Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

25 Trang «<16171819202122>»
  • Xem thêm     

    08/07/2018, 11:31:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Chồng bạn đã có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy được coi là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào

    Theo quy định tại Điều 250 – Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy như sau:

    “1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

    c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

    h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

    2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

    e) Vận chuyển qua biên giới;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

    h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

    n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

    o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

    b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    Như vậy, vận chuyển 470 viên thuốc lắc, 1,6 lạng thuộc vào trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. Vì vậy, anh trai bạn có thể bị xử lý hình sự với mức khung hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, các lần trước nếu có giao dịch nhưng chưa bắt được quả tang thì sẽ tùy thuộc vào cơ quan điều tra chứng minh các lần vận chuyển đó.

  • Xem thêm     

    08/07/2018, 05:00:02 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trong trường hợp của bạn nếu bị có nghi ngờ  về hành vi trộm cắp tài sản thì họ hoàn toàn có thể gửi đơn trình bảo đến cơ quan công an. Sau đó cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra.

    Nếu kết quả điều tra cho kết luận bạn có thực hiện hành vi lấy trộm đồ thì bạn có thể sẽ bị xử lý theo quy định về tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

    Tuy nhiên, theo những gì bạn nói thì đồ vật bị mất không phải do bạn lấy, và việc những người khác nói bạn trộm tài sản cũng không có chứng cứ, không có cơ sở. Vì vậy, nếu không đủ bằng chứng phạm tội về việc bạn lấy trộm tài sản và kết quả điều tra của Công an cho thấy bạn không trộm chiếc điện thoại của người khác. Như vậy những ai vu oan cho bạn sẽ phạm tội vu khống hoặc tội làm nhục người khác được quy định tại Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    06/07/2018, 09:49:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trước hết xét về trách nhiệm dân sự. Cả hai giao dịch đối với xe ôtô (thế chấp cho ngân hàng và bán cho bà Vân) đều không đăng ký giao dịch bảo đảm. Về mặt hình thức và giả sử cả giao dịch trên đều hợp lệ, thì căn cứ vào Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 chiếc xe ôtô trên vẫn được ưu tiên dùng để thanh toán nợ cho người cho vay bởi giao dịch thế chấp xe ôtô được xác lập trước giao dịch mua bán, tức là việc người vay bán chiếc xe không ảnh hưởng đến quyền lợi của người cho vay thế chấp.

    Ngoài ra, tài sản thế chấp (xe ôtô) đã bị hạn chế giao dịch (không được bán, nếu không cho phép) theo đúng quy định tại hợp đồng thế chấp và luật, giao dịch bán xe ôtô cho đã bị xem là vô hiệu.

    Như vậy, dù tài sản bảo đảm đã bị người vay tiền bán thì về pháp lý nếu tài sản còn tồn tại (vật chất) thì vẫn được thu hồi để ưu tiên thanh toán nợ cho người nhận thế chấp. Câu hỏi đặt ra là dưới góc độ pháp luật hình sự thì hành vi bán tài sản thế chấp ngân hàng của người vay 700 triệu đồng kia đã cấu thành tội phạm gì? 

    Căn cứ những chi tiết trong vụ việc này có thể khẳng định, người đêm ô tô thế chấp vay tiền đã thực hiện hành vi của mình bằng lỗi cố ý với động cơ và mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Trước hết, việc giao dịch giữa người thế chấp và người nhận thế chấp xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp.

    Tuy nhiên, sau khi đã được người nhận thế chấp cho vay, người thế chấp đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý, thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng hành vi làm lại giấy đăng ký xe nhằm bán xe cho người khác.

    Như vậy có cơ sở để khẳng định người vay tiền đã phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài theo Điều 175, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

    “1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản….”. 

    Để cấu thành tội danh này, phải thỏa mãn những hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Tức là phải có thủ đoạn gian dối, bỏ trốn hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Việc người thế chấp bán xe cho người khác khi chiếc xe vẫn còn thế chấp được xác định là vi phạm thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng vay tài sản.

    Nói cách khác hành vi của người thế chấp sử dụng tài sản đã thế chấp vào mục đích bất hợp pháp đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự.

    Các hành vi phạm vào tội quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự được quy định là hành vi nhằm “chiếm đoạt” tài sản, nhưng sự chiếm đoạt được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và có đặc trưng khác hoàn toàn với các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Việc chuyển giao tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản sang người phạm tội là do tín nhiệm và hoàn toàn ngay thẳng để người được giao tài sản sử dụng (hợp đồng vay, mượn, thuê), bảo quản (hợp đồng trông giữ, bảo quản), vận chuyển (hợp đồng vận chuyển), gia công (hợp đồng gia công, chế biến), sửa chữa (hợp đồng sửa chữa).

    Trong trường hợp bạn nêu đã có hành vi gian dối với người bạn đã nhận thế chấp để “bán tài sản bảo đảm” thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, hành vi của người thế chấp còn có thể được tiếp tục xem là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tiền vay và còn bị truy cứu trách nhiệm thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (lừa người mua xe) theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

  • Xem thêm     

    03/07/2018, 10:49:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với trường hợp của anh trai bạn, do tỷ lệ giám định thương tích với 1 đối tượng là 65% nên anh trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo khoản 5 Điều 134 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

    5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

    Như vậy, khung hình phạt cao nhất anh bạn có thể phải chịu nếu như có Đơn tố cáo từ phía gia đình người bị thương tích là 15 năm tù. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần xem xét thêm các tình tiết để xét đến yếu tố chuyển tội danh cho anh bạn, để cấu thành theo Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại điểm b khỏan 2 Điều 136 BLHS 2015:

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”

    Việc chuyển tội danh cho anh bạn sẽ giảm khung hình phạt cao nhất xuống còn 03 năm. Do đó, chúng tôi cần biết thêm một số thông tin vụ án để có thể tư vấn chính xác cho gia đình bạn. Hiện naym, gia đình bạn nên đến thăm hỏi, động viên và bồi thường số tiền điều trị, thuốc men cho gia đình nạn nhân đó để có thêm tình tiết giảm nhẹ cho anh trai bạn.

  • Xem thêm     

    03/07/2018, 10:46:07 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, do đó chúng tôi không thể tư vấn chính xác vợ bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh gì. Vậy nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn làm 02 trường hợp:

    Thứ nhất, với công cụ gây án là con dao thái lan đã nằm trong danh mục “ phương tiện nguy hiểm” do đó dù tỷ lệ thương tích của nạn nhân là dưới 11%(đủ các yếu tố cấu thành tội) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 134 BLHS 2015 và theo tỷ lệ giám định thương tích thực tế sẽ quy định tính định khung theo tội này.

    Thứ hai, nếu hậu quả xảy ra là chết người (đủ các yếu tố cấu thành tội) thì vợ bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015 thì mức hình phạt cao nhất với tội này sẽ là tử hình.

    Thứ ba, nếu như tình tiết vụ án có việc đâm nạn nhân từ phía sau nhằm mục đích tự vệ hoặc do tinh thần bị kích động mạnh thì việc định tội danh cho vợ bạn sẽ không thuộc hai tội trên. Do đó, việc định tội danh phụ thuộc rất nhiều vào việc điều tra vụ án của cơ quan điều tra và lời khai của vợ bạn thì chúng tôi mới có thể tư vấn chính xác được.

  • Xem thêm     

    02/07/2018, 06:13:54 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với hành vi của người đồng nghiệp trên, chúng tôi nhận định rằng đó là hành vi quấy rối tình dục theo khái niệm của Bộ Quy tắc do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: “Quấy rối tình dục có thể bằng hành vi mang tính thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm không mong muốn, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp, hay hôn cho tới tấn công tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm..”

    Hành vi quấy rối tình dục rất khó cấu thành tội phạm do chưa có hậu quả nghiêm trọng, và hậu quả của hành vi quấy rối thường khó để chứng minh. Và với các thông tin bạn cung cấp, người đó chưa đủ yếu tố cấu thành tội hiếp dâm  do

    Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động 2012 về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi: “Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Do đó bạn của bạn có thể hoàn toàn khiếu nại về vấn đề này, chứng minh qua các vết thương tích trên cơ thể của bạn bạn đó là “miệng sưng chảy máu, cổ lằn dấu tay khi bị hung thủ bóp chặt vào cổ” và dấu hiệu thực hiện hành vi nhiều lần như bạn đã nói. Ở trường hợp này, bạn của bạn cần chứng minh tinh thần và nhân phẩm của bạn ấy đã bị xúc phạm và làm nhục nghiêm trọng bởi hành vi của người đồng nghiệp kia.

    Ngoài hành vi quấy rối tình dục ở trên, đối tượng kia đã có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực nhằm uy hiếp vô hiệu hoá khả năng kháng cự của nạn nhân (tức làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân) để giao cấu với họ nhưng không được sự chấp thuận của họ đã có dấu hiệu về Tội Hiếp dâm được quy định tại điều 141 Bộ luật hình sự 2015 như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

    Như vậy, bạn của bạn có thể làm đơn khiếu nại về hành vi quấy rối tình dục và hiếp dâm tại nơi làm việc hoặc làm đơn khai báo, tố giác lên cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra. Trong đó cần chứng minh rõ về tính chất “nhiều lần” của hành vi, xác nhận của người làm chứng như bạn nêu trên và tài liệu xác thực về tình trạng bị xâm hại thể chất của bạn bạn.

  • Xem thêm     

    22/06/2018, 02:53:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đề nghị bạn liên hệ trực tiếp với tôi qua số điện thoại bên dưới này nhé

  • Xem thêm     

    21/06/2018, 06:19:02 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ điều 145 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

    “Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

    1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

    Theo quy định trên, việc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tỉnh dục khác với người dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo  điều 145. Như vậy, bạn gái bạn sinh năm 2000, năm nay 18 tuổi, nếu khi hai người quan giao cấu mà bạn gái đã đủ từ 16 tuổi trở lên thì không thuộc đối tượng được bảo vệ tại điều 145 nên bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

  • Xem thêm     

    21/06/2018, 06:17:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Về xác định giá trị thiệt hại: Thiệt hại là tài sản thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định trên cơ sở giá trị thực tế của tài sản (tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại) trừ đi giá trị còn lại của tài sản (nếu có) tại thời điểm xảy ra thiệt hại; Thiệt hại là tiền, giấy tờ có giá hoặc các tài sản khác dưới dạng tiền tệ, tài chính thì giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định bằng số tiền thực tế bị thiệt hại; Các thiệt hại khác xác định trên cơ sở chênh lệch tính thành tiền giữa định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt với thực tế thực hiện và chi phí khắc phục hậu quả (nếu có).

  • Xem thêm     

    21/06/2018, 03:15:39 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ điều 496 Bộ luật dân sự 2015:

    “Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

    1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

    2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

    3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

    4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

    5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.”

    Bạn của bạn mượn xe sau đó lại cho bạn mượn và bạn làm mất. Như vậy, xuất hiện hai hợp đồng mượn tài sản đó là giữa bạn của bạn và chủ chiếc xe, thứ hai là giữa bạn của bạn và bạn. Theo quy định tại điều 496 nêu trên, bạn có nghĩa vụ bồi thường cho bạn của bạn còn ban của bạn có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người chủ xe vì đã làm mất chiếc xe đã mượn.

    Về việc bạn đã trình báo với cơ quan công an và đang chờ giải quyết, bạn và người bạn kia có thể thương lượng với chủ xe về việc chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nếu không thỏa thuận được thì phải bồi thường cho chủ xe theo giá trị của chiếc xe hoặc theo thỏa thuận.

     

  • Xem thêm     

    15/06/2018, 04:02:48 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn hãy thương lượng với họ về vấn đề này, mà cách tốt nhất là hãy trả họ hết tiền mua hàng để tránh bị truy tố nhé.

  • Xem thêm     

    14/06/2018, 10:31:07 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Do chưa xác định được hành vi mua linh kiện của bạn là mua linh kiện cho bạn hay cho bệnh viện nên có hai trường hợp xảy ra như sau:

    Thứ nhất: Việc mua linh kiện là do yêu cầu của bệnh viện và bạn chỉ là người được ủy quyền thay bệnh viện mua.

    Trong trường hợp này, bệnh viện là bên  mua của giao dịch mua bán mà bạn đã thực hiện và sẽ là bên chịu trách nhiệm thanh toán cho bên bán hàng hóa. Việc bạn không thanh toán được cho người bán là do bệnh viện chưa cấp kinh phí thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm.

    Thứ hai: Bạn mua linh kiện để sử dụng nhưng lại lấy danh nghĩa bệnh viện thì hành vi của bạn có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

    “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:…..

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;….

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;…

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;….”

  • Xem thêm     

    11/06/2018, 11:18:29 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn gái bạn chưa đủ 16 tuổi, theo pháp luật Việt Nam thì người đó được coi là trẻ em.

    Bạn và bạn gái chưa quan hệ tình dục với nhau, do đó sẽ không cấu thành tội phạm “ Tội giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi”. Tuy nhiên bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Căn cứ Điều 7 Luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 quy định những hành vi sau bị cấm:

    “…2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;..”

    Theo bạn trình bày, cô gái đó rủ bạn đi trốn, tự nguyện đi theo bạn. Tuy nhiên, bạn gái bạn theo pháp luật quy định thì vẫn đươc coi là trẻ em, nếu không có bạn bỏ trốn cùng thì bạn gái kia cũng sẽ không bỏ trốn. Hành vi cùng bạn gái dưới 16 tuổi bỏ trốn coi như hành vi giúp sức cho họ bỏ đi lang thang. Do đó, bạn có thể bị xử lý hành chính về hành vi này theo quy định tại nghị định 144/2013: “1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.”

  • Xem thêm     

    01/06/2018, 03:40:26 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Em gái bạn được một người nhờ bán hộ 4 chỉ vàng và bị công an lập biên bản, sau điều tra, người bạn đó xác định số vàng đó là của vợ anh ta gửi. Sau 3 tháng điều tra, họ gọi em bạn lên để xử phạt hành chính.
    Căn cứ điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định:
    “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:..”
    Căn cứ  Nghị định 167/2013 điều 15 khoản 1 về xử lý vi phạm hành chính:
    “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Trộm cắp tài sản;
    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”
    Như vậy, hành vi bán vàng mà biết rõ là vàng giả là dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Với số lượng 4 chỉ vàng, nếu bán thì số tiền có thể chiếm đoạt được trên hai triệu thì hành vi này đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 điều 174, nếu dưới hai triệu đồng thì sẽ bị xử lý hành chính theo điều luật nêu trên. Nếu bị xử lý hành chính thì hành vi bị xử phạt là “Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;”  với mức phạt tiền từ 1000.000 đồng đên 2000.000 đồng. Do đó, có hai giả thiết đặt ra trong trường hợp này như sau:
    Thứ nhất: Nếu cơ quan công an chứng minh được em gái bạn biết số vàng đó là giả mà vẫn đem bán. Như vậy, em gái bạn sẽ là đồng phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phải chịu trách nhiệm theo Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành.
    Vì số vàng giả mà em gái bạn bán hộ là 4 chỉ, nếu bán thì có thể chiếm đoạt được số tiền trên 2.000.000 đồng, nên đã tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không thể áp dụng trách nhiệm hành chính. Việc xử lý vi phạm hành chính đối với em gái bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật.
    Thứ hai: Nếu em gái bạn không biết đó là vàng giả mà cứ tưởng đó là vàng thật đem bán hộ người khác và cơ quan công an không chứng minh được em gái bạn có liên đới đồng phạm trong vụ việc này thì em bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự và cũng không phải chịu trách nhiệm hành chính.
    Về chiếc điện thoại bị tịch thu được giải quyết như sau:
    Chiếc điện thoại bị thu trong trường hợp được xử lý theo điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
    “2. Vật chứng được xử lý như sau:
    a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì ;
    b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
    c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
    3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
    a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
    b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;..”
    Theo quy định trên, nếu chiếc điện thoại là tang vật của hành vi vi phạm pháp luật thì có thể bị xử lý theo quy định hiện hành là bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy, còn nếu em gái bạn không vi phạm thì sẽ được được trả lại cho chủ sở hữu theo quy định nêu trên.

  • Xem thêm     

    10/05/2018, 06:33:10 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


     Luật phòng chống ma túy 2013 quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau :

    “1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

    3. Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.”

    Như vậy, người nghiện ma túy trong trường hợp này (tạm gọi là A) đã đủ 18 tuổi, có nơi cư trú, đã được cai nghiện tự nguyện tại gia đình nhưng nay vẫn còn nghiện đã đủ điều kiện để áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Trong thời gian hoàn thiện thủ tục, dù A có đơn xin cai nghiện tự nguyện thì chỉ được coi là không bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn phải cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buôc.

    Thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính như sau: “Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.”

    Theo đó, thời gian áp áp dụng biện pháp cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thấp nhất là 12 tháng mà không phải là 06 tháng.

    Như vậy, dù A làm đơn cai nghiện tự nguyện thì vẫn phải cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc với thời hạn thấp nhất là 12 tháng.

  • Xem thêm     

    10/05/2018, 06:31:32 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    TH mượn tài xe của bạn sau đó đem đi cầm được 8 triệu đồng.

    Nếu sau khi mượng xe TH mới có ý định đem đi cầm cố thì hành vi của TH có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiêm chiếm đoạt tài sản tại điều 175 BLHS sửa đổi bổ sung 2017:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:”

    Nếu ý định mượn xe và đi cầm cố xuất hiện trước khi mượn thì hành vi của TH có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 BLHS sửa đổi, bổ sung 2017:

    “. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:”

    Việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được quy định tại điều 155 BLTTHS 2015 như sau:

    “1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

    Như vậy, cả hai tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều không thuộc các trường hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do đó, dù bạn rút đơn khởi tố thì TH vẫn bị khởi tố, việc Th đã xin lỗi và khắc phục hậu quả chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ khi Tòa án xét xử.

  • Xem thêm     

    01/05/2018, 02:43:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

    – Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    – Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    – Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    – Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Như vậy, người vay tiền phải có trách nhiệm trả nợ đủ tiền khi đến hạn. Nếu người này trả nợ không đúng hạn và đủ tiền thì bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh giao dịch vay tiền.

    Nếu người vay tiền có dấu hiệu bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng số tiền vay không đúng mục đích (chơi cờ bạc,…) dẫn đến mất khả năng thanh toán thì người vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 và 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

  • Xem thêm     

    29/04/2018, 03:44:04 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự  sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

    Khoản 1 Điều 175 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”

    Trong trường hợp của bạn, nếu người cho bạn số tài khoản để bạn chuyển khoản ngay từ đầu đã có ý định chiếm đoạt số tiền mà bạn gửi và không giao hàng thì hành vi đó cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì có hành vi gian dối xảy ra trước hành vi chiếm đoạt. Nếu, sau khi bạn chuyển khoản, người đó mới có ý định không giao hàng cho bạn mà chiếm đoạt luôn số tiền mà bạn đã chuyển thì hành vi đó có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Theo Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

    “Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

    Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

    1. Tố giác của cá nhân;

    2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

    4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

    5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

    6. Người phạm tội tự thú.”

    Trường hợp của bạn là bị đối tượng trên có dấu hiệu lừa đảo. Do vậy bạn cần làm đơn tố cáo toàn bộ sự việc trên với cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận, Huyện nơi người đó đó đang hoạt động, bạn cần kèm theo các chứng từ đã chuyển khoản cũng như các thông tin trao đổi qua lại giữa bạn và tài khoản đó trong những lần giao dịch trước và sau khi chuyển tiền.

    Nếu sự việc trên là đúng sự thật bạn cũng có thể cảnh báo sự việc để mọi người cùng biết và Bạn có thể lan truyền trên mạng xã hội nhưng nên ở hình thức tường thuật lại vụ việc, không được kết tội họ là lừa đảo ngay.

  • Xem thêm     

    25/04/2018, 04:39:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn hỏi về việc người nghiện ma túy bị bắt lần đầu tiên đã bị đưa vào cơ sở cai nghiện mà không thông báo cho gia đình người bị nghiện biết, như vậy là đúng hay sai. Tôi xin giả đáp như sau:
    Về đối tượng
    Nghị định số 221/2013/ NĐ – CP tại điều 3 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
    “Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
    1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
    2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.”. 
    Theo đó, đối tượng bị bắt đi cai nghiện bắt buộc bao gồm: thứ nhất, người nghiện ma túy đã đủ 18 tuổi và có nơi cư trú ổn định và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện. Thứ hai, người nghiện ma túy đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng không có nơi cư trú ổn định và chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn. Nếu người bị đưa đi cai nghiện bắt buộc không là một trong hai đối tượng kể trên thì việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện là sai.
    Về trình tự thủ tục
    Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định tại điều 8 Nghị định này như sau:
    Về việc lập hồ sơ đề nghị
     1. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ:…
    2. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó:…”
    Về việc thông báo việc lập hồ sơ:
     “1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
    Theo đó,trước khi áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì phải lập hồ sơ đề nghị và phải thông báo về việc lập hồ sơ cho người bị áp dụng biện pháp này hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Pháp luật chỉ bắt buộc thông báo về việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho người đại diện của người bị áp dụng khi người đó chưa đủ 18 tuổi còn các trường hợp đủ 18 tuổi thì không bắt buộc phải thông báo cho người đại diện.
    Về Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
    Sau khi lập hồ sơ xong, cơ quan công an cũng không được phép áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ngay, việc đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được tiến hành như sau:
    “Điều 15. Đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
    1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đưa người đi thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
    Theo đó, thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là Tòa án, cơ quan Công an chỉ được đưa người đi khi có quyết định của Tòa.
    Như vậy, tùy vào độ tuổi của người bị áp dụng mới có thể khẳng định việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp này là đúng hay sai. Nếu bạn của bạn đã đủ 18 tuổi, có nơi cư trú ổn định, bị bắt lần đầu và chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà đã bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì là sai về căn cứ. Nếu bạn của bạn chưa đủ 18 tuổi khi áp dụng biện pháp bắt vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không thông báo cho người đại diện là sai về trình tự thủ tục. Việc làm của lực lượng công an là sai. Gia đình người bị bắt đưa đi cai nghiện bắt buộc có thể khiếu nại về hành vi này đối với người bạn của bạn và có thể làm và gửi đơn khiếu nại đến chính cơ quan, cá nhân đã ra quyết định áp dụng biện pháp này.

  • Xem thêm     

    22/04/2018, 11:44:44 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích về hành vi mua bán dâm như sau:

    “1. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

    2. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

    3. Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm…”.

    Theo quy định này thì yếu tố “dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác” trả cho người bán dâm để được giao cấu là cơ sở để xác định việc mua, bán dâm.

    Bên cạnh đó, theo điểm e Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 quy định về việc cho thuê lưu trú thì:

    “e) Cho thuê lưu trú

    - Có nội quy của cơ sở kinh doanh lưu trú niêm yết tại nơi dễ thấy.

    - Phải ghi đầy đủ các thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ và thông báo lưu trú với cơ quan công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong ngày. Nếu khách đến lưu trú sau 23 giờ thì vào sổ và thông báo cho cơ quan công an vào trước 8 giờ sáng ngày hôm sau (kể cả khách nghỉ theo giờ). Trường hợp có nghi vấn liên quan đến an ninh, trật tự phải báo cáo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn.

    - Cơ sở kinh doanh nếu thông báo lưu trú cho cơ quan công an qua mạng Internet thì phải lưu trữ đầy đủ thông tin về khách đã lưu trú tại cơ sở để phục vụ công tác quản lý.

    - Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, chất nổ phải yêu cầu khách xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ.

    - Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức; xác nhận của cơ quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

    Trường hợp khách đến lưu trú không có các loại giấy tờ trên thì khi cho khách vào lưu trú, chủ cơ sở phải thông báo ngay cho cơ quan công an phường, xã, thị trấn…”.

    Như vậy, theo quy định vừa trích dẫn ở trên, khi đến nghỉ tại các nhà nghỉ hoặc khách sạn, bạn có trách nhiệm phải xuất trình một trong các giấy tờ như chứng minh nhân dân; hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp (bằng lái xe, thẻ thương binh, thẻ nhà báo…) và cơ sở cho thuê lưu trú phải ghi đầy đủ các thông tin của khách lưu trú vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ và thông báo lưu trú với cơ quan công an xã, phường, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong ngày.

    Do đó, trong trường hợp cảnh sát vào kiểm tra phòng thì bạn có thể chứng minh việc mình không mua bán dâm bằng cách trình bày việc mình đã xuất trình các giấy tờ tùy thân cho quản lý khách sạn/nhà nghỉ và đưa ra các chứng cứ về việc hai bạn là vợ chồng: Cho biết họ tên của nhau, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở, hình ảnh lễ cưới…hoặc những thông tin cá nhân có liên quan khác.

    Bên cạnh đó, bằng nghiệp vụ của mình và các căn cứ thực tế khi kiểm tra, cán bộ công an sẽ kết luận rằng những người thuê phòng trong nhà nghỉ có hành vi mua bán dâm hay không.

25 Trang «<16171819202122>»