Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Lê Văn Hoan - lvhoan

2 Trang 12>
  • Xem thêm     

    03/01/2018, 03:16:02 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Điều 52 Luật Viên chức quy định “Các hình thức kỷ luật đối với viên chức” như sau:

    1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

    a) Khiển trách;

    b) Cảnh cáo;

    c) Cách chức;

    d) Buộc thôi việc.

    2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

    3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.

    4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.

    5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.

    Việc xử lý kỷ luật viên chức do hội đồng kỷ luật xem xét và quyết định.

    Thân chào

     

  • Xem thêm     

    08/11/2017, 03:46:15 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Mặc dù không có hành vi xâm hại đến trẻ em, nhưng hành vi này có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức

    Căn cứ pháp lý: Nghị định 167/2013/NĐ-CP

    Cách tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên đưa em gái đó với gia đình.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    04/11/2014, 03:28:19 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp người chăn nuôi gây ảnh hưởng đến môi trường thì bạn có quyền làm đơn gửi UBND cấp xã/phường để được giải quyết. Nếu không được, gửi đơn tiến lên UBND cấp huyện.

    Việc chăn nuôi gia xúc tùy theo khu vực quy hoạch. Nếu là khu dân cư trong đô thị thì không được phép.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    03/11/2012, 10:17:09 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Có thể bị cưỡng chế cai nghiện tiếp tục

  • Xem thêm     

    02/11/2012, 08:26:45 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Theo Quyết định 4132/2001/QĐ-BYT ban hành tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành năm 2001 thì trường hợp của bạn không đủ điều kiện để điều khiển phương tiên giao thông cơ giới

    Bạn có thể tham khảo các thông số dưới đây:

    1. Mắt: Chức năng sinh lý, bệnh tật sau đây là không đủ điều kiện:

     

    CÁC CHỈ SỐ

    ĐƯỜNG BỘ

    ĐƯỜNG SẮT

    ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

    ĐƯỜNG BIỂN

    Khám tuyển

    Khám định kỳ

    Khám tuyển

    Khám định kỳ

    Khám tuyển

    Khám định kỳ

    Khám tuyển

    Khám định kỳ

    Thị lực

    2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt <8/10 (không điều chỉnh bằng kính)

    2 mắt <16/10 1 mắt <6/10 (không điều chỉnh bằng kính)

    2 mắt <20/10 hoặc 1 mắt <9/10 ( không điều chỉnh bằng kính)

    2 mắt <16/10 1 mắt <6/10 (không điều chỉnh bằng kính)

    2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt <8/10 (không điều chỉnh bằng kính)

    2 mắt <16/10 1 mắt <6/10 (không điều chỉnh bằng kính)

    2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt <8/10 (không điều chỉnh bằng kính)

    2 mắt <16/10 1 mắt <6/10 (không điều chỉnh bằng kính)

    Thị trường

    1 MẮT DƯỚI BÌNH THƯỜNG

    1 trong 4 phía

    1 mắt dưới mức bình thường 2/4 phía

    2 mắt: phía thái dương <85o phía mũi <60o phía dưới <70o

    2 mắt: phía thái dương <85o phía mũi <60o phía dưới <70o

    1 mắt dưới bình thường 1 trong 4 phía

    1 mắt dưới mức bình thường 2/4 phía

    1 mắt dưới bình thường 1 trong 4 phía

    1 mắt dưới mức bình thường 2/4 phía

    Sắc giác

    Có rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu sắc chậm

    Có rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu sắc chậm

    Có rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu chậm

    Có rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu sắc chậm

    Có rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu sắc chậm

    Có rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu sắc chậm

    Có rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu sắc chậm

    Có rối loạn sắc giác hoặc nhận thức màu sắc chậm

    Mộng thịt

    Có mộng thịt mà tổng thị lực cả hai mắt <18/10

    Có mộng thịt mà tổng thị lực 2 mắt <16/10

    Có mộng thịt mà tổng thị lực cả 2 mắt <20/10

    Có mộng thịt mà tổng thị lực 2 mắt <16/10

    Có mộng thịt mà tổng thị lực cả hai mắt <18/10

    Có mộng thịt mà tổng thị lực 2 mắt <16/10

    Có mộng thịt mà tổng thị lực cả hai mắt <18/10

    Có mộng thịt mà tổng thị lực 2 mắt <16/10

    Sẹo giác mạc

    Sẹo giác mạc có dính mống mắt

    Sẹo giác mạc mà tổng thị lực 2 mắt

    Sẹo giác mạc mỏng, đường kính >1mm hoặc ở vùng

    Sẹo giác mạc mà tổng thị lực 2 mắt <16/10

    Sẹo giác mạc có dính mống mắt

    Sẹo giác mạc mà tổng thị lực 2 mắt <16/10

    Sẹo giác mạc có dính mống mắt

    Sẹo giác mạc mà tổng thị lực 2 mắt <16/10

    Mắt hột

    Có biến chứng lông xiêu, quặm, tổng thị lực thị lực 2 mắt <18/10

    Có biến chứng lông xiêu, quặm, tổng thị lực 2 mắt<16/10 (1 mắt <6/10)

    Có biến chứng lông xiêu, quặm mà tổng thị lực 2 mắt <20/10

    Có biến chứng lông xiêu, quặm, tổng thị lực 2 mắt<16/10 (1 mắt <6/10)

    Có biến chứng lông xiêu, quặm, tổng thị lực 2 mắt <18/10

    Có biến chứng lông xiêu, quặm, tổng thị lực 2 mắt<16/10 (1 mắt <6/10)

    Có biến chứng lông xiêu, quặm, tổng thị lực 2 mắt <18/10

    Có biến chứng lông xiêu, quặm, tổng thị lực 2 mắt<16/10 (1 mắt <6/10)

    Các bệnh ở mi mắt

    Làm giảm tổng thị lực 2 mắt <18/10

    Làm giảm tổng thị lực ở 2 mắt <16/10

    Làm giảm tổng thị lực 2 mắt <20/10

    Làm giảm tổng thị lực ở 2 mắt <16/10

    Làm giảm tổng thị lực 2 mắt <18/10

    Làm giảm tổng thị lực ở 2 mắt <16/10

    Làm giảm tổng thị lực 2 mắt <18/10

    Làm giảm tổng thị lực ở 2 mắt <16/10

    Viêm tắc lệ đạo mạn

    Đã điều trị nhiều lần không khỏi, trở ngại cho lao động.

    Đã điều trị nhiều lần không khỏi, trở ngại cho lao động.

    Bán tắc lệ đạo

    Đã điều trị nhiều lần không khỏi, trở ngại cho lao động.

    Đã điều trị nhiều lần không khỏi, trở ngại cho lao động.

    Đã điều trị nhiều lần không khỏi, trở ngại cho lao động.

    Đã điều trị nhiều lần không khỏi, trở ngại cho lao động.

    Đã điều trị nhiều lần không khỏi, trở ngại cho lao động.

    Lác mắt

    Tổng thị lực 2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt thị lực <6/10

    Tổng thị lực 2 mắt <16/10 hoặc 1 mắt <6/10

    Có lác mắt

    Có lác mắt

    Tổng thị lực 2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt thị lực <6/10

    Tổng thị lực 2 mắt <16/10 hoặc 1 mắt <6/10

    Tổng thị lực 2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt thị lực <6/10

    Tổng thị lực 2 mắt <16/10 hoặc 1 mắt <6/10

    Cận, viễn, loạn thị

    Cận thị >-2,00 viễn thị >+2,00 loạn thị > 1,00 diop. Căn cứ thị lực chuẩn, hạ xuống 1 bậc mà tổng thị lực 2 mắt <18/10

    Cận thị >-2,50 viễn thị >+2,50 loạn thị > 1,50 diop. Căn cứ thị lực chuẩn, hạ xuống 1 bậc mà tổng thị lực 2 mắt <15/10

    Cận thị, viễn thị, loạn thị (có tật khúc xạ)

    Cận thị >-2,50 viễn thị >+2,50 loạn thị > 1,50 diop. Căn cứ thị lực chuẩn, hạ xuống 1 bậc mà tổng thị lực 2 mắt <15/10

    - Có tật khúc xạ

    Cận thị >-2,00 viễn thị >+2,00 loạn thị > 1,00 diop. Căn cứ thị lực chuẩn, hạ xuống 1 bậc mà tổng thị lực 2 mắt <18/10

    Cận thị >-2,50 viễn thị >+2,50 loạn thị > 1,50 diop. Căn cứ thị lực chuẩn, hạ xuống 1 bậc mà tổng thị lực 2 mắt <15/10

    Cận thị >-2,00 viễn thị >+2,00 loạn thị > 1,00 diop. Căn cứ thị lực chuẩn, hạ xuống 1 bậc mà tổng thị lực 2 mắt <18/10

    Cận thị >-2,50 viễn thị >+2,50 loạn thị > 1,50 diop. Căn cứ thị lực chuẩn, hạ xuống 1 bậc mà tổng thị lực 2 mắt <15/10

    Lão thị

    Tổng thị lực 2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt thị lực <6/10 (không đeo kính)

    Tổng 2 mắt <14/10 (1 mắt <5/10) không đeo kính

    Tổng thị lực 2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt thị lực <6/10 (không đeo kính)

    Tổng 2 mắt <14/10 (1 mắt <5/10) không đeo kính

    Tổng thị lực 2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt thị lực <6/10 (không đeo kính)

    Tổng 2 mắt <14/10 (1 mắt <5/10) không đeo kính

    Tổng thị lực 2 mắt <18/10 hoặc 1 mắt thị lực <6/10 (không đeo kính)

    Tổng 2 mắt <14/10 (1 mắt <5/10) không đeo kính

    Các bệnh khác

    - Các bệnh đáy mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, bong võng mạc, teo gai thị

    - Đục thủy tinh thể

    - Các bệnh đáy mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào có dính bít đồng tử, bong võng mạc, teo gai thị.

    - Đục thủy tinh thể

    - Các bệnh đáy mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, bong võng mạc, teo gai thị

    - Đục thủy tinh thể

    - Các bệnh đáy mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào có dính bít đồng tử, bong võng mạc, teo gai thị.

    - Đục thủy tinh thể

    - Các bệnh đáy mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, bong võng mạc, teo gai thị

    - Đục thủy tinh thể

    - Các bệnh đáy mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào có dính bít đồng tử, bong võng mạc, teo gai thị.

    - Đục thủy tinh thể

    - Các bệnh đáy mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, bong võng mạc, teo gai thị

    - Đục thủy tinh thể

    - Các bệnh đáy mắt, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào có dính bít đồng tử, bong võng mạc, teo gai thị.

    - Đục thủy tinh thể

     

    Như vậy, bạn có thể phải lựa chọn hình thức di chuyển bằng cách khác mà không phải do mình tự điều khiển.

    Thân chào.

     

     

     

  • Xem thêm     

    23/07/2012, 03:11:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Bạn muốn tố giác ai phạm tội gì bạn phải có bằng chứng. Nếu không người ta cho rằng mình vu khống.

    Bằng chứng bạn có thể tìm những thứ như: Nơi nhà nghỉ 2 người vào đó, những tin nhắn nếu bạn còn lưu và những gì có thể.

    Nếu cảm thấy tự tin, bạn làm đơn tố giác tới công an cấp, phường, quận nơi hành vi đó diễn ra.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    23/12/2010, 03:17:02 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Nếu kết quả điều tra em bạn có lỗi thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 202 BLHS.

    Điều luật quy định: 

    "Điều 202.  Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

     2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

    Ngoài trách nhiệm hình sự thì người gây tai nạm còn phải có trách nhiệm bồi thường cho phía đại diện người bị hại theo điều: 610 BLDS"

    "Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

    Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

    Hiện nay mức lương tối thiểu theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010 là 730.000 đồng/tháng.

    Bạn có thể tham khảo một số nội dung trên. Nếu cần tư vấn thêm bạn liên lạc với tôi theo địa chỉ email: lvhoan@gmail.com.

  • Xem thêm     

    31/08/2010, 08:10:45 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn đang đi học thì bạn cung cấp giấy xác nhận của trường cho UBND phường để được hoãn nghĩa vụ quân sự. Còn việc cơ quan quân sự vẫn gửi giấy báo cho bạn sai tên mặc dù bạn đã yêu cầu điều chỉnh thì bạn có quyền không chấp hành giấy gọi nhập ngũ đó.

    LS HOAN
  • Xem thêm     

    12/08/2010, 08:18:52 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn! Nghị Định #548dd4;">58 NĐ-CP ngày 13/07/2009 của Chính Phủ quy định về THA Dân sự quy định như sau: "Điều 33. Mức phí, thủ tục thu nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án

    1. Mức phí thi hành án là 3% (ba phần trăm) trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng/01 đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp Tòa án không tuyên giá trị của tài sản hoặc có tuyên nhưng không còn phù hợp (thay đổi quá 20%) so với giá thị trường tại thời điểm thu phí thì cơ quan thu phí tổ chức định giá tài sản để xác định phí thi hành án phải nộp của người được thi hành án. Chi phí định giá do cơ quan thi hành án dân sự chi trả từ nguồn phí thi hành án được để lại.

    2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án để thực hiện việc thu phí thi hành án khi chi trả tiền hoặc tài sản cho người được thi hành án. Người được thi hành án không nộp phí thi hành án thì cơ quan thu phí có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án, bao gồm cả việc bán đấu giá tài sản đã giao cho người được thi hành án để bảo đảm thu hồi tiền phí thi hành án. Chi phí định giá, bán đấu giá tài sản để thu phí do người được thi hành án chi trả.

    3. Thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, quản lý, sử dụng phí thi hành án do Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp quy định.

    Điều 31. Chi phí cưỡng chế thi hành án

    1. Người được thi hành án có yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án phải trả các chi phí thực tế, hợp lý cho việc xác minh. Chi phí xác minh điều kiện thi hành án do Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể.
     
    2. Chi phí cần thiết khác quy định tại điểm c khoản 3 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự bao gồm:

    a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế;

    b) Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án; c) Các khoản chi phí thực tế cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án;

    d) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người thuộc dân tộc thiểu số của Việt Nam mà không biết tiếng Việt. Các khoản chi trên được thanh toán từ ngân sách nhà nước. Mức chi do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp thống nhất quy định.

    3. Chế độ bồi dưỡng được áp dụng đối với Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự và đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các lực lượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết. Mức chi bồi dưỡng cụ thể cho người chủ trì và những người khác trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án do Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp thống nhất quy định.

    Điều 14. Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ.

    Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án mà không thực hiện quyết định của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu."

    Như vậy, phí thi hành án trong trường hợp cụ thể của bạn là 3% giá trị THA, phí xác minh điều kiện THA bạn phải chịu theo điểu 31 và phí cưỡng chế người phải THA chịu theo điều 14.

     Chúc bạn thành công. LS HOAN
  • Xem thêm     

    22/07/2010, 04:50:59 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    .
  • Xem thêm     

    22/07/2010, 04:50:45 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Bộ luật Hình sự quy định: Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ s��u tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Như vậy xét về lỗi thì bạn cũng có mà người chạy xe ngược chiều cũng có. Lỗi trực tiếp là bạn đã tông vô người ta. Nếu như bạn né sang bên phải thì nếu có va chạm lỗi của bạn sẽ nhẹ hơn người kia. Tuy nhiên, nguyên nhân gây lên lỗi của bạn lại xuất phát từ phía người kia đó là xe không có đèn.

    Do vậy trong trường hợp này nếu nói bạn sai hòan tòan là không chính xác. Bạn có thể thương lượng để giải quyết cho nhẹ nhàng. Một điều bạn cũng cần cân nhắc đó là hồ sơ vụ việc. Nếu như biên bản hiện trường không đúng như thực tế thì bạn có quyền khiếu nại cơ quan giao thông.

    Chúc bạn sớm tìm được giải pháp để giải quyết ổn thỏa. LS HOAN
  • Xem thêm     

    20/07/2010, 08:11:43 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Bài viết không có nội dung

  • Xem thêm     

    30/06/2010, 03:40:01 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Theo khoản 1 điều 24 Nghị định 135/2004/NĐ-CP năm 2004 của Chính Phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh, quy định:

    "1. Những người chưa thành niên nghiện ma túy sau đây bị cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội:

    a) Người đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện;

    b) Người đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện;

    c) Người không có nơi cư trú nhất định" Nếu em bạn thuộc 1 trong 3 trường hợp nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền buộc em bạn phải đi cai nghiện bắt buộc.

    Về trình tự thủ tục đưa người đi cai nghiện bắt buộc được quy định tại Nghị định 135, như sau: " Điều 9. Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh

    1. Đối với người có nơi cư trú nhất định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã) có trách nhiệm lấy ý kiến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ. Hồ sơ đề nghị đưa người có nơi cư trú nhất định vào cơ sở chữa bệnh gồm:

    a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh;

    b) Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng;

    c) Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà người đó là thành viên;

    d) Bệnh án (nếu có).

     2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định: Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đối với người không có nơi cư trú nhất định thực hiện theo quy định tại một Nghị định khác của Chính phủ.

    Điều 10. Trách nhiệm và thời hạn thẩm tra hồ sơ Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn. Điều 11. Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh
    1. Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập để xét, duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh.

     2. Hội đồng Tư vấn gồm: Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội là Thường trực Hội đồng, Thủ trưởng các cơ quan: Tư pháp, Công an và Chủ tịch Hội Phụ nữ cấp huyện là các thành viên của Hội đồng. Trường hợp người được đưa vào cơ sở chữa bệnh là người chưa thành niên thì Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện tham gia Hội đồng Tư vấn. Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức, chủ trì phiên họp và làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm xét duyệt xong hồ sơ. Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì ý kiến của Thường trực Hội đồng Tư vấn là ý kiến quyết định. Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của từng thành viên tham dự kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    4. Kinh phí lập hồ sơ và hoạt động của Hội đồng Tư vấn lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    Điều 12. Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh

    1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh.

    2. Quyết định được gửi cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

    Điều 13. Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ký quyết định; họ, tên, chức vụ của người ký quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh; nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh (nếu là chưa thành niên); hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

    Điều 14. Quản lý, giám sát người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, người được bảo lãnh Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch quản lý người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc thi hành quyết định.

    Đối với người được bảo lãnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành niên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, cha, mẹ hoặc người giám hộ (trong trường hợp là người chưa thành niên) để quản lý, giám sát. Tổ chức xã hội, cha, mẹ hoặc người giám hộ, người được giao trách nhiệm bảo lãnh có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu.

    Điều 15. Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh. Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày đối tượng được đưa vào cơ sở chữa bệnh.

    Điều 16. Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh nếu không tự giác chấp hành quyết định thì cơ quan Công an áp dụng những biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định.

     Điều 17. Thủ tục tiếp nhận người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh

    1. Cơ sở chữa bệnh phải kiểm tra hồ sơ, giấy chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc danh chỉ bản của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh và lập biên bản giao nhận khi làm thủ tục tiếp nhận.

    2. Hồ sơ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được lập thành hai bộ, một bộ do Thường trực Hội đồng Tư vấn quản lý, một bộ do cơ sở chữa bệnh quản lý. Hồ sơ phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ.Hồ sơ tiếp nhận người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh gồm: Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này; Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện." Ở đây có thể sau khi CSKV mời lên làm việc nhưng em bạn đã nhận vẫn còn nghiện nên cơ quan công an mới lập hồ sơ như vậy.

    Còn theo như bạn trình bày, nếu cơ quan công an chỉ dựa vào hồ sơ đã làm việc trước khi em bạn đi cai nghiện để làm căn cứ cho rằng em bạn vẫn còn nghiện là không chính xác. Nếu trong quá trình thực hiện mà cơ quan có thẩm quyền thực hiện không đúng hoặc bạn cho rằng cơ quan đó thực hiện không đúng thì bạn hoặc em bạn có quyền khiếu nại quyết định hay hành vi đó.

    Chúc bạn giải quyết công việc ổn thoả. LS LÊ VĂN HOAN
  • Xem thêm     

    19/04/2010, 09:35:05 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Trong trường hợp này bạn phải làm rõ những vấn đề sau đây:

    Có việc mất xe hay không? Mất ở đâu? và mất như thế nào? Cũng không lọai trừ khả năng không có việc mất xe, mất ở chỗ khác nhưng người ta vào đó và kêu mất xe.

    Còn nếu đúng như việc khách vào chỗ bạn ăn chè và mất xe thì có thể bạn phải liên đới bồi thường một phần giá trị chiếc xe. Vì khi bạn kinh doanh bạn phải có trách nhiệm tổ chức nơi để xe và trông coi xe cho khách hàng.

    Trường hợp này vì bạn không trông coi xe nên mình có một phần trách nhiệm trong đó. Nếu bạn không có luật sư thì bên kia người ta khai thác tối đa những gì có thể bạn đã sơ sót trong quá trình giải quyết vụ việc. Có thể bạn và người khách lên công an phường khai báo và bạn thừa nhận là có mất xe thì đó cũng là một bất lợi cho bạn.

    Tóm lại, bạn phải hết sức cẩn thận và xem xét có việc mất xe thực tế hay không, không phải cứ lên phường trình báo là có mật xe.Vụ việc có luật sư tham gia hay không thì mục đích cuối cùng cũng là tìm cho ra sự thật của vụ án mà thôi. Còn việc giải quyết như thế nào là do tòa án, tuy nhiên các bên phải chứng minh cho yêu cầu của mình.

    Và là luật sư thì có thể chứng minh yêu cầu của khách hàng tốt hơn những người không có chuyên môn về lĩnh vực này.

    Chúc bạn giải quyết vụ việc ổn thỏa.LS HOAN

  • Xem thêm     

    15/10/2009, 03:41:17 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào anh!

    Trước hết tôi xin chia sẻ với anh (con lớn anh sinh năm 1985, nên anh có thể lớn tuổi hơn tôi) về sự cố mà gia đình anh gặp phải.

    Việc anh trình bày theo tôi suy đóan có thể theo 2 hướng. 1. là cơ quan đưa con anh đi cai nghiện bắt buộc làm không đúng trình tự thủ tục. 2. Là anh chưa lắm rõ xem con mình bị nghiện từ khi nào? Tuy nhiên hiện nay con anh đang ở trong trung tâm cai nghiện bắt buộc thì anh không thể bảo lãnh được vì đây là đối tượng bị đưa đi cai nghịên bắt buộc.

    Tôi trích dẫn một số điều khỏan trong Nghị định 135/2004/NĐ-CP về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh do Chính phủ ban hành, để anh tham khảo và xem xét xem cơ quan đưa con anh đi cai nghiện bắt buộc sai ở chỗ nào? mức độ?


    "Điều 2.
    Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

    Những đối tượng sau đây bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh:

    1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy mà vẫn còn nghiện; đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định.

    Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy từ một năm đến hai năm.


    2. Người bán dâm từ đủ 16 tuổi trở lên đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đã bị đưa vào cơ sở chữa bệnh nhưng tái phạm; người bán dâm có tính chất thường xuyên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhất định.

    Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm từ ba tháng đến mười tám tháng.


    Điều 4.
    Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) quyết định việc đưa người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định này.


    Điều 9.
    Lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh

    1. Đối với người có nơi cư trú nhất định:

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi người đó cư trú, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

    Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã) có trách nhiệm lấy ý kiến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.


    Hồ sơ đề nghị đưa người có nơi cư trú nhất định vào cơ sở chữa bệnh gồm:

    a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh;

    b) Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng;

    c) Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà người đó là thành viên;

    d) Bệnh án (nếu có).


    2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định:

    Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đối với người không có nơi cư trú nhất định thực hiện theo quy định tại một Nghị định khác của Chính phủ.


    Điều 10.
    Trách nhiệm và thời hạn thẩm tra hồ sơ

    Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

    Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 9 của Nghị định này, Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Thủ trưởng cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi đến các thành viên của Hội đồng Tư vấn.


    Điều 11.
    Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh


    1. Hội đồng Tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập để xét, duyệt hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh.


    2. Hội đồng Tư vấn gồm: Thủ trưởng cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội là Thường trực Hội đồng, Thủ trưởng các cơ quan: Tư pháp, Công an và Chủ tịch Hội Phụ nữ cấp huyện là các thành viên của Hội đồng.

    Trường hợp người được đưa vào cơ sở chữa bệnh là người chưa thành niên thì Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện tham gia Hội đồng Tư vấn.

    Thường trực Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức, chủ trì phiên họp và làm văn bản trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.


    3. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng Tư vấn có trách nhiệm xét duyệt xong hồ sơ.

    Hội đồng Tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận theo đa số. Trường hợp số phiếu biểu quyết bằng nhau thì ý kiến của Thường trực Hội đồng Tư vấn là ý kiến quyết định.

    Biên bản họp Hội đồng Tư vấn phải ghi rõ ý kiến phát biểu của từng thành viên tham dự kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.


    4. Kinh phí lập hồ sơ và hoạt động của Hội đồng Tư vấn lấy từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.


    Điều 12.
    Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh


    1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng Tư vấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh. 2. Quyết định được gửi cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

    Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.


    Điều 13.
    Nội dung quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

    Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ký quyết định; họ, tên, chức vụ của người ký quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh; nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh (nếu là chưa thành niên); hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.


    Điều 14.
    Quản lý, giám sát người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, người được bảo lãnh

    Khi nhận được quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch quản lý người đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh, đồng thời phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc thi hành quyết định.

    Đối với người được bảo lãnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được bảo lãnh cư trú chỉ đạo Công an cùng cấp có kế hoạch phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành niên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, cha, mẹ hoặc người giám hộ (trong trường hợp là người chưa thành niên) để quản lý, giám sát.

    Tổ chức xã hội, cha, mẹ hoặc người giám hộ, người được giao trách nhiệm bảo lãnh có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu.


    Điều 15.
    Thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

    Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.

    Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày đối tượng được đưa vào cơ sở chữa bệnh.


    Điều 16.
    Cưỡng chế thi hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh

    Người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh nếu không tự giác chấp hành quyết định thì cơ quan Công an áp dụng những biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành quyết định"

    Chúc anh và gia đình sớm vượt qua khó khăn!

    LS HOAN

  • Xem thêm     

    06/10/2009, 11:30:16 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên, người tự nguyện vào cở sở chữa bệnh do Chính phủ ban hành ngày 10/06/2004, quy định:

     

    Điều 2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh

     

    Những đối tượng sau đây bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh:

     

    Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy mà vẫn còn nghiện; đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc người nghiện ma túy không có nơi cư trú nhất định.

     

    Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma túy từ một năm đến hai năm

     

    Hết thời gian cai nghiện ghi trong quyết định, thì người đó đương nhiên được trở về nhà.Nếu trong thời gian cai nghiện mà người đó có những biểu hiện tích cực thì thủ trưởng nơi cai nghiện có thể xem xét cho ra trường sớm

  • Xem thêm     

    12/09/2009, 02:09:11 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chúc bạn giải quyết tốt sự việc trong gia đình.

    LS HOAN

  • Xem thêm     

    10/09/2009, 09:37:04 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào  bạn!

    Việc bạn ký đơn bãi nại cho ngừời lái xe rơmóoc là do sự tự nguyện. Nếu không ký thì cơ quan công an không có quyền buộc ký.Việc bạn muốn đọc hồ sơ hay sao chụp những tài liệu liên quan đến vụ án thì khi cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án thì luật sư có quyền đó.

    Nếu bạn cần làm thủ tục để lãnh tiền bảo hiểm thì bạn liên hệ với Bảo hiểm nơi mà trước đây mua. Như bạn nói thì chiếc xe là tài sản riêng của người bố, khi bố chết thì những người thuộc hàng thừa kế được hưởng di sản do người chết để lại là như nhau (nếu không có di chúc). Như vậy người vợ sau và các con sẽ được hưởng di sản là chiếc xe sau khi trừ đi những khỏan nợ của người chết để lại(nếu có).

    Chúc bạn thành công. LS HOAN
  • Xem thêm     

    30/06/2009, 09:44:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Nếu bạn cần tư vấn cứ đặt câu hỏi, tôi sẽ cố gắng trả lời sớm
  • Xem thêm     

    22/05/2009, 03:09:50 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Về trách nhiêm hình sự:Nếu trong quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng người lái xe có lỗi trong việc gây tại nạn thì mới tiến hành khởi tố vụ án.Còn nếu không có căn cứ thì không khởi tố thì chuyển sang giải quyết theo thủ tục dân sự.

    Việc bồi thường theo thủ tục dân sự bao gồm các khỏan sau: $0Theo điều 609 BLDS: " Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm $0 $01. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:$0 $0a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;$0 $0b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;$0 $0c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

    Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.$0 $02. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

    Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

    Chúc bạn thành công.

    Cần tư vấn chỗ nào chưa rõ bạn cứ hỏi hoặc liên lạc: VPLS LÊ VĂN, 131 THỐNG NHẤT, BÌNH THỌ, THỦ ĐỨC, TP. HCM. ĐT: 38960937$0
2 Trang 12>