bào chữa/bảo vệ của luật sư. Để làm được điều này, các luật sư trẻ cần phải giành thời gian để tự hùng biện quan điểm bào chữa hay bảo vệ của mình đối với yêu cầu của thân chủ. Kỹ năng nói, tốc độ nói, giọng nói, phong thái, tư thế đi lại tại phiên toà là những vấn đề bắt buộc luật sư phải quan tâm và xử lý tốt mới giúp luật sư tự tin. Xu hướng hiên nay, các luật sư phải đặc biệt quan tâm nhiều hơn kỹ năng của mình đối với phần tranh luận công khai tại phiên toà. Do vậy bài bào chữa hay bản luận cứ nên để dưới dạng “mở” có thể thay đổi linh hoạt cho phù hợp với diễn biến phiên toà chứ không nên theo cách chuẩn bị cổ điển “đóng” bằng cách viết sẵn để đọc và trình bày trước Hội đồng xét xử. Luật sư của các nước theo pháp luật Common Law mặc dù chịu sự điều chỉnh rất lớn của các “án lệ” trước đó, nhưng không vì thế mà họ không thể hiện tốt kỹ năng tranh luận để bảo vệ tối đa cho thân chủ mình, trái lại tại các phần tranh luận luật sư luôn là người chủ động, điều khiển phần tranh luận theo đúng mục tiêu cần đạt tới của mình. Điều này có ý nghĩa quyết định đối với việc thuyết phục Hội đồng xét xử tuyên một bản án có lợi cho thân chủ mình hơn là việc ngồi để hoàn chỉnh Bài bào chữa/Bài bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

    Ba là, về Bài bào chữa hay Bài luận cứ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ. Chúng tôi cho rằng xã hội hôm nay là xã hội pháp quyền, do vậy pháp luật vẫn là mục tiêu tối thượng buộc các chủ thể tố tụng phải hướng tới và tuân thủ. Xu hướng trình bày luận cứ bào chữa hay bảo vệ quyền lợi cho thân chủ hiện nay nên được luật sư trình bày đơn giản, ngắn gọn, mạch lạc dựa trên các căn cứ pháp luật, chứng cứ của hồ sơ vụ án, các tình tiết mới cũng như kết quả tranh luận tại phiên toà. Do vậy luật sư không nên đề cập qua nhiều tới phạm trù đạo đức, tình cảm con người để lấy đó làm lý lẽ gỡ tội hay bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mình. Luật sư vẫn quan tâm tới việc chia xẻ với khách hàng nhưng không thể coi đó là cơ sở lập luận gỡ tội hay bảo vệ khách hàng. Để làm được điều này đòi hỏi các luật sư phải ý thức được vấn đề quyết định để gỡ tội hay bảo vệ quyền lợi cho thân chủ mình là các cơ sở pháp lý chứ không tranh tụng theo hướng “tình cảm” con người.

    Cuối cùng, về văn phong diễn đạt của luật sư trình bày tại phiên toà. Đây cũng là một vấn đề tuy nhỏ những khá ảnh hưởng tới uy tín tranh tụng của luật sư. Nhà văn Ciceron khi biên tập cuốn sách “những bài viết hay nhất” được Nhà xuất bản xã hội tại Paris, Pháp xuất bản năm 1925 có đưa ra các yêu cầu về văn phong là 05 tiêu chuẩn: trong sáng, ngắn gọn, phù hợp, rõ ràng và dễ chấp nhận. Thiết nghĩ văn phong pháp lý của luật sư chúng ta trước tiên phải đảm bảo các yêu cầu chung đó bên cạnh các yêu cầu đặc thù của nghề luật như không dùng câu từ trìu tượng, không dùng ngôn ngữ đời thường hay dung văn phong cảm thán, khoa trương. Chúng tôi có điều kiện tham gia tranh tụng tại khá nhiều phiên toà hình sự và không ít lần được nghe một số luật sư trẻ trình bày luận cứ gỡ tội với cách gọi hơi thái quá, chẳng hạn “Vị đại diện VKS kính mến” hay “Hội đồng xét xử công minh”, “Bà hội thẩm tài ba” hay có những luật sư đưa ra nhận định rằng “lập luận của vị đại diện VKS là vô cùng trong sáng, vô tư…”!(?) …Thú thực lời lẽ của luật sư đó khi trình bày cho người nghe cảm giác thấy khó nghe và phản cảm bởi khi ở phiên toà, chúng ta hành nghề luật và hãy biết nói với nhau bằng luật và chỉ có vậy mới khẳng định được kỹ năng tranh tụng của luật sư. Để nâng cao kỹ năng tranh tụng của luật sư tại phiên toà, thiết nghĩ cũng cần lưu tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề mà chúng tôi đề cập trên đây.

    III - NÂNG CAO KỸ NĂNG TRANH TỤNG SAU PHIÊN TOÀ

    Phần cuối, chúng tôi muốn đề cập tới kỹ năng của luật sư sau phiên toà - đây cũng là một nội dung rất có ý nghĩa và làm nổi bật vai trò cũng như kỹ năng tranh tụng của luật sư.

    Trước hết, nói về Biên bản phiên toà. Hiện nay trong công cuộc cải cách tư pháp, các cơ quan và những người tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng để giải quyết các vụ việc một cách cẩn trọng, công minh và phù hợp. Theo đó, các công việc và thủ tục hành chính của họ có hướng mở hơn, không cứng nhắc, lệ thuộc như trước. Biên bản phiên toà là một trong những văn bản cho phép những người tham gia tố tụng khẳng định quyền của mình. Luật sư Việt Nam chúng ta ít có thói quen xem và bổ sung, kiến nghị sửa đổi Biên bản phiên toà, trong khi đối với luật sư các nước khác đây là văn bản quan trọng nhất khẳng định các quyền còn lại của thân chủ họ sau khi tuyên án. Bởi vậy, theo xu hướng hội nhập hôm nay, chúng tôi muốn trao đổi vấn đề nay để các luật sư chúng ta, đặc biệt là các luật sư trẻ mới hành nghề cần phát huy tối đa quyền của những người tham gia tố tụng để xin phép Toà án xem Biên bản phiên toà sau khi tuyên án. Hãy làm cho nó trở thành thói quen để buộc những người tiến hành tố tụng phải tuân thủ và bảo đảm việc ghi Biên bản phiên toà một cách trung thực, đầy đủ tránh ảnh hưởng tới lợi ích của thân chủ chúng ta.

    Sau cùng, xin được bàn về quan hệ của luật sư với thân chủ sau phiên toà, các luật sư trẻ cần chú ý kỹ năng tiếp xúc khách hàng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ công việc luật sư thực hiện trên cơ sở Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký mà luật sư còn phải lưu tâm tới yếu tố tình cảm con người, lòng yêu thương đồng loại. Luật sư có kỹ năng tranh tụng giỏi hôm nay không chỉ là luật sư giỏi luật, bào chữa/bảo vệ hay, thuyết phục được Toà án ra bản án công bằng đảm bảo quyền lợi cho thân chủ mình mà luật sư còn phải biết chia xẻ với khách hàng sau xét xử. Về mặt pháp lý, Hợp đồng dịch vụ pháp lý được thanh lý đồng nghĩa với việc luật sư hoàn thành trách nhiệm của mình với thân chủ nhưng về mặt tình cảm, hợp đồng ấy còn đọng lại nơi khách hàng những ấn tượng về luật sư. Do vậy, nếu luật sư có thể hướng dẫn cho họ biết cách làm đơn kháng cáo, hướng dẫn cách thăm nuôi cho gia đình họ, tôn trọng và bảo đảm việc giữ bí mật cho khách hàng, giới thiệu những đồng nghiệp là các luật sư giởi chuyên sâu trong các vấn đề mới phát sinh mà luật sư nhận thấy mình không đáp ứng tốt được yêu cầu mới của thân chủ…thì chắc chắn quan hệ giữa luật sư chúng ta và khách hàng sẽ bền lâu và họ luôn coi chúng ta là người đầu tiên họ tìm đến khi cần giúp đỡ về các vấn đề pháp lý. Do vậy, trước những thay đổi của xã hội chúng ta bên thềm hội nhập, việc nâng cao kỹ năng tranh tụng của luật sư không chỉ ở góc độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề mà còn phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của luật sư với thân chủ ngay cả khi đã hoàn thành công việc luật sư đằng sau phiên toà. Điều này chỉ có thể đạt được trên cơ sở tôn trọng truyền thống đạo đức con người Việt Nam, có tình thương đồng loại và ý thức cộng đồng của luật sư. Nói điều này có thể ai đó sẽ nghĩ là sáo rỗng, nhưng thực tế cuộc sống đặt ra cho chúng ta phải nhận thức để hành động như vậy, bởi lẽ không luật sư nào mong muốn khách hàng quay lưng lại với luật sư và không có luật sư nào đang tâm quay lưng lại với khách hàng, cho dù họ là ai.

    (Nguồn: Đoàn Luật sư Tp.Hà Nội - Civillawinfor - Thông Tin Pháp Luật Dân Sự)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MTAThu vì bài viết hữu ích
    trungnam (23/12/2012)
  • #25759   08/01/2009

    amatuer
    amatuer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chứng cứ mới !

    Xin kính chào thư viện pháp luật !
    Vì lý do mất giấy đặt cọc tiền viết tay mà tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên hủy hợp đồng mua bán nhà. Cấp phúc thẩm mới vừa tuyên nay được 1 tuần nhưng chưa có bản án. Nay tôi đã tìm lại được giấy đặt cọc tiền viết tay. Vậy giờ tôi phải làm gì ? Mong thư viện pháp luật hướng dẫn dùm tôi. Xin trân trọng cảm ơn !
     
    Báo quản trị |  
  • #25760   07/01/2009

    ls_TranNgan
    ls_TranNgan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2008
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn

                Trước hết tôi xin chia sẻ những vướng mắc mà bạn đang gặp phải. Vấn đề của bạn tôi xin có mấy ý để bạn tham khảo như sau:

                - Theo quy định của Bộ luật TTDS thì bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. Như vậy vụ việc của bạn để được xem xét theo trình tự Giám đốc thẩm hay tái thẩm thì bạn phải có một trong các căn cứ quy định tại Điều 283, 305 BLTTDS. Theo tình tiết mà bạn đưa ra thì theo tôi bạn có căn cứ để đề nghị những người có thẩm quyền kháng nghị ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án phúc thẩm nêu trên (tình tiết mới là giấy đặt cọc tiền viết tay đã được tìm thấy) (Khoản 1 Điều 305 BLTTDS).

                - Trường hợp này bạn viết đơn gừi Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC để đề nghị những người này ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 307 BLTTDS).

                Chúc bạn thành công!

                Trần Ngạn     0987.47.58.78    Email:  luatsu_tranngan@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ls_TranNgan vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #25761   08/01/2009

    amatuer
    amatuer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn luật sư Trần Ngạn !

    Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư Trần Ngạn ! Và cho tôi hỏi thêm liên quan về vấn đề này : khi gởi đơn lên Chánh án TANDTC hay Viện trưởng VKSNDTC thường trong bao lâu là có kháng nghị tái thẩm ? Trong thời gian khiếu nại xin kháng nghị tái thẩm thì bản án phúc thẩm kia có được thi hành hay không ? Tôi có cánh nào xin tạm dừng thi hành án không ? Tái thẩm là xử lại tại nơi phúc thẩm xử lần trước có phải không ? Tôi có thể xin xử tái thẩm ở nơi khác được không ? Xin trân trọng cảm ơn !
     
    Báo quản trị |  
  • #25762   08/01/2009

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm kể từ ngày Chánh án TAND tối cao hoặc Viện trưởng VKSND tối cao biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm ( điều 308 Bộ Luật tố tụng dân sự ). Hiểu nôm na là 1 năm tính từ ngày bạn nộp đơn và nhận giấy biên nhận tại TAND tối cao và VKSND tối cao. Vì vậy khi vừa tìm được giấy biên nhận đặt cọc mua nhà, bạn nên nhanh chóng gởi đơn khiếu nại xin tái thẩm, đồng thời gởi đơn kiến nghị Chánh án toà Phúc thẩm và Viện trưởng VKS cùng cấp xem xét có văn bản thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ( khoản 2 điều 306 BLTTDS ). Phải nhanh chóng vì nếu chậm trễ sẽ bị thi hành án xong thì việc khắc phục hậu quả rất khó 

    Trong thời gian xin kháng nghị tái thẩm thì việc thi hành án vẫn diễn ra bình thường bởi bản án phúc thẩm là bản án có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án ( khoản 6 điều 279 Bộ luật tố tụng dân sự ).

    Người đã kháng nghị tái thẩm bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án đó cho đến khi có quyết định tái thẩm ( khoản 3 điều 307 BLTTDS ), như vậy bạn chỉ có mỗi cách là nhanh chóng khiếu nại xin tái thẩm và chỉ khi có kháng nghị tái thẩm mới xin người đã kháng nghị tái thẩm ( Chánh án TAND tối cao hoặc Viện trưởng VKSND tối cao ) ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án phúc thẩm của mình

    Thẩm quyền tái thẩm trong trường hợp này thuộc Toà dân sự TAND tối cao và chắc chắn phiên Toà tái thẩm sẽ mở tại trụ sở của toà này ( điều 310 BLTTDS ), bạn không được xin mở phiên toà tái thẩm ở nơi nào khác được.

    Đó là tất cả những gì Luật qui định cho trường hợp của bạn,, còn ngoài thực tế, tỷ lệ được kháng nghị Giám đốc thẩm, tái thẩm còn thua cả tỷ lệ trúng độc đắc của Sổ xố kiến thiết ( theo sách Giãi mã giám đốc thẩm của tác giả Nguyễn Đăng Bình )

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranVoThienThu vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #29020   10/04/2009

    khangnguyen84
    khangnguyen84

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc liên quan "Xóa án tích" của án Hình sự

    Theo khoản 2, Điều 64- Chương IX của Bộ Luật hình sự nói về trường hợp "Đương nhiên được xóa án tích"
    1. Theo khoản 2, Điều 64- Chương IX của Bộ Luật hình sự nói về trường hợp "Đương nhiên được xóa án tích" có nói "2. Người bị kết án tù không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới..." thì đương nhiên được xóa án tích mà không cần có quyết định của Tòa án với điều kiện là sau thời gian thi hành án người đó không tái phạm tội, hòa nhập tốt với cộng đồng và có gia đình, thân nhân tốt.
    Tôi muốn hỏi trong trường hợp trên, thế nào là ĐƯƠNG NHIÊN? Người đã từng phạm tội trong trường hợp trên phải làm thủ tục gì, với cơ quan nào để pháp luật công nhận là án tích đã được xóa?
    2. Cũng với trường hợp trên, giả sử nếu người đã từng phạm tội đã được xóa án tích thì trong Sơ yếu lý lịch (ví dụ để xin việc, đi học,...) có được bỏ (không phải kê khai) quảng thời gian thi hành án không?
    3. Cũng với trường hợp trên, giả sử nếu người đã từng phạm tội đã được xóa án tích thì Sổ hộ khẩu của gia đình có được làm lại không (vì trong thời gian thi hành án, người đó được công an Xã (Phường) bị gạch tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình)?
    Mong  giải đáp sớm cho tôi. Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #29021   10/04/2009

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Xóa án tích

    1. Đã gọi là đương nhiên xóa án tích thì khi đáp ứng các điều kiện theo quy định thì được xóa án tích mà không cần phải thông qua một thủ tục nào cả.

    2. Nếu đã được xóa án tích thì được xem như chưa từng phạm tội nên trong sơ yếu lý lịch có quyền ghi "không có tiền án".

    3. Đương nhiên là sẽ được nhập lại hộ khẩu của gia đình.

    Cập nhật bởi rongcon83 vào lúc 10/04/2009 16:02:59
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn rongcon83 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #29022   10/04/2009

    khangnguyen84
    khangnguyen84

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:09/04/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thắc mắc liên quan "Xóa án tích" của án Hình sự

    Cảm ơn bạn rongcon83!
    Liên quan đến chủ đề "Xóa án tích" và bài phản hồi của bạn, tôi muốn hỏi bạn:
    1. Xin hỏi bạn có phải Luật sư (hoặc một người đã tốt nghiệp ngành Luật) không?
    2. Bạn đã xem Điều 64, Chương IX Bộ Luật Hình sự về xóa án tích chưa?
    Bởi điều đó nói không rõ bạn ạ. Nếu bạn xem rồi thì bạn sẽ hiểu vì sao tôi nói "mập mờ" lắm.
    3. Bạn nói Sơ yếu Lý lịch có quyền ghi "không có tiền án" nhưng khổ nổi trong Sơ yếu lý lịch xin việc không có mục để chọn "đã có tiền án" hay "chưa có tiền án" mà có mục như thế này "Quá trình bản thân (từ 12 tuổi đến nay, làm gì, ở đâu?)". Như thế thì thời gian thi hành án chắc chắn rơi vào trong khoảng thời gian này, vậy có phải kê hay được lược bỏ? Đó mới là vấn đề.
    Mong bạn tiếp tục phản hồi!

     
    Báo quản trị |  
  • #29025   11/04/2009

    EMNHOANHRATNHIEUANHYEU
    EMNHOANHRATNHIEUANHYEU

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TÔI MUỐN KHÁNG ÁN CHO EM CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

    Tôi có đứa e trai 23t . vì nghe lời bạn bè nên đã đi cướp giật tài sản của người khác .e tôi đã từng ngồi tù 4 năm vì tội trên.vừa được đặc xá trở về gia đình chưa hết vui mừng thì e tôi bị bắt lại vì tội như trước.tham gia có 5 người.e tôi thực hiện 4 vụ tổng giá trị là 6.5 chỉ vàng 18k. tòa xử e tôi 9 năm tù và bồi thường số tài sản trên.tôi thấy e mình đã phạm tội lần đầu rồi tái phạm lần 2 cách nhau được 1 năm khi ra tù.tôi buồn và khổ sở nhiều lắm.phần thương ba mẹ già không ai chăm sóc, lại phải lo lắng cho đứa con .tôi thấy e mình bị tuyên án 9 năm là quá cao nên muốn hỏi diễn đàn, mong các anh chị hãy giúp tôi.nếu tôi kháng án thì e tôi có được giảm nhẹ hình phạt ko? và chi phí cho kháng án có đắc lắm ko? gồm những phí nào tôi phải chi trả? vì nói thật tôi cũng ko có nhiều tiền.nhưng tôi vừa thương ba mẹ ,vừa thương cho đứa e khờ dại.xin hãy giúp tôi?vì còn 15 ngày là hết hạn .
     
    Báo quản trị |  
  • #29026   10/04/2009

    lamminhnguyet
    lamminhnguyet

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2008
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chỉ có em bạn có quyền đúng đơn kháng cáo

    $0 $0Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng Hình sự, do em bạn là người đã thành niên, không bị khiếm khuyết về tinh thần/thể chất;  nên, bạn không thể kháng cáo giúp em bạn và chỉ em bạn là người duy nhất có quyền đứng đơn kháng cáo. Việc em bạn có được giảm nhẹ hình phạt hay không còn tùy thuộc vào cấp phúc thẩm và mức độ phạm tội của em bạn! Án phí kháng cáo là 50.000 đồng.$0 $0
     
    Báo quản trị |  
  • #29027   11/04/2009

    tuanlawyersonla
    tuanlawyersonla

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2009
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có nên kháng cáo hay không?

    Trước tiên, tôi xin được chia sẻ nỗi buồn mà bạn và gia đình bạn đang phải chịu đựng do hành vi của người em gây ra. Tuy nhiên tôi cũng khuyên bạn nên cân nhắc 1 điều rằng liệu người em đó có xứng đáng với hình phạt 9 năm tù giam hay không, bởi vì hành vi cướp tài sản là hành vi rất nguy hiểm, lại có tổ chức, thực hiện nhiều lần như vậy hẳn phải mang tính chuyên nghiệp rồi(có thể có nhiều tình tiết khác nữa). Em bạn đã từng bị tuyên phạt 4 năm tù giam, vừa trở về với gia đình đã lại tiếp tục có hànhvi cướp tài sản như vậy. Gia đình bạn có hoàn cảnh như vậy đáng lẽ ra em bạn phải có trách nhiệm chăm lo hạnh phúc gia đình, đằng này lại không biết hối cải. Nếu bạn lo cho em bạn được giảm mức án để ra tù sớm liệu rằng em bạn có suy nghĩ lại để trở thành công dân tốt không, có biết chăm lo cho gia đình không? hay lại để bạn và ba mẹ già lại 1 lần nữa phải lao đao khổ sở vì 1 đứa con, 1 người em như vậy? Pháp luật hình sự là sự trừng phạt kẻ phạm tội nhưng cũng đồng thời là để răn đe, giáo dục đối với mọi người.
    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #29028   11/04/2009

    quoc007
    quoc007
    Top 500
    Male
    Chồi

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2008
    Tổng số bài viết (247)
    Số điểm: 1262
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Quyền kháng cáo bản án. !

    Rất thông cảm cho bạn: Một người biết chăm lo cho người thân và gia đình nhưng không may người em lại không được như bạn!
    1. TRước tiên tôi muốn khẳng định rằng em bạn có quyền làm đơn kháng cáo trong vòng 15 ngày từ ngày bản án có hiệu lực.
    2. Theo quy định thì khi kháng cáo bản án hình sự bạn phải nêu ra được sự bất hợp lý trong mức án mà tòa tuyên so với hành vi vi phạm và khung hình phạt cho hành vi đó, hoặc phải nêu ra được những tình tiết giảm nhẹ mới (phù hợp với quy định pháp luật)hoặc đề nghị Tòa xem xét các tình tiết giảm nhẹ chưa được xem xét trong bản án (việc này khá hy hữu).
     3. Về hành vi của em bạn như bạn nêu thì đã vi phạm vào các khoản a,b,c,d khoản 2, điều 136 BLHS. Khung hình phạt từ 3-10 năm. Với hành vi cướp giật tài sản là hành vi cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân cũng như người đi đường (do thường dùng xe máy giật chạy với tốc độ cao trên đường phố), mà em bạn lại có tới 4 tình tiết tăng nặng thì với mức hình phạt như Tòa tuyên thì theo cá nhân tôi thì Tòa đã áp dụng đúng và hợp lý.
    => Với những phân tích trên bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định kháng cáo hay không: sẽ mất thời gian và công sức cho cơ quan tố tụng và làm mất thời gian và khổ tâm cho bạn và gia đình.
    Đôi khi thực tế cuộc sống cần chấp nhận, cố gắng khắc phục và vượt qua !
    Thân chào !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quoc007 vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)
  • #29230   29/06/2009

    cuchth
    cuchth

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tạm giam

    Tuần trước tôi vào trại tạm giam thăm anh trai tôi, tôi có gửi tiền, quần đùi và khăn, kem đánh răng, xà bông. Nhưng cán bộ trong trại không cho gửi kem đánh răng và xà bông.
    Xin quý luật sư cho tôi hỏi vậy những vật dụng gì được pháp gửi cho người thân bị tạm giam và những gì không được?
     
    Báo quản trị |  
  • #29231   22/06/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Khoản 1, điều 26 Nghị định của Chính phủ quy định về quy chế tạm giữ, tạm giam quy định:
    "Một tháng không quá hai lần, người bị tạm giam được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của thân nhân gửi đến; người bị tạm giữ chỉ được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ; định lượng quà cho mỗi ngày bị tạm giữ, tạm giam không được vượt quá hai lần tiêu chuẩn ăn hàng ngày. Nghiêm cấm người bị tạm giữ, tạm giam dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích độc hại khác. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam tổ chức tiếp nhận và kiểm tra chặt chẽ quà và đồ dùng sinh hoạt; loại bỏ các vật bị cấm và giao lại đầy đủ cho người bị tạm giữ, tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giam, tạm giữ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể quà và đồ dùng sinh hoạt mà thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam được phép gửi và quy định việc tổ chức bán các thứ cần thiết trong các trại tạm giam. Việc sử dụng quà và đồ dùng sinh hoạt do thân nhân gửi được quy định cụ thể trong nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam"
    Kem đánh răng và xà bông được khuyến cáo là không được ... nuốt, và được xem là " chất không nên có trong vật dụng sinh hoạt của người bị tạm giam, tạm giữ".
    Bạn có thể xem quy định cụ thể trong nội quy nhà tạm giữ, tạm giam.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lethigam_ms vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)