Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<44454647>
  • Xem thêm     

    21/03/2017, 04:25:37 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động 2012 có quy định bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau: Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”

    Nếu Công ty bạn có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định của Bộ Y tế được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế thì phải thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.

    Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:“Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Khi người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường thiết bị an toàn lao động và cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm không còn yếu tố nguy hiểm, độc hại thì dừng thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.”

    Như vậy, khi đeo nút bịt tai (tăng cường thiết bị an toàn lao động) khi làm việc tiếng ồn tác động vào tai sẽ giảm nên tiếng ồn vẫn nằm trong ngưỡng cho phép và việc Công ty bạn giải thích như trên là phù hợp với quy định trên.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    21/03/2017, 04:03:27 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Với trường hợp của bạn, bạn thi đậu biên chế và thực hiện  tập sự 1 năm ở vùng có chế độ bãi ngang thì:

    Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP quy định Phạm vi điều chỉnh về chính sách đối với Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác trong vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn gồm có: Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

    Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng, bao gồm:Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

    Do đó, trong thời gian tập sự bạn nhận được chế độ bãi ngang theo quy định được trích dẫn ở trên nếu vùng bạn có thời gian tập sự là vùng bãi ngang ven biển.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    17/03/2017, 05:06:12 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có quy định: “Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên nếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ 01 năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân.”

    Thủ tục như sau:

    1.  Nộp trực tiếp cho Ban chỉ huy quân sự cấp xã (Đơn đề nghị trợ cấp có ý kiến của Ban chỉ huy quân sự cấp xã và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;)

    2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã gửi Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

    3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thì Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người đề nghị biết. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện giải quyết, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra và có công văn kèm theo hồ sơ gửi cơ quan quân sự cấp tỉnh;

    4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định trợ cấp

    5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định trợ cấp, các cơ quan chức năng phải giải quyết chế độ.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    17/03/2017, 04:00:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người sử dụng lao động và người lao động theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên phải tham gia.

    Căn cứ khoản 2 điều 13 Nghị định 121/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của công ước hàng hải 2006 về chế độ lao động của thuyền viên trên tàu biển: Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển”.

    Như vậy, Bảo Hiểm bắt buộc bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp… Công ty của bạn cần phải tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động là các thuyền viên trên tàu trong quá trình họ làm việc.

  • Xem thêm     

    14/03/2017, 11:04:08 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định như sau:

    “Người sử dụng lao động phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động hoặc quyết định tạm đình chỉ công việc hoặc quyết định bồi thường thiệt hại của người sử dụng lao động. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật Lao động”.

    Theo đó, trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các quy định các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 42 của Bộ luật lao động 2012.

    Tại Khoanr 1, 2, 3, 4 Điều 42 Bộ luật lao động 2013 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:

    “Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

    3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động”.

    Như vậy, trong trường hợp này,  công ty phải thanh toán đủ các khoản tiền bồi thường cho bạn như sau:

    + Tổng khoản tiền bạn được nhận trong trường hợp bạn không làm việc ở công ty.

    + Tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nếu trong trường hợp bạn cảm thấy Toà án tuyên xử đối với yêu cầu của bạn là không đúng quy định của pháp luật thì bạn có quyền kháng cáo bản án để được giải quyết theo thủ tục Phúc thẩm

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi và hy vọng rằng sự tư vấn của tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    13/03/2017, 05:26:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, Theo đó, về phía người lao động, nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn cần tuân thủ hai điều kiện sau:
    là Điều kiện về lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và Điều kiện về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

    Về lý do người lao động phải có lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2013, cụ thể như sau: “Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;” . Việc chứng minh lý do nuôi con nhỏ thì vợ bạn chỉ cần cung cấp là Giấy khai sinh của con bạn là đủ điều kiện mà không cần phải xin xác nhận.

    Người lao động phải tuân thủ thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động theo quy định Khoản 2 Điều 37 của Bộ lao động 2013, thời hạn báo trước của người lao động phụ thuộc vào lý do mà người lao động đưa ra để chấm dứt hợp đồng, cụ thể là đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật Lao Động. Như vậy, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà tuân thủ 02 điều kiện nói trên thì không phải bồi thường cho người sử dụng lao động.

    Về hình thức, việc báo trước này có thể báo trước bằng văn bản hoặc bằng email hay bằng miệng đều được vì pháp luật lao động chỉ quy định là phải báo trước chứ không bắt buộc là phải bằng văn bản hay email, bằng miệng.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn!

     

  • Xem thêm     

    10/03/2017, 03:38:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau: “Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 
    a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
    b) Ra nước ngoài để định cư;

    c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
    d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e Khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu."

    Và tại Khoản 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015 có quy định: "...Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.” 

    Như vậy, trường hợp của bạn đủ điều kiện nhận bảo hiểm xã hội một lần và đối với mức hưởng được quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định về mức hưởng BHXH một lần và cách tính theo số năm đóng BHXH như sau: 

    “a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”

    Từ các căn cứ trên có thể nhật thấy, sau 12 tháng ngừng đóng Bảo hiểm xã hội bạn có thể nhận trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần. Mức trợ cấp Bảo hiểm xã hội 1 lần = 1,5 tháng lương bình quân đóng Bảo hiểm xã hội cho mỗi năm (trường hợp của bạn áp dụng đối với mức quy định trước năm 2014)  nếu những năm đóng từ năm 2014 trở đi thì được 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Trình tự thủ tục bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi bạn cư trú. Theo đó, bạn cần chuẩn bị:

    - Sổ bảo hiểm xã hội.

    - Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động (Mẫu 14-HSB).

    - Chứng minh thư nhân dân bản chính.

    - Sổ hộ khẩu (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi có hộ khẩu), sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi tạm trú).

    -Thanh lý hợp đồng lao động hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    10/03/2017, 03:00:49 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp bạn nêu, tình trạng vi phạm pháp luật lao động khá là nghiêm trọng, dẫn đến quyền lợi hợp pháp của các bên, đặc biệt là của người lao động chưa được đảm bảo, tính nghiêm minh của pháp luật chưa được tôn trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý chung.

    Về phía người sử dụng lao động(doanh nghiệp), họ đã tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành bằng cách lẩn tránh việc thực hiện các chế độ, nghĩa vụ đối với người lao động, áp đặt các biện pháp quản lý không phù hợp với pháp luật lao động Việt Nam, như: Giao kết hợp đồng lao động không đúng loại như ký kết HĐLĐ; Không tham gia BHXH bắt buộc đầy đủ cho người lao động, đóng BHXH ở mức lương thấp (lương tối thiểu); Không trả lương làm thêm giờ, phép năm; không thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động…Điều này đã vi phạm các quy định của pháp luật lao động xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của người lao động.

    Để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động người lao động có thể làm đơn khiếu nại hoặc cùng với công đoàn cấp tỉnh tố cáo với cơ quan quản lý lao động tại địa phương(Phòng lao động –thương binh – xã hội hoặc Thanh Tra lao động cấp sở). Ngoài ra, bạn có thể thực hiện khởi kiện hành vi này của công ty tới Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi mà công ty có trụ sở. 

    Nếu cần có sự trợ giúp để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo sự công bằng cho người lao động, bạn hãy liên lạc với tôi theo số điện thoại 0913586658 để được giúp đỡ thể nhất cho bạn.

  • Xem thêm     

    06/03/2017, 08:53:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau

    Trong Luật BHXH không có quy định mức hưởng trợ cấp ốm đau 1/2 ngày mà trợ cấp ốm đau tính theo ngày làm việc. Hiện nay không có cơ sở khám chữa bệnh nào có chỉ định nghỉ ốm có 1/2 ngày, những trường hợp nghỉ ốm 1/2 ngày cơ quan BHXH sẽ không có cơ sở giải quyết. Do đó, khi người lao động đi làm nửa ngày buổi sáng, buổi trưa xin về đi khám bệnh, bác sỹ cho giấy nghỉ ốm hưởng BHXH nguyên ngày thì Doanh nghiệp sẽ chấm công cho người lao động thực tế là 1/2 ngày.

    Tại Điều 22, Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

    1. Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.

    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    2. Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

    Như vậy, trường hợp người lao động bị ốm nhưng không nghỉ việc và vẫn hưởng lương tại đơn vị thì không được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Luật BHXH. Trường hợp này không được BHXH thanh toán vì đã được Doanh nghiệp chấm công, trả lương. Nếu doanh nghệp xác nhận người lao động nghỉ ốm những ngày này mà vẫn đi làm hưởng luong và hưởng trợ cấp và khi Cơ quan BHXH đến kiểm tra doanh nghiệp, sẽ bị phát hiện gian dối. Việc này là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội giả mạo.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

    Do đó, trường hợp người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau và hưởng trợ cấp ốm đau thì người lao động vẫn có quyền gọi người lao động đi làm nhưng phải thỏa thuận về vấn đề hưởng trợ cấp và lương như trên để tránh tính trạng bị vi phạm.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư  vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

  • Xem thêm     

    06/03/2017, 11:12:44 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc được hưởng trợ cấp thôi việc còn căn cứ vào nhiều giấy tờ để xác định ông A được hưởng vào thời gian nào nữa chứ không phải căn cứ vào thông tin chung chung như trên.

  • Xem thêm     

    06/03/2017, 11:11:40 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết , thực hiện hợp đồng lao động:

    “1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
    2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

    Căn cứ Điều 61 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, như sau:“ Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí…”

    Theo quy định trên, khi thực hiện giao kết hợp đồng với người lao động, Công ty (người sử dụng lao động) không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng  chỉ  và không được yêu cầu đặt cọc bằng tiền hoặc tài sản đối với người lao động. Do đó, việc phải nộp bằng gốc hoăc phải nộp 15 triệu (phí đào tạo) là trái với quy định ở trên.

    Căn cứ theo quy  định tại Khoản 2 Điều 18 và Khoản 3 Điều  19 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 quy định Quyền của người lao động và Trách nhiệm của người lao động là “Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội” “ Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.”

    Như vậy,  người lao động sẽ được giữ sổ bảo hiểm của mình, trường hợp người sử dụng lao động tự thỏa thuận với người lao động việc lưu giữ, bảo quản sổ BHXH trong thời gian người lao động đang làm việc không có quy định cấm về vấn đề này. Tuy nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích cho bạn thì việc thỏa thuận nên giao kết bằng văn bản, có chữ kí của mỗi bên.

    Theo quy định khoản 2,3 Điều 47 Bộ luật lao động quy định “Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

    Trong trường hợp của bạn, nếu người lao động và công ty chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật mà người sử dụng lao động cố tình không không chốt và không trả số bảo hiểm xã hội cho bạn đúng thời hạn đã vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội quy định không cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định.

    Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh phía Công ty có những hành vi vi phạm ở trên thì bạn có thể yêu cầu công ty chấm dứt hành vi vi phạm của mình và thực hiện đúng theo quy định. Nếu công ty không thực hiện đúng bạn có thể yêu cầu công đoàn cơ sở can thiệp hoặc tố cáo với cơ quan quản lý lao động tại địa phương hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nơi công ty có trụ sở.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    06/03/2017, 10:36:32 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại mỗi thời điểm, có cách áp dụng hưởng chế độ 135 có khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề và công việc cụ thể. Tuy nhiên tôi thấy bên Sở giáo dục áp dụng văn bản nêu trên là phù hợp với quy định hiện tại.

  • Xem thêm     

    06/03/2017, 10:33:58 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc được hưởng trợ cấp thôi việc còn căn cứ vào nhiều giấy tờ để xác định ông A được hưởng vào thời gian nào nữa chứ không phải căn cứ vào thông tin chung chung như trên.

  • Xem thêm     

    06/03/2017, 10:29:58 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Như tôi đã tư vấn ở trên, lỗi là một bước quan trọng để xác định trách nhiệm vật chất, nếu bạn không có lỗi trên thì cũng không quy định trách nhiệm điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất phải bồi thường đối với bạn. Khi không có lỗi, mặc dù có hành vi vi phạm thì cũng không đủ cơ sở để áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Người lao động sẽ bị coi là có lỗi nếu họ vi phạm kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động chứng minh được việc đó.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    02/03/2017, 10:33:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định của Điều 45  Luật viên chức năm 2010 về chế độ thôi việc. Cụ thể:

    “1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Bị buộc thôi việc;

    b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;

    c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.”

    Đồng thời tại Điều 39 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định Trợ cấp thôi việc như sau: 

    1. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau: 

    a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

    b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng; 
    c) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. 
    d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. 

    2. Trợ cấp thôi việc đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp. 

    3. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

    4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, trong trường hợp ông A nghỉ việc đúng quy định pháp luật thì ông A sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và mỗi năm làm việc sẽ được thanh toán 1/2 tháng tiền lương. Tức là ông A sẽ được thanh toán trong khoảng thời gian từ  tháng 12/2009 trở về trước. Đối với quãng thời gian từ năm 2010 trở đi sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc nữa mà thay vào đó là chế độ bảo hiểm thất nghiệp (do thời gian hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế cho đơn vị sự nghiệp trừ đi quãng thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp).

  • Xem thêm     

    02/03/2017, 10:23:15 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP Xếp lương cán bộ xã như sau :

    1. Đối với cán bộ cấp xã:

    a) Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây:

    STT

    Chức vụ

    Hệ số lương

    Bậc 1

    Bậc 2

    1

    Bí thư đảng ủy

    2,35

    2,85

    2

    - Phó Bí thư đảng ủy

    - Chủ tịch Hội đồng nhân dân

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân

    2,15

    2,65

    3

    - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

    - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

    - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

    1,95

    2,45

    4

    - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ

    - Chủ tịch Hội Nông dân

    - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh

    1,75

    2,25

    b) Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số204/2004/NĐ-CP); 

    c) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế."

    Trường hợp của bạn là trình độ đại học, chưa đào tạo trình độ chuyên môn thì vẫn sẽ được hưởng lương hệ số 2,25 sau khi bạn nhận chức vụ Bí thư Đoàn xã. Bạn có thể gặp kê toán xã để ý kiến về lương của mình.

  • Xem thêm     

    02/03/2017, 09:37:47 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Để đảm bảo kỷ luật lao động, pháp luật lao động nước ta quy định những đơn vị sử dụng người lao động phải có nội quy lao động bằng văn bản. Nội quy lao động để duy trì kỷ luật lao động trong các đơn vị nên nó phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu như thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động và trật tự trong doanh nghiệp, bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ kinh doanh...; quan trọng nhất là người sử dụng lao động phải quy định các hành vi vi phạm và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất tương ứng. Họ không được xử lý kỷ luật lao động hoặc áp dụng trách nhiệm vật chất đối với các hành vi không quy định trong nội quy. Bản nội quy chỉ có hiệu lực khi nó không trái với quy định của pháp luật, thỏa ước tập thể và đã được đăng ký tại cơ quan lao động cấp tỉnh. Sau khi có hiệu lực, người sử dụng lao động phải phổ biến nội quy đến từng người lao động, họ phải niêm yết những điểm chính trong nội quy ở nơi làm việc để mọi người lao động biết, nhớ và thường xuyên thực hiện.

    Lỗi người lao động chỉ bị chịu trách nhiệm kỷ luật khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật và có lỗi. Khi không có lỗi, mặc dù có hành vi vi phạm thì cũng không đủ cơ sở để áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Người lao động sẽ bị coi là có lỗi, nếu họ vi phạm kỷ luật lao động trong khi họ có đầy đủ điều kiện và khả năng thực tế để thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình.

  • Xem thêm     

    02/03/2017, 11:39:42 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật lao động 2012 thì các trường hợp phải bồi thường thiệt hại, đó là:

    “1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

    2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.”

    Việc áp dụng thồi thường thiệt hại và trách nhiệm vật chất đối với bạn chỉ được tiến hành khi có các căn cứ xác định lỗi của người vi phạm. Như vậy, xác định lỗi là một bước quan trọng để xác định trách nhiệm vật chất, nếu bạn không có lỗi trên thì cũng không quy định trách nhiệm điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất phải bồi thường đối với bạn.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    01/03/2017, 11:08:03 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Khoản 2 Điều 32 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động có trường hợp: “ Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.”

    Hết thời hạn tạm hoãn thì của người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc và việc giải quyết hậu quả của việc tạm hoãn được quy định tại Điều 33 Bộ luật lao động 2012  về việc nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. “Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”

    Cũng tại Khoản 5 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong đó: “Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.”

    Như vậy, với trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật lao động và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn…mà người lao động chấp nhận lí do đó.

    Theo quy định trên của pháp luật thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được đương nhiên tạm hoãn hoặc tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt mà không phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động và người lao động, việc tạm hoãn hoãn hoặc tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định trên sẽ không bị hủy bỏ hay mất hiệu lực hợp đồng cho đến khi hết thời hạn tạm hoãn theo pháp luật quy định hoặc đương nhiên chấm dứt theo luật định.

    Pháp luật không quy định cụ thể thủ tục tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi các bên và tạo cơ sở pháp lý nếu có tranh chấp lao động xảy ra sau này thì người sử dụng lao động có thể ra Thông báo hoặc Quyết định tạm hoãn, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động kèm theo Quyết định của cơ quan Tố tụng hay Bản án của Tòa án.

    Việc tiền lương phải trả cho lao động, các chế độ bảo hiểm, chế độ báo cáo cơ quan chức năng (Bảo hiểm, lao động...) thì phải làm thủ tục Thông báo hoặc ra Quyết định như chúng tôi đã nêu ở trên.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    28/02/2017, 04:50:57 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 07/2013/TT-BGD ĐT-BNV-BTC quy định cách tính tiền lương dạy thêm giờ:

    a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

    b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

    c) Tiền lương 01 giờ dạy:

    - Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

    Tiền lương 01 giờ dạy

    =

    Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

    x

    Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

    Định mức giờ dạy/năm

    52 tuần

     

    Tại Khoản 8 Điều 3 Thông tư trên quy định: Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

    ại Khoản 8 Diều 3 Thông tư trên quy định: Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch này không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ  không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật. Theo Điều 106 Bộ luật Lao động tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ/1 năm.

    Việc nhà trường chỉ tính cho bạn 100 tiết và lấy 64 tiết để trừ qua cho số tiết dạy định mức của bạn trong năm nay 2016-2017 là không phù hợp với quy định trên.

    Việc đầu tiên là bạn, hoặc bạn có thể cùng công đoàn cơ sở thực hiện việc bảo vệ quyền lợi về vấn đề này. Nếu nhà trường vẫn tiếp tục thực hiện như trên thì Bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới ban giám hiệu. Nếu họ không giải quyết, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết lên cấp trên là cấp Phòng hoặc Sở để bảo đảm quyền lợi của mình.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

47 Trang «<44454647>