Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    30/05/2012, 10:27:01 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  Theo quy định của pháp luật thì bạn không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội (mặc nhiên là không có tội cho đến khi Công an tìm ra chứng cứ buộc tội và Tòa án có bản án có hiệu lực pháp luật xác định bị cáo có tội). Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Kiểm sát, Tòa án) không có đủ chứng cứ chứng minh là bạn có tội để kết tội bạn thì bạn sẽ vô tội. Việc bạn tự thú, đầu thú, nhận tội chỉ là một tình tiến giảm nhẹ nếu thực sự bạn đã có tội theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    30/05/2012, 10:23:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
              1. Quyền sử dụng đất: Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất đó là do ông bà ngoại bạn CHO. Do vậy, nếu trong hợp đồng tặng cho có công chứng mà chỉ có tên của mẹ bạn. Sau đó mẹ bạn được cấp GCN QSD đất đứng tên mình mẹ bạn. Từ đó tới nay ba mẹ bạn chưa có văn bản nào thống nhất thành tài sản chung hoặc làm lại GCN QSD đất để ba bạn cùng đứng tên thì thửa đất đó là tài sản riêng của mẹ bạn. Ngược lại: Nếu trong hợp đồng tặng cho từ ông bà ngoại có tên của Ba bạn hoặc sau khi mẹ bạn được tặng cho (riêng) thì mẹ bạn có lập văn bản thỏa thuận là tài sản chung với Ba bạn hoặc làm lại giấy chứng nhận QSD đất thì mới là tài sản chung của Ba mẹ bạn.
    - Nếu thửa đất đó là tài riêng của mẹ bạn nhưng ngôi nhà được xây dựng trong thời kỳ hôn nhân và lấy từ tiền chung của Ba mẹ bạn thì ngôi nhà đó sẽ là tài sản chung.
             2. Bạn cung cấp thông tin là "Từ thời điểm nhận thừa kế đến tháng 12/2011 mảnh đất này thuộc quyền sở hữu hộ gia đình bà Võ Thị XYZ (bao gồm ba, mẹ, tôi, em tôi, dì và bà ngoại)." là sao? Tại sao lại là tài sản chung của Hộ gia đình? Căn cứ vào giấy tờ pháp lý nào mà bạn lại xác định là tài sản chung?
            3. VỀ KHOẢN NỢ: Nếu việc vay nợ đó sử dụng vao mục đích cá nhân của Ba bạn thì Ba bạn phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với khoản nợ đó. Mẹ bạn chỉ phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ đó nếu mẹ bạn cùng ký giấy vay tiền với Ba bạn hoặc có tham gia vào việc nhận, sử dụng tiền vay đó hoặc việc vay tiền của cá nhân Ba bạn nhưng sử dụng tiền vào mục đích sinh hoạt tối thiểu của gia đình.
  • Xem thêm     

    30/05/2012, 10:10:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                  Phần di sản của ông nội bạn (1/2) đã hết thời hiệu khởi kiện nên gia đình bạn được tiếp tục sử dụng. Nếu có tranh chấp thì Tòa án chỉ chia 1/2 giá trị nhà đất đó (phần di sản của bà nội bạn) cho các thừa kế; Cô, chú, bác của bạn. Do vậy, bạn cần cân nhắc để thương lượng với các cô, chú, bác của mình.
  • Xem thêm     

    30/05/2012, 10:00:42 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                  Hành vi mà bạn mô tả ở trên có thể cấu thành tội vu khống theo quy định tại Điều 122 BLHS. Do vậy bạn có thể trình báo sự việc trên với Công an huyện để được xem xét giải quyết theo pháp luật. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    Điều 122. Tội vu khống

    1. Người nào #ff0000;">bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Đối với nhiều người;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

    đ) Đối với người thi hành công vụ;

    e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

  • Xem thêm     

    30/05/2012, 09:54:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                   Phạm tội bị bắt quả tang chỉ là một trong các trường hợp bị xử lý hình sự. Nếu bạn không bị bắt trên chiếu bạc đó nhưng những người đánh bạc khai ra bạn, công an tìm ra chứng cứ chứng minh là bạn có tham gia vụ đánh bạc đó thì bạn vẫn có thể bị xử lý về hình sự. Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây về tội đánh bạc:

    “Điều 248. Tội đánh bạc

     1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

     b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng."

  • Xem thêm     

    30/05/2012, 09:33:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    30/05/2012, 09:32:56 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu việc mua bán của bạn chưa sang tên thì bạn chưa đủ điều kiện để bán cho người khác. Hợp đồng mua bán xe viết tay của bạn chưa có hiệu lực pháp luật. Nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu và buộc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, ai có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

  • Xem thêm     

    30/05/2012, 09:23:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:
                 1. Theo thông tin bạn nêu thì nhà đất đó là tài sản của ông bà nội bạn. Ông bạn qua đời không để lại di chúc nên phần di sản của ông bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 (cụ nội, bà nội, Ba bạn và các cô, chú bác của bạn). Nếu Ba bạn muốn đứng tên toàn bộ nhà đất đó thì phải được sự đồng ý của tất cả các thừa kế của ông bạn.
                 2. Nếu một trong các cô, chú bác của bạn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của ông nội bạn thì 1/2 nhà đất đó sẽ được chia cho các thừa kế của ông bạn. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế của ông bạn là 10 năm kể từ ngày ông bạn qua đời. Nếu sau 10 năm không có ai tranh chấp thì gia đình bạn được tiếp tục sử dụng phần di sản đó.
                 3. Phần tài sản của bà bạn (1/2) nếu bà bạn đồng ý cho Ba bạn thì có thể thực hiện hai hình thức là tặng cho để sang tên luôn 1/2 đứng tên Ba bạn hoặc lập di chúc để định đoạt 1/2 nhà đất đó cho Ba bạn. \
                - Nếu Ba bạn muốn sang tên luôn 1/2 nhà đất thì phải tiến hành khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản của ông bạn (để xác định vị trí, diện tích, giá trị tài sản của bà bạn). Khi đó nếu các cô, chú bác của bạn yêu cầu nhận phần thừa kế của từng người thì 1/2 nhà đất đó phải đem chia đều cho các anh chị em của Ba bạn.
                - Nếu Ba bạn lựa chọn hình thức lập di chúc thì có thể gia đình bạn duy trì được việc sử dụng ổn định. Nếu bà nội bạn sống được 8 năm nữa và không thay đổi nội dung di chúc thì gia đình bạn được sang tên 1/2 nhà đất theo di chúc và được sử dụng tiếp 1/2 nhà đất còn lại do đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông nội bạn.
    Do vậy, Ba bạn nên cân nhắc để lựa chọn cách sử sự sao cho phù hợp và đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình.
                 4. Đối với việc lập di chúc, bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của bộ luật dân sự:

    Ðiều 652. Di chúc hợp pháp

     1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

     a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

     b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

     2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

     3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Ðiều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

     Ðiều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản

     1. Di chúc phải ghi rõ:

     a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

     b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

     c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

     d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

     2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

     Ðiều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

    3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

    Ðiều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Ðiều 653 của Bộ luật này.

    Ðiều 656. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

    Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

     Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Ðiều 653 và Ðiều 654 của Bộ luật này.

     Ðiều 657. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực

     Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

     Ðiều 658. Thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

     Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:

     1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;

     2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

  • Xem thêm     

    29/05/2012, 04:57:08 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Nếu là nhà đất được giao, phân theo chính sách đất đai thì không hạn chế về tuổi. Nếu công nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất thì chỉ cần đủ tuổi làm CMND là được (phải có CMND và Hộ khẩu thì mới thực hiện được thủ tục nhận chuyển quyền SHN và SDĐ).
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:59:32 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Theo quy định của pháp luật thì không thể mang GCN QSD đất đi cầm cố ở tiệm cầm đồ được. Bạn chỉ có thể sử dụng "bìa" đó để đăng ký thế thấp cho hợp đồng thế chấp QSD đất. Nếu bạn mang GCN QSD đất đi cầm cố thì việc cầm cố đó không có giá trị pháp lý (GCN QSD đất không phải là tài sản) và nếu có tranh chấp thì pháp luật không bảo vệ bên nhận cầm cố. Tuy nhiên với những tiệm cầm đồ thì đôi khi bạn không cần có GCN QSD đất họ vẫn cho bạn vay tiền...
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:53:55 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu trung tâm đó không phải là hệ đào tạo chính quy, tập trung theo quy định thì bạn không thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:51:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Lần đầu ở đây là một lần sang tên, một lần được công nhận quyền sở hữu, không quan trọng là đất đã có GCN QSD đất hay chưa: Đáng lẽ các trường hợp khác thì phải nộp lệ phí trước bạ nhưng do có quan hệ huyết thống như trên nên được miễn một lần. Nếu lần sau lại có một giao dịch (chuyển quyền sử dụng đất) giữa những người đó thì phải nộp lệ phí trước bạ.
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:33:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Không có văn bản nào quy định về thời gian thực hiện hợp đồng đặt cọc. Thời gian thực hiện do hai bên thỏa thuận. Nêu bên nào vi phạm về thời gian thực hiện các thỏa thuận theo hợp đồng đặt cọc làm cho hợp đồng không thể thực hiện được thì Tòa án sẽ tuyên bố bên đó vi phạm và chịu phạt cọc. Nếu hợp đồng vô hiệu về hình thức thì Tòa án mới dành thời gian cho hai bên thực hiện thủ tục (công chứng, đăng ký trong thời hạn 1 tháng, nếu không thực hiện tòa án sẽ tuyên bố vô hiệu).
               Bạn có thể tham khảo một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP, ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:22:52 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Luật sư đã trả lời!
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 03:21:41 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             1.  Nếu bạn muốn Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án thì tại sao bạn lại viết đơn xin đình chỉ giải quyết vụ án? Bạn có quyền kháng cáo theo quy định tại khoản 4, Điều 193 BLTTDS, tuy nhiên Tòa án phúc thẩm sẽ bác đơn kháng cáo của bạn vì việc đình chỉ giải quyết vụ án căn cứ vào điểm c, khoản 1, Điều 192 BLTTDS. Do bạn không hiểu biết pháp luật nên đã bị "lừa"! Nếu khi chồng bạn bỏ đi, Tòa án chỉ cần tống đạt các văn bản tố tụng cho bố mẹ chồng bạn. Nếu bố mẹ chồng bạn cố tình giấu địa chỉ của chồng bạn thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt hoặc Tòa án thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và xử ly hôn vắng mặt. Do cán bộ Tòa án có thể yếu về nghiệp vụ hoặc không "thích" làm vụ đó của bạn nên phải lừa bạn ký vào đơn xin rút đơn khởi kiện để đình chỉ vụ án.
             2. Nếu muốn ly hôn thì bạn phải khởi kiện lại từ đầu. Nếu bạn không cung cấp được địa chỉ của chồng bạn thì Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết. Do vậy, để ly hôn bạn cần yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục tuyên bố chồng bạn mất tích và đề nghị được ly hôn. Vụ việc của bạn như vậy thì phải kéo dài vài năm mới xong được...
             3. Theo thông tin bạn nêu thì mảnh đất thổ cư đó được mẹ chồng bạn tặng cho riêng chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ là tài sản riêng của chồng bạn. Nếu bạn chứng minh được là chồng bạn đã nhập vào thành tài sản chung thì bạn mới được chia tài sản.
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 02:55:51 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bác!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời câu hỏi của bác như sau:
             1. Nếu bác bán ngôi nhà đó cho người khác thì bác phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản, mức thuế là 2% giá trị tài sản mua bán ghi trong hợp đồng. Ngoài ra các bên phải nộp tiền lệ phí trước bạ là 0,5% giá trị tài sản mua bán. Giấy tờ để mua bán nhà gồm có: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu của hai bên; Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của bác.
             2. Nếu bác cho con gái ruột ngôi nhà đó thì được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Giấy tờ như nêu tại mục 1. Ngoài ra cần có giấy khai sinh của con gái bác để chứng minh quan hệ mẹ con, làm căn cứ miễn thuế, phí.
             3. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bác thì không cần phải có sự đồng ý của các con. Nếu là tài sản chung của vợ chồng bà, và vợ/chồng bác không còn sống, cũng không có di chúc thì mới cần phải có sự đồng ý của các con bác trong việc mua bán, tặng cho trên. Để tránh tranh chấp trong gia đình thì bác phải điều hòa được lợi ích và điều chỉnh được tình cảm, thái độ của các con đối với sự việc đó.
  • Xem thêm     

    29/05/2012, 09:22:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                Theo thông tin bạn nêu thì cả em bạn và người lái xe kia (hai người lái xe) đều vi phạm luật giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, em bạn đã qua đời nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn người lái xe kia sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS và phải bồi thường cho em bạn theo quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên và theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006 ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán, TAND tối cao. Cụ thể pháp luật quy định như sau:

           I. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ:   

               Điều 202 BLHS quy định: "Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

              1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

              (Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết một người;

    b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng)

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.”.

              2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

               (Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm đ khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết hai người;

    b. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này)

    e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

              3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    (Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật hình sự:

    a. Làm chết ba người trở lên;

    b. Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b, c, d, đ và e tiểu mục 4.1 mục 4 này;

    c. Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

    đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%.

    e. Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e tiểu mục 4.2 mục 4 này;

    g. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên)

              4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

              5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    II. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

              Ðiều 623 BLDS năm 2005 quy định:
    "Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

     1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

     Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

     2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

     a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

     b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

     4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

     Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.".

              Mục
    2. Nghị Quyết số03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND tối cao quy định:

    "Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

     

                2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

     

                2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...

     

                2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

     

                a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.          

     

                Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

     

                 b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng. 

     

                - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

     

                - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

     

                - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

     

                - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

     

                - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

     

                - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

     

                - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

     

                - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

     

                - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

     

                 2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

     

                 a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

     

                 b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. 

     

                c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại… 

     

                d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

     

  • Xem thêm     

    29/05/2012, 08:47:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Bạn xem lại ngày tháng năm sinh của em bạn và ngày tháng em bạn có quan hệ với người kia. Nếu tại thời điểm quan hệ sinh lý, em bạn chưa đủ 16 tuổi (trước ngày sinh nhật lần thứ 16 của em bạn) thì gia đình bạn có thể yêu cầu công an xử lý bạn trai của em bạn về tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Điều 115 BLHS, cụ thể như sau:

    Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em

    1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;

    c) Có tính chất loạn luân;

    d) Làm nạn nhân có thai;

    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
  • Xem thêm     

    28/05/2012, 09:27:32 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Nếu việc đậu xe đó là trái pháp luật thì chủ xe ô tô đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra chủ xe phải bồi thường cho gia đình chú bạn theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên.
  • Xem thêm     

    28/05/2012, 09:14:08 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn cần phải đăng ký kết hôn lần hai hoặc cha của đứa trẻ làm thủ tục nhận cha con sau đỏ bổ sung tên của cha đứa trẻ vào giấy khai sinh và thay đổi họ của em bé.