Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<18192021222324>»
  • Xem thêm     

    27/10/2016, 03:42:09 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
     

    Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) quy định:  “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản” (Điều 151). Người đại diện theo ủy quyền là “Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể ủy quyền cho người khác phù hợp với quy định của Bộ luật này nhân danh mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự” (Điều 152).

     Bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên ủy quyền phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền.

    Vì vậy, trong các văn bản hợp đồng, giao dịch liên quan đến nội dung ủy quyền thì vẫn ghi tên, thông tin của bên ủy quyền và tên, thông tin của bên được ủy quyền.

    Trong trường hợp của bạn nêu trên thì bên tham gia giao dịch phải là công ty chính, còn giám đốc chi nhánh chỉ ghi phía dưới với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Giám đốc chi nhánh phải nhân danh công ty để tham gia giao dịch chứ không được nhân danh chính mình hoặc nhân danh chi nhánh...

  • Xem thêm     

    27/10/2016, 03:29:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Vụ việc của gia đình bạn phải thực hiện bằng thủ tục khai nhận thừa kế. Cần có chữ ký của mẹ bạn và các anh chị em bạn thì mới thực hiện được thủ tục.  

    Bạn có thể liên hệ với công chứng viên để soạn thảo văn bản và cung cấp các giấy tờ sau: Sổ tiết kiệm; CMND, Hộ khẩu của mẹ bạn và các anh, chị em bạn; Giấy chứng tử của bố bạn và của ông bà nội; Giấy khai sinh của anh, chị, em bạn và giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn. Nếu thiếu loại giấy tờ nào thì bạn có thể xin xác nhận hoặc cam kết về nội dung đó.

  • Xem thêm     

    27/10/2016, 03:08:58 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Vụ việc của bạn là tranh chấp dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Về nguyên tắc thì: Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp dân sự khi đương sự có yêu cầu và giải quyết trong phạm vi yêu cầu. Vì vây, nếu bên nguyên đơn cho rằng bạn đã nhận thừa tiền hụi và yêu cầu trả lại thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh về việc đó. Nếu không chứng minh được thì tòa án sẽ bác đơn khởi kiện và buộc họ phải chịu án phí. Bạn có thể xuất trình các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho quan điểm, ý kiến của mình đối với vụ việc trên... Nếu hòa giải không được thì tòa án sẽ mở phiên tòa để xét xử vụ án theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    27/10/2016, 03:04:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Điều 41 BLHS năm 1999 quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, như sau:

    “1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:

    a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

    b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

    c) Vật  thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.

    2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

    3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.”

    Khi xét xử vụ án hình sự có vật chứng đi kèm với hồ sơ vụ án thì, cùng với việc quyết định về tội danh, điều luật áp dụng, hình phạt và biện pháp tư pháp đối với bị cáo, HĐXX còn phải xem xét, quyết định việc xử lý vật chứng. Điều 76 BLTTHS năm 2003 có quy định về xử lý vật chứng, cụ thể:

    “1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

    2. Vật chứng được xử lý như sau:

    a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

    b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

    c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

    d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

    đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

    3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

    4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”

  • Xem thêm     

    27/10/2016, 11:05:21 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật hôn nhân và gia đình ghi nhận nguyên tắc hôn nhân  tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng. Vợ chồng phải có nghĩa vụ thủy chung, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau...

    Nếu một trong các bên có quan hệ ngoại tình là vi phạm luật hôn nhân và gia đình. Hành vi vi phạm này tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nếu người đã có vợ, có chồng mà chung sống công khai "như vợ chồng" với người khác (có con chung, tài sản chung, thường xuyên ở chung cùng nhà công khai với mọi người...) mà gây hậu quả nghiêm trọng (dẫn đến ly hôn, con cái ly tán, tự tử...) thì hành vi vi phạm hôn nhân này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 BLHS.

    Nếu hành vi ngoại tình công khai "chung sống như vợ chồng" mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt hành chính từ 100 -300 ngàn đồng theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP

    Nếu hành vi ngoại tình không công khai (lén lút, vụng trộm...) thì pháp luật không quy định chế tài xử lý, mà chỉ có thể bị tác động bởi quy tắc đạo đức xã hội.

    Bạn tham khảo các quy định sau đây:

    Điều 147 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định:
    “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

    Theo hướng dẫn tại tiểu mục 3.1, Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, thì: Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
    + Điều kiện đủ, phải có hậu quả xảy ra hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
    Để thỏa mãn điều kiện này, phải thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
    Một là, hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng phải gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

    Hai là, người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Đã bị xử phạt hành chính theo Điều 48, Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP). Mà theo đó, tại khoản 1 Điều 48 Nghị định này, có quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    – Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
    – Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
    – Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

     

  • Xem thêm     

    27/10/2016, 10:07:42 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!


     Luật Đất đai 2013 đã có sự điều chỉnh đáng kể trong việc quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp. Nếu như trước đây, theo Luật Đất đai 2003, thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân chỉ là 20 năm, thì nay thời hạn này đã được điều chỉnh theo hướng tăng lên thành 50 năm. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 01/7/2014, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn đã quy định.

    Đối với trường hợp hết thời hạn sử dụng đất vào ngày 15/10/2013 thì thời hạn sử dụng đất tiếp theo được tính từ ngày 15/10/2013. Đối với trường hợp hết thời hạn sau ngày 15/10/2013 thì thời hạn sử dụng đất được tính từ ngày hết thời hạn giao đất. (khoản 1 Điều 126, khoản 3 Điều 210 Luật Đất đai 2013).
    Liên quan đến trình tự, thủ tục khi hết thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Điều 74 Nghị Định 43/2014/NĐ CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định như sau:
    1. Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này có nhu cầu gia hạn sử dụng đất thì thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Trước khi hết hạn sử dụng đất tối thiểu là 06 tháng, người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất.
    Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng đất sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư;
    b) Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định nhu cầu sử dụng đất; trường hợp đủ điều kiện được gia hạn thì giao Văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định gia hạn quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký.
    Đối với trường hợp xin gia hạn sử dụng đất mà phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư thì việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư.
    Trường hợp dự án đầu tư có điều chỉnh quy mô mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì thời hạn sử dụng đất được điều chỉnh theo thời gian hoạt động của dự án;
    c) Người sử dụng đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp, chứng từ đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp được gia hạn sử dụng đất cho cơ quan tài nguyên và môi trường;
    d) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm xác nhận gia hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã;
    đ) Đối với những trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường thông báo cho người sử dụng đất và làm thủ tục thu hồi đất theo quy định.
    2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
    3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
    a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;
    b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;
    c) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  • Xem thêm     

    27/10/2016, 08:12:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bộ luật dân sự và Luật đất đai quy định "Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất".

    Theo thông tin bạn nêu thì việc tặng cho giữa người anh và em gái chỉ viết tay, chưa công chứng, chứng thực, chưa đăng ký sang tên nên việc tặng cho đó chưa có hiệu lực, chưa phát sinh quyền sử dụng đất với người em. Vì vậy, ngôi nhà và thửa đất trên sẽ trở thành di sản thừa kế do người chồng để lại. Giấy tặng cho đất không phải là di chúc, vì vậy, nếu người chồng không có di chúc nào khác thì di sản sẽ chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất của người có di sản quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS năm 2005, trong trường hợp này, người em sẽ không có quyền lợi gì đối với ngôi nhà và thửa đất đó.

  • Xem thêm     

    26/10/2016, 08:13:12 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Hành vi đe dọa giết người chỉ có thể bị xử lý hình sự nếu việc đe dọa đó làm cho người bị đe dọa sợ hãi, lo lắng, ảnh hưởng tới đời sống, tâm lý của họ thì mới có thể xử lý đối tượng đe dọa về tội danh này, bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội này: 

    "Điều 103. Tội đe dọa giết người 

    1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Đối với nhiều người;
    b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
    c) Đối với trẻ em;

    d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.".

    2. Five Ghi âm cũng được coi là một nguồn của chứng cứ. Nếu người nào chửi bới, đe dọa bạn mà bạn ghi âm hoặc ghi hình được thì có thể tố cáo người đó với công an địa phương về hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của bạn và người đó sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    "Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;".

  • Xem thêm     

    20/10/2016, 04:51:44 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn chuyển hướng, rẽ trái để sang đường, xe của bạn đã vuông góc với hướng đi của chiều ngược lại và xe bạn có bật đèn tín hiệu xin đường thì xe máy đi ngược chiều mới đâm vào ngang xe bạn (thùng xe bên phụ) thì xe máy có lỗi hoàn toàn là không làm chủ tốc độ. Vì vậy, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của "Quy tắc giao thông đường bộ", đối chiếu với vụ việc của mình để biết lỗi của bạn hay lỗi của người tham gia giao thông bằng xe mô tô:

     Điều 15. Chuyển hướng xe

    1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

    2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

    3. Trong khu dân cư, người lái xe chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

    4. Cấm quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt, đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

    Điều 22. Nhường đường tại nơi đường giao nhau

    Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

    1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

    2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;

     

    3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

     

     Điều 12. Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe

    1. Người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường.

    Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể tốc độ của xe cơ giới và việc đặt biển báo tốc độ.

    2. Người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

    Điều 13. Sử dụng làn đường

    1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

    2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái.

     

    3. Các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

     

     

     

     

     

  • Xem thêm     

    20/10/2016, 03:50:28 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu người điều khiến xe máy chạy quá tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ dẫn đến vụ việc tai nạn giao thông thì lỗi chính thuộc về người đó, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. 

    Nếu bạn có quan sát khi chuyển hướng, có bật tín hiệu khi chuyển hướng, điều kiện chuyển hướng đảm bảo an toàn (không gây bất ngờ cho người phía sau) thì bạn hoàn toàn không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân - trong trường hợp như vậy thì lỗi hoàn toàn do nạn nhân gây ra.

  • Xem thêm     

    20/10/2016, 03:29:42 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
     

    Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội quy định về điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng của người sử dụng đất như sau:

     

    Điều 61. Điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013;

    b) Không thuộc diện đang thực hiện thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

    c) Đất không thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch mà đã có thông báo thu hồi đất theo quy định; trừ trường hợp sau 03 năm kể từ ngày có thông báo thu hồi đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

    d) Hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định.

    2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai 2013.

    3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.".

    Vì vậy, nếu trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn mà chưa có Quyết định thu hồi đất và đủ các điều kiện nêu trên thì được phép sang tên theo quy định pháp luật. Trường hợp tách thửa đất thì phải đảm bảo điều kiện tách thửa theo quy định của UBND thành phố Hà NỘi.

  • Xem thêm     

    20/10/2016, 03:00:22 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Về pháp lý: Sau khi sửa xong xe bạn thông báo cho chủ xe biết để đến nhận xe và thanh toán tiền. Nếu họ không đến thì bạn có thể thông báo về việc phải trả tiền trông giữ sau thời gian đã sửa xong. Nếu họ cố tình không đến nhận thì bạn có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết quyền lợi của mình. Nếu tiền sửa xe và tiền trông giữ bằng giá trị của chiếc xe đó thì bạn có thể làm các thủ tục pháp lý để hóa giá chiếc xe đó mà thu hồi nợ.

    Trước khi thực hiện các thủ tục pháp lý đó thì bạn nên tìm cách liên lạc thương lượng với khách hàng.

  • Xem thêm     

    20/10/2016, 08:42:25 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Đất đai là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, có cơ quan quản lý đất đai... Vì vậy, tình trạng pháp lý của thửa đất đó sẽ thể hiện trên hồ sơ địa chính. Nếu ông B không được bất cứ cơ quan nào giao đất, thửa đất đó thể hiện trong bản đồ, sổ mục kê qua các thời kỳ là đất công, do UBND xã quản lý, hiện hay quy hoạch sử dụng đất vẫn không thay đổi, diện tích đất ông B sử dụng không phải là thửa đất riêng, không nộp thuế sử dụng đất, ông B không thuộc trường hợp đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại ĐIều 100, 101 Luật đất đai và có căn cứ xác định hành vi của ông B là lấn chiếm, sử dụng trái phép đất công thì UBND xã có quyền kiến nghị với UBND huyện thu hồi diện tích đất đó, cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

    Trong trường hợp gia đình ông B bị thu hồi đất thì chính quyền địa phương cũng phải có phương án để bồi thường, hỗ trợ, đảm bảo ổn định đời sống của gia đình ông B theo quy định pháp luậtl

    Nếu trường hợp sử dụng đất của ông B được xác định là "sử dụng ổn định, liên tục, không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch" thì được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

     

  • Xem thêm     

    20/10/2016, 07:55:34 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Vụ việc đúng hay sai sẽ căn cứ vào kết quả xác minh của công an từ sơ đồ hiện trường, ảnh hiện trường, dấu vết để lại, kết quả giám định và lời khai của các nhân chứng, các bên liên quan...

    Nếu xe chuyển hướng mà không có tín hiệu xin đường, chưa đảm bảo an toàn đã chuyển hướng gây bất ngờ cho phương tiện phía sau thì người chuyển hướng có lỗi.

    Nếu xe bạn đi đúng phần đường, đúng làn đường, đúng tốc tộ... mà bị xe đi sau tông vào thì xe sau không làm chủ tốc độ mới có lỗi...

    Nếu thấy kết quả xác minh của công an không đúng thì bạn có thể khiếu nại kết quả xác minh đó theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    17/10/2016, 10:58:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn có thể tham khảo quy định sau đây tại Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    "Điều 9. Xây dựng công trình lưới điện cao áp

    1. Khi dự án công trình lưới điện cao áp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mặt bằng xây dựng, chậm nhất sau mười lăm (15) ngày làm việc chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng và tài sản khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp biết. Việc bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất và hỗ trợ khác cho người đang sử dụng đất khi xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mọi tài sản hoặc công trình được tạo lập sau khi đã nhận được thông báo thực hiện dự án mà vi phạm hành lang an toàn theo quy định tại Nghị định này thì buộc phải tháo dỡ phần vi phạm và không được bồi thường, hỗ trợ.

    2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện trên không, ở khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, công trình quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện và xây dựng như sau:

    a) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép; hệ số an toàn của cột, xà, móng cột không nhỏ hơn 1,2;

    b) Trong một khoảng cột, dây dẫn điện không được phép có mối nối, trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240 mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây. Hệ số an toàn của dây dẫn điện không nhỏ hơn 2,5;

    c) Cách điện phải bố trí kép cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật. Dây dẫn điện, dây chống sét nếu mắc trên cách điện kiểu treo phải sử dụng khóa đỡ kiểu cố định. Hệ số an toàn của cách điện và các phụ kiện phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành;

    d) Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kv

    110 kV

    220 kV

    Khoảng cách

    14 m

    15 m

    18 m

    đ) Trường hợp đặc biệt, khi xây dựng, cải tạo đường dây điện cấp điện áp đến 35 kV dọc theo hành lang đường giao thông nội bộ ở các khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, nếu sử dụng dây bọc thì cho phép khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 11 m.

    3. Khoảng cách từ dây dẫn điện đến mặt đất ở ngoài các khu vực được quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện.

    4. Đoạn cáp ngầm nối với đường dây dẫn điện trên không tính từ mặt đất trở lên đến độ cao hai mét phải được đặt trong ống bảo vệ.

    5. Trường hợp buộc phải xây dựng lưới điện cao áp trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    Điều 10. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp

    1. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật điện lực được quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 22 kV

    35 kV

    110kV

    220 kV

    Dây bọc

    Dây trần

    Dây bọc

    Dây trần

    Dây trần

    Dây trần

    Khoảng cách an toàn phóng điện

    1,0 m

    2,0 m

    1,5 m

    3,0 m

    4,0 m

    6,0 m

    2. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 4 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 22 kV

    35 kV

    110kV

    220 kV

    500 kV

    Khoảng cách an toàn phóng điện

    4,0 m

    4,0 m

    6,0 m

    6,0 m

    8,0 m

    3. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Khoảng an toàn phóng điện

    Đến 35 kV

    110 kV

    220 kV

    500 kV

    Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ

    2,5 m

    2,5 m

    3,5 m

    5,5 m

    Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện

    3,0 m

    3,0 m

    4,0 m

    7,5 m

    Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa

    1,5 m

    2,0 m

    3,0 m

    4,5 m

    Điều 11. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

    1. Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không được quy định như sau:

    a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;

    b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 22 kV

    35 kV

    110 kV

    220 kV

    500 kV

    Dây bọc

    Dây trần

    Dây bọc

    Dây trần

    Dây trần

    Dây trần

    Dây trần

    Khoảng cách

    1,0 m

    2,0 m

    1,5 m

    3,0 m

    4,0 m

    6,0 m

    7,0 m

    c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    110 kV

    220 kV

    500 kV

    Khoảng cách

    2,0 m

    3,0 m

    4,0 m

    6,0 m

    2. Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

    Điều 12. Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

    1. Trường hợp cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, khoảng cách được quy định như sau:

    a) Đối với đường dây dẫn điện có điện áp đến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    Khoảng cách

    Dây bọc

    Dây trần

    0,7 m

    1,5 m

    b) Đối với đường dây có điện áp từ 110 kV đến 500 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì không được để cây cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    110 kV

    220 kV

    500 kV

    Khoảng cách

    Dây trần

    2,0 m

    3,0 m

    4,5 m

    c) Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    110 kV

    220 kV

    500 kV

    Khoảng cách

    Dây bọc

    Dây trần

    Dây trần

    0,7 m

    2,0 m

    3,0 m

    4,0 m

    6,0 m

    d) Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

    2. Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    110 và 220 kV

    500 kV

    Khoảng cách

    0,7 m

    1,0 m

    2,0 m

    3. Đối với cây phát triển nhanh trong khoảng thời gian 03 tháng có khả năng vi phạm khoảng cách quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và những cây không còn hiệu quả kinh tế nếu chặt ngọn, tỉa cành, thì phải chặt bỏ và cấm trồng mới.

    4. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất là 0,5 m.

    Điều 13. Điều kiện tồn tại nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV

    Nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1. Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy.

    2. Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp.

    3. Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

    Điện áp

    Đến 35 kV

    110 kV

    220 kV

    Khoảng cách

    3,0 m

    4,0 m

    6,0 m

    4. Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất một (01) mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất một (01) mét.

    5. Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

    6. Bộ Công Thương quy định chi tiết về phạm vi, kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại của nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không đối với điện áp từ 220 kv trở lên."

  • Xem thêm     

    15/10/2016, 05:30:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!


    Luật đất đai năm 2013 quy định: 

    Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

    1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

    2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

    3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

    2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

    3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

    4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

    5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

    6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

    8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

    9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

    "Điều 10. Lấn, chiếm đất

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này."

     

    Như vậy, theo thông tin bạn nêu, đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành thì việc chính quyền địa phương yêu cầu bạn trả lại đất công cho chính quyền địa phương, xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu phục hồi nguyên trạng diện tích đất bị lấn chiếm là đúng pháp luật.

  • Xem thêm     

    15/10/2016, 05:01:25 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Trong thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thì hòa giải cơ sở là thủ tục bắt buộc. Nếu cấp xã, phường tổ chức hòa giải mà các bên vẫn không đi đến thống nhất phương hướng giải quyết vụ án thì một trong các bên có thể liên hệ với tòa án hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện để giải quyết theo thẩm quyền.

    Pháp luật không quy định việc thay đổi người tiến hành hòa giải trong hòa giải đất đai mà chỉ quy định về thành phần và thủ tục hóa giải. Với thủ tục hòa giải thì kết quả hòa giải do các bên quyết định (hòa giải thành hoặc không thành), người tiến hành hòa giải, tham gia hòa giải không quyết định được kết quả hòa giải. Vì vậy, nếu không thống nhất được cách thức giải quyết thì bạn có thể gửi đơn tới tòa án hoặc Chủ tịch UBND để được giải quyết theo thẩm quyền giải quyết quy định tại Luật đất đai năm 2013, cụ thể như sau:

    Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

    3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

    4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

    Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  • Xem thêm     

    15/10/2016, 04:51:32 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu xe mô tô của em bạn chở bạn chạy đúng phần đường dành cho xe mô tô, chiếc xe container không làm chủ tốc độ đã đâm vào xe máy khiến hậu quả nghiêm trọng như bạn nói thì người lái xe container phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bạn theo quy định tại Điều 609, Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005.

    Trong vụ việc trên thì có dấu hiệu sai phạm của lái xe container là không làm chủ tốc độ và thiếu chú ý quan sát nên đã gây tai nạn (đâm vào đuôi xe máy). Vì vậy, nếu để tòa án giải quyết thì bên chủ xe và lái xe phải bồi thường toàn bộ chi phí cứu chữa, chi phí cho người chăm sóc, thu nhập bị mất, bị giảm sút của nạn nhân và tổn hại về tinh thần theo quy định pháp luật., 

  • Xem thêm     

    14/10/2016, 03:31:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Pháp luật về đất đai, dân sự hiện hành không quy định là phải lập gia đình mới được nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, nếu bạn đã đủ 18 tuổi, có chứng minh thư, hộ khẩu đầy đủ thì đủ điều kiện để nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. 

    Bạn có thể liên hệ với UBND xã hoặc phòng công chứng để dược hướng dẫn và thực hiện thủ tục tách thửa đất theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    14/10/2016, 03:19:28 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    1. Nếu bạn có tài liệu, chứng cứ về nguồn gốc thửa đất đó là do ông bà bạn để lại thì mẹ bạn và các anh, chị em bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án xác định lại chủ sử dụng hợp pháp thửa đất đó theo quy định pháp luật. Trước khi khởi kiện thì gia đình bạn cần có đơn đề nghị UBND cấp xã hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của luật đất đai năm 2013.

    2. Theo quy định của luật tố tụng hành chính thì thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính là 1 năm. Theo thông tin bạn nêu thì bạn biết sự việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chị dâu bạn từ năm 2011 và bán năm 2012... vì vậy đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

    Tuy nhiên, tranh chấp về quyền sử dụng đất thì pháp luật không quy định thời hiệu. Vì vậy, nếu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai mà xác định thửa đất trên là của gia đình bạn thì sẽ hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng năm 2012 vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định pháp luật.

344 Trang «<18192021222324>»