Chào anh,
Xin trả lời các câu hỏi của anh như sau:
1. Tôi không rõ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa đã tập huấn cho UBND các phường về Luật Công chứng thế nào nên không xác định được thẩm quyền của UBND phường trong việc xác nhận giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, quan điểm cá nh��n tôi cho rằng, UBND phường không có quyền xác nhận công chứng hợp đồng tặng cho. Việc công chứng đó thuộc thẩm quyền của Phòng công chứng.
Vì vậy, anh nên hỏi Sở Tư pháp hoặc liên hệ lại với UBND phường đó để xem thẩm quyền của họ có được phép công chứng hợp đồng tặng cho của anh không?
Nếu họ có quyền vì khu vực đó chưa có phòng công chứng thì Hợp đồng tặng cho có giá trị pháp lý. Còn nếu UBND phường không có quyền thì Hợp đồng này không có giá trị pháp lý.
2. Khi sang tên quyền sở hữu, anh phải nộp sổ gốc lên cơ quan nhà đất để họ ghi lên đó chủ sở hữu mới. Vì vậy, nộp bản sao là việc không thể được.
3. Di chúc thể hiện ý chí, ý nguyện của người để lại di sản. Vì vậy, bố anh hoàn toàn có quyền sửa lại hoặc hủy di chúc mà không cần phải hỏi ý kiến của ai đối với phần tài sản do bố anh sở hữu.
4. Anh có thể làm đơn khiếu nại về việc UBND phường xác nhận nhiều lần như vậy. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào thẩm quyền của họ mà tôi đã nói trong mục 1 ở trên. Lưu ý với anh rằng, khối tài sản đó chưa hoàn toàn thuộc về anh vì theo quy định, anh phải làm thủ tục sang tên trên sổ đỏ thì tài sản đó mới hoàn toàn thuộc về anh.
5. Để xác định những đóng góp của mình, anh cần phải chứng minh anh đã đóng góp thế nào.
VD, anh có hóa đơn mua vật liệu, tiền chuyển khoản thanh toán chi phí xây dựng... Khi đó, anh có thể yêu cầu hoàn trả cho anh khoản tiền sửa nhà chia theo tỷ lệ thụ hưởng trên di chúc (nếu hợp đồng tặng cho không có giá trị pháp lý).