Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Đào Liên - daolienluatsu

18 Trang «<45678910>»
  • Xem thêm     

    02/08/2015, 05:21:41 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Quyền thành lập đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

    Doanh nghiệp được quyền thành lập các đơn vị phụ thuộc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Luật Doanh nghiệp quy định các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp gồm:

    a. Chi nhánh: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Chi nhánh có thể đặt tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, tuy nhiên, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các chức năng của doanh nghiệp nên sẽ có con dấu mới.

    b. Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp (Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh).

    c. Địa điểm kinh doanh: là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động để tiến hành kinh doanh. Địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài như Công ty.

    Bạn căn cứ vào nhu cầu của mình và đặc điểm các đơn vị phụ thuộc theo quy định của pháp luật để lựa chọn đơn vị phụ thuộc phù hợp rồi tiến hành đăng ký thành lập như chúng tôi tư vấn dưới đây.

    2.  Thủ tục thành lập đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

    Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục thành lập đơn vị phụ thuộc tại khoản 1 Điều 33 như sau:

    Về hồ sơ cần có:

    a. Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh  theo mẫu tại đây;

    b. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

    c. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    d. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    e. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Thời gian giải quyết:

    Luật doanh nghiệp quy định về thời gian là 3 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận thành lập đơn vị phụ thuộc.

    Chi phí hành chính: 200.000 đồng

    3. Thủ tục cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp

    Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    4. Về con dấu của chi nhánh

    Doanh nghiệp được quyền lựa chọn sử dụng con dấu của chi nhánh hoặc không nên trong trường hợp không muốn, doanh nghiệp của bạn không cần đăng ký sử dụng mẫu dấu cho chi nhánh.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và sn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     

     

  • Xem thêm     

    02/08/2015, 05:16:27 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Trả lời:

    Chào bạn,      

    Vấn đề bạn hỏi đã được các luật sư tư vấn, Luật sư Đào Thị Liên – Công ty Luật Tiền Phong bổ sung thêm một số nội dung như sau:

    1. Quyền thành lập đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

    Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được quyền thành lập các đơn vị phụ thuộc là Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

    Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

     Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

    Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

    Trường hợp bạn muốn mở 1 phòng giao dịch để trưng bày, giới thiệu sản phẩm, không tiến hành các hoạt động kinh doanh thì nên thành lập Văn phòng đại diện; trường hợp bạn muốn bán hàng tại địa điểm đó thì nên thành lập địa điểm kinh doanh.

    2.  Thủ tục thành lập văn phòng đại diện

    Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại khoản 1 Điều 33 như sau:

    Về hồ sơ cần có:

    a. Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh  theo mẫu tại đây;

    b. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

    c. Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    d. Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

    e. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Thời gian giải quyết:

    Luật doanh nghiệp quy định về thời gian là 3 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận thành lập Văn phòng đại diện.

    Chi phí hành chính: 200.000 đồng

    3. Thủ tục cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp

    Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Trường hợp của bạn, trụ sở và đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đều đăng ký tại thành phố Hồ Chí Minh nên không cần làm thủ tục này.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     

  • Xem thêm     

    31/07/2015, 10:57:57 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi khá rộng và liên quan đến nhiều chuyên ngành luật, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn lần lượt từng vấn đề như dưới đây: 

    1. Về việc tuyển dụng lao động:

    Doanh nghiệp thực hiện hoạt động thông qua người đại diện theo pháp luật và thông thường là giám đốc doanh nghiệp. Điều 99 Luật Doanh nghiệp quy định, giám đốc công ty có quyền đại diện cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động.

    Việc tuyển dụng lao động có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung tâm môi giới việc làm/tuyển dụng tùy theo khả năng và nhu cầu của doanh nghiệp.

    Nếu bạn tuyển dụng qua trung tâm tuyển dụng lao động, bạn cần cung cấp danh sách các vị trí tuyển dụng cũng như mô tả cụ thể yêu cầu tuyển dụng. Trên cơ sở hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp của bạn, đơn vị dịch vụ tuyển dụng sẽ tuyển người theo tiêu chí và danh sách bên bạn đưa ra và cung cấp danh sách nhân sự này cho công ty của bạn.

    Việc tuyển nhân sự cho từng chức danh chuyên môn nói chung và vị trí kỹ sư điện nói riêgn cũng như vậy, bạn cần đặt ra các tiêu chí tuyển dụng để tự mình tuyển hoặc thông qua đơn vị cung ứng dịch vụ tuyển dụng.

    2. Tiền lương tối thiểu theo quy định hiện hành

    Theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động  có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:

    a) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

    b) Mức 2.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

    c) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

    d) Mức 2.150.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

    Các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng I; Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng II, các địa bàn còn lại của thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng IV.

    3. Về tiền lương tối thiểu một giờ

    Luật Lao động quy định tại Điều 104: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Bạn đối chiếu vùng nơi doanh nghiệp của bạn sử dụng lao động để chia bình quân mức lương tối thiếu cho số giờ làm việc bình thường để xác định mức lương tối thiểu một giờ nhé.

    4. Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

    - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động trừ lương làm thêm giờ ban đêm là thu nhập bị tính thuế thu nhập cá nhân. Khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định: Người lao động được giảm trừ gia cảnh (trước khi chịu thuế) với mức giảm trừ là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm), đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ là 3,6 triệu đồng/tháng. Nếu người lao động nào có mức thu nhập cao hơn mức được giảm trừ thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức thuế suất được quy định tại Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

    Bậc thuế

    Phần thu nhập tính thuế/năm

    (triệu đồng)

    Phần thu nhập tính thuế/tháng

    (triệu đồng)

    Thuế suất (%)

    1

    Đến 60

    Đến 5

    5

    2

    Trên 60 đến 120

    Trên 5 đến 10

    10

    3

    Trên 120 đến 216

    Trên 10 đến 18

    15

    4

    Trên 216 đến 384

    Trên 18 đến 32

    20

    5

    Trên 384 đến 624

    Trên 32 đến 52

    25

    6

    Trên 624 đến 960

    Trên 52 đến 80

    30

    7

    Trên 960

    Trên 80

    35

    - Thuế thu nhập doanh nghiệp được dựa trên căn cứ là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

    Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 quy định về thuế suất như sau: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22% và chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

    Với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

    Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

    5. Mức lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đối tượng thực hiện quy định về lương tối thiểu như chúng tôi tư vấn tại mục 2 nêu trên.

    Đối với các vị trí quan trọng trong công ty như giám đốc điều hành hoặc trưởng/phó phòng, doanh nghiệp có quyền tự chủ cân đối trong việc xây dựng quỹ lương cho mình theo từng năm hoặc mỗi 6 tháng.

    6. Chế độ phúc lợi cần thiết cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

    Căn cứ điều 5 Luật Lao động 2012, người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được hưởng các quyền cơ bản sau:

    - Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

    - Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể (như được tham gia các khóa đào tạo, tham quan, nghỉ mát, hội họp…).

    - Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

    - Đình công;

    - Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

    7. Độ tuổi lao động

    Theo Điều 3, Điều 187 Luật Lao động 2012 thì người trong độ tuổi lao động là người có độ tuổi từ đủ 15 trở lên đến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

    Luật Lao động cũng cho phép sử dụng người lao động cao tuổi tức là những người nhiều tuổi hơn 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ mà không giới hạn mức tối đa. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi.

    Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

    Pháp luật Việt Nam không hạn chế quyền lao động của phụ nữ độ tuổi 30-40 tuổi.

    8. Giải quyết tranh chấp lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động

    Điều 194 Luật Lao động 2012 quy định: nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là (i) Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động; (ii) Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật; (iii) Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; (iv) Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động; (v) Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội và (vi) Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

    Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là Hoà giải viên lao động và Toà án nhân dân.

    9. Hình thức xử lý kỷ luật lao động với người lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ

    Điều 123 Luật Lao động quy định: Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

    10. Quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài tại Việt Nam

    Điều 169, Điều 171, 172 Luật Lao động quy định:

    Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

    c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

    d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

    Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

    Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ nước Việt Nam.

    Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm.

    Các trường hợp sau đây không thuộc diện phải xin giấy phép lao động:

    1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

    2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

    3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

    4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

    5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

    6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

    7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

    9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

    Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động gồm:

    1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động;

    2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế. 

    3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

    4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật (Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành hoặc Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận)

    5. Văn bản về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

    6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

    7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

    Trước ít nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

    11. Về việc cấp thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài

    Người nước ngoài có giấy phép lao động đang làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng được cấp thẻ tạm trú với hồ sơ và thủ tục thực hiện như sau:

    1./ 01 văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5A).Tờ khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú (mẫu N5B),có dán ảnh (kèm theo 02 ảnh cỡ 2x 3 cm)

    2./ 01 bản photo hộ chiếu, thị thực còn giá trị (mang bản chính để đối chiếu)

    3./ 01 bản sao hoặc bản photo (mang bản chính để đối chiếu) hồ sơ pháp nhân của doanh nghiệp bảo lãnh đề nghị cấp thẻ tạm trú, tùy trường hợp cụ thể nộp giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy phép thành lập VPĐD; Chi nhánh công ty (gồm giấy thông báo hoạt động); Giấy đăng ký mẫu dấu; 01 bản photo giấy phép lao động (mang bản chính để đối chiếu), đối với trường hợp phải có giấy phép lao động.

    4./ Xuất trình giấy tờ chứng minh đã khai báo tạm trú tại công an phường xã, thị trấn nơi người đề nghị cấp thẻ tạm trú.

    Theo Điều 38, Điều 8 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam: Thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài có thời hạn không quá 2 năm. Visa thị thực ký hiệu LĐ – được cấp cho người vào lao động.

    Xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm

    Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:  Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với Người nước ngoài ở lại Việt Nam quá thời hạn được phép; hoặc người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    Quy định trên áp dụng cho mọi người nước ngoài khi lưu trú, lao động tại Việt Nam không phân biệt là người Hàn Quốc hay không.

    Khi hết thời hạn giấy phép lao động (hết hạn lưu trú hợp pháp tại Việt Nam cho mục đích làm việc) thì phải tiến hành thủ tục câp lại giấy phép lao động với hồ sơ được quy định tại Điều 14 Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lao động về lao động nước ngoài như sau:

    -  Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động;

    -  02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

    -  Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày, nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động đã được cấp hết hạn;

    - Giấy chứng nhận sức khỏe;

    - Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.

    - Hợp đồng lao động.

    12. Thời gian thử việc và lương trong thời gian thử việc

    Điều 27, 28, 29 Luật Lao động quy định:

    Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần và không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

    Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận

    13. Sa thải người lao động

    Điều 126 Luật Lao động quy định: sa thải là hình thức kỷ luật lao động chỉ áp dụng trong trường hợp:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

    2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

    Trình tự thực hiện việc sa thải:

    Việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải.

    Người sử dụng lao động không được sa thải đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn bằng văn bản cho tất cả các vấn đề nêu trên, hoặc cần luật sư tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và doanh nghiệp sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    31/07/2015, 08:30:54 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định: 

    Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu kinh doanh mà không có biển hiệu.

    Theo điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

    Trường hợp của bạn nếu trước đó có treo biển nhưng do mưa bão biển mới bị rơi thì nên làm đơn và đưa ra các bằng chứng chứng minh (ví dụ: ảnh chụp biển hiệu tại cửa hàng trước đó, hợp đồng lắp đặt biển hiệu....) để cơ quan thẩm quyền xem xét.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

     
  • Xem thêm     

    30/07/2015, 07:23:17 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn để bạn hỏi đã được các luật sư tư vấn, Luật sư Đào Thị Liên – Công ty Luật Tiền Phong xtư vấn bổ sung thêm cho bạn như sau:

    1. Quyền thành lập đơn vị trực thuộc doanh nghiệp

    Theo quy định tại Điều 45, Luật Doanh nghiệp 2014: phụ thuộc vào mục đích kinh doanh, ngoài việc tiến hành hoạt động kinh doanh tại trụ sở chính, doanh nghiệp được lựa chọn thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Trong đó:

    Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

    -  Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

    Trong trường hợp của công ty bạn muốn thực hiện các hoạt động tại địa điểm kinh doanh thì bạn nên lựa chọn thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh vì văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.

    Công ty bạn gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, địa điểm kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời gian 3 ngày làm việc.

    Như vậy, hoạt động kinh doanh tại địa điểm B của công ty bạn hợp pháp kể từ thời điểm nhận được giấy đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    2.Các hoạt động liên quan đến thuế

    2.1.Đăng ký thuế hoặc thay đổi thông tin đăng ký thuế

    Thủ tục đăng ký doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 43/2014/NĐ - CP bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanhđăng ký thuế.

    Như vậy, từ thời điểm có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc nhận được giấy đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thì công ty bạn đã hoàn tất thủ tục đăng ký thuế.

    2.2. Khai và nộp thuế

    Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, phí, lệ phí và khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp (Cục thuế hoặc Chi cục thuế). Phụ thuộc vào từng loại thuế mà quy định về khai thuê và địa điểm khai thuế được quy định chi tiết khác nhau, bạn có thể tham khảo tại Khoản 6, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT – BTC hướng dẫn Luật quản lý thuế.

    -  Đối với doanh nghiệp, chi nhánh hoạch toán toán phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì bạn tiến hành khai thuế tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    -  Chi nhánh hoạch toán độc lập thì khai thuế độc lập tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi chi nhánh chi nhánh đặt trụ sở.

    Về địa điểm nộp thuế (Mục 3 Phần C Thông tư 60/2007/TT-BTC) quy định về như sau:

    1. Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:

    1.1. Tại Kho bạc Nhà nước;

    1.2. Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

    1.3. Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế;

    1.4. Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

    Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền thuế, bảo đảm cho người nộp thuế nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    30/07/2015, 06:34:05 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề bạn hỏi đã được các luật sư tư vấn, Luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn bổ sung cho bạn như sau: 

    1. Về  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Theo khoản 2, Điều 3, Nghị định 42/2010/NĐ-CP thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

    Cũng theo khoản 4, Điều 6, Nghị định 42/2010/NĐ-CP thì những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trước khi Nghị định này có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    Công ty bạn thành lập trước khi nghị định 42/2010/NĐ-CP có hiệu lực nên được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    2. Về thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

    Về nguyên tắc thì giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp (trừ trường hợp có sự thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thuộc trường hợp bị thu hồi). Pháp luật hiện hành không có quy định nào về việc bắt buộc doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục xin đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau 5 năm.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và công ty sức khỏe, thành công.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/07/2015, 06:15:02 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề bạn hỏi đã được Lâutj sư lamsonlawyer tư vấn, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn bổ sung cho bạn như sau: 

    I. Hoạt động thương mại điện tử:

    Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

    Theo Điều 25, Nghi định 52/2013/NĐ-CP thì Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

    a) Sàn giao dịch thương mại điện tử;

    b) Website đấu giá trực tuyến;

    c) Website khuyến mại trực tuyến;

    d) Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

    Tùy vào loại hoạt động điện tử thương mại mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện các hoạt động thông báo hoặc đăng ký trước website thương mại điện tử. Do bạn không cung cấp thông tin nên chúng tôi tư vấn cho bạn cả hai trường hợp thông báo và đăng ký website như dưới đây: 

    II. Trình tự , thủ tục thực hiện việc thông báo hoặc đăng ký webstie

    Theo thông tư  số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử, thì tùy theo lĩnh vực hoạt động bạn phải thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký website thương mại điện tử:

    Trường hợp 1: Thông báo  website thương mại điện tử bán hàng:

    1. Quy trình thông báo

    - Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

    - Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống

    Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

    - Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

    - Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

    Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

    Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

    - Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;

    - Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.

    - Thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

    Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.

    2. Thời hạn giải quyết:

    Thời gian xác nhận thông báo: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ.

    3. Chi phí : không mất phí 

    Trường hợp 2: Đăng ký hoạt động website thương mại điện tử:

    Đối tượng đăng ký: là thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:

    - Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.

    - Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.

    -. Dịch vụ đấu giá trực tuyến.

    2. Hồ sơ đăng ký gồm:

    - Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

    - Bản sao được chứng thực Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân).

    - Đề án cung cấp dịch vụ

    - Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

    - Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó.

    -Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có).

    Trình tự, thủ tục  đăng ký:

    - Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

    - Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau:

    Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống

    Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

    - Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

    - Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

    Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký.

    Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

    - Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5;

    - Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu.

    Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy) .

    Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

    Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

    Xác nhận đăng ký website

    - Thời gian xác nhận đăng ký: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký bản giấy đầy đủ.

    - Khi xác nhận đăng ký, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, thể hiện thành biểu tượng đăng ký.

            Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Chi phí đăng ký: không mất phí

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và doanh nghiệp sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

  • Xem thêm     

    30/07/2015, 05:31:54 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Nhãn hiệu và điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

    - Theo Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ thì “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

    - Theo Điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây :

    + Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

    + Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

    Nếu nhãn hiệu của bạn đáp ứng được các quy định trên thì bạn tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo tư vấn của chúng tôi như sau:

    2.  Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thời hạn giải quyết:

    Để được đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau:

    1. Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 02 bản (trong đó phải có danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phù hợp với thỏa ước Ni-xơ về phân loại hàng hóa và dịch vụ);
    2. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký(như giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hay quyết đinh, giấy phép thành lập…);
    3. Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo);
    4. Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, …);
    5. Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

    Thời hạn giải quyết

    Theo khoản 1, Điều 15, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009: 

    + Thẩm định về hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

    + Hồ sơ hợp lệ thì cục sở hữu trí tuệ  công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp 

    + Thẩm định về nội dung: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn

    Thực tế, thời gian giải quyết có thể sẽ lâu hơn do khối lượng hồ sơ quá nhiều mà Chuyên viên của Cục SHTT không giải quyết kịp.

    Chú ý:  Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có giá trị trong 10 năm (nếu có nhu cầu làm thủ tục xin gia hạn, được thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).

    3. Về việc sử dụng nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm

    Theo khoản 1, Điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ thì  tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Mặt khác, khoản 3, Điều 105, Luật Sở hữu trí tuệ quy định : “Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố”.

    Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền đăng ký và sử dụng một nhãn hiệu cho nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác nhau với điều kiện bạn cần phân loại hàng hoá/dịch vụ theo nhóm được quy định tại Thoả ước Nice.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

  • Xem thêm     

    27/07/2015, 10:10:04 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1Hoạt động tín dụng của doanh nghiệp

    Theo Quyết định 337/QĐ - BKH về hệ thống ngành kinh tế Việt nam quy định mã ngành 6492 - 64920 áp dụng cho “hoạt động cấp tín dụng khác”. theo đó doanh nghiệp được tiến hành:

    Các hoạt động dịch vụ tài chính chủ yếu liên quan đến việc hình thành các khoản cho vay của các thể chế không liên quan đến các trung gian tiền tệ (như là các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, các ngân hàng chuyên doanh, các câu lạc bộ đầu tư). Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ sau:

    - Cấp tín dụng tiêu dùng;

    - Tài trợ thương mại quốc tế;

    - Cấp tài chính dài hạn bởi các ngân hàng chuyên doanh;

    - Cho vay tiền ngoài hệ thống ngân hàng;

    - Cấp tín dụng cho mua nhà do các tổ chức không nhận tiền gửi thực hiện;

    - Dịch vụ cầm đồ.

    Nếu trong giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bạn có thể hiện ngành nghề kinh doanh là hoạt động tín dụng khác, chi tiết là dịch vụ cầm đồ thì bạn được tiến hành hoạt động này trong khuôn khổ pháp luật.

    2Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

    Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề có điều kiện theo quy định của Nghị định 59/2006/NĐ-CP và sẽ áp dụng theo quy định của Nghị định số 72/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể như sau:

    a. Điều kiện về an ninh, trật tự

    Người đứng đầu doanh nghiệp phải có lý lịch rõ ràng;
     

    Phải duy trì và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh; chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi trường và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm hoạt động kinh doanh;
     

    Phải có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ nằm trong các tòa nhà đã được thiết kế, thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy không phải nộp biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

    b. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

    Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự được quy định chi tiết tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP và Thông tư 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

    c. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

    d. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự:

    - Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

    - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với công ty hoặc giấy đăng kí hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh

    - Bản sao hợp lệ biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu ĐD6 ban hành kèm theo thông tư 33;

    - Bản khai lý lịch (có dán 01 ảnh 4x6mm) của người đứng đầu doanh nghiệp (có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp).

    e. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/9 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    25/07/2015, 08:36:49 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    Liên quan đến lĩnh vực đăng ký thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, các văn bản pháp lý điều chỉnh gồm:

    - Luật khoa học và công nghệ 2013.

    - Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ.

    - Thông  tư số 03/2014/TT-BKHCN hướng dẫn về điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học công nghệ .

    Viện nghiên cứu tư nhân trong lĩnh vực giáo dục được hiểu là tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập theo quy định tại Điều 9 Luật khoa học và công nghệ và khoản 2 Điều 3 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ.

    Như vậy, điều kiện thành lập, hồ sơ thành lập và cơ quan có thẩm giải quyết như sau:

    1. Điều kiện thành lập

    a Có Điều lệ tổ chức và hoạt động với các nội dung cơ bản sau:

    -  Có tên gọi bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ.

    Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.

    - Có mục tiêu, phương hướng hoạt động rõ ràng và không không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

    - Có trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)

    - Có người đại diện.

    - Có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.

    - Có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức khoa học và công nghệ.

    - Có vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền; nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác.

    -  Điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách, giải thể (nếu có).

    -  Cam kết tuân thủ pháp luật.

    b. Điều kiện về nhân lực và khoa học công nghệ

    Tổ chức khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện phải có ít nhất một người có trình độ tiến sĩ phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và làm việc theo chế độ chính thức.

    Cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia hoạt động trong các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

    * Bảng danh sách nhân lực của tổ chức khoa học và công nghệ (gồm nhân lực chính thức, nhân lực kiêm nghiệm)

    - Đối với nhân lực chính thức:

    + Đơn đề nghị được làm việc chính thức

    + Bản sao (có chứng thực hợp pháp) các văn bằng đào tạo;

    + Sơ yếu lý lịch có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ; trường hợp nhân lực chính thức không phải là công dân Việt Nam thì phải có lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm và được hợp pháp hóa lãnh sự.

    - Đối với nhân lực kiêm nhiệm:

    + Đơn đề nghị được làm việc kiêm nhiệm theo

    + Bản sao (có chứng thực hợp pháp) các văn bằng đào tạo;

    + Sơ yếu lý lịch có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc chính thức; Trường hợp nhân lực kiêm nhiệm không phải là công dân Việt Nam thì phải có lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm và được hợp pháp hóa lãnh sự;

    + Văn bản cho phép làm việc kiêm nhiệm của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đang làm việc chính thức.

    Chú ý:  Người đứng đầu của tổ chức khoa học và công nghệ là viện trưởng

    Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có trình độ đại học trở lên, có năng lực chuyên môn phù hợp và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm tham gia quản lý, người đứng đầu phải có trình độ tiến sĩ và phải làm việc theo chế độ chính thức.

    c. Cơ sở vật chất - kỹ thuật

    Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.

    Phải có Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật

    d. Trụ sở chính:

    - Trụ sở chính là nơi làm việc riêng biệt để giao dịch, liên lạc và được đặt trong lãnh thổ Việt Nam.

    - Hồ sơ chứng minh trụ sở chính phải có một trong các giấy tờ sau:

    + Bản sao (có chứng thực hợp pháp) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của tổ chức khoa học và công nghệ đối với địa điểm nơi đặt trụ sở chính;

    + Bản sao (có chứng thực hợp pháp) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền được phép cho thuê, cho mượn của bên cho thuê, cho mượn kèm theo hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính; trường hợp bản sao hợp đồng không có chứng thực hợp pháp, tổ chức có thể xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu và ký xác nhận vào bản sao.

    - Ngoài trụ sở chính, nếu có nhu cầu tổ chức khoa học và công nghệ có thể đăng ký các địa điểm hoạt động khác tại cùng tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính.

    2.Thẩm quyền thành lập và hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm:

    2.1 Thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức khoa học và công nghệ:

    Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức khoa học và công nghệ nơi đặt trụ sở chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ trong trường hợp cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ.

    2.2 Hồ sơ thành lập gồm:

    a) Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;

    b) Quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;

    c) Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ;

    d) Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập phê duyệt;

    đ) Tài liệu chứng minh có đủ nhân lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật theo quy định của pháp luật để hoạt động khoa học và công nghệ, trừ trường hợp các tổ chức khoa học và công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước khi thành lập hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập.

    Tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong hồ sơ theo quy định này.

    3. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm:

    Hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ được lập thành 02 (hai) bộ và gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.

    Sở Khoa học và Công nghệ  có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại thì trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ phải thông báo bằng văn bản cho   cá nhân để sửa đổi, bổ sung;

    Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ không được chấp thuận, Sở Khoa học và Công nghệ gửi thông báo bằng văn bản cho, cá nhân trong đó nêu rõ lý do.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ được phần nào các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu có điều gì chưa rõ hoặc cần hỗ trợ thủ tục, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/9 hoặc 1900 2118  để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    25/07/2015, 07:19:21 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Về việc thành lập công ty cổ phần

    a. Các điều cần biết

    Công ty cổ phần là công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

    b. Hồ sơ cần chuẩn b

    - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần (theo mẫu)

    - Bản sao chứng thực CMND của các cổ đông;

    - Biên bản họp và các quyết định của các cổ đông công ty;

    - Dự thảo điều lệ công ty cổ phần

    - Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

    - Thông báo lập sổ cổ đông.

    Trường hợp công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải bổ sung thêm chứng chỉ hành nghề cho người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu phòng/ban chuyên môn nghiệp vụ; hoặc công ty đăng ký ngành nghề cần vốn pháp định thì phải bổ sung thêm tài liệu chứng minh vốn tại tổ chức tín dụng hoặc Ngân hàng. 

    c. Trình tự, thủ tục thực hiện

    Hồ sơ được lập thành 1 bộ, nộp tại bộ phận một cửa - Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

    Thời gian giải quyết là 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

    Lệ phí hành chính nhà nước: 200.000 đồng

    Bạn có thể tham khảo bài tư vấn của chúng tôi tại đây.

    Về chi phí dịch vụ, bạn cần cung cấp thêm các thông tin về: địa chỉ đặt trụ sở; ngành nghề kinh doanh để được Luật Tiền Phong báo phí một cách chính xác, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/9 hoặc 1900 2118 để được hỗ trợ.

    Thân chúc bạn sức khỏe.

    Trân trọng./. 

     

  • Xem thêm     

    25/07/2015, 07:13:44 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác (Điều 156 Luật Thương mại).

    Theo Điều 165 Luật thương mại thì trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;

    2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

    3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;

    4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;

    5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

    6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

    7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra”.

    Để thực hiện được Điều 165, Bên nhận ủy thác được quyền thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa để làm cơ sở thực hiện những nội dung ủy thác.

    Điều 24 Luật Thương Mại quy định hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

    Điều 27 Luật Thương mại quy định: Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

    Từ những điều luật có liên quan trên, có thể khẳng định được, khi thực hiện hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu, Bên nhận ủy thác được quyền ký và thực hiện hợp đồng với bên thứ ba để thực hiện nội dung nhận ủy thác.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/9 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn và doanh nghiệp sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

  • Xem thêm     

    24/07/2015, 04:28:17 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên – Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn như sau:

    1. Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo Luật Đầu tư cũ

    Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 đã bãi bỏ việc cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động kinh doanh.

    Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn Luật Đầu tư về quy định này nên đối với các trường hợp được cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận doanh nghiệp khi có nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp vẫn chưa có căn cứ chắc chắn có cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Theo trao đổi riêng của chúng tôi với chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, khi tiếp nhận những hồ sơ này, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp đổi giấy chứng nhận đầu tư thành giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau đó tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

    Hồ sơ đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm:

    Ø  Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư;

    Ø  Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

    Ø  Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

    Hiện nay, Bộ kế hoạch đầu tư đã ban hành Công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD ngày 26/6/2015 hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp, kèm theo một số biểu mẫu, bạn có thể tham khảo mẫu ở đây để nộp hồ sơ xin cấp đổi.

    Bạn đối chiếu với giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp mình  và liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn về thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận đầu tư nhé.

    2. Thủ tục du lịch bổ sung ngành nghề kinh doanh theo Luật đầu tư mới

    Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, bạn làm thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh theo quy định mới của Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 43/2010/NĐ-CP, theo đó:

    Điều 34 Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định về đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh:

    1. Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.

     Nội dung Thông báo bao gồm:

    a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);

    b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

    c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.

    Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    Kèm theo Thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

    Thời hạn để thực hiện thay đổi 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

  • Xem thêm     

    24/07/2015, 10:01:33 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Xin chào các thành viên tham gia "Cộng đồng Dân Luật",

    Rất vui khi vấn đề này được nhiều bạn quan tâm đóng góp ý kiến, hy vọng là chúng ta có thể cùng nhau trao đổi, làm rõ về nội dung  điều 111, điều 130 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng như dụng ý của nhà làm luật để áp dụng cho đúng và hiệu quả hai điều luật này.

    Bạn  LSTranTrongQui chú ý giúp đây là trường hợp công ty quyết định mua lại cổ phần của cổ đông theo điều 130, cũng để tiện cho mọi người theo dõi, tôi xin liệt kê một vài điểm cơ bản giống và khác của hai điều luật như sau: 

    Khoản 5 Điều 111 quy định trường hợp doanh nghiệp được trả lại phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ vốn góp tương ứng của từng người.

    Khoản 3 Điều 130 quy định trường hợp công ty quyết định việc mua lại cổ phần đã phát hành cho cổ đông (khác với trường hợp mua lại theo yêu cầu của cổ đông).

    Điểm khác của 2 điều luật:

    - Giá trị mua lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận hoặc quyết định của công ty; giá trị trả lại là giá trị cổ phần đã góp;

    - Số lượng cổ đông được mua lại không phải là tất cả như trong trường hợp trả lại;

    - Công ty chỉ được trả lại khi đã hoạt động được 2 năm trở lên.

    Điểm giống nhau của  2 điều luật:

    - Sau khi mua lại hoặc trả lại, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    Điều mà chúng ta cần làm rõ: vì sao khi mua lại thì không bị hạn chế bởi thời gian đã hoạt động của công ty? vì sao khi hoàn trả vốn cho cổ đông, doanh nghiệp lại bị khống chế phải hoạt động được 2 năm?

    Rất mong mọi người tiếp tục đóng góp ý kiến về vấn đề này.

    Thân chúc mọi người sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     

  • Xem thêm     

    23/07/2015, 09:47:22 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau: 

    - Điều 14 Luật Viên chức; Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014; Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng cùng quy định: Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

    Trong danh sách các loại hình tổ chức kinh doanh mà viên chức bị cấm không được thành lập hoặc quản lý thì hộ kinh doanh không được liệt kê nên được hiểu viên chức không bị cấm đăng ký thành lập hộ kinh doanh, do vậy không có căn cứ xác định việc viên chức đăng ký thành lập hộ kinh doanh là vi phạm quy định để bị xử lý kỷ luật theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

    Theo điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp: hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

    Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

    Do vậy, bạn tham khảo các quy định trên để kiến nghị các cơ quan chức năng chấp thuận đề nghị được thành lập hộ kinh doanh của mình.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe và thành công.

    Trân trọng./. 

     

  • Xem thêm     

    23/07/2015, 09:20:20 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

    Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

    Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn thay đổi vốn điều lệ thì nội dung này sẽ được hiển thị trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi bạn thực hiện thủ tục công bố theo quy định.

    2. Mức phạt vi phạm hành chính khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

    Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, doanh nghiệp vi phạm quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (Buộc phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định).

    3. Việc đăng ký bổ sung địa điểm kinh doanh

    Hiện nay mặc dù chưa có nghị định hoặc thông tư nào ra đời hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014 nhưng qua các dịch vụ Luật Tiền Phong cung cấp cho Khách hàng, chúng tôi vẫn tiến hành các dịch vụ đăng ký thành lập địa điểm đăng ký mới cho doanh nghiệp mà không gặp bất kỳ khó khăn nào từ cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Như trên chúng tôi đã tư vấn, nghĩa vụ công bố thông tin của bạn phải thực hiện ngay mà không phụ thuộc vào tình huống chờ bạn thực hiện các thủ tục hành chính khác mới tiến hành.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ hộ trợ của Luật Tiền Phong vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật 04-1088/4/9 hoặc 1900 2118 của chúng tôi để đăng ký dịch vụ và được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn và doanh nghiệp sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

  • Xem thêm     

    23/07/2015, 12:11:15 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu.

    Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay đang được hướng dẫn chi tiết bởi Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, theo đó:

    I. Điều kiện phát hành trái phiếu

    Điều 13 Nghị định 90 được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 211/2012/TT-BTC quy định như sau:

    1. Đối với việc phát hành trái phiếu không chuyển đổi, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện:

    a) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;

    b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có:

    - Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;

    - Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán (nếu có);

    - Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty.

    c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;

    d) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận.

    2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định nêu trên doanh nghiệp phát hành còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

    a) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền;

    b) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành;

    c) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng

    - Lưu ý: Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.

    3. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cho nhiều đợt phát hành ngoài việc đáp ứng các điều kiện tại mụa 1, 2 nêu trên phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

    - Có nhu cầu huy động vốn làm nhiều đợt phù hợp với dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

    - Phương án phát hành trái phiếu phải nêu rõ đối tượng, số lượng đợt phát hành, giá trị phát hành và thời gian dự kiến phát hành của từng đợt.

    Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu cho nhiều đợt phát hành nhưng tối đa không quá 12 tháng. Trường hợp các đợt phát hành ở các năm tài chính khác nhau, doanh nghiệp phát hành phải làm thủ tục phát hành mới.

    II. Trình tự thực hiện 

     1. Doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu là doanh nghiệp nhà nước thì phải xin chủ sở hữu chấp thuận phương án trong thời gian 30 ngày.

    Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phát hành trái phiếu.

     Đối với các loại trái phiếu khác, thẩm quyền phê duyệt là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.

    2. Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

    a) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

    b) Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;

    c) Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;

    d) Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền;

    đ) Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

    e) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

    g) Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.

    3. Công bố phương án phát hành đã được phê duyệt cho các đối tượng mua trái phiếu.

    III. Hồ sơ phát hành trái phiếu

    - Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của các cấp có thẩm quyền.

    - Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để phát hành trái phiếu theo quy định.

    - Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).

    - Các hợp đồng bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

    - Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp.

    IV. Việc chuyển nhượng trái phiếu

    Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu một (01) năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn và công ty sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     

  • Xem thêm     

    23/07/2015, 10:46:19 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi khá giống với  một câu hỏi khác trên diễn đàn và đã được Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn tại đây.

    Có nhiều hình thức chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ được quy định tại điều 122 Luật Doanh nghiệp: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu; Chào bán ra công chúng; Chào bán cổ phần riêng lẻ. Nếu công ty của bạn muốn chào bán cổ phần cho một cổ đông là tổ chức và đối tác chiến lược theo hình thức phát hành cổ phần riêng lẻ thì căn cứ các điều 4, điều 5, điều 6, điều 7, điều 8 Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán, doanh nghiệp của bạn cần chú ý những điểm sau:

    1. Về hồ sơ chào bán cổ phần cần có:

    a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 58);

    b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;

    c) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua tiêu chí và danh sách lựa chọn đối tượng được chào bán trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền;

    d) Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có);

    đ) Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).

    Ngoài ra, cần có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).

    2. Về thủ tục thực hiện

    Doanh nghiệp gửi hồ sơ lên UBCK nhà nước; trong 10 ngày UBCKNN sẽ yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu cần); trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, UBCKNN thông báo cho tổ chức đăng ký và công bố trên trang thông tin điện tử về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức đăng ký.Trong vòng 10 ngày kể từ khi hoàn thành đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi báo cáo kết quả đợt chào bán theo mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho UBCKNN.

    Sau đó doanh nghiệp thông báo lên Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư để điều chỉnh Giấy chứng nhận doanh nghiệp.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 hoặc 1900 2118 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn và công ty sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

  • Xem thêm     

    23/07/2015, 08:51:32 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Rất chia sẻ với những thắc mắc của bạn trong trường hợp này, tôi có một số nhận xét cá nhân như sau:

    1. Mục đích của nhà làm luật trong trường hợp này chưa được áp dụng nhất quán tại 2 điều luật cùng điều chỉnh một hành vi "chi tiền cho cổ đông" của doanh nghiệp mà đều dẫn tới hậu quả là "làm giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp", cụ thể: cả 2 điều luật đều quy định mô tả "hành vi" và "hậu quả pháp lý" khá tương tự nhau với các điều kiện giống nhau là: quyết định này phải được đại hội đồng cổ đông chấp thuận thông qua và; sau khi thanh toán công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    Rõ ràng, những doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động liên tục trong 2 năm trở lên mà có chủ ý này thì không dại gì áp dụng khoản 5 điều 111 Luật Doanh nghiệp; đây chính là "khe hở", dẫn tới sự thất bại của nhà làm luật khi đưa ra một mục đích khá "mơ hồ" và không thể kiểm soát được việc tuân thủ trên thực tế.

    2. Việc này vừa tạo ra sự mâu thuẫn trong luật, vừa tạo ra những hệ lụy có thể dẫn tới việc phát sinh tranh chấp nếu doanh nghiệp áp dụng một trong hai điều luật nói trên và vấp phải sự phản đối từ phía cổ đông hoặc đối tác..., giả thiết có đưa ra tòa án thì chắc chắn tòa án cũng sẽ gặp khó khăn trong việc dẫn chiếu quy định của pháp luật làm căn cứ giải quyết.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    23/07/2015, 12:01:36 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi, Luật sư Đào Thị Liên  - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:  

    I. Việc chào bán chứng khoán (cổ phần) của công ty đại chúng phải được thực hiện tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:

    Theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng cho công ty đại chúng thì: 

    Việc chào bán cổ phần cho cổ đông chiến lược với số lượng hạn chế là hình thức chào bán cổ phần (chứng khoán) riêng lẻ

    Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.

    Thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng

    Theo Điều 6, Điều 8 Nghị định 58, thẩm quyền giải quyết và thủ tục thực hiện như sau:

    - Công ty đại chúng gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,  thành phấn hồ sơ bao gồm:

    a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58;

    b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán;

    c) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua tiêu chí và danh sách lựa chọn đối tượng được chào bán trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền;

    d) Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có);

    đ) Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài.

    e) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).

    (Tham khảo Khoản 2 điều 5 Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán)

    - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được tính từ thời điểm tổ chức phát hành hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cho tổ chức đăng ký và công bố trên trang thông tin điện tử về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức đăng ký.

    - Trong vòng 10 ngày kể từ khi hoàn thành đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi báo cáo kết quả đợt chào bán theo mẫu cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

    Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng

    Khoản 6 điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010 quy định các điều kiện cụ thể như sau:

    a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ đối tượng, số lượng nhà đầu tư;

    b) Việc chuyển nhượng cổ phần, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu  một năm, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán riêng lẻ theo chương trình lựachọn cho người lao động trong công ty, chuyển nhượng chứng khoán đã chào bán của cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà đầu tưchứng khoán chuyên nghiệp, theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;

    c) Các đợt chào bán cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.

    II. Giải pháp cho doanh nghiệp của bạn

    Theo quan điểm của chúng tôi, bạn nên tiến hành lại từ đầu các bước theo trình tự và nội dung chúng tôi tư vấn trên đây dựa trên cơ sở tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông công ty để báo cáo thực trạng và xin ý kiến tổ chức thực hiện lại cho đúng quy định của pháp luật.

    Vấn đề bạn hỏi không quá khó nhưng khá phức tạp và không phải là phổ biến nên quá trình thực hiện có thể có nhiều khó khăn, bỡ ngỡ; trong trường hợp bạn mong muốn được Luật Tiền Phong hỗ trợ để xử lý mọi vấn đề liên quan, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi số 04-1088/4/9 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn và công ty sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./. 

     

18 Trang «<45678910>»