Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

25 Trang «<78910111213>»
  • Xem thêm     

    30/09/2019, 11:29:28 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật công nhận và bảo vệ. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

    Với quy định này, hành vi bạn lấy hàng hóa có giá trị khoảng 500.000đ của con bạn dù giá trị lớn hay nhỏ đều là trái pháp luật. Nó không những xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ tài sản mà còn xâm phạm đến an ninh trật tự của xã hội, cộng đồng, là những giá trị mà pháp luật bảo vệ.

    Tuy nhiên, tùy theo giá trị tài sản bị trộm cắp mà hành vi này có thể bị xử lý hình sự hoặc chỉ bị xử phạt hành chính. Cụ thể theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, trộm cắp là việc bí mật, lén lút lấy tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. Theo đó, trộm cắp tài sản có trị giá từ 02 triệu đồng trở lên, tùy từng mức độ, tính chất của hành vi có thể phải ngồi tù đến 20 năm

    Hiện công an đã kết luận tài sản trong cửa hàng là do con bạn làm chủ sở hữu và xử lý vi phạm hành chính về hành vi trộm cắp tài sản theo nghị định số 167/2013/NĐ-CP là phù hợp với quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    21/09/2019, 05:39:37 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Như vậy, dù số bạn có 600.000đồng nhưng số tiền bị bắt quả tang tại chỗ lớn hơn 5 triệu đồng theo quy định của pháp luật đã nêu ở trên thì người thực hiện hành vi đánh bạc vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bạn nhé.

  • Xem thêm     

    21/09/2019, 04:39:23 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp em của bạn thực hiện hành vi đánh bạc qua internet là hành vi vi phạm pháp luật căn cứ theo Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 quy định:“Điều 321. Tội đánh bạc
    1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
    c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    d) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

    Bạn cần lưu ý rằng việc của bạn vi phạm quy định pháp luật về tội đánh bạc không phụ thuộc vào việc số tiền hiện có thực tế mới bỏ 600.000đồng nên việc bạn có 6tr 370 nghìn đồng cũng bị căn cứ vào số tiền đấy làm cơ sở để xử lý theo quy định pháp luật. Vậy nên số tiền mà bạn có bạn có 6tr 370 nghìn đồng sử dụng như thế nào hoàn toàn do bạn quyết định. Hơn nữa số tiền của bạn sử dụng vào việc đánh bạc này theo quy định pháp luật là không tổng hợp mà tính theo tổng số tiền 6triệu mà bạn thực hiện đánh bạc, Cơ quan tố tụng sẽ căn cứ vào số tiền của bạn sử dụng số tài sản lớn nhất để xử lý. Khi bị truy tố về tội đánh bạc cá độ qua mạng, bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ thì người đánh bạc hoặc người thân của người đánh bạc có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn bảo vệ hợp pháp, mời luật sư bào chữa.

  • Xem thêm     

    20/09/2019, 09:57:40 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Hiện nay các đối tượng tự xưng giả danh là cán bộ các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để trình báo... các đối tượng tiếp tục thông báo cho người bị hại là họ đang liên quan đến các vụ án, chuyên án của cơ quan công an đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia... và đã có lệnh bắt của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng.

    Các đối tượng yêu cầu người bị hại phải luôn nghe điện thoại, liên tục nói chuyện với nhiều người tự xưng là điều tra viên, cán bộ điều tra, viện kiểm sát, tòa án và không được kể cho người khác việc đang làm việc với cơ quan pháp luật.

    Tiếp đó, các đối tượng yêu cầu người bị hại chuyến tiền vào tài khoản chỉ định để xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra khiến người bị hại sợ bị bắt tạm giam, mất danh dự, uy tín nên phải chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng.

    Với loại đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ cao đang diễn biến phức tạp như hiện nay, Bạn nên nâng cao kiến thức về loại tội phạm này, tuyệt đối không cung cấp thông tin về thẻ ngân hàng, số tài khoản, thông tin internet banking với các đối tượng trên mạng. Ngoài ra, không có việc điều tra viên, lực lượng công an gọi điện thoại thông báo như hình thức trên.

    Nếu gặp phải các đối tượng này, bạn cần bình tĩnh, báo cho người thân trong gia đình và cơ quan công an. Nếu bình tĩnh hơn, bạn có thể ghi lại thông tin của các đối tượng như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... để cung cấp cho lực lượng chức năng, tiện cho việc điều tra truy bắt các đối tượng lừa đảo./.

  • Xem thêm     

    15/09/2019, 09:54:05 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

    đ) Có tổ chức;

    e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

    i) Có tính chất côn đồ;

    k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    ...”

    Như vậy, để xác định có phạm tội hay không cần phải giám định thương tật cho người bị chém. Nếu tỷ lệ thương tật của người bị chém nhỏ hơn 11% và không thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người hành hung sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ thương tích trong trường hợp này từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng bên gây thiệt hại thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 1 ĐIều 134 đã nêu trên thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bạn. Nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc nhỏ hơn 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 nêu trên thì người hành hung có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Nếu tỷ lệ thương tật của người bị chém từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 thì người hành hung cha anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ hai năm đến sáu năm.

  • Xem thêm     

    12/09/2019, 10:19:01 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi bạn vay tiền của ngân hàng, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ hàng tháng cho bên cho vay (ngân hàng) đầy đủ khi đến hạn. Trường hợp của bạn mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Khi bạn chậm trả được nợ cho ngân hàng, trách nhiệm dân sự của bạn được Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    “Điều 353. Chậm thực hiện nghĩa vụ

    1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

    2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.”

    “Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

    1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

    Như vậy, khi bạn không có khả năng trả ngay nợ lãi cho ngân hàng thì bạn có thể xin gia hạn thời hạn chậm trả nhưng phải được phía ngân hàng đồng ý. Nếu quá thời hạn gia hạn này mà bạn vẫn không trả được số nợ của mình thì ngoài việc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng.

    Ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, buộc bạn phải trả toàn bộ số tiền nợ và lãi. Đồng thời, trong trường hợp bạn hoàn toàn không có khả năng thanh toán hết số nợ ngân hàng thì bạn có thể bị cưỡng chế thi hành án theo quy định.  Về hành vi ngân hàng liên tục gọi điện và có lời đe dọa bạn, tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi mà hành động này có thể chỉ được coi là thông báo nghĩa vụ trả nợ tới bạn hoặc hành vi có thể bị xem là “lợi dụng hoạt động viễn thông để đe dọa, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

  • Xem thêm     

    12/09/2019, 10:07:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Điều 174 Bộ luật hình sư, quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

    Theo thông tin mà bạn trình bày thì số tiền bạn bị lừa đảo là 780.000 đồng, vì vậy để xác định xem người này có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không phải xác định  hành vi của người này có gây hậu quả nghiêm trọng hay không hoặc người này đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản  hoặc đã từng bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.

    Trường hợp hành vi của người này chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người này chưa từng bị xử phạt hay kết án về hành vi chiếm đoạt tài sản thì người này chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ –CP về xử phạt hành chính về an ninh trật tự, an toàn xã hội. Theo đó người nào  Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngếu người dân không phát hiện, tố giác các vụ việc thì cơ quan chức năng sẽ không thể biết và xử lý những hành vi vi phạm. Do vậy, căn cứ vào những dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và những tình tiết bạn đưa ra, những người bị hại có thể thực tố cáo người có hành vi lừa đảo đó tại cơ quan công an nơi nơi bạn đang cư trú. Kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi lừa đảo này.

  • Xem thêm     

    02/09/2019, 08:43:54 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 163 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

    “1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

    Hành vi cho vay lãi nặng: khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
    Như vậy, theo quy định trên thì có thể hiểu nếu lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản từ mười lần trở lên của Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng thì gọi là cho vay lãi nặng

  • Xem thêm     

    01/09/2019, 08:44:13 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng. Theo quy định Điều 201 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 có quy định như sau:

    1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666%  = 8,33% (mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 30%/tháng).

    Như vậy, chỉ khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.

  • Xem thêm     

    01/09/2019, 10:11:57 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi bạn vay tiền của ngân hàng FE Credit, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ hàng tháng cho bên cho vay (ngân hàng) đầy đủ khi đến hạn. Trường hợp của bạn, thời gian đầu bạn đều trả lãi đúng hạn. Tuy nhiên, gần đây do thất nghiệp nên bạn mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Khi bạn chậm trả được nợ cho ngân hàng, trách nhiệm dân sự của bạn được Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    “Điều 353. Chậm thực hiện nghĩa vụ

    1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết.

    2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn.”

    “Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

    1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

    Như vậy, khi bạn không có khả năng trả ngay nợ lãi cho ngân hàng thì bạn có thể xin gia hạn thời hạn chậm trả nhưng phải được phía ngân hàng đồng ý. Nếu quá thời hạn gia hạn này mà bạn vẫn không trả được số nợ của mình thì ngoài việc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng. Việc trả nợ gốc mà không trả lãi do tình hình của bạn gặp khó khăn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa bạn và bên ngân hàng, pháp luật không ràng buộc trong trường hợp này.

    Ngân hàng hoàn toàn có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, buộc bạn phải trả toàn bộ số tiền nợ và lãi. Đồng thời, trong trường hợp bạn hoàn toàn không có khả năng thanh toán hết số nợ ngân hàng thì bạn có thể bị cưỡng chế thi hành án theo quy định.

  • Xem thêm     

    30/08/2019, 09:05:43 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cho biết, bạn có 1 chiếc laptop mang đi thay bàn phím tại 1 cửa hàng số 1 hồ tùng mậu, sau kỹ kỹ thuật thay thế xong khởi động máy không lên, kỹ thuật bảo để máy lại xem hẹn hôm khác ra lấy, từ đó cho đến giờ là 4 tháng gọi điện nhắn tin cho chủ cửa hàng  không thấy nghe máy

    Trường hợp, nếu có căn cứ xác định được bên sửa chữa có dùng thủ đoạn gian dối hoặc có hành vi bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả máy thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    Do đó bạn cần làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an nơi có cửa hàng kinh doanh để cơ quan công an thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh vụ việc. Nếu có đủ cấu thành tội phạm, người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

  • Xem thêm     

    30/08/2019, 04:24:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn không nói rõ số tiền cô bạn cho vay và lãi suất cho vay nên tôi không có căn cứ xác định có thể tố giác hành vi cho vay với lãi suất cao tới cơ quan công an hay không? 

    Theo quy định, cô bạn cho vay tiền thì người vay phải có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên, mức lãi suất không được lớn hơn mức mà Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

    “Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”.

    Khi xảy ra tranh chấp, pháp luật không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 20%/năm của khoản tiền cho vay. Tuy nhiên, việc trả vốn cụ thể như thế nào thì sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của hai bên, nếu bên cho vay kia đồng ý thì người vay có quyền trả vốn dần theo từng tháng.

    Trường hợp này, cô bạn có thể nhờ đến ủy ban nhân dân xã, phường nơi một trong hai bên cư trú để giúp đỡ trong quá trình thương lượng.

  • Xem thêm     

    29/08/2019, 04:47:45 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp bạn hỏi là trường hợp người mua không chịu tìm hiểu rõ tình trạng pháp lý của đất đai, lại đưa tiền dễ dàng cho người bán đất mà không thực hiện đúng quy định về chuyển nhượng đất đang xảy ra rất nhiều. Thậm chí không ít trường hợp ngay từ đầu người mua biết mảnh đất đó không đảm bảo mặt pháp lý như giấy tờ  đứng tên người khác nhưng do vẫn dại dột đặt cọc mua mảnh đất đó.

    Theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy đặt cọc là biện pháp để bảo đảm việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, đặt cọc là giao dịch dân sự nên cần đáp ứng các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015.

    Xét trường hợp người bán đất là chủ sử dụng hợp pháp của lô đất ký kết hợp đồng đặt cọc với người mua thì đây là quan hệ dân sự. Vì lý do người bán thay đổi ý chí không muốn bán đất cho người mua nữa hoặc có người khác mua giá cao hơn thì họ muốn bán cho người khác. Do đó, trường hợp này, người bán ngay từ đầu không có ý định chiếm đoạt tài sản nên chỉ xử lý theo trách nhiệm dân sự.

    Tuy nhiên, để xử lý hình sự về tội lừa đảo thì cơ quan tố tụng phải chứng minh được ba yếu tố là có hành vi chiếm đoạt tài sản, có thủ đoạn gian dối và có ý thức chiếm đoạt tài sản đó là hành vi chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác không phải của mình cho người mua. Người bán đất nhận đặt cọc về lô đất đó có thể bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017.

  • Xem thêm     

    29/08/2019, 04:29:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định thì Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án nơi kết thúc việc điều tra.

    Như vậy, trường hợp bạn của bạn thực hiện nhiều hành vi phạm tội ở nhiều nơi khác nhau, thì tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án (cấp huyện hoặc cấp tỉnh) nơi kết thúc việc điều tra.

    Trường hợp bạn hỏi là trường hợp người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau mà chưa bị đưa ra xét xử được coi là Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Việc người bạn của bạn đã khắc phục một phần hậu quả thì không phải mọi trường hợp có đơn xin bãi nại của người bị hại thì đều không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ có một số tội danh quy định tại điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Theo đó, tội mà người bạn kia không thuộc trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại… Do đó việc gia đình nạn nhân viết đơn xin bãi nại không phải là căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người gây ra tai nạn. Tuy nhiên, việc gia đình nạn nhân làm đơn xin bãi nại và tình tiết gia đình bạn đã bồi thường, khắc phục thiệt hại sẽ được xem xét là các tình tiết giảm nhẹ khi cơ quan tố tụng xem xét hành vi của người bạn đó.

  • Xem thêm     

    29/08/2019, 09:50:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 144, 145, 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, mọi công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác.

    Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác (có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận). Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

    Như vậy, theo quy định trên thì bạn có thể gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nơi tội phạm xảy ra, tức là nơi mà người đó đã thực hiện hành vi rút trộm tiền mà không phụ thuộc vào nơi cư trú của bạn, nếu không xác định được rõ nơi xảy ra tội phạm thì bạn có thể tố giác ở cơ quan điều tra nơi người đó cư trú.

  • Xem thêm     

    27/08/2019, 09:33:29 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại Điều 466 Bộ luật dân sự quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay: 

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

     3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

     Theo quy định trên, bên vay sẽ có nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn đã thỏa thận trong hợp đồng. Khi bên vay không có khả năng thanh toán nợ thì bên cho vay có quyền gửi đơn khởi kiện dân sự về việc đòi lại tài sản đến Tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết. Tuy nhiên, đối với trường hợp bạn không còn bất kỳ tài sản nào để có thể thanh toán khoản nợ vay thì bên cho vay sẽ phải chịu rủi ro trong trường hợp này. Nếu bạn chỉ mất khả năng chi trả, không có dấu hiệu bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản,không đưa ra thông tin gian dối để ngân hàng cho vay và chiếm đoạt số tiền đó thì không có căn cứ truy cưu trách nhiệm hình sự.

  • Xem thêm     

    22/08/2019, 05:53:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc làm thẻ ATM mà khi thông tin cá nhân đã được đưa cho người khác, người mở thẻ còn ký vào các cam kết mở tài khoản thì rõ ràng họ đã có xác lập giao dịch với ngân hàng và phải gánh chịu các nghĩa vụ phát sinh nếu có với ngân hàng.

    Ngoài ra, việc mở thẻ ATM giữa ngân hàng và người mở thẻ là một loại giao dịch dân sự, giữa hai bên có các quyền và nghĩa vụ với nhau. “Tùy từng trường hợp, nếu ngân hàng bị thiệt hại thì người dân sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu người dân biết rõ người thuê tên mở thẻ để thực hiện hành vi phạm tội thì tùy từng trường hợp có thể bị xử lý về hành vi đồng phạm giúp sức”.

    Chỉ cần sơ ý, người mở thẻ có thể phải gánh nợ thay bởi có thể thẻ được mở là các loại thẻ tín dụng và được cấp hạn mức dư nợ khác nhau. Nhiều trường hợp tội phạm thường sử dụng các tài khoản này để luân chuyển tiền bạc bất minh, tài sản do phạm tội, tài sản tham nhũng…

    Theo đó, trường hợp bạn đã cho bán/thuê/mượn thông tin để mở thẻ thì cần liên hệ các ngân hàng để yêu cầu đóng tài khoản ATM và nói thật với các ngân hàng việc người khác đang sử dụng thẻ ATM do mình đứng tên để phòng tránh các rủi ro có thể phát sinh.

  • Xem thêm     

    07/08/2019, 10:15:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khi bạn đã đến hạn thanh toán tiền mà bạn không thể thanh toán được thì tài sản thế chấp là chiếc xe máy sẽ được xử lý như sau căn cứ theo điều 303 Bộ luật dân sự 2015:

    “Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

    a) Bán đấu giá tài sản;

    b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

    c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

    d) Phương thức khác.

    2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    “Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

    2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

    3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.”

    Như vậy nếu bạn không trả được nợ thì tài sản được thế chấp sẽ xử lý theo phương thức mà hai bên đã thỏa thuận, theo thông tin của bạn thì tài sản này sẽ được bán đi để trả nợ. Trường hợp bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay hoàn toàn có thể khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền. Khi đó, gia đình bạn buộc phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    07/08/2019, 09:54:53 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ theo quy định tại Điều 155 về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

    1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

    2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

    Theo đó, đối với những tội như: cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác, tội cưỡng dâm, tội làm nhục người khác, tội xâm phạm quyền tác giả,… thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có yêu cầu bãi nại của người bị hại. Mà như nội dung bạn cung cấp, người lừa đảo bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 174 về  Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015. Đối với rút đơn tố cáo của bạn có thể được xem xét để làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà thôi.

  • Xem thêm     

    03/08/2019, 09:33:39 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn cung cấp, sau khi xảy ra tai nạn người gây tai nạn đã bỏ trốn do đó nếu họ có lỗi trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông dẫn đến tai nạn thì căn cứ theo quy định nêu trên người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

    “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

    c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    …”

    Và theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

    “Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

     

    1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

    ...”

    Như vậy, có thể thấy người lái xe nếu phạm tội thì không thuộc các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Do đó, mặc dù bên gia đình bạn là bị hại được bồi thường mà rút đơn và viết giấy bãi nại thì người lái xe kia vẫn bị khởi tố. Đối với việc bồi thường và làm giấy bãi nại của người bị hại có thể được xem xét để làm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người lái xe đã gây tai nạn.

25 Trang «<78910111213>»