Tư Vấn Của Luật Sư: Luật sư Lê Văn Hoan - lvhoan

17 Trang «<11121314151617>
  • Xem thêm     

    23/10/2012, 07:55:05 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    1. Với những bằng chứng mà bạn có thì chưa thể khẳng định có hành vi bạo lực gia đình hay không. Tuy nhiên, bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an để học xác minh, điều tra mới có cơ sở kết luận. Tuy nhiên, bạn lưu ý khi tố cáo thì phải có bằng chứng và tỷ lệ thương tật thì mới có thể xử lý hành vi cố ý gây thương tích. Việc bạo hành gia đình nếu có trong trường hợp này sẽ bị xử lý hành chính. Vấn đề là bạn hoặc mẹ bạn phải thu thập bằng chứng về việc này. Có nhiều cách để chứng minh: Nhờ người làm chứng, ghi âm, ghi hình, nhờ đòan thể như hội phụ nữ can thiệp khi xảy ra chuyện,..

    2. Nếu cha mẹ bạn ly hôn thì người không nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi con đủ 18 tuổi.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    23/10/2012, 07:38:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Nếu cậu chết sau ông bà ngọai thì mợ sẽ hưởng phần mà đáng lẽ cậu được hưởng. Phần cậu được hưởng sẽ được tính như sau:

    Nếu cậu chết sau ông bà thì mợ được hưởng bằng mẹ bạn tức 1/2 tài sản

    Nếu cậu chết sau ông hoặc bà thì mợ chỉ được hưởng 1/4

    Nếu cậu chết trước ông bà thì mợ không được hưởng di sản thừa kế.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    22/10/2012, 11:22:22 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào Ông/bà!

    1. Nếu di chúc mà Ông/bà lập có hiệu lực (cả 2 đều đã chết) mà con chưa đủ 18 tuổi thì việc khai nhận di sản phải thông qua  người giám hộ. Người giám hộ có thể là người ngòai nếu không còn cha mẹ, anh chị em ruột, cô di chúc bác, ông bà nội ngọai.

    2. Người giám hộc chỉ có thể bán tài sản của người được giám hộ để phục vụ cho người được giám hộ mà thôi. 

    3. Người có tài sản còn minh mẫn lập di  chúc và được công chứng, chứng thực thì khi di chúc có hiệu lực pháp luật thì chỉ người có tên trong di chúc mới được hưởng di sản. 

    Ông/bà lưu ý: những người sau đây được hưởng di sản mà không phụ thuộc di chúc: Cha/mẹ, vợ/chồng, con chưa thành niên, con thành niên nhưng không có khả năng lao động.

    4. Nếu Ông/bà muốn người còn lại định đọat tài sản của người đã chết thì chỉ cần lập di chúc cho nhau. Chồng lập di chúc cho vợ, vợ lập di chúc cho chồng.

    5. Nếu con Ông/bà đủ 18 tuổi nhưng Ông/bà mà 1 trong 2 người còn sống thì tài sản vẫn là của ông bà. Chỉ khi nào người lập di chúc chết thì con mới được hưởing di sản.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    21/10/2012, 09:19:49 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Việc bà nội bạn chết nhưng không có di chúc nên về nguyên tắc phần tài sản của bà nội sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: Cha mẹ, chồng và các con. Tuy nhiên, theo bạn trình bày thì sau khi bà nội chết, ông và các con có lập một thỏa thuận để ông nọi sử dụng. VÌ không rõ và không được biết nội ding thỏa thuận nên tôi không thể biết được liệu thỏa thuận đó có được xem như văn bãn phân chia di sản thừa kế hay không. Nếu đây được xem là thỏa huận phân chia di sản thừa kế thì các cô không còn quyền khởi kiện. Còn nếu bản thỏa không được coi là văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì cô bạn vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu chi di sản của bà nội để lại.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    19/10/2012, 08:52:35 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì phải chứng minh điều kiện tốt nhất để nuôi dạy trẻ:

    1. Nhà ở.

    2. Thu nhập.

    3. Khả năng nuôi dạy con cái

    4. Tư cách đạo đức nếu ở với người kia sẽ ảnh hưởng không tốt đến đứa trẻ (nếu có)

    Lưu ý: Phải có ý kến của trẻ nếu trẻ đủ 9 tuổi .

    Thân chào

  • Xem thêm     

    19/10/2012, 08:40:27 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Vì di chúc lập chung nên chỉ có hiệu lực khi những người lập chung di chúc đều đã chết. Mẹ bạn chết năm 2003 nên vẫn còn thời hiệu để khởi kiện phân chia di sản thừa kế và bản di chúc đó vẫn còn hiệu lực.

    Hiện nay tòa án đã xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật nên việc bạn lấy lại án phí là không thể. Nếu không đồng ý với bản án đó thì bạn có thể làm đơn kiến nghị giám đốc thẩm. Nếu được chấp nhận thì có thể vụ án sẽ được giải quyết lại từ đầu.

    Bên thi hành án chỉ thực hiện theo bản án, họ không có quyền dừng hoặc tạm dừng nếu không có căn cứ: Cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu dừng, bản án có vấn đề không thi hà h được.

    Vì di chúc đã bị tòa án bác nên các bên liên quan đến căn nhà có thể thỏa thuận với nhau để mua lại lại (vì theo bạn trình bày là nhà đã đấu giá nhưng chưa bán được). Những người muốn mua liên hệ với Thi hành án để làmthủ tục chứ không phải thỏa thuận tại cơ quancông chứng.

    Nếu mua chung thì sau này muốn bán phải được sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu.

    Thân chào.

     

  • Xem thêm     

    18/10/2012, 08:47:58 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Khi ông ngọai chết thì 50% tài sản chung của ông bà sẽ được chia đều cho bà và các con (còn sống). Khi bà chết thì phần của bà sẽ được chia đều cho các con. Nếu sau đó các con có ai chết thì vợ và con người đó hưởng phần của họ.

    Hộ khẩu không quan trọng nếu như tài sản này là của ông bà.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    18/10/2012, 08:40:46 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Khi quản lý hộ tịch, ngòai hộ khẩu còn có những giấy tờ khác. Nếu bạn có bản photo hộ khẩu tại Gia Lai bạn có thể về UBND cấp xã (nơi trước đây bạn thường trú) để làm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    18/10/2012, 08:32:03 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Hiện nay pháp luật chưa quy định về vấn đề  này. Vấn đề mà bạn nêu mới chỉ là ý kiến bàn luận.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 08:47:57 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Nếu người có tài sản chết mà không có di chúc thì di sản đó sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất: Cha mẹ, vợ/chồng, các con, nếu những người này còn sống khi họăc chết sau người có tài sản. Nếu người thuộc hàng thừa kế thứ nhất chết sau người để lại tài sản thì hàng thừa kế thứ nhất của người này được hưởng phần di sản của họ.

    Nói ngắn gọn: Phần tài sản của ông bà sẽ chia đều cho các con, nếu người con nào đã chết thì vợ con của người đó hưởng thay phần của họ.

     

    Thân chào

  • Xem thêm     

    17/10/2012, 08:41:49 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Việc có được kết nạp đảng hay không liên quan đến tư cách đạo đức và nhân thân của bạn. Việc sai tên hoặc thiếu tên chỉ mất thời gian xác minh mà thôi. Bạn xin việc với đảng viên không liên quan gì đến nhau. Khả năng bạn đáp ứng yêu cầu thì người sử dụng lao động nhận, còn đảng viên là thành viên của tổ chức chính trị. TRong quá trình công tác tổ chức sẽ đánh giá bạn.

    Vì hiện nay bạn đã có giấy khai sinh nên bạn có thể làm thủ tục cải chính hộ tịch. Việc làm lại giấy khai sinh, cơ quan hộ tịch sẽ căn cứ vào sổ gốc để cấp lại cho bạn. Nếu sổ gốc cũng ghi thông tin như giấy khai sinh thì việc làm lại giấy khai sinh của bạn không mang lại kết quả gì.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    16/10/2012, 08:23:56 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Vì ông nội cho cha mẹ cháu nhưng chỉ nói miệng mà chưa lập hợp đồng tại cơ quan công chứng nên về QSDĐ rất khó chứng minh. Riêng phần nhà, nếu mẹ cháu chứng minh được vợ chồng đã xây dựng thì trong trường hợp có tranh chấp về tài sản là căn nhà sẽ được tòa xem xét chia 50% giá trị căn nhà.

    Để tránh việc ông nội bán nhà, mẹ bạn làm đơn tranh chấp tại UBND cấp xã, sau đó chuyển lên tòa nếu hòa giải không thành.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 03:28:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    TRừ trường hợp vợ bạn bị tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự theo điều 23 BLDS thì bạn mới có quyền hạn chế quyền thăm con của vợ bạn.

     

    "Điều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự 

    1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

    3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự."

    Thân chào.

     

  • Xem thêm     

    15/10/2012, 02:49:16 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Bạn tới Công an quận mua bộ hồ sơ, sau đó về khai và xác nhận tại công an cấp phường rồ nộp lại công an quận. Hồ sơ kèm theo: CMND, bản sao hộ khẩu của bạn, ĐKKH, hộ khẩu (chủ nhà). Sau khi nhận đủ HS, công an quận (nơi tiếp nhận) sẽ cho giấy để bạn về nơi cũ cắt hộ khẩu.

    Thời gian giải quyết khỏang 10 ngày làm việc kể từ ngày công an quận nhận đủ hồ sơ bao gồm cả giấy cắt hộ khẩu của công an cũ.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    12/10/2012, 10:54:51 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Bạn có thể gửi bản sao lục (sao từ sổ cái). Trong đơn bạn có thể nói lý do bản chính ĐKKH đã bị thất lạ.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    12/10/2012, 10:52:17 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Không!

    Vì trong sổ hộ tịch người này đã có chồng nên khi làm khai sinh cho con không thể để tên người không phải chồng là cha đức trẻ.

    Thânn chào

  • Xem thêm     

    11/10/2012, 02:40:39 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Trước hết bạn có thể gửi đơn khởi kiện ly hôn tới tòa án nơi người chồng cư trú bằng đường bưu điện. Kèm theo đơn là giấy ĐKKH (bản chính), CMND, hộ khẩu (bản sao y) và giấy khai sinh (bản sao) của con (nếu có).

    Về trình tự thủ tục thì sau khi gửi đơn khoảng 01 tuần, nếu đơn hợp lệ tòa án sẽ yêu cầu bạn đóng tạm ứng án phí (200.000đ). Khỏang 01 -2 tuần sau thì thông báo cho bị đơn biết để bị đơn cho ý kiến. Sau 1-2 tuần tiếp hào giải. Hòa giải ít nhất 02 lần. Nếu hòa giải không được thì đưa vụ án ra xét xử.

    Thời gian giải quyết những vụ án đơn giản khỏang 02 tháng. Nếu phức tạp thì có thể kéo dài cả năm.

    Bạn có thể nêu trong đơn về hòan cảnh của bạn để Tòa án sơm ghỉai quyết và rút ngắn thời gian.

    Thân chào.

  • Xem thêm     

    10/10/2012, 01:52:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Bạn không nói rõ phần đất này đã được cấp GCN hay chưa? Nếu đã đưộc cấp GCN thì người có tên trong GCN được quyền lãnh số tiền bồi thường.

    Nếu di chúc hợp pháp thì người có tên trong di chúc được hưởng. Nếu di chúc không hợp pháp thì chia theo pháp luật.

    Trường hợp chưa có GCN và nguồn gốc như bạn trình bày, các bê đều thừa nhận rằng đây là đất hương hỏa dùng vào việc thờ cúng thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản (người tạo lập) sẽ được hưởng như nhau. Nếu không còn hàng thừa kế thứ nhất thì đến hàng thừa kế thứ 2,....thứ 3.

    Về hàng thừa kế bạn tham khảo điều 676 BLDS.

     

    "Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Thân chào

  • Xem thêm     

    09/10/2012, 09:42:27 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Bạn có thể vui lòng trình bày sự việc. Tôi đã đọc kỹ nhưng không hiểu nội dung sự việc và nội dung bạn muốn tư vấn.

    Thân chào

  • Xem thêm     

    08/10/2012, 09:30:37 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần


    Chào bạn!

    Sẽ rất khó cho bạn trong trường hợp này. Vì hiện nay phần đất đó đã được cấp cho người bác.

    Theo như bạn trình bày thì ông bà đã chết từ lâu. Nếu quá 10 năm thì hết quyền khởi kiện phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp đó chỉ có thể khởi kiện chia tài sản chung nếu các bên thừa nhận đây là tài sản của cha mẹ để lại nhưng chưa chia.

    Nếu các phương án trên không thể thì bạn cứ làm đơn tranh chấp tại UBND cấp xã. Nếu không giải quyết được thì khởi kiện ra tòa. Khi đó, yêu cầu tòa làm rõ việc cấp GCN QSDĐ cho người bác, xem trong quá trình đó người bác kê khai như nào? nguồn gốc đất? ý kiến của các anh chị em bác có hay không?...

    Thân chào.

17 Trang «<11121314151617>