Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Dương Văn Mai - LuatSuDuongVanMai

  • Xem thêm     

    10/12/2011, 09:08:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi tôi trả lời như sau:
    Nếu người đó chứng minh được mình không biết, không thể biết về nguồn gốc tài sản... thì có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuy nhiên sẽ phải thực hiện việc hoàn trả tài sản cho người bị hại và yêu cầu người phạm tội phải trả lại tiền.....cho mình.
    Nếu biết rõ nguồn gốc tài sản đó thì sẽ bị coi là có tội.
    Chúc bạn khỏe và thành công!
  • Xem thêm     

    10/12/2011, 09:07:59 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi tôi trả lời như sau:
    Nếu người đó chứng minh được mình không biết, không thể biết về nguồn gốc tài sản... thì có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuy nhiên sẽ phải thực hiện việc hoàn trả tài sản cho người bị hại và yêu cầu người phạm tội phải trả lại tiền.....cho mình.
    Nếu biết rõ nguồn gốc tài sản đó thì sẽ bị coi là có tội.
    Chúc bạn khỏe và thành công!
  • Xem thêm     

    10/12/2011, 09:03:05 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi tôi tư vấn như sau:
    Trong thời gian gần đây ở Hà Nội có rất nhiều vụ việc như của chị bạn, nhiều người bị hại đã tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ luật Hình sự tuy nhiên những hành vi như vậy nó phù hợp với tội Lạm Dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự nội dung điều luật như sau:

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    2. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
      d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      đ) Tái phạm nguy hiểm;
      e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Vì bạn mới chỉ nêu thông tin như vậy nên chưa biết số lượng tài sản bị chị bạn chiếm đoạt là bao nhiêu do đó tôi chưa khẳng định được chị em phạm tội thuộc khoản nào của điều luật, nội dung này bạn căn cứ vào số lượng tài sản thì sẽ rõ về hình phạt, mức phạt.....
    Về nội dung bạn hỏi là gia đình bạn có bị liên quan hay có trách nhiệm gì không đối với vụ việc này?
    Nếu toàn bộ quá trình thực hiện việc trên chị gái bạn có bàn bạc và thảo luận với gia đình có thể là với bố, mẹ hoặc anh chị em...thì khi cơ quan thẩm quyền nhà nước truy tố xét xử thì một trong những người trên cũng có thể bị truy tố với vai trò đồng phạm hoặc bị truy tố về tội che giấu tội phạm.
    Nếu chị bạn chỉ thực hiện việc đó một mình thì một mình chị bạn phải chịu trách nhiệm hình sự do chị bạn có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự....
    Trên đây là nội dung tư vấn của tôi, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi để được các luật sư trả lời hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư nhé!
    Chúc bạn khỏe và thành công!
  • Xem thêm     

    10/12/2011, 08:49:34 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi lần này không có nhiều khác biệt so với những lần trước, không biết có phải do tôi nêu chưa rõ vấn đề hay không nên bạn vẫn còn khúc mắc. Vì vậy tôi xin nói rõ hơn nữa để bạn hiều.

    Trong trường hợp này của bạn có hai quan hệ pháp luật như sau:

    - Quan hệ quản lý hành chính trong việc xây dựng - đây là mối quan hệ giữa người hàng xóm của bạn với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, họ chưa được cấp phép xây dựng mà đã xây nhà như vậy là vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng - để giải quyết quan hệ này thì cơ quan nhà nước cụ thể là Phòng quản lý xây dựng ở quận huyện có quyền tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc xây dựng đó và buộc người hàng xóm phải thực hiện việc xin phép xây dựng. Quan hệ này không liên quan đến bạn và gia đình, tuy nhiên bạn có thể phản ánh việc xây dựng không phép của họ đến các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để xử lý và thực tế theo tôi thấy bạn và gia đình đã phản ánh sự việc đến cơ quan quản lý rồi.

    - Quan hệ giữa các chủ sở hữu bất động sản gồm bạn và người hàng xóm - đây mới là quan hệ bạn phải quan tâm để giải quyết triệt để. Như tôi đã trao đổi trong các lần tư vấn trước, việc người hàng xóm xây nhà và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, làm hư hỏng và gây thiệt hại về tài sản cho bạn và gia đình thì bạn có quyền yêu cầu người đó phải bồi thường theo các quy định đã được tôi viện dẫn.

    Khi hai bên không thể thương lượng việc bồi thường thì bạn và gia đình đã đưa vụ việc ra phường, xã để giải quyết nhưng đến nay chưa giải quyết được và cũng không đồng ý với phương án giải quyết.... Do vậy bạn có quyền khởi kiện người hàng xóm tại tòa án nhân dân quận, huyện để yêu cầu họ bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn.

    Quan hệ pháp luật mà bạn buộc phải tham gia là quan hệ bồi thường thiệt hại, không phải là quan hệ pháp luật về xây dựng. Do đó khi chứng minh được quan hệ nhân quả giữa việc xây dựng của họ với thiệt hại của gia đình bạn thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiết nghĩ đó là yêu cầu hợp pháp của gia đình bạn và nó được pháp luật bảo vệ.
    Vụ việc của gia đình bạn giờ chắc không thể hòa giải thương lượng được nữa vì vậy bạn buộc phải khởi kiện người hàng xóm đó./.
    Trên đây là một số nội dung tư vấn bổ sung cho yêu cầu của bạn, chúc bạn và gia đình sớm bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình!
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    09/12/2011, 09:21:51 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Trong trường hợp người em đó bị điều tra....nếu chưa thành niên (dưới 15 tuổi) thì các cơ quan điều tra xét xử sẽ áp dụng các quy định pháp luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại các Điều 8, Điều 12, Điều 69, Điều 70, Điều 71 và Điều 72 BLHs năm 2000 cụ thể như sau:
    Điều 8.  Khái niệm tội phạm

    1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội  chủ nghĩa.
    2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
    4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
    Điều 12.  Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.
    Điều 69.  Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

    1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
    Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
    2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
     
    3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
    4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
    5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
    Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
    Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
    Điều 70.  Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

    1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:
    a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
    b) Đưa vào trường giáo dưỡng.
    2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.
    Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải  chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.
    3. Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
    4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.
    Điều 71.  Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

    Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
     
    1. Cảnh cáo;
     
    2. Phạt tiền;
     
    3. Cải tạo không giam giữ;
    4. Tù có thời hạn.
    Điều 72.  Phạt tiền

    Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
    Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật  quy định.
    Điều 73.  Cải tạo không giam giữ

    Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

    Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

    Căn cứ vai trò và tính chất của người em bạn như đã nêu thì nếu bị truy tố trách nhiệm hình sự có thể là đồng phạm hoặc che dấu tội phạm theo quy định tại các điều sau:

    Điều 138.  Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Điều139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều140.  Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

     a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Tuy nhiên với giá trị tài sản bị chiếm như bạn đã nêu thì em bạn sẽ được áp dụng những quy định trên để được miễn tố./.
    Trên đây là một số nội dung tư vấn của tôi, nếu còn vướng mắc và những thông tin bổ sung khác, bạn có thể tiếp tục hỏi để được luật sư tư vấn!
    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

     

  • Xem thêm     

    09/12/2011, 08:49:25 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Tất cả các thông tin và yêu cầu bạn nêu bổ sung đều nằm trong một quan hệ pháp luật là: chủ sở hữu bất động sản liền kề của gia đình bạn vi phạm về quản lý trật tự  xây dựng đô thị và gây thiệt hại cho gia đình bạn.
    Nếu tại phường không thể giải quyết được và hai bên cũng không thống nhất việc bồi thường.....thi bạn khởi kiện tại tòa thì trong đơn khởi kiện bạn phải nêu các yêu cầu tòa án buộc:
    1. Người hàng xóm đó tạm dừng việc xây dựng đến khi được cấp phép;
    2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với nhà cửa và cây cối của gia đình bạn;
    Trên đây là một số nội dung bổ sung liên quan đến vụ việc của bạn./.
    Chúc bạn sớm bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình!
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 09:24:04 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Với các thông tin bổ sung tôi tư vấn như sau:
    Ở đây chắc bạn đang có sự nhầm lẫn kiện lần 1 với kiện lần hai? Hiện tại vụ việc của gia đình bạn chỉ có một nội dung tranh chấp là : hộ liền kề xây dựng trái phép và gây thiệt hại đến tài sản của gia đình bạn và vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng gây thiệ hại cho hộ liền kề.

    Theo Điều 267 Bộ luật Dân sự năm 2005 chủ sở hữu bất động sản có nghĩa vụ:

    1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

    2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

    Theo Điều 268 Bộ luật dân sự năm 2005 thì chủ sở hữu công trình còn phải bồi thường cho chủ sở hữu bất động sản liền kề nếu gây thiệt hại, điều luật  quy định như sau:

    Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng các công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

    Trong trường hợp công trình có nguy cơ đe doạ sự an toàn bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ công trình phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục; nếu gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh thì phải bồi thường.

    Căn cứ các quy định trên và quá trình giải quyết tranh chấp...gia đình bạn có quyền khởi kiện những chủ sở hữu đó phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn.
    Về thủ tục khởi kiện:
    Đơn khởi kiện;
    Tài liệu chứng minh thiệt hại như các biên bản, hồ sơ giải quyết tranh chấp tại xã, phường;
    Giấy tờ về nhân thân của bạn CMND sổ hộ khẩu..;
    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn.
    Nơi nộp đơn khởi kiện là TAND quận huyện nơi gia đình bạn đang cư trú./.
    Trên đây là những nội dung tư vấn bổ sung cho bạn, chúc bạn thành công!


  • Xem thêm     

    07/12/2011, 09:26:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Trong trường hợp này dù em bạn không trực tiếp đi cầm cắm chiếc xe đó nhưng đã cùng 2 người còn lại sử dụng số tiền do cầm cố xe mà có. Nếu bị xử lý theo quy định thì em của bạn được coi là một trong các đồng phạm.
    Nếu chuộc xe ra và người bị hại rút đơn tố cáo thì em bạn và 2 người kia có thể không bị xử lý về hình sự nhưng có thể bị xử phạt hành chính.
  • Xem thêm     

    07/12/2011, 09:19:29 SA | Trong chuyên mục Lao động

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Về nội dung bạn quan tâm luật sư tư vấn như sau:
    Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật Lao Động; khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 31/12/2002 quy định:

    - “Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, người sử dụng lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thỏa thuận”.

    - “Các doanh nghiệp có trách nhiệm ban hành Quy chế thưởng để thực hiện đối với người lao động sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Quy chế thưởng phải được công bố công khai trong doanh nghiệp”.

    Như vậy việc thanh toán tháng lương thứ 13 cho người lao động không phải nghĩa vụ bắt bược của người lao động, luật chỉ khuyến khích người sử dụng lao động thanh toán khoản này vừa để động viên người lao động đã có thành tích đồng thời tạo dựng sự gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mức thưởng có thể được quy định tại hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
    Nếu trong hợp đồng lao động có quy định việc thưởng tết và mức thưởng thì thực hiện theo hợp đồng  hoặc trong hợp đồng không có  quy định nhưng công ty có Quy chế thưởng  thì thực hiện theo quy chế đó là hợp với quy định của pháp luật.

    Hiện tại về vấn đề này ngoài các điều luật và văn bản nêu trên thì chưa có văn bản nào khác./.
    Chúc bạn và những người đồng nghiệp sớm được nhận lương tháng thứ 13!

  • Xem thêm     

    07/12/2011, 08:55:10 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Liên quan đến nội dung của bạn tôi xin tư vấn như sau:
    Thứ nhất việc xây dựng không phép của người hàng xóm của bạn như vậy là vi phạm các quy định về quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý đô thị về xây dựng. Bạn có thể phản ánh sự việc trên đến thanh tra xây dựng của quận, huyện nơi bạn cư trú để họ buộc người hàng xóm phải chấp hành các quy định pháp luật.
    Thứ hai ngay cả khi họ có giấy phép xây dựng thì họ cũng vẫn phải tuân theo các quy định về xây dựng đồng thời bảo đảm không làm ảnh hưởng đến những hộ liền kề.
    Về việc giải quyết vụ việc tại Tòa án nếu các bên không tự thương lượng hòa giải được hoặc không thể hòa giải được tòa án sẽ quyết định theo đó bên nào vi phạm và gây thiệt hại.....thì sẽ phải bồi thường và khắc phục hậu quả.
    Tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc nếu còn có điều kiện hòa giải được thì nên hòa giải vì bạn và họ còn phải chung sống tại khu vực đó vẫn là thành viên của cộng đồng dân cư khu vực đó nữa.
    Trên đây là một số nội dung tư vấn, chúc bạn sớm giải quyết được vụ việc./.
  • Xem thêm     

    06/12/2011, 02:14:43 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Đúng là với thông trên hành vi và tài sản bị cướp giật được quy định tại khoản 2. Với khoản 2 nếu phải chấp hành hình phạt tù thì mức án thấp nhất cũng là 3 năm, với mức án là 3 năm (36 tháng tù giam) thì việc được xem xét cho hưởng án treo là khó.
  • Xem thêm     

    06/12/2011, 11:14:00 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào anh!
    Theo thông tin anh cung cấp thì vụ việc của anh đã được tòa án thụ lý. Thời hạn giải quyết theo quy định trong trường hơp này là 4 tháng kể từ ngày thụ lý tuy nhiên tòa cũng có thể gia hạn trong trường hợp thấy cần thiết như để xác minh, thẩm định.....
    Vì anh là nguyên đơn nếu được triệu tập hợp lệ hai lần mà anh không đến thì bị coi là nguyên đơn từ bỏ yêu cầu khởi kiện và tòa án đình chỉ giải quyết vụ việc của anh căn cứ điều 192 Bộ luật Tố Tụng Dân sự tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi xảy ra một trong các tình huống như sau:

    a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được

    thừa kế;

    b) Cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

    c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

    d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án;

    đ) Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án;

    e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

    g) Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

    h) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.


    Chính vì vậy anh cần phải theo dõi việc tòa án triệu tập để giải quyết vụ việc nhé.
  • Xem thêm     

    06/12/2011, 10:27:36 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Trong trường hợp này cần phải phân biệt vắng mặt tại trong quá trình giải quyết vụ việc hay vắng mặt ở nơi cư trú và không biết nơi cư trú của bị đơn?
    Trong trường hợp vắng mặt trong quá trình giải quyết vụ việc thì tòa án vẫn giải quyết bình thường: bị đơn vắng mặt lần thứ hai không có lý do thì tòa có quyền xét xử vắng mặt.
    Trong trường hợp bị đơn vắng mặt tại nơi cư trú (có thể là bỏ đi sống ở chỗ khác và không có thông tin và không rõ địa chỉ), thì để có thể giải quyết được vụ việc bạn cần phải thông qua thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích. Theo quy định một người vắng mặt tại nơi cư trú hai năm kể từ ngày có thông tin cuối cùng......thì chồng hoặc vợ có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố người đó mất tích và thủ tục giải quyết theo quy định chung.
    Trên đây là một số nội dung tư vấn bổ sung cho bạn./.
    Trân trọng!
     
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 02:42:35 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào ông/bà!
    Nội dung ông/bà hỏi tôi xin tư vấn như sau:

    Điều 42 BLLĐ: Khi chấm dứt Hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng phụ cấp lương nếu có.

    Đối với trường hợp người lao động đã làm việc tại các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước do chuyển công tác, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 quy định: Trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp Nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó.

    Người sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả.

    Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH (ngày 26/05/2009, sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 22/09/2003, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP), quy định: Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm), trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp (tính từ 01/01/2009 đến nay).

    Trường hợp, thời gian làm việc tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ, thì được làm tròn: Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm; Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.

    Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ nếu có (Điều 2).

    Như vậy khi chấm dứt hợp đồng lao động ông/bà sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc đối với toàn bộ thời gian công tác. Tuy nhiên theo tôi thì ông/bà không nên chấm dứt hợp đồng lao động lúc này vì thời gian công tác và thời gian đóng bảo hiểm cũng phù hợp với đối tượng được hưởng hưu trí chỉ còn tuổi của ông bà chưa đáp ứng được.
    Vì vậy ông/bà có thể lựa chọn nghỉ không lương và tiếp tục đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ hưu trí.
    Trân trọng!


  • Xem thêm     

    05/12/2011, 10:27:27 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Căn cứ thông tin bạn nêu luật sư tư vấn như sau:
    - Về việc bạn hỏi bào chữa cho một vụ án cướp tài sản tốn bao nhiêu tiền? Thù lao của luật sư khi tham gia giải quyết một vụ án do luật sư và khách hàng thỏa thuận.
    - Có được kháng cáo không? Theo quy định điều 234 Bộ luật TTHS thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày bản án sơ thẩm được tuyên.
    Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên nếu không đồng ý với quyết định của tòa án thì bị cáo, người bị hại hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo.
    Đối với những tình tiết bổ sung bạn nêu thì hành vi của những người này đã đủ cấu thành của tội cướp giật tài sản quy định tại điều 136 Bộ luật hình sự.
    Khoản 1 điều 136 quy định "Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm". Chỉ cần có hành vi là đã có thể bị truy tố về tội này rồi.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 10:14:00 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn! Chào luật sư đồng nghiệp!
    Tôi muốn bổ sung nội dung tư vấn của Luật sư Nghị như sau:
    Tôi đồng ý với các điều luật được đồng nghiệp nêu để tư vấn cho bạn đọc. Căn cứ tình tiết và tính chất của sự việc có đủ cơ sở để kết luận người thực hiện hành vi trên phạm tội cướp giật  tài sản được quy định tại điều 136 Bộ luật Hình sự.
    Căn cứ số tài sản bị cướp thì người thực hiện hành vi trên sẽ bị truy tố theo khoản 2 Điều 136 với hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
    Theo Điều 60 Bộ luật Hình sự khi bị phạt tù không quá 3 năm khi xét xử tòa án có thể quyết định cho người phạm tội được hưởng án treo...
    Như vậy nếu người phạm tội bị kết án với mức án dưới ba năm tù (36 tháng tù) thì mới có điều kiện để được hưởng án treo.
    Trên đây là một số nội dung tôi muốn bổ sung./.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    03/12/2011, 09:54:48 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Trước hết xin lỗi vì hôm nay tôi mới tư vấn cho bạn được!
    Qua nội dung câu hỏi của bạn tôi thấy bạn đã đọc và tìm hiểu rất kỹ các văn bản có liên quan đến việc của công ty bạn tuy nhiên còn có những nội dung bạn chưa rõ. Tôi trả lời bạn như sau:

    Trước hết về tư cách doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì tất cả doanh nghiệp được thành lập mới, được chuyển đổi....thành lập tại Việt Nam đều được coi là doanh nghiệp Việt Nam mà không phân biệt nguốn vốn thành lập doanh nghiệp đến từ đâu. Do vậy công ty của bạn là doanh nghiệp Việt Nam.

    Hiện tại Công ty bạn đang được một nhà đầu tư nước ngoài mua lại 24% vốn góp, vì doanh nghiệp của ban là doanh nghiệp việt nam nên trình tự thủ tục mua lại 24% phần vốn góp đó của nhà đầu tư này phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam.

    Để có thể thực hiện các giao dịch đó bắt buộc nhà đầu tư này phải mở tài khoản tại một ngân  hàng thương mại ở Việt Nam.
    Việc mở tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Thông tư 131 như sau:

    Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

    1.2- Có các tài liệu sau:

    a) Đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại tiết a khoản 1 Điều 1 Chương I Thông tư này:

    - Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh cấp; hoặc Giấy đăng ký thuế của cơ quan thuế nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh; Hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (nếu có chi nhánh tại Việt Nam).

    - Trường hợp uỷ quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam và bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam.

    - Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

    b) Đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại tiết b khoản 1 Điều 1 Chương I Thông tư này:

    - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    - Trường hợp uỷ quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: có thêm bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam và bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức đại diện tại Việt Nam.

    - Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

    c) Đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại tiết c khoản 1 Điều 1 Chương I Thông tư này:

    - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty đầu tư chứng khoán; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty quản lý quỹ và các tài liệu liên quan về việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán.

    - Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch. 

    Về việc thanh toán tiền thuế và loại tiền thanh toán theo quy định pháp luật Việt Nam thì các giao dịch được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam phải sử dụng đồng tiền Việt Nam, để thuận lợi trong việc thanh toán các bên có thể quy đổi số tiền đó ra ngoại tệ.

    Về thủ tục thanh toán.....như thế nào bạn có thể liên hệ trực tiếp tới ngân hàng.

    Trên đây là một số nội dung tôi có thể tư vấn cho bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể tiếp tục hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn thêm./.

    Chúc bạn mạnh khỏe và thành công!

  • Xem thêm     

    03/12/2011, 09:20:51 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào anh/chị!
    Với những thông tin luật sư nhận được thì hiện tại Chủ đầu tư chưa được cấp phép đầu tư, việc Chủ đầu tư có được cấp phép hay không vẫn còn phải chờ vì vậy theo các quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16 của Bộ Xây dựng thì hiện tại họ chưa đủ điều kiện để thực hiện việc huy động vốn. Nếu anh/chị có nhu cầu mua nhà của họ thì nên đợi đến khi họ được cấp phép đầu tư và hoàn thành việc xây phần móng của ngôi nhà theo đúng quy định pháp luật cụ thể là các quy định sau:

    Điều 39. Luật Nhà ở năm 2006 quy định về việc mua bán nhà ở thương mại

    Phương thức mua bán, cho thuê nhà ở thương mại được thực hiện thông qua hình thức trả tiền một lần hoặc trả chậm, trả dần.

    Trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng.

    Điều 8 Nghị định 71/2010/NĐ- CP hướng dẫn Luật nhà ở

    Chủ đầu tư cấp I của dự án phát triển khu nhà ở được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II để xây dựng nhà ở sau khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng với nội dung, tiến độ của dự án và phải tuân thủ nội dung dự án đã được phê duyệt, nội dung chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ đầu tư cấp I có trách nhiệm quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án phát triển khu nhà ở khi chưa bàn giao cho chính quyền địa phương, thực hiện cung cấp điện, nước để chủ đầu tư cấp II xây dựng nhà ở và tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy hoạch, kiến trúc, nội dung đầu tư mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cho phép và tiến độ xây dựng các công trình kỹ thuật trong phạm vi dự án của chủ đầu tư cấp II.

    Điều 9. Huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở

    1. Trường hợp chủ đầu tư dự án phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới (chủ đầu tư cấp I) có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với phần diện tích xây dựng nhà ở và đầu tư xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị đó thì chỉ được huy động vốn theo các hình thức sau đây:

    a) Ký hợp đồng vay vốn của các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để huy động số vốn còn thiếu cho đầu tư xây dựng nhà ở; bên cho vay vốn hoặc bên mua trái phiếu không được quyền ưu tiên mua hoặc ưu tiên đăng ký mua nhà ở;

    b) Ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II nhằm mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư cấp II;

    c) Ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư với tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia góp vốn hoặc bên tham gia hợp tác đầu tư chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở trên cơ sở tỷ lệ vốn góp theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia nêu tại điểm d khoản 3 Điều này;

    d) Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà ở và bên tham gia hợp tác kinh doanh chỉ được phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc được phân chia sản phẩm là nhà ở theo thỏa thuận; trong trường hợp các bên thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải tuân thủ quy định về số lượng nhà ở được phân chia nêu tại điểm d khoản 3 Điều này;

    đ) Huy động vốn từ tiền mua nhà ứng trước của các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

    2. Trường hợp chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở độc lập (kể cả chủ đầu tư cấp II trong dự án phát triển khu nhà ở, khu đô thị mới, công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp) có nhu cầu huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở thì chỉ được huy động vốn theo các hình thức quy định tại các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều này.

    3. Các chủ đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi thực hiện huy động vốn để xây dựng nhà ở phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

    a) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu tư cấp II sau khi đã giải phóng mặt bằng của dự án và đã thực hiện khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án. Sau khi đã có các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án thì chủ đầu tư cấp I được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư cấp II.

    Trong trường hợp chủ đầu tư cấp II có nhu cầu huy động vốn để xây dựng nhà ở trên diện tích đất nhận chuyển nhượng của chủ đầu tư cấp I thì chỉ được ký hợp đồng huy động vốn sau khi đã có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ký với chủ đầu tư cấp I, có thỏa thuận trong hợp đồng về việc chủ đầu tư cấp II được huy động vốn để xây dựng nhà ở và đã có đủ các điều kiện để huy động vốn theo quy định tại khoản này; trường hợp chưa chuyển quyền sử dụng đất từ chủ đầu tư cấp I sang chủ đầu tư cấp II theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc huy động vốn phải được chủ đầu tư cấp I đồng ý bằng văn bản;

    b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư sau khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định tại điểm e khoản này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi đã có dự án nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện giải phóng mặt bằng, có biên bản bàn giao mốc giới của dự án và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định tại điểm e khoản này.

    Trường hợp bên tham gia hợp tác kinh doanh được phân chia sản phẩm là nhà ở mà có nhu cầu bán, cho thuê nhà ở đó thì không được trực tiếp ký hợp đồng mua bán, cho thuê mà do chủ đầu tư (bên có quyền sử dụng đất) trực tiếp ký hợp đồng với người mua, người thuê sau khi có đủ điều kiện quy định tại khoản này; trong trường hợp bên tham gia hợp tác kinh doanh đã nhận bàn giao nhà ở và đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được phân chia thì được trực tiếp ký hợp đồng mua bán, cho thuê nhà ở đó theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này;

    d) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này mà trong hợp đồng có thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia tối đa cho các hình thức huy động vốn không quá 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án (tính trên tổng số lượng nhà ở thương mại của dự án cấp I hoặc dự án phát triển nhà ở độc lập không phải là dự án cấp II) không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản, nhưng phải thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở để xác nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Nghị định này; số lượng nhà ở còn lại trong mỗi dự án này chủ đầu tư phải thực hiện bán, cho thuê theo đúng quy định tại điểm đ và điểm e khoản này;

    đ) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng mua bán nhà ở sau khi đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng của nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán qua sàn giao dịch bất động sản theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và đã thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở theo quy định tại điểm e khoản này.

    Việc xây dựng xong phần móng của nhà ở (kể cả công trình nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp) quy định tại điểm này được xác định là giai đoạn đã thi công xong phần đài giằng móng (bao gồm cả phần xử lý nền nếu có) hoặc tới độ cao mặt bằng sàn của tầng thấp nhất của công trình nhà ở đó và được nghiệm thu kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    e) Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại các điểm b, c và điểm đ khoản 1 Điều này thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho Sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở biết trước ít nhất 15 ngày, tính đến ngày ký hợp đồng huy động vốn.

    Trong văn bản thông báo phải nêu rõ hình thức huy động vốn, số vốn cần huy động; trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải nêu rõ diện tích đất sẽ chuyển nhượng, tên chủ đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì phải nêu rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn, hợp tác đầu tư, nếu có thỏa thuận phân chia sản phẩm là nhà ở thì phải nêu rõ số lượng, loại nhà ở sẽ phân chia, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân được phân chia nhà ở; trường hợp huy động vốn theo hình thức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì phải nêu rõ số lượng, loại nhà ở (nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự, căn hộ chung cư) và địa chỉ của nhà ở sẽ bán. Chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng huy động vốn hoặc hợp đồng mua bán nhà ở khi đã có đủ các điều kiện quy định tại Điều này.

    Thông tư 16/2010 quy định về việc huy động vốn của các chủ đầu tư.

    Khoản 3, Điều 7 quy định

    Chủ đầu tư không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền chưa xây dựng nhà ở nêu tại khoản 5 Điều 16 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP được áp dụng đối với các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới, dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các thành phố, thị xã (tính theo ranh giới hành chính, không phân biệt khu vực đô thị và khu vực nông thôn) hoặc tại các khu đô thị mới được quy hoạch thành thành phố, thị xã; đối với các khu vực khác thì chủ đầu tư được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức bán nền nhưng phải có đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng trước khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Khoản 5, Điều 8 quy định

    Đối với trường hợp huy động vốn theo hình thức ký hợp đồng, văn bản góp vốn, hợp đồng, văn bản hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi chung là hợp đồng góp vốn) theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP thì các bên có thể thoả thuận phân chia lợi nhuận (bằng tiền hoặc cổ phiếu) hoặc phân chia sản phẩm là nhà ở hoặc thỏa thuận phân chia bằng cả lợi nhuận và sản phẩm nhà ở.

    Trong trường hợp bên góp vốn được phân chia sản phẩm là nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được phân chia cho tất cả các hình thức huy động vốn tối đa là 20% số lượng nhà ở thương mại trong mỗi dự án không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản (chủ đầu tư có thể thực hiện phân chia cả ba loại nhà ở là nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư hoặc có thể phân chia một hoặc hai loại nhà ở), nhưng trong hợp đồng góp vốn phải nêu rõ số lượng nhà ở, loại nhà ở, diện tích nhà ở và vị trí nhà ở sẽ phân chia cho bên tham gia góp vốn; số lượng nhà ở thương mại còn lại trong mỗi dự án sau khi phân chia, chủ đầu tư phải thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua qua sàn giao dịch bất động sản khi có đủ các điều kiện theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP.

    Nếu còn vướng mắc và cần giải đáp nữa anh/chị hãy tiếp tục hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn thêm.
    Chúc anh/chị sớm đạt được nguyện vọng của mình!
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 11:47:42 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào Luật sư Cường!
    Tôi đồng ý với quan điểm của Luật sư.
    Chúc luật sư thành công!
  • Xem thêm     

    02/12/2011, 11:46:51 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần


    Chào bạn!
    Căn cứ quy định luật đất đai và văn bản hướng dẫn thực hiện ngoài các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất xây dựng khu công nghiệp đất rừng...thì còn loại đất phục vụ mục đích công cộng phục vụ cộng đồng, thông thường loại đất này được sử dụng để xây dựng các công trình như đền thờ đình chùa, khu sinh hoạt cộng đồng như sân vận động, chợ....và nghĩa trang liệt sỹ.
    Việc quản lý nghĩa trang liệt sỹ được giao cho UBNd cấp xã phường và đất này không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho bất cứ cá nhân nào.
    Bạn có thể cung cấp thêm các thông tin và tiếp tục hỏi để luật sư trả lời.
    Chúc bạn thành công!