Vì nếu ra quyết định đình chỉ thì phần dân sự của vụ án sẽ được giải quyết như thế nào?! Mặt khác, Bộ luật tố tụng dân sự cũng không quy định trường hợp này phải đình chỉ giải quyết vụ án ân sự.
Trong trường hợp này Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (nếu thấy cần thiết) vì khoản 4 điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định trường hợp tạm đình chỉ gải quyết vụ án dân sự khi: "Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án".
Khi phát hiện có dấu hiệu hình sự, tùy từng trường hợp, Tòa án có thể tự mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để khởi tố vụ án hình sự.
Toà án có thể khởi tố vụ án hình sự đối với những trường hợp sau:
- Làm giả, huỷ hoại những chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Toà án;
- Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu;
- Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
- Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;
- Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa khi dịch;
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở người tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ do Bộ luật này quy định;
- Người vi phạm nội quy phiên toà đến mức phải xử lý hình sự.
(Điều 385, 387 Bộ Luật Tố tụng dân sự)