Em gái bạn được một người nhờ bán hộ 4 chỉ vàng và bị công an lập biên bản, sau điều tra, người bạn đó xác định số vàng đó là của vợ anh ta gửi. Sau 3 tháng điều tra, họ gọi em bạn lên để xử phạt hành chính.
Căn cứ điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:..”
Căn cứ Nghị định 167/2013 điều 15 khoản 1 về xử lý vi phạm hành chính:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”
Như vậy, hành vi bán vàng mà biết rõ là vàng giả là dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Với số lượng 4 chỉ vàng, nếu bán thì số tiền có thể chiếm đoạt được trên hai triệu thì hành vi này đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 điều 174, nếu dưới hai triệu đồng thì sẽ bị xử lý hành chính theo điều luật nêu trên. Nếu bị xử lý hành chính thì hành vi bị xử phạt là “Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;” với mức phạt tiền từ 1000.000 đồng đên 2000.000 đồng. Do đó, có hai giả thiết đặt ra trong trường hợp này như sau:
Thứ nhất: Nếu cơ quan công an chứng minh được em gái bạn biết số vàng đó là giả mà vẫn đem bán. Như vậy, em gái bạn sẽ là đồng phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phải chịu trách nhiệm theo Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành.
Vì số vàng giả mà em gái bạn bán hộ là 4 chỉ, nếu bán thì có thể chiếm đoạt được số tiền trên 2.000.000 đồng, nên đã tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không thể áp dụng trách nhiệm hành chính. Việc xử lý vi phạm hành chính đối với em gái bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ hai: Nếu em gái bạn không biết đó là vàng giả mà cứ tưởng đó là vàng thật đem bán hộ người khác và cơ quan công an không chứng minh được em gái bạn có liên đới đồng phạm trong vụ việc này thì em bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự và cũng không phải chịu trách nhiệm hành chính.
Về chiếc điện thoại bị tịch thu được giải quyết như sau:
Chiếc điện thoại bị thu trong trường hợp được xử lý theo điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì ;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;..”
Theo quy định trên, nếu chiếc điện thoại là tang vật của hành vi vi phạm pháp luật thì có thể bị xử lý theo quy định hiện hành là bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy, còn nếu em gái bạn không vi phạm thì sẽ được được trả lại cho chủ sở hữu theo quy định nêu trên.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;