Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Nguyễn Thanh Tùng - thanhtungrcc

47 Trang «<424344454647>
  • Xem thêm     

    30/05/2017, 05:27:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn, tôi tư vấn như sau:

    Căn cứ Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định vể tổ chức bộ phận y tế thì Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

    “1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

    a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

    b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

    c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

    d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

    2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

    a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

    b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

    c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.

    3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

    a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

    b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

    4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

    5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;

    b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

    Như vậy, Doanh nghiệp có số lao lớn như nêu trên thì phải tổ chức Bộ phận y tế và bộ phận này sẽ có trách nhiệm khám chữa bệnh thông thường, quản lý sức khỏe của người lao động tại đơn vị và sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động.

    Đối với doanh nghiệp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định nêu trên thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau: Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực để cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định nêu trên; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Hoặc thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 11:15:04 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn nếu đã ký hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công ty có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc cho bạn.

    Trong trường hợp này, công ty không đóng BHXH cho bạn, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

    “Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”

    Khi đó, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    “3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội”. 

    Như vậy, khi công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

    “2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

    b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

    c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

    b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.

    Như vậy, nếu công ty bạn không đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

    Còn nếu trường hợp công ty bạn không đóng cho một số trường hợp, hoặc không đóng cho bạn thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

    Để bảo vệ quyền lợi của mình khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty, tổ chức Công đoàn để người sử dụng lao động xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội cho bạn. Hoặc bạn có thể khiếu nại lên Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở. Trong trường hợp không giải quyết cho bạn hoặc giải quyết mà bạn không thấy thỏa đáng, bạn cũng có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    30/05/2017, 11:11:18 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn, tôi  tạm tư vấn như sau:

    Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp thì người quản lý của bạn có hành vi lăng mạ và hành hung kèm theo đe dọa đuổi việc trong khi bạn không vi phạm quy định của công ty bạn, hành vi này là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác và được coi là làm nhục người khác. Tuy nhiên việc xử lý đối với hành vi này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đó. Cụ thể:

    - Xử phạt hành chính:

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi của người quản lý công ty sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

    "1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"

    Bạn có thể trình bày với Cơ quan Công an nơi Công ty có trụ sở để xử phạt hành chính đối với người quản lý công ty. Ngoài ra bạn có thể tố cáo với ban lãnh đạo Công ty để có biện pháp xử lý thích đáng.

    - Xử lý hình sự:

    Căn cứ Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về tội làm nhục người khác thì:

    "1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

    Như vậy, bạn có thể trình báo với Cơ quan Công an để họ điều tra và xử lý đối với người quản lý kia khi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đến bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    23/04/2017, 06:34:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 31 Luaật Bảo Hiểm xã hội 2014 thì: “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con;…”

    Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

    “1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

    a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

    b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

    c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

    d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.”

    Theo đó, khi lao động nữ tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà mà trong quá trình mang thai bị sẩy thai, thai chết lưu, nạo, hút thai hoặc phá thai bệnh lý thì người lao động sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền và thời gian nghỉ việc tùy thuộc vào thai bao nhiêu tuần tuổi. 

    Tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản phải " Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”. Trường hợp của bạn có thai và phải đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ được 6 tháng cho tới khi bạn nghỉ việc mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định, chứ không phụ thuộc vào việc bạn đã nghỉ việc hay còn làm việc ở công ty.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    23/04/2017, 05:58:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Người lao động nghỉ việc theo Quyết định 176/HĐBT ngày 09/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh đã lãnh tiền trợ cấp thôi việc do doanh nghiệp trả thì không được bảo lưu chế độ BHXH.
    Bạn nghỉ việc theo chế độ 176  đã nhận các chế độ trợ cấp thôi việc một lần. Theo Luật BHXH hiện hành thì Nhà nước chỉ giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động nghỉ việc nhưng chưa nhận các chế độ trợ cấp và trợ cấp BHXH một lần. Do đó, hiện nay vẫn chưa có chế độ nào cho người nghỉ việc theo chế độ 176 nhận trợ cấp một lần, đây cũng là một bất cập và thiệt thòi cho người lao động như bạn. Mong rằng sớm có chính sách giải quyết để đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho bạn nêu. Vậy, nếu đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí thì phải đóng từ đủ 20 năm BHXH và số tiền đóng BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật thì không hề nhỏ, và thời gian công tác trước đây
    không được cộng dồn.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    23/04/2017, 05:39:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tại mục 2.2. là một phép tính, bạn tính thử bằng máy tính xem có đúng không?

  • Xem thêm     

    20/04/2017, 09:49:08 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội thì:

    - Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

    - Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%

    - Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%

    - Kinh phí công đoàn: 2%doanh nghiệp đóng tất

  • Xem thêm     

    20/04/2017, 09:46:33 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định như sau:

    1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

    2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

    3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

    Làm thêm giờ ban ngày đã được nêu cụ thể tại các trường hợp tại khoản 1, của điều luật.

    Theo quy định nêu trên, nếu bạn làm ban đêm, thì lương được tính như sau (lưu ý lương được nói dưới đây là lương tính theo giờ, theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc bạn đang làm):

    1. Làm ca đêm vào ngày làm việc bình thường, thì lương của ban sẽ được trả ít nhất là 130% của lương làm việc ban ngày của ngày làm việc bình thường;

    2. Làm thêm theo giờ vào ca đêm sẽ được tính như sau:

    + Vào ngày thường, thì lương của bạn sẽ được trả ít nhất là: 150% lương của ngày làm việc bình thường + 30% lương của ngày làm việc bình thường + 20% lương của ngày làm việc bình thường  = 200% lương của ngày làm việc bình thường;

    + Vào ngày nghỉ hằng tuần, thì lương của bạn sẽ được trả ít nhất là: 200% lương của ngày làm việc bình thường + 30% lương của ngày làm việc bình thường + 20% x 200% lương của ngày làm việc bình thường = 270% lương của ngày làm việc bình thường.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    20/04/2017, 09:17:05 SA | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Thì đúng là như vậy.

  • Xem thêm     

    17/04/2017, 09:45:38 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tai nạn lao động, theo đó: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

    Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.”

    Theo Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động: “Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”.

    Trách nhiệm của người sử dụng lao động với người bị tai nạn lao động

    Điều 144 Bộ luật Lao động quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động như sau:

    - Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    - Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    -  Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

    Quyền của người lao động bị tai nạn lao động

    Điều 145 Bộ luật Lao động quy định quyền của người lao động bị tai nạn lao động như sau:

    - Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

    - Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

    Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

    Bồi thường do doanh nghiệp chi trả

    Điều 145 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được doanh nghiệp trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

    Người lao động sẽ được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp như sau:

    Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động (kể cả trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi doanh nghiệp).

    Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền thì được bồi thường

    Trợ cấp tai nạn lao động

    Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được trợ cấp khi xảy ra một trong những trường hợp sau: Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động; Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (kể cả trường hợp do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn).

    Trợ cấp tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

    Người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần do bảo hiểm xã hội chi trả bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

    Căn cứ điểm c, khoản 1; điểm a khoản 2 Điều 64 và khoản 1 Điều 65 Luật bảo hiểm xã hội, người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân là con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

    Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.

    Như Vậy, người sử dụng lao động bồi thường từng lần đối với người lao động bị tai nạn lao động. Tai nạn lao động lần nào thì thực hiện bồi thường lần đó. Người sử dụng lao động không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

    Trên đây là nội dung trả lời trường hợp bạn hỏi, nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    15/04/2017, 05:11:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quyết định về việc ban hành quy chế nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động thì trong quá trình làm việc viên chức sẽ được nâng bậc lương trong hai trường hợp, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn.

    Điều kiện để được lương bậc lương thường xuyên được quy định tại Điều 5 Quyết định như sau:

    "Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

    Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

    1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh

    a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

    b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

    2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

    Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:

    a) Đối với công chức:

    - Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

    - Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

    b) Đối với viên chức và người lao động:

    - Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

    - Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức."

    Và điều kiện để được nâng bậc lương trước hạn được quy định tại Điều 11 Quyết định như sau:

    "Điều 11. Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ hưởng

    1. Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn

    Công chức, viên chức và người lao động được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

    a) Đạt đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế này.

    b) Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản, đáp ứng các tiêu chuẩn về cấp độ thành tích theo quy định và năm xét nâng bậc lương trước thời hạn phải đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trở lên. Đối với Lãnh đạo đơn vị (gồm thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị), ngoài điều kiện quy định trên còn yêu cầu đơn vị phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Bộ công nhận là "Tập thể lao động xuất sắc" trở lên vào năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

    Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng để xét nâng bậc lương trước thời hạn là các danh hiệu được Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xét tặng do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao; không tính các danh hiệu thi đua và bằng khen trong hoạt động phong trào quần chúng hoặc các phong trào thi đua ngắn hạn, không trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Thành tích đã được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn thì không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho các lần tiếp theo.

    c) Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn, còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.

    d) Không thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn hai lần liên tiếp (hai bậc liền kề) trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.

    2. Cách xác định thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn

    a) Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành văn bản công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 6 năm gần nhất đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0; 4 năm gần nhất đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và đối với nhân viên thừa hành, phục vụ tính đến 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.

    b) Đối với các trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau."

    Như vậy bạn chỉ được nâng lương theo hai hình thức là nâng bậc lương thường xuyên hoặc nâng bậc lương trước thời hạn khi đáp ứng đủ các quy định ở trên, Khi đáp ứng đủ điều kiện để nâng lương, nếu đơn vị có nhu cầu sử dụng và đồng ý bố trí vào vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ mới, thì hai bên thỏa thuận ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng làm việc đã ký, hoặc ký lại hợp đồng làm việc với nội dung việc làm mới, hưởng lương ở ngạch lương mới tương ứng với trình độ đào tạo mới, việc làm mới. Bạn sẽ không được chuyển lương lên bậc  khi đơn vị không có nhu cầu sử dụng và đồng ý bố trí và vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    15/04/2017, 05:06:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bạn là công chức khi nghỉ việc bạn phải có nghĩa vụ bàn giao lại công việc bạn chịu trách nhiệm cho cơ quan. Theo đó, khi nghỉ việc bạn phải có trách nhiệm bàn giao lại sổ sách, giấy tờ và các tài liệu liên quan cho tổ chức. Nếu không thực hiện việc bàn giao bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với nhà nước thỏa thuận hay theo quy định pháp luật. Như vậy, khi chấm dứt công việc bạn đã thực hiện trách nhiệm bàn giao các công việc, sổ sách cần thiết, theo đó trách nhiệm thực hiện tiếp tục công việc mà bạn đã bàn giao sẽ thuộc về người kế nhiệm, bạn không còn phải chịu trách nhiệm với những công việc phát sinh sau thời điểm bàn giao công việc. Do đó, bạn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trước khi nghỉ việc thì cơ quan nhà nước mới giải quyết chế độ cho bạn

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    15/04/2017, 03:56:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Bảo hiểm xã hội cấp lại sổ BHXH lần 2 theo số sổ BHXH cũ mà bạn đã báo khi tham gia BHXH tại đâu đó với lí do sổ BHXH theo số sổ BHXH cũ đã hưởng chế độ BHXH 1 lần. Bạn phải xem lại quá trình làm việc xem doanh nghiệp đã đóng BHXH cho bạn trước đây.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    14/04/2017, 05:04:36 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Sau thời gian làm việc và có tham gia bảo hiểm, bạn đã được hưởng bảo hiểm xã hội  nên căn cứ vào quy định tại thời điểm đó. Do đó, khi làm việc và tham gia BHXH tại công ty mới mà bạn đã kê khai số sổ BHXH cũ mà bạn đã giải quyết chế độ BHXH 1 lần trước đó thì bạn đến cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi công ty mới tham gia BHXH trình bày và đề nghị cấp lại sổ BHXH. Cơ quan BHXH đó sẽ xem xét cấp lại sổ BHXH lần 2 theo số sổ BHXH cũ mà bạn đã báo khi tham gia BHXH tại công ty mới với lí do sổ BHXH theo số sổ BHXH cũ đã hưởng chế độ BHXH 1 lần theo quy định tại công văn số 2159/BHXH-ST ngày 18/6/2014 của BHXH VN về Chấn chỉnh và xử lý tồn tại, vướng mắc trong công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

  • Xem thêm     

    14/04/2017, 04:29:05 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Đề nghị bạn nghiên cứu Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2016

  • Xem thêm     

    14/04/2017, 04:26:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ sinh con đã “ đóng bảo hiểm từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con  hoặc nhân nuôi con nuôi”. Như vậy nếu bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm là 8 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ thai sản theo điểm a khoản 1 Điều 39 Luật BHXH như sau: “Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm”

    Căn cứ vào quy định trên thì bạn sẽ được hưởng mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 06 tháng trước khi bạn nghỉ

    Về Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

    Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp đó là:  “Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này” Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được bao lâu nên không rõ sẽ được hưởng như thế nào, vì vậy trong thời gian bạn nghỉ để được hưởng chế độ thai sản bạn vẫn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đủ các điều kiện ở trên.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    14/04/2017, 04:21:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định về chế độ tiền lương cho người lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc, xác định trên cơ sở tiền lương tháng lấy lương sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp của mỗi người, rồi cộng lại với nhau chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày. 

    Văn bản được áp dụng là: Nghị định số 94/2014/NĐ-CP Quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai; Nghị định 47/2016/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    10/04/2017, 09:22:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Căn cứ Điều 96 Bộ luật lao động 2012 quy định về nguyên tắc trả lương như sau: “Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

    Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

    Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy đinh: “2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

    a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

    b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”

    Nếu người sử dụng lao động không đưa ra lý do quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP  thì việc công ty chậm trả lương 5 ngày phải bồi thường cho người lao động, ngoài việc phải trả đủ lương còn phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

    Ngoài ra, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

    Như vậy, doanh nghiệp trả chậm lương cho người lao động là vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu tùy vào số lao động mà công ty vi phạm. Do đó, bạn có thể khiếu nại với Công đoàn và ban Giám đốc của công ty hoặc tại Phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền lợi của mình.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    08/04/2017, 04:03:35 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo quy định thì Doanh nghiệp buộc phải tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động có Hợp động lao động từ 3 tháng trở lên hoặc Hợp đồng không có thời hạn.

    Sẽ thế nào nếu không đóng BHXH? khi tham gia BHXH có các quyền sau:

    + Được cấp sổ BHXH;

    + Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc;

    + Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời;

    + Hưởng BHYT trong các trường hợp: Đang hưởng lương hưu; Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

    + Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH.

    + Khiếu nại, tố cáo về BHXH;

    + Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Khi Doanh nghiệp chậm đóng BHXH các quyền nêu trên sẽ bị xâm hại

    Đối với người lao động:

    Hành vi không đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động không nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ.

    Đồng thời, buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

    Đối với Doanh nghiệp

    Sẽ bị  xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đó:

    Phạt cảnh cáo và phạt tiền đối với vi phạm không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động (sử dụng 01 lao động vẫn phải tham gia);

    Nghiêm trọng hơn sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước Giấy phép kinh doanh có thời hạn hoặc không có thời hạn tùy theo mức độ vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp truy thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc;

    Chi phí chi trả lương cho người lao động sẽ không được khấu trừ vào chi phí hợp lý khi tính Thuế thu nhập doannh nghiệp nếu như chưa tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    08/04/2017, 03:37:33 CH | Trong chuyên mục Lao động

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Tuỳ vào mỗi giai đoạn khác nhau, Chính thủ sẽ ban hành danh sách các xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn tương ứng với chính sách đầu tư phát triển tại giai đoạn đó.

    Trước khi có quyết định 131/QĐ-TTg năm 2016, giai đoạn 2013-2015 cũng có danh sách các xã bãi ngang đặc biệt khó khăn.

    Từ khi Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành có hiệu lực từ 25/01/2017.  Như vậy, nếu bạn ở trong vùng bãi ngang có thể rà lại 2 danh sách, nếu trước khi có Quyết định 131/QĐ-TTg mà vẫn thuộc Danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định 539/QĐ-TTg năm 2013 thì vẫn được hưởng các chế độ cho đến khi có Quyết định 131/QĐ-TTg.

    Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

47 Trang «<424344454647>