Về vấn đề này, xin bổ sung thêm cho bạn một vài thông tin. Hầu hết các sản phẩm trà sữa nhà làm đều không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vì vậy cũng chẳng đăng ký nhãn mác gì để được kinh doanh theo quy định pháp luật.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về Điều 25 Nghị định 80/2013/NĐ-CP về nhãn hàng hóá thì ngoại trừ những hàng hóa như: Bất động sản; hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm, sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; hàng hóa đã qua sử dụng; hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;... còn lại thì tất cả hàng hóa bắt buộc phải có nhãn hàng hóa.
Theo quy định trên đây, trà sữa nhà làm thuộc đối tượng phải đăng ký nhãn hàng hóa, tuy nhiên hầu như chẳng có gia đình nào tự làm mà thực hiện việc đăng ký nhãn hàng hóa cho sản phẩm hay đăng ký kinh doanh cả mặc dù số lượng sản phẩm bán ra không hề nhỏ. Cho nên, hành vi này bị áp dụng quy định xử phạt theo Điều 25 Nghị định 80/2013/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa. Cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa;
c) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo;
d) Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên đây, những trường hợp sản xuất, lưu thông các sản phẩm trà sữa nhà làm mà không tiến hành đăng ký nhãn hiệu sản phẩm theo quy định pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa thì tùy thuộc vào giá trị từng sản phẩm mà có thể bị xử phạt ở những mức độ khác nhau.
Thực trạng này đến thời điểm hiện nay đã rất phổ biến rồi, nên các cơ quan chức năng cần vào cuộc kịp thời và áp dụng việc kiểm tra, xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm vừa để đảm bảo trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vì sức khỏe người tiêu dùng, vừa để bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh cho những doanh nghiệp, công ty có sản phẩm tương tự được đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
Everything happens for a reason...