Sổ đỏ, quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, xin cấp, điều chỉnh giấy CNQSDĐ, GCNSHNO, chuyển mục đích sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #19263 29/07/2008

    pqtrung

    Lớp 6

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 7820
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Sổ đỏ, quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, xin cấp, điều chỉnh giấy CNQSDĐ, GCNSHNO, chuyển mục đích sử dụng đất

    Nhà tôi diện tích 250 m2 (chưa có giấy CNQSDD) nay tôi muốn làm giấy CNQSDD, sổ đỏ chỉ 80 m2  (sau này có điều kiện thì làm tiếp) có được không ?

    Kính thưa Luật sự.
    Nhà tôi mua từ năm 1969 (trong giấy bán chỉ nói là bán căn nhà 5*6m trên lô đất ...) đến năm 1983 ba tôi có làm giấy chứng nhận QDSD - sổ đỏ (trong đó lại ghi diện tích nhà 46 m2 trên lô đất chúng tôi đang ở), Tổng diện tích đất hiện hàng năm nộp thuế là 250 m2, đất không tranh chấp  Nay muốn làm Giấy CNQSDD - sổ đỏ thì phài chịu các loại thuế nào. rất mong luật sự tư vấn.

     
    1202817 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

41 Trang «<78910111213>»
Thảo luận
  • #19607   13/08/2008

    thanhtrakh
    thanhtrakh

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy đinh sử dụng dất công ích

    Tôi muốn biết quy định về việc sử dụng đất công ích 5%, quy định đấu thầu đất công ích
     
    Báo quản trị |  
  • #19608   13/08/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    luật đất đai

    Điều 72. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích

    1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

    Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

    Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

    2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và được sử dụng vào các mục đích khác theo quy định của Chính phủ.

    Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

    3. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất quản lý sử dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #19652   07/11/2008

    tctcamau
    tctcamau

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hạn điền trong luật đất đai được hiểu như thế nào

    Hạn điền trong luật đất đai năm 2003 chỉ được áp dụng đối với loại đất giao hay áp dụng cả đất được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, đất do thừa kế...
     
    Báo quản trị |  
  • #19653   21/08/2008

    phongdatdai
    phongdatdai
    Top 500
    Chồi

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật Đất đai 2003 quy định hạn mức giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
    - Đất trồng cây hàng năm: <= 3 ha
    - Đất trồng cây lâu năm: <=10 ha (đồng bằng); <=15 ha (trung du, miền núi)
    - Ngoài ra còn quy định đối với các loại đất khác hoặc khi kết hợp các loại đất.
    Đó là hạn mức khi Nhà nước giao đất (nghĩa là Nhà nước có đất và giao cho hộ gia đình, cá nhân).
    Đối với việc công nhận quyền sử dụng đất (nghĩa là đất đã được sử dụng ổn định, không tranh chấp, được Nhà nước công nhận) thì:
    - Đối với đất có giấy tờ hợp lệ thì diện tích được công nhận được xác định theo giấy tờ đó.
    - Đối với đất không có giấy tờ thì sẽ áp dụng hạn mức để công nhận (như nêu trên). Phần vượt hạn mức sẽ phải chuyển sang thuê.
    Riêng đất với đất ở thì hạn mức giao đất, công nhận QSDĐ được thực hiện theo quy định của mỗi địa phương.
    Hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện theo Nghị quyết 1126/2007 của UB Thường vụ Quốc hội. Theo đó từng loại đất ở mỗ vùng khác nhau sẽ có hạn mức nhận chuyển nhượng khác nhau. Bạn có thể tham khảo Nghị quyết này để có thông tin chi tiết.
     
    Báo quản trị |  
  • #19654   07/11/2008

    htobahung
    htobahung

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ý nghĩa hạn mức và thời hạn sử dụng đất

    ý nghĩa hạn mức và thời hạn sử dụng đất
     
    Báo quản trị |  
  • #19694   24/08/2008

    Nhat_Tan
    Nhat_Tan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2007
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hợp thức hóa QSDĐƠ theo nghị định 60/CP

    Hợp thức hóa QSDĐƠ theo nghị định 60/CP
    Mẹ tôi làm giấy đỏ năm 2003 theo hình thức hợp thức hóa quyền sử dụng đất theo nghị định 60/CP(nguồn gốc đất là ông tôi cho mẹ tôi), nhưng khi tôi đi trích lục hồ sơ thì không thấy giấy tặng cho như bây giờ mà chỉ có các loại giấy tờ sau :
      a. Đơn xin cấp giấy QSDĐƠ có xác nhận của chính quyền xã là cha cho con, không tranh chấp.
      b. Biên bản cắm ranh mốc có ký tứ cận hẳn hoi (ông tôi cũng có ký tên nữa)
      c. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất.
    Cho tôi hỏi
    1. Với 3 loại giấy trên thì hồ sơ xin cấp giấy của mẹ tôi có đủ không
    2. Căn cứ vào đâu mà xã xác nhận là ông tôi cho mẹ tôi
    3. Có thể cho tôi biết quy trình và thủ tục xin cấp giấy CNQSDĐ vào thời điểm tháng 09/2003 khi luật đất đai 2003 chưa ra đời
     
    Báo quản trị |  
  • #19695   25/08/2008

    chichchoe
    chichchoe
    Top 500
    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2008
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    "Căn cứ vào đâu mà xã xác nhận là ông tôi cho mẹ tôi?"

    Cần phải xác định thời điểm cho, tặng mới quan trọng bạn ạ! Đó là cơ sở để xem xét pháp luật hiện hành vào thời điểm đó có bắt buộc hợp đồng tặng, cho QSDĐ phải lập thành văn bản hay ko. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra lại có phải do mẹ bạn được thừa kế hay ko? Nếu được, thì bạn cũng nên trình bày cụ thể trường hợp của mình để mọi người tiện trao đổi.
     
    Báo quản trị |  
  • #19696   25/08/2008

    Nhat_Tan
    Nhat_Tan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2007
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hợp thức hóa QSDĐƠ theo nghị định 60/CP

    Thời điểm cho là khoảng năm 1993. Không phải thừa kế đâu vì lúc đó là ông tôi cắt đất chia cho 6 người mà.
     
    Báo quản trị |  
  • #19697   10/09/2008

    Nhat_Tan
    Nhat_Tan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/07/2007
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi phải chờ đợi đến bao giờ mới có thể nhận được kết quả từ Thanh Tra phòng TNMT

    Ông tôi cho mẹ tôi mảnh đất từ 2003, và đến 2007 mẹ tôi cho tôi mảnh đất này (giấy tờ hợp lệ) và hiện nay tôi đã đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    Nhưng ông tôi đã có giấy khiếu nại vào UBND xã xin thu hồi quyền sử dụng đất của mẹ tôi với lý do ngày xưa lúc mẹ tôi giả chữ ký để đi đăng ký hợp thức hoá mảnh đất trên từ năm 2003 (nhưng sự việc này chỉ diễn ra trong UBND xã và có 3 biên bản hoà giải).
    Ngày 5/6/2008, UBND xã lập tờ trình gởi UBND thị xã đòi thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ tôi.
    Ngày 28/7/2008, thanh tra phòng TNMT thị xã có mời mẹ tôi xuống làm việc về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
    Đến nay đã hơn một tháng mà tôi không nhận được kết quả nào từ thanh tra phòng tài nguyên môi trường cả.
    Xin cho tôi hỏi 2 vấn đề sau :
    Tại sao đất do tôi đứng tên mà thanh tra lại mời mẹ tôi mà không đá động gì đến tôi cả.
    Tôi phải chờ đợi bao lâu nữa mới có thể  nhận được kêết quả trả lời của thanh tra. Và nếu đợi lâu quá thì tôi phải làm sao đây chẳng lẻ tôi đợi đến già. XIn được tư vấn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #19779   31/08/2008

    huynhnamphi
    huynhnamphi

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    việc thực hiện hạn điền sau khi ban hành luật đất đai 2003 như thế nào

    việc thực hiện hạn điền sau khi ban hành luật đất đai 2003 như thế nào
     
    Báo quản trị |  
  • #19780   01/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Bạn muốn hỏi việc thực hiện này ở địa phương nào hay trên cả nước ? Nếu trên cả nước thì không ai có thể trả lời bạn được, bởi ở mỗi địa phương, tuỳ vào tình hình cụ thể của địa phương mình mà Chủ tịch Tỉnh sẽ có quyết định về hạn mức đất cụ thể.
     
    Báo quản trị |  
  • #19781   10/09/2008

    hnbizlaw
    hnbizlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo luật đất đai năm 1993 thì trường hợp nào trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là hộ gia đình

    Theo luật đất đai năm 1993 thì trường hợp nào trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là hộ gia đình
     
    Báo quản trị |  
  • #19614   13/08/2008

    lmtoan
    lmtoan

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về giao đất ở đo thị

    Trước đây Tôi có mua miếng đất của Bà Lâm Thị Hiền vào năm 1992 nguồn gốc đất là bà Hiền mua của đất nhà nước nhưng không có giấy CNQSD đất. Gia đình Tôi ở và nộp thuế đầy đủ từ năm 1992 đến nay.
    Năm 2008 Tôi xin cấp giấy CNQSD đât được đồng ý cấp nhưng Tôi thấy chưa hợp lý xin các anh chị và Luật sư tư vấn thêm.
    Theo bảng đồ trích lục địa chính Tổng diện tích là 650m2.
    Trong đó đất ở đô thị là 297m2.
    Diện tích hành lang bảo vệ là 57m2.
    Đất bãi bồi ven sông là 81m2 được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất.
    Nhưng quyết định cấp giấy của ủy ban huyện cấp cho Tôi đất ở đô thị theo hạn mức ủy ban tỉnh giao là 150m2.
    Tất cả còn lại là đất vườn.
    Như vậy so với trước đây là 297m2 đất ở đô thị thì không đúng.
    Xin hỏi quyết định cấp như vậy có đúng hay không?
     
    Báo quản trị |  
  • #19615   15/08/2008

    Dan_khong_chuyen
    Dan_khong_chuyen

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2008
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 200
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình địa phương sẽ quy định hạn mức đất ở

    Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 quy định:
    Điều 45. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp thửa đất ở có vườn, ao
    1. …….
    2. Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật Đất đai; trường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trên các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì diện tích đất ở được xác định không quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định thửa đất ở thì được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.
    3. Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì diện tích đất ở được xác định theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 87 của Luật Đất đai.
    Luật Đất đai năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2004) quy định:
    Điều 87. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao
    1…
    2. …
    3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó.
    4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định như sau:
    a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;
    b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;
    c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.
    5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này thì diện tích đất ở có vườn, ao được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
    Điều 83. Đất ở tại nông thôn
    1. …
    2. Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
    3. …
    4. …
    Điều 84. Đất ở tại đô thị
    1. …
    2. …
    3. ….
    4. …
    5. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
    6. …

     
    Báo quản trị |  
  • #19616   16/08/2008

    phongdatdai
    phongdatdai
    Top 500
    Chồi

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Qua phần trình bày của bạn, tôi có ý kiến như sau:
    Bản đồ trích lục, trích đo địa chính không phải là căn cứ để xác định mục đích sử dụng đất để cấp giấy. Mục đích sử dụng đất được xác định theo:
    - Quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền
    - Giấy CNQSDĐ (giấy đỏ)
    Trường hợp không có các giấy tờ trên thì mục đích sử dụng đất được xác định theo hiện trạng sử dụng đất ổn định (Điều 6 Nghị định 181/2004/NĐ-CP).
    Như vậy nếu đất của bạn không có các loại giấy tờ hợp lệ theo quy định tại khoản 1,2,5 Điều 50 của Luật Đất đai thì UBND huyện nơi có đất sẽ căn cứ vào Quyết định hạn mức giao đất, công nhận QSDĐ ở của UBND tỉnh để cấp giấy cho bạn. 
    Như vậy, UBND huyện đã làm đúng.
    Trân trọng.
     
    Báo quản trị |  
  • #19763   29/08/2008

    Hoang_Uyen
    Hoang_Uyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nguồn gốc đất mẹ cho con trong khi đăng ký kê khai quyền sử dụng đất có ý nghĩa như thế nào

    Năm 2000, tôi đi đăng ký kê khai quyền sử dụng đất để hợp thức hóa quyền sử dụng đất và được cấp sổ đỏ. Vừa rồi, tôi đi trích lục giấy tờ thì tôi thấy UBND xã chứng nhận xác nhận nguồn gốc đất mẹ tôi cho tôi từ năm 1985 (thực sự mảnh đất này và mảnh đất mẹ tôi hiện giờ là đất của mẹ tôi ) nhưng lại không có giấy tờ nào chứng minh rằng mẹ tôi cho tôi cả.
    Nay tôi muốn bán mảnh đất trên mà mẹ tôi không cho bán vì mẹ tôi nói mảnh đất trên có nguồn gốc từ mẹ cho con, nên tôi không được bán. Nếu tôi bán mẹ tôi sẽ lấy lại.
    Vậy cho tôi hỏi với nguồn gốc đất của tôi (mẹ cho con) trong khi tôi đăng ký kê khai QSDĐ có ý nghĩa gì và mẹ tôi có quyền lấy lại đất của tôi hay không?
    Xin mọi người tư vấn giúp tôi
     
    Báo quản trị |  
  • #19764   30/08/2008

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    "Năm 2000, tôi đi đăng ký kê khai quyền sử dụng đất để hợp thức hóa quyền sử dụng đất và được cấp sổ đỏ".

    Như vậy, UBND xã đã thừa nhận mảnh đất trên là do mẹ bạn cho bạn do vậy đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn vào năm 2000. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này là bằng chứng chứng minh việc mẹ bạn đã cho bạn mảnh đất trên. Mặc dù đất đó có nguồn gốc của mẹ bạn nhưng đã cho bạn rồi và bạn cũng đã được cấp GCNQSDĐ rồi nên mẹ bạn không có quyền lấy lại mảnh đất này nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #19765   30/08/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Hiện nay có vài tranh chấp rất lạ nhưng một số cơ quan chức năng ở vài địa phương vẫn thụ lý để giải quyết. Như trường hợp trên đây, giờ người Mẹ đâm đơn yêu cầu thu hồi GCNQSDĐ đã cấp cho người con với lý do người con này đã có hành vi gian dối khi làm thủ tục. Hành vi gian dối đó là Mẹ không cho nhưng con tự ý đi kê khai , đăng ký đất rồi được UBND Xã xác nhận ! Nếu ngày xưa khi cho Mẹ có làm giấy cho ( trường hợp này rất hiếm vì qui trình cấp GCNQSDĐ theo Luật đất đai 1993 không chặt chẽ như hiện nay ) và giấy này không bị "ém" trong quá trình giải quyết khiếu nại thì người con thoát nạn, ngược lại, khả năng bị thu hồi là rất lớn nếu vì lý do gì đó mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại "muốn" cho người Mẹ thắng kiện ! Nói nôm na, muốn cho người con thắng, người ta sẽ nói là Mẹ đã cho con, tuy không có giấy cho cụ thể nhưng việc cho đã diễn ra trước mặt và được UBND Xã xác nhận nên việc cho đất này là có thật, như vậy yêu cầu đòi đất ( hoặc đòi huỷ GCNQSDĐ của con ) của Mẹ là không có cơ sở. Còn như muốn cho Mẹ thắng, người ta bảo rằng tuy người con kê khai, đăng ký đất với lý do Mẹ cho đất này và được UBND Xã xác nhận nhưng trong hồ sơ không hề có giấy cho đất của người Mẹ và nay Mẹ tái khẳng định là chưa hề cho đất, như vậy yêu cầu đòi đất ( hoặc đòi huỷ GCNQSDĐ của con ) của Mẹ là có cơ sở ! Đấy, 1 vị cố Chánh án TAND Tối cao đã từng có câu nói nổi tiếng : ÁN DÂN SỰ XỬ SAO CŨNG ĐƯỢC ! là vậy đấy các bạn ạ !
    rongcon83 đã trả lời chính xác câu hỏi này, chỉ đề nghị rongcon83 nên nêu căn cứ pháp luật cho Hoang_Uyen tham khảo. Phần tôi có thêm 1 lưu ý là nếu có xảy ra tranh chấp, người con phải hết sức bãn lĩnh thì mới mong bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #19766   30/08/2008

    Hoang_Uyen
    Hoang_Uyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn xin đăng ký QSDĐ,Biên bản cắm ranh mốc, Hồ sơ thửa đất

    Tôi thấy ở thông tư 346/1998/TT-TCĐC và thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ghi nhận rằng khi đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu mà nguời đăng ký không có giấy tờ gì nhưng được UBND xã/ phường xác nhận đất không tranh chấp, không quy họach và sử dụng ổn định thì được xét cấp giấy chứng nhận quỳen sử dụng đất, và hồ sơ đăng ký chỉ gồm 3 lọai hồ sơ tôi ghi ở tiêu đề mà thôi chứ đâu có giấy tặng cho đâu (có lẽ đây là một trong những lỗ hỏng của luật đất đai 1993 và nghị định 60/CP).
    Ở trường hợp của tôi, mẹ tôi cũng đã ký trong biên bản cắm mốc ranh giới và cũng được chính quyền địa phương xác nhận. Như vậy có chứng minh được rằng mẹ tôi cho tôi không (vì nếu không thì tại sao mẹ tôi lại ký tên vào).
    Hai bạn cho tôi hỏi thêm tôi có thể viết tờ giấy xác nhận và đưa cho mẹ tôi ký vào có được không? Có chứng minh là mẹ tôi cho tôikhông?
     
    Báo quản trị |  
  • #19767   30/08/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Ồ ! Nếu giữa bạn và Mẹ mình đã có ký thoả thuận ranh giới thì không cần phải ký thêm bất kỳ 1 giấy tờ nào khác, bởi đúng như bạn nói, nếu không công nhận đó là đất của bạn thì Mẹ bạn ký tên thoả thuận ranh giới làm gì, đây chính là chứng cứ thuyết phục nhất chứng minh rằng Mẹ bạn đã đồng ý cho đất cho bạn.
     
    Báo quản trị |