thay đổi họ và tên cho con trai của vợ

Chủ đề   RSS   
  • #366155 05/01/2015

    quocthu79

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thay đổi họ và tên cho con trai của vợ

    Thưa luật sư,vợ chồng tôi mới kết hôn được 2 tháng,vợ tôi đã có một con trai sn 31/5/2010,cháu mang họ mẹ sau khi ly hôn với chồng trước sau 2 năm cưới nhau.hiện chung tôi lấy nhau và hai bên gia đình muốn cháu mang họ của chồng.tôi chưa biết thủ tục ntn,rất mong được luật sư tư vấn.
     
    5717 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #366166   05/01/2015

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp này, đứa bé là con riêng của vợ bạn với người chồng trước nên muốn cháu bé mang họ của bạn thì trước tiên bạn cần làm thủ tục nhận đứa bé là con nuôi theo quy định tại Luật nuôi con nuôi về việc nhận con riêng của vợ là con nuôi.

    Theo quy định tại của Nghị định 19/2011/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Luật nuôi con nuôi thì :

    Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

    Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi phải có các giấy tờ được lập theo quy định tại Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi và các quy định cụ thể sau đây:

    1. Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.

    Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.

    Như vậy, sau khi làm thủ tục nhận đứa bé làm con nuôi một cách hợp pháp, bạn hoàn toàn có thể nhờ Ủy ban nhân dân cấp xã để làm thủ tục đổi họ lại cho con theo họ của cha nuôi theo đúng quy định tại Điều 24 của Luật nuôi con nuôi:

    2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

    Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

    Thân ái!

     

     

     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #367736   15/01/2015

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần


    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn, Công ty luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    1. Căn cứ đổi họ cho con

    Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2005 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau:

     a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

    d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

    đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

    e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

    g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

    Như vậy, chỉ khi rơi vào một trong các trường hợp quy định trên thì cơ quan thẩm quyền mới thực hiện thủ tục đổi họ cho cháu bé.

    Vì cháu là con của vợ bạn với người chồng trước nên tại thời điểm hiện tại, bạn có thể bàn với vợ mình lựa chọn phương án bạn nhận cháu bé làm con nuôi, sau đó thực hiện đổi họ cho cháu theo họ của bạn theo điểm b, khoản 1 Điều 27 nêu trên.

    2. Thủ tục nhận con nuôi:

    -  Điều kiện phải đáp ứng liên quan đến việc nuôi con nuôi:

    Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được làm con nuôi nếu được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

    Người nhận nuôi con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi cũng như có tư cách đạo đức tốt.

    - Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi.

    - Hồ sơ cần chuẩn bị:

    + Đơn xin nhận con nuôi( theo mẫu); 

    + Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

    + Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

    + Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân;

    + Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

    - Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

    +  Giấy khai sinh;

    +  Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    +  Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

    - Thời gian giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    (Quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010)

    3. Thủ tục thay đổi họ, tên con nuôi

    Sau khi đã hoàn tất thủ tục nhận con nuôi, bạn tiến hành thủ tục đổi họ cho con theo hướng dẫn dưới đây:

    - Hồ sơ:

    + Tờ khai (theo mẫu);

    + Giấy khai sinh của người cần thay đổi;

    + Các giấy tờ liên quan làm căn cứ cho việc thay đổi (Giấy chứng nhận nuôi con nuôi)

    - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh.

    -  Thời hạn giải quyết: 3 ngày. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 5 ngày.

    (Tham khảo Khoản 10, điều 1 Nghị định 06/2012/NĐ-CP).

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com