Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Đào Liên - daolienluatsu

  • Xem thêm     

    15/01/2015, 11:17:27 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn, Công ty luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    1. Căn cứ đổi họ cho con

    Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2005 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau:

     a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

    d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

    đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

    e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

    g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

    Như vậy, chỉ khi rơi vào một trong các trường hợp quy định trên thì cơ quan thẩm quyền mới thực hiện thủ tục đổi họ cho cháu bé.

    Vì cháu là con của vợ bạn với người chồng trước nên tại thời điểm hiện tại, bạn có thể bàn với vợ mình lựa chọn phương án bạn nhận cháu bé làm con nuôi, sau đó thực hiện đổi họ cho cháu theo họ của bạn theo điểm b, khoản 1 Điều 27 nêu trên.

    2. Thủ tục nhận con nuôi:

    -  Điều kiện phải đáp ứng liên quan đến việc nuôi con nuôi:

    Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được làm con nuôi nếu được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

    Người nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi cũng như có tư cách đạo đức tốt.

    - Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi.

    - Hồ sơ cần chuẩn bị:

    + Đơn xin nhận con nuôi( theo mẫu); 

    + Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

    + Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

    + Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân;

    + Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

    - Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

    +  Giấy khai sinh;

    +  Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    +  Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

    - Thời gian giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    (Quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010)

    3. Thủ tục thay đổi họ, tên con nuôi

    Sau khi đã hoàn tất thủ tục nhận con nuôi, bạn tiến hành thủ tục đổi họ cho con theo hướng dẫn dưới đây:

    - Hồ sơ:

    + Tờ khai (theo mẫu);

    + Giấy khai sinh của người cần thay đổi;

    + Các giấy tờ liên quan làm căn cứ cho việc thay đổi (Giấy chứng nhận nuôi con nuôi)

    - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh.

    -  Thời hạn giải quyết: 3 ngày. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 5 ngày.

    (Tham khảo Khoản 10, điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP).

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    26/09/2014, 04:50:47 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Về vấn đề của bạn, Luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    Vì bạn chưa nói rõ là bạn và vợ bạn đã bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ khi nào, nên tôi tư vấn cho bạn hai trường hợp:

    1. Trường hợp thứ nhất: Nếu bạn và vợ bạn bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03 tháng 01 năm 1987:

    Theo điểm a Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”.

    Vì vậy, nếu bạn và vợ bạn bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 thì bạn và vợ bạn được coi là có quan hệ hôn nhân (hôn nhân thực tế). Vì vậy, theo khoản 8 Điều 8, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bạn cần tiến hành khởi kiện đến Tòa án yêu cầu ly hôn đối với vợ bạn trước khi thực hiện việc kết hôn với người khác.

    Bạn nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn cư trú. Hồ sơ bao gồm:

    - Đơn xin ly hôn;

    - Giấy xác nhận của địa phương về quá trình chung sống của 2 vợ chồng;

    - Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu của vợ, chồng;

    - Giấy khai sinh của con chung (bản sao có công chứng);

    - Giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng).

    Trong trường hợp bạn chưa tiến hành yêu cầu Tòa án tuyên ly hôn nhưng đã tiến hành kết hôn với người khác thì vợ bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật của bạn theo quy định tại Điều 10, Điều 15, Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình.

    2. Trường hợp thứ hai: Nếu bạn và vợ bạn bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến nay và vẫn chưa đăng ký kết hôn:

    Theo điểm b, c, Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 của Quốc hội về việc thi hành luật Hôn nhân và gia đình quy định:

    “b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

    c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.”

    Như vậy, nếu bạn và vợ bạn bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến nay và vẫn chưa đăng ký kết hôn, thì bạn và vợ bạn sẽ không được pháp luật công nhận là có quan hệ vợ chồng. Vì vậy, bạn vẫn có thể xin xác nhận tình trạng độc thân để tiến hành kết hôn với người khác.

    Trong trường hợp này, bạn vẫn phải đảm bảo việc nuôi dưỡng đối với con chung của bạn và vợ bạn theo đúng quy định của pháp luật.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng./.

  • Xem thêm     

    13/07/2014, 08:44:21 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Để xác định nơi cư trú của bị đơn làm căn cứ tòa án thụ lý giải quyết, bạn làm đơn đề nghị cơ quan công an cấp xã xin xác nhận hộ khẩu hoặc xác nhận bị đơn cư trú tại địa phương (mục đích khởi kiện) cơ quan công an cấp xã sẽ xác nhận cho bạn.

    Trường hợp dù bạn đã có đầy đủ (cụ thể và đúng) địa chỉ của người bị kiện nhưng họ đã không còn cư trú tại địa phương hoặc thường xuyên thay đổi nơi cư trú nhưng cố tình giấu giếm nhằm trốn tránh nghĩa vụ thì được coi là trường hợp người bị kiệncố tình giấu địa chỉ. Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

    (Khoản 6, điều 9 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn Quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ Luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ Luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành.

    Hy vọng một vài trao đổi của luật sư sẽ giúp bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình.

    Thân chúc bạn sức khỏe, bình an.

    Trân trọng./.