Phí quản lý được hiểu là khoản phí mà chủ nhân của mỗi căn biệt thự, căn hộ, nhà phố tại dự án sẽ cần thanh toán hàng tháng. Phí quản lý này sẽ chi trả những khoản phí công cộng dùng để dọn vệ sinh, cắt tỉa cây cỏ, thắp sáng đèn trong khu đô thị, duy trì cảnh quan thiên nhiên xanh mát, và một số khoản phí sinh hoạt cá nhân. Ngoài ra, loại phí này còn dành cho vận hành hệ thống an ninh và đội ngũ ban quản lý, để đem lại trải nghiệm sống tiện nghi, an toàn cho cư dân.
Theo Điều 39 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD (sửa đổi tại Thông tư 06/2019/TT-BXD) quy định về quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư như sau:
- Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu có quyền và trách nhiệm sau đây trong quản lý, sử dụng nhà chung cư:
+ Được quyền sở hữu, sử dụng phần sở hữu riêng; có quyền sử dụng phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD.
Có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD; có trách nhiệm bồi thường nếu việc bảo trì hoặc không bảo trì gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu khác;
+ Yêu cầu chủ đầu tư, Ban quản trị nhà chung cư hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD; tham dự hội nghị nhà chung cư và biểu quyết các nội dung trong cuộc họp hội nghị nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD;
+ Yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành, Ban quản trị nhà chung cư cung cấp các thông tin, công khai các nội dung liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư;
+ Chấp hành đầy đủ các quyết định của hội nghị nhà chung cư, kể cả trường hợp không tham dự hội nghị nhà chung cư; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung và các chi phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ.
Trường hợp chủ sở hữu không đóng kinh phí quản lý vận hành theo quy định thì bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà Ban quản trị nhà chung cư đã ký với đơn vị quản lý vận hành;
+ Chấp hành nội quy, quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư; phát hiện và thông báo kịp thời cho đơn vị quản lý vận hành hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư;
+ Tạo điều kiện và hỗ trợ đơn vị có chức năng thực hiện bảo trì phần sở hữu chung theo quy định;
+ Khôi phục lại nguyên trạng và bồi thường thiệt hại nếu gây hư hỏng phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích, thiết bị thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác; bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại khi có hành vi cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của chủ sở hữu khu văn phòng, dịch vụ, thương mại;
+ Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
+ Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu được quyền sử dụng nhà chung cư, được thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại các Điểm b, c, d, e và k khoản 1 Điều 39 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD (sửa đổi tại Thông tư 06/2019/TT-BXD).
Như vậy, trong trường hợp chủ sở hữu nhà vẫn phải đóng kinh phí quản lý vận hành theo quy định và chi phí quản lý không được miễn trong giai đoạn bảo hành nhà
Khi xây dựng sửa chữa nhà, chủ nhà bắt buộc phải ký quỹ sữa chữa cho Ban quản lý dự án nhà biệt thự 1 số tiền. Chủ nhà đã nhờ bên thứ 3 là nhà thầu đi nộp thay cho chủ nhà. khi sửa chữa xong chủ nhà dề nghị Ban quản lý dự án nhà biệt thự hoàn trả là số tiền đã ký quỹ.. Nhưng ban quản lý dự án không hoàn trả vì cho rằng phải hoàn trả lại cho chính người đi nộp tiền ký quỹ. Ban quản lý dự án đã thực không đúng bởi chủ nhà là người nộp tiền chứ không phải là nhà thầu.