Thủ tục tố tụng và giải quyết vụ án hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #13535 19/06/2008

    andypham

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 3845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Thủ tục tố tụng và giải quyết vụ án hình sự

    Xin chào các bạn

    Mình đang làm đề tài cao học, chuyên ngành luật tố tụng hình sự. Tên đề tài là "Khởi tố bị can và hoạt động kiểm sát khởi tố bị can theo BLTTHS năm 2003"

    Bạn nào có những thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài này xin gửi giúp mình...đặc biệt là mảng thuật ngữ khởi tố bị can theo thuật ngữ pháp lý của các nước khác...

    thanks a lot!!

    Cập nhật bởi navelvu ngày 07/05/2010 03:17:41 PM Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 06:15:51 PM Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 05:12:49 PM
     
    133129 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn andypham vì bài viết hữu ích
    Huyendola (09/06/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

13 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #13536   20/06/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Thuật ngữ và bộ luật bạn cần

    Bạn có thể tham khảo các thuật ngữ pháp lý tại đây:
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/forums/default.aspx?ct=TVBT
    Còn BLTTHS bạn có thể tham khảo tại địa chỉ:
    http://www.luatgiapham.com/phap-luat/9-hinh-su/164-bo-luat-to-tung-hinh-su-so-19-2003-qh11.html

    Hoặc tải về xem:
    www.mofahcm.gov.vn/vanban_pq/nr050714151044/ns051206113430/Luat%20To%20tung%20hinh%20su%202003.pdf
     
    Báo quản trị |  
  • #10732   29/07/2008

    Khanglawyer
    Khanglawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2008
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    GIẤY CHỨNG NHẬN BÀO CHỮA

    Gửi các Luật sư đồng nghiệp

    Tôi có trường hợp sau xin các luật sư cùng trao đổi:

    Tôi nhận bào chữa cho Bị can bị VKSND TP.HCM truy tố về tội "Cướp tài sản". Trong quá trình điều tra, tôi được cơ quan Công an cấp giấy chứng nhận người bào chữa, nhưng khi kết thúc điều tra chuyển qua VKS, khi cầm GCNN bào chữa của cơ quan CA cấp vào trại giam lấy lời khai của bị can thì không vào được họ nói phải qua VKS để xin GCNN bào chữa thì mới vào được.Tương tự như thế khi HS chuyển qua TA thì phải xin GCNN bào chữa của TA thì mới vào trại giam gặp bị can được.
    Theo tôi thủ tục như trên là quá rườm rà và gây rất nhiều khó khăn cho Luật sư trong quá trình hành nghề.
    Tôi xin hỏi các Luật sư đồng nghiệp trường hợp trên có đúng không? và có văn bản nào quy định?  

     Xin cám ơn! 

     
    Báo quản trị |  
  • #10733   25/05/2008

    truongquangdhl
    truongquangdhl

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Việc gì cũng có cái đúng cái sai, có lẽ cơ quan Công an đã cân nhắc kĩ chuyện đó. Nếu làm theo ý bạn nhất định sẽ còn nhiều chuyện rắc rối hơn. Ý kiến của bạn cũng là câu hỏi lâu nay của giới luật sư, và đối với nước ta như vậy có lẽ là phù hợp. Xin cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #10734   30/05/2008

    Khanglawyer
    Khanglawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2008
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo tôi thì các luật sư phải có một kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền, để giải quyết việc không phù hợp này. Không lẽ Luật sư đi bảo vệ người khác, còn mình không có ai bảo vệ.
     
    Báo quản trị |  
  • #10735   30/05/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Anh Khang có biết ở Hà Nội có vụ Luật sư và Nhà báo bị bị đơn trong một vụ án dân sự "choảng" ngay tại Tòa không nhỉ? Vụ nàysau đó bị đơn này cũng bị khởi tố hình sự. Nhưng "chờ được vạ thì má đã sưng rồi"!
    Theo pháp luật tố tụng thì Luật sư có thể tham gia vào các giai đoạn tố tụng sau khi vụ án bị khởi tố. Nhưng thực tế thì việc gì cũng phải "xin". Mà đã "xin" thì "cho" hay không còn tùy thuộc vào "người ta" nữa, anh ạ!
     
    Báo quản trị |  
  • #10736   20/06/2008

    Khanglawyer
    Khanglawyer

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2008
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Chào bạn
    Nhưng tất cả các luật sư cùng đồng tâm hiệp lực lại kiến nghị vấn đề này sẽ giải quyết được thôi.
    Mình hy vọng Liên đoàn luật sư toàn quốc ra đời sẽ có nhiều cải thiện và trợ giúp được nhiều cho các luật sư.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #28026   29/07/2008

    dinhtrien
    dinhtrien

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bị can, bị cáo đủ 18 tuổi không bị nhược điểm về tâm thần có được nhờ Người bảo vệ quyền lợi đương sự không ?

    Vợ và em gái vợ tôi đang là 2 bị can trong một vụ án hình sự. Vợ tôi có quyền đề nghị các Cơ quan tố tụng để nhờ tôi làm người bảo vệ quyền lợi của đương sự không ? Thủ tục đề nghị như thế nào ?
     
    Báo quản trị |  
  • #28027   23/05/2008

    LS_NguyenThiMinhHieu
    LS_NguyenThiMinhHieu
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 679
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 15 lần


    Bạn có quyền làm người bảo vệ quyền lợi cho hai người này theo thủ tục sau: Bạn làm đơn xin làm bào chữa viên nhân dân, đơn ghi rõ bào chữa cho ai, họ và tên và bị bắt về tội gì và đem đơn ra phường nơi bạn thường trú, xin xác nhận thường trú. Kèm theo có giấy bị can nhờ bạn bào chữa. Khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, bạn nộp đơn tại Toà án để Toà cấp giấy chứng nhận bào chữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #28088   29/07/2008

    Huyenntt2310
    Huyenntt2310

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền lợi của bị can khi bị bắt tạm giam

    Xin cho tôi được hỏi về bị can khi bị bắt tạm giam có được quyền gì không?
    Gia đình muốn thuê luật sư, vậy khi công an hỏi cung trong quá trình điều tra luật sư có được tham gia không?
     
    Báo quản trị |  
  • #28089   18/06/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn có thể xem trước Bộ luật Tố tụng Hình sự ngày 26/11/2003, trong đó có quy định nhiều vấn đề mà bạn quan tâm (vì bạn đã đặt một số câu hỏi trước đó)
     
    Báo quản trị |  
  • #28090   18/06/2008

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Quyền của bị can

     Bị can có quyền:

    a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì;

    b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

    c) Trình bày lời khai;

    d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

    e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

    g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

    h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Trong trường hợp Bị can nhờ Luật sư bào chữa cho mình thì luật sư được tham gia khi công an hỏi cung bị can trong quá trình điều tra .

    (Điều 49, 56 Bộ Luật tố tụng Hình sự)

     
    Báo quản trị |  
  • #28078   30/06/2009

    Huyenntt2310
    Huyenntt2310

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi luật sư một người bị bắt tạm giam 4 tháng, công an có quyền gia hạn thời gian tạm giam bị can mấy lần?

    Xin hỏi luật sư một người bị bắt tạm giam 4 tháng, công an có quyền gia hạn thời gian tạm giam bị can mấy lần?
    Nếu trong vụ án có bị can bỏ trốn, công an đã phát lệnh truy nã. Nếu trong thời gian tạm giam các bị can khác mà vẫn chưa bắt dược bị can truy nã nay thì công an coa quyền đưa vụ việc ra toà án xét xử không?
    Cảm ơn ngài luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #28079   18/06/2008

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Thời hạn tạm giam để điều tra

    Vì bạn không nói rõ là người đó bị bắt vì tội gì nên không thể xác định một cách chính xác nhưng Theo thông tin bạn cung cấp thì lần đầu Công an ra quyết định tạm giam đối với người đó là 4 tháng. như vậy người này đã bị tình nghi phạm tội tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì vậy bạn có thể tham khảo quy định sau:

    "Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".

    Việc gia hạn tạm giam được quy định nh­ư sau:

    - Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
    - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng. (Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự).

    Nếu trong vụ án có bị can bỏ trốn, công an đã phát lệnh truy nã. Nếu trong thời gian tạm giam các bị can khác mà vẫn chưa bắt dược bị can truy nã này thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tiến hành truy tố, xét xử các bị can khác theo thủ tục chung.

    Đối với bị can bị truy nã thì Cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có thể xét xử vắng mặt (nếu đủ các căn cứ luật định).

     
    Báo quản trị |  
  • #28080   18/06/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Trích Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003:
    Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra
    1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm
    trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
    Việc gia hạn tạm giam được quy định nh­ư sau:
    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
    3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát được quy định như­ sau:
    a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
    b) Trong trường hợp gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
    5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 3 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.
    Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
    6. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho ng­ười bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
    Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
    Trích khoản 2, khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 về Khái niệm tội phạm:
    Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

     
    Báo quản trị |  
  • #28081   30/06/2009

    ngocloan6563
    ngocloan6563

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin bảo lãnh người bị tam giam

    Kính gửi diễn đàn pháp luật
    Xin vui lòng cho tôi biết.
    - người thân của người bị tạm giam có quyền được biết về việc gia hạn tạm giam của người ấy không?
    Có thể tìm hiểu nơi nào?
    Và thủ tục xin bảo lãnh người bị tạm giam vì liên quan đến 35 ngàn phim văn hoa phẩm đồi truỵ
    Xin chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #13550   20/06/2008

    toivaem78
    toivaem78

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cơ quan điều tra chưa xác minh được lý lịch mà thời hạn tạm giữ đã hết thì có tạm giam được không ?

    Trường hợp người vi phạm pháp luật khi cơ quan điều tra chưa xác minh được lý lịch của họ mà thời hạn tạm giữ đã hết để áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thì có tạm giam được không ?. Trường hợp này được quy định trong văn bản nào ?
     
    Báo quản trị |  
  • #13551   24/06/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Biện pháp tạm giam không phải căn cứ vào việc xác minh được lý lịch bị can hay chưa mà căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự. Theo đó: biện pháp tạm giam có thể được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
    - Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
    - Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
     
    Báo quản trị |  
  • #13552   30/06/2008

    taytrongtay
    taytrongtay

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    toi nghi la: bien phap tam giam chi ap dung cho bi can, bi cao nen muon ap dung bien phap nay thi nguoi do phai co QD khoi to bi can. De co quyet dinh khoi to bi can thi tat nhien nguoi do phai co day du ly lich roi chu!
    con neu da het thoi han tam giu ma van chua thuc hien xong cac cong viec ban dau toi nghi la buoc phai tha nguoi.
    Mong duoc hoi am lai cua cac ban!

     
    Báo quản trị |  
  • #28124   03/08/2008

    autorun184
    autorun184

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Căn cứ vào kết luận giám định tạm thời có thể khởi tố vụ án khởi tố bị can không?

    Căn cứ vào kết luận giám định tạm thời có thể khởi tố vụ án khởi tố bị can không? Có văn bản nào hướng dẫn việc xử lý và giải quyết không?     
     
    Báo quản trị |  
  • #28125   17/07/2008

    nguyenthaibinh
    nguyenthaibinh



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Kết luận giám định tạm thời có coi là căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can ?

    Có lẽ bạn đã nhầm lẫn khái niệm. Bởi vì không có Kết luận giám định tạm thời hay Kết luận giám định vĩnh viễn.Trong tố tụng hình sự chỉ có Kết luận giám định mà trong đó đưa ra tỷ lệ thương tật tạm thời hoặc là tỷ lệ thương tật vĩnh viễn. Luật không quy định phải lấy tỷ lệ thương tật tạm thời hay tỷ lệ thương tật vĩnh viễn làm căn cứ để khởi tố vụ án và khởi tố bị can. Trong cả hai trường hợp nêu trên thì Kết luận giám định đều có hiệu lực pháp lý. Vì vậy, trên thực tế các Cơ quan điều tra dùng kết luận giám định, trong đó đưa ra tỷ lệ thương tật tạm thời làm căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can là phù hợp với quy định của pháp luật.
    Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là Bản Quy định tiêu chuẩn thương tật ban hành kèm theo Thông tư số 12/TTLB của Bộ Y-tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 26/7/1995 quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới.
     
    Báo quản trị |