Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

23 Trang «<20212223>
  • Xem thêm     

    17/06/2014, 09:56:32 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Để thành lập và đi vào hoạt động, Trung tâm ngoại ngữ - tin học phải đáp ứng các điều kiện:
    -           Về cơ sở vật chất:
    + Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu đảm bảo 1,5m2/học viên/ca học; lớp học không quá 25 học viên.
    + Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.
    + Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
    + Được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
    -           Về đặt tên trung tâm:
    Việc đặt tên của trung tâm ngoại ngữ, tin học theo quy định như sau:
    + Đối với các trung tâm dạy ngoại ngữ hoặc dạy tin học:                  
            Trung tâm ngoại ngữ (hoặc tin học) + tên riêng;
    + Đối với trung tâm dạy ngoại ngữ - tin học:
                       Trung tâm ngoại ngữ - tin học + tên riêng
    + Tên của trung tâm được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm
    -           Về giám đốc trung tâm:
    + Giám đốc trung tâm phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ hoặc tin học, đã hoạt động trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm và được cấp ra quyết định thành lập trung tâm bổ nhiệm (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập) hoặc công nhận (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục).
    + Giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là người điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là 5 năm.
    + Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, tuổi của giám đốc trung tâm khi bổ nhiệm lần đầu không quá 65 tuổi.

    •  Phó giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học (nếu có)   

                +  Phó giám đốc do giám đốc trung tâm đề nghị và do cấp ra quyết định thành lập trung tâm bổ nhiệm (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập) hoặc công nhận (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục). Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trung tâm, là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học hoặc cao đẳng.
    +  Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, tuổi của phó giám đốc trung tâm khi bổ nhiệm lần đầu không quá 65 tuổi.
    + Nhiệm kỳ của phó giám đốc trung tâm theo nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm.

    • Về đội ngũ giáo viên

    + Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ, tin học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng.
    + Giáo viên cơ hữu của trung tâm ngoại ngữ, tin học phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng cao đẳng, đại học phù hợp với chương trình được phân công giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên thỉnh giảng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    + Số lượng giáo viên phải đảm bảo tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học

     Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học:
    1. Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm:
    a) Tờ trình xin thành lập trung tâm;   
    b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:
    - Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
    - Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
    - Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
    - Cơ sở vật chất của trung tâm;
    - Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
    - Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
    c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.
    3.  Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

    • Nộp hồ sơ tại Sở giáo dục và Đào tạo;
    • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
    • Thời gian: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm theo quy định tại khoản 1 của Điều này, cơ quan quyết định thành lập trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập.

    Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.
    Sau khi có quyết định thành lập, các trung tâm ngoại ngữ, tin học cần làm thủ tục xin cấp phép đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học.

    Cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho trung tâm ngoại ngữ tin học.

    1. Hồ sơ xin cấp phép đào tạo, bồi bưỡng:
    • Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do giám đốc trung tâm ký tên, đóng dấu;
    • Quyết định thành lập trung tâm do cơ quan có thẩm quyền cấp;
    • Nội quy hoạt động của trung tâm;
    • Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc hợp đồng thuê) đất, nhà, kinh phí hoạt động;
    • Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;
    • Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;
    • Các quy định về học phí, lệ phí;
    •  Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.
    1. Trình tự, thủ tục cấp phép
    • Số lượng hồ sơ: 01 bộ
    • Thời gian giải quyết:

    Thẩm định trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
    Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định: ra quyết định cho phép trung tâm triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng (nếu đủ điều kiện) hoặc trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do nếu chưa đủ điều kiện

    1. Thẩm quyền cấp phép:

     Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các trung tâm ngoại ngữ, tin học đối với:

    • Trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc sở giáo dục và đào tạo; trung tâm ngoại ngữ, tin học do các tổ chức, cá nhân đề nghị sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập;
    • Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc các trường trung cấp chuyên nghiệp có trụ sở đóng tại địa phương;
    • Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc các bộ, ban, ngành, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở đóng tại địa phương.

    Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/06/2014, 04:04:21 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    1. Trường hợp của bạn có thể đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh.

    2. Thủ tục:

    * Trước hết bạn thực hiện thửu tục đăng ký hộ kinh doanh tại  UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh:

    + Thành phần hồ sơ, bao gồm:
     
    - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 
     
    - Bản sao chứng minh thư nhân dân 
     
    - Danh sách cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh
     
    - Bản sao chứng thực các văn bản liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện; giấy tờ chứng minh địa chỉ nơi đặt địa điểm giao dịch, nơi sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh;ư
    *  Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bạn làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
    Hồ sơ:
    1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
     
    2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng);
     
    3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
     
    4. Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh;
     
    5. Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
     
    6. Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
     Ngoài ra bạn có thể tham khảo tại Thông tư  26/2012/TT-BYT
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    12/06/2014, 11:19:38 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Bạn có thể tham khảo quy định sau Thông tư hợp nhất số 3204/VBHN-BVHTTDL: 

    VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO

    1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị từng môn thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao quy định tại Điều 13 Nghị định số 112/2007/ NĐ-CP là quy chuẩn được quy định trong luật từng môn thể thao do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

    2. Cán bộ, nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao có hướng dẫn tập luyện hoặc đào tạo vận động viên quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số112/2007/NĐ-CP gồm:

    a) Huấn luyện viên thể thao

    Huấn luyện viên thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao là người có bằng cấp về chuyên ngành thể dục, thể thao từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

    Số lượng huấn luyện viên thể thao làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải bảo đảm theo yêu cầu đặc thù từng môn thể thao.

    Liên đoàn thể thao quốc gia, Hiệp hội thể thao quốc gia quy định số lượng tối thiểu huấn luyện viên huấn luyện số lượng người tập cụ thể đối với từng môn thể thao.

    b) Bác sĩ hoặc nhân viên y tế

    Bác sĩ hoặc nhân viên y tế của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao là người có chứng chỉ về y học thể thao do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại điểm 1 mục II Thông tư này.

    Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao phải có bác sĩ hoặc nhân viên y tế thường trực.

    3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại khoản 5 Điều 55 của Luật thể dục, thể thao. Hồ sơ được lập thành 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính[7].

    Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao.

    Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều 55 của Luật thể dục, thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật thể dục, thể thao, Điều 13 của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP và Thông tư này. Kết quả kiểm tra được lập thành văn bản có xác nhận của các cơ quan tham gia.

    Căn cứ kết quả kiểm tra các điều kiện theo quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao, bảo đảm thời gian quy định tại khoản 5 Điều 55 của Luật thể dục, thể thao.

    trân trọng!

  • Xem thêm     

    10/06/2014, 11:47:48 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!
    Điều 52, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định: Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
    Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
    1. Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
    2. Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
    3. Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.
    Như vậy theo quy định trên vì bạn chưa được cấp mã số thuế cá nhân nên bạn chưa đủ điều kiện  thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
    Bạn có thể tham khảo các quy định khác về vấn đề này tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP,
    Trân trọng!
     
  • Xem thêm     

    10/06/2014, 10:17:54 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Trước hết, bạn làm thủ tục chấm dứt hoạt động Chi nhánh của Công ty cổ phần:

    Thủ tục:

    * Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư)

    Thành phần hồ sơ, gồm:

    - Quyết định của doanh nghiệp về giải thể chi nhánh hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

    - Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;

    - Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh;

    - Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của chi nhánh doanh nghiệp;

    - Số hoá đơn giá trị gia tăng chưa sử dụng.

    * Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 07 ngày (nếu Cơ quan thuế và Cơ quan công an không có yêu cầu khác)

    Sau đó, làm thủ tục thành lập văn phòng đại diện như sau:

    - Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư)
    Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện của công ty cổ phần:
    - Thông báo lập văn phòng đại diện (do đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);
    - Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (mẫu tham khảo);
    - Biên bản họp về việc lập văn phòng đại diện, của Hội đồng quản trị (có chữ ký tất cả thành viên hội đồng quản trị) (mẫu tham khảo).
    - Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo).
    - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện,văn phòng đại diện:
    Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
    Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
    - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc của cá nhân khác nếu văn phòng đại diện hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    10/06/2014, 09:16:22 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!
    bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung, thay đổi nghành nghề kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
    về thủ tục:
    - Doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:
    + Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp và mã số thuế);
    + Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
    + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    - Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
    - Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
    - Kèm theo Thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.
     
     - Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ doanh nghiệp.
    Sau đó bạn làm Thủ tục Thành lập mới Địa điểm kinh doanh nộp tại phòng đăng ký kih doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư:
    Thành phần hồ sơ, bao gồm:
    1. Thông báo lập Địa điểm kinh doanh (theo mẫu Phụ lục II-8 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
    2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh của doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp không có trụ sở chính tại thành phố)
    3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp
    4. Hồ sơ pháp lý liên quan đến Địa điểm kinh doanh (Hồ sơ bao gồm: Bản sao hợp lệ Hợp đồng thuê địa điểm có công chứng hoặc các giấy tờ chứng minh nhà đầu tư được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đã đăng ký).
     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    06/06/2014, 02:30:09 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Không có gì bạn kimson581 Nhé!

  • Xem thêm     

    04/06/2014, 04:22:51 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Huy Long, công ty Luật Minh Long và Cộng sự có ý kiến tư vấn như sau:

                Trước hết, để xem xét hành vi của ông Chủ tịch HĐQT có vi phạm pháp luật hay không, cần căn cứ vào Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật, đồng thời phải xem xét về mức độ vi phạm, các thiệt hại xảy ra.

    -       Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch HĐQT được quy định trong Điều lệ công ty như thế nào?

    -       Cơ quan nào bầu ra Chủ tịch HĐQT?

    (Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị?)

    -       Các chứng cứ chứng minh về các hành vi của Chủ tịch HĐQT, thiệt hại của công ty,…

    Như bạn trình bày, HĐQT đã đề nghị, nhắc nhở nhiều lần nhưng Chủ tịch HĐQT vẫn không bàn giao tài chính và tài khoản công ty cho CEO, gây thiệt hại cho công ty. Nếu người này tiếp tục có thái độ không hợp tác và thực hiện không đúng nhiệm vụ của mình theo các quy định trong Điều lệ công ty, luật doanh nghiệp, công ty bạn có thể tiến hành thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với Chủ tịch HĐQT.

     Về nguyên tắc, cơ quan nào bầu thì cơ quan đó có quyền miễn, bãi nhiệm. Thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

    Nếu người này vẫn không chấp hành quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm, công ty có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004, hướng dẫn cụ thể tại Tiết 3.5 Khoản 3 Mục 1 Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP:

    “Điều 29: Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

    3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.”

                    Tuy nhiên, cần phải xem xét đến yếu tố lý do dẫn đến các hành động trên của Chủ tịch HĐQT.

                    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    04/06/2014, 02:55:12 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    minhnha viết:

    Trong các cuộc họp ở cơ quan, có nhiều người sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình. Xin hỏi điều đó có hợp pháp hay không? Nếu không hợp pháp thì có văn bản nào thể hiện điều đó? Mong các LS tư vấn giúp.

    Chưa có quy định cấm bạn ạ! Tuy nhiên, có nhiều người không thích bị ghi âm, ghi hình. Để cho cuộc họp thoải mái, bạn có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình kín đáo, nhẹ nhàng một chút!

  • Xem thêm     

    04/06/2014, 02:42:59 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Còn tùy trường hợp chứ bạn, tốt nhất bạn nên trình bày tình huống cụ thể.

     

  • Xem thêm     

    04/06/2014, 09:50:10 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Thắc mắc của bạn, luật sư Nguyễn Huy Long, công ty Luật Minh Long và cộng sự có ý kiến tư vấn như sau:

    Việc mở văn phòng công chứng theo pháp luật hiện hành được quy định tại Luật công chứng 2006, hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 04/2013/NĐ-CP.

     Theo đó:

    -        Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng phải tuân theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    -        Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập.

    -       Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.

    -       Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên.

    Như vậy, nếu bạn không phải là công chứng viên thì không được phép đứng tên thành lập văn phòng công chứng. Tuy nhiên nếu có 2 công chứng viên trở lên thành lập VPCC với loại hình công ty hợp danh, bạn có thể tham gia với vai trò thành viên góp vốn.

    Điều 13. Tiêu chuẩn công chứng viên

    1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:

    a) Có bằng cử nhân luật;

    b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;

    c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;

    d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;

    đ) Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.

    2. Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào thời gian công tác pháp luật.”

    Thủ tục thành lập VPCC:

    1. Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:

    a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;

    b) Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

    c) Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.

    2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

    3. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.

    Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

    Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.

     

  • Xem thêm     

    04/06/2014, 09:38:39 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!
     
    Yêu cầu, điều kiện thành lập : (Quy định tại thông tư 28/2011/TT-BGDĐT)
    Điều 14. Chủ tịch Hội đồng quản trị
    “1. Chủ tịch Hội đồng quản trị là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị bằng hình thức bỏ phiếu kín, người trúng cử phải là người giành được quá nửa số phiếu bầu khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị tham gia bỏ phiếu và được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định công nhận theo đề nghị của Hội đồng quản trị và các quy định tại Điều này. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản trị là 5 (năm) năm.”
    2. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên, có đủ sức khoẻ, khi được đề cử không quá 65 tuổi, có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất là 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý.
    Điều 15. Hiệu trưởng
     
    3. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
     
    a) Có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên;
     
    b) Chấp hành đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước;
     
    c) Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt, đủ năng lực tổ chức, quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục.
     
    5. Hiệu trưởng chỉ được quản lý một nhà trường hay một nhà trẻ tư thục.
     
    Điều 16. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
     
    1. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
     
    2. Tiêu chuẩn :
     
    a) Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân n­ước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
     
    b) Phẩm chất, đạo đức;
     
    c) Sức khoẻ tốt;
     
    d) Có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất là 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý.
     

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    03/06/2014, 08:31:06 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!
    Hiện nay pháp luật chỉ có quy định về việc thành  lập trung tâm ngoại ngữ chứ không có khái niệm "cơ sở" vì  thế bạn có thể thực hiện thủ tục như sau:
    Yêu cầu, điều kiện để thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:
     
    - Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
     
    - Có đội ngũ cán bộ quản lý, có ít nhất 03 (ba) giáo viên cơ hữu/môn; cán bộ quản lý, giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2011;
     
    - Có văn phòng làm việc, bàn, ghế, có ít nhất 04 (bốn) phòng học để học ngoại ngữ với diện tích tối thiểu 30m2/phòng, phòng học tiếng, có ít nhất 03 (ba) phòng học để học tin học, mỗi phòng có tối thiểu 20 (hai mươi) máy tính; các phòng phải đầy đủ các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về điều kiện thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy, học tập, đảm bảo cho các lớp hoạt động liên tục, đúng lịch trình của khóa học;
     
    - Có nguồn tài chính tối thiểu đủ để chi cho các hoạt động thường xuyên của trung tâm;
     
    - Có đầy đủ các điều kiện theo quy định về phòng cháy, nổ, vệ sinh môi trường, y tế và an ninh của trung tâm;
     
    - Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.
    Thủ tục thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ như sau:
     
    Bước 1. Bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Giáo dục và Đào tạo  
     
    Bước 2.  Kiểm tra và Giải quyết hồ sơ theo thời gian quy định.
     
    Bước 3. Đến hẹn, bạn đến tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả-Sở Giáo dục và đào tạo  Thời gian: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ; chiều từ 13 giờ đến 17 giờ để nhận kết quả.
     
    - Cách thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và đào tạo
     
    - Thành phần hồ sơ:
     
    a) Tờ trình xin thành lập trung tâm;
     
    b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:
     
    - Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
     
    - Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
     
    - Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
     
    - Cơ sở vật chất của trung tâm;
     
    - Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
     
    - Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
     
    c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.
     
    - Số lượng hồ sơ: 06  (bộ)
     
    - Thời hạn giải quyết:
     
    Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.
     
    Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.
     
    - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức
     
    - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo
     
    - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính
     
    Trân trọng!
     
  • Xem thêm     

    03/06/2014, 08:29:56 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn! Chúng tôi xin được tư vấn như sau!

    Thứ nhất: Bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền (thường là Sở kế hoạch đầu tư).

    Sau đó, bạn phải thực hiện các thủ tục thuế. Nếu trong trường hợp hoạt động kinh doanh yêu cầu giấy phép con thì phải xin các loại giấy phép đó.

    Thứ hai, chả có vấn đề gì cần phải giải quyết bạn ạ! Việc chênh lệch là điều rất bình thường.

    Thân gửi!

  • Xem thêm     

    30/05/2014, 02:13:27 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Đôi dòng nhắc nhở bạn sinh viên Luật thế này.

    Hãy tự khám phá, tìm hiểu và suy nghĩ, để tìm cách giải quyết trên cơ sở các điều luật được quy định rất rõ ràng.

    Bản thân bạn là sinh viên luật đã ra trường 1 năm.

    Hi vọng mình nói thế bạn hiểu.

    Chúc sức khoẻ và chào thân ái.

  • Xem thêm     

    30/05/2014, 09:27:14 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Điều 14 Luật kế toán năm 2003 quy định các hành vi bị nghiêm cắm trong đó có: " 7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ hoặc mua, bán tài sản, trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể."

    Như vậy luật chỉ cấm người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán...cụ thể trong công ty TNHH là người đại diện theo pháp luật của công ty không được kiêm làm kế toán trưởng.

    Còn trường hợp thành viên hội đồng thành viên thì vẫn có thể làm kế toán trưởng nếu đủ các điều kiện theo Điều 50 và điều 53 luật kế toán.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    05/04/2014, 10:58:42 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Để tiến hành giải thể doanh nghiệp, bạn phải tiến hành các thủ tục hành chính tại cơ quan Thuế, cơ quan Đăng ký kinh doanh và cơ quan Công an.

    Thứ nhất, về thủ tục giải thể doanh nghiệp:

    Giải thể doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH nói riêng được quy định tại Điều 157, 158 Luật doanh nghiệp, hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 102/2010, theo đó, hồ sơ giải thể doanh nghiệp phải nộp tại Sở KHDT bao gồm:

    -      Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp;

    -      Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

    -      Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

    -      Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;

    -      Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;

    -      Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

    -      Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết gồm các nội dung: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp ĐKKD ...);

    Trước khi nộp hồ sơ giải thể lên phòng đăng ký kinh doanh. doanh nghiệp cần phải thực hiện khóa mã số thuế tại cơ quan thuế và trả dấu pháp nhân tại cơ quan công an.

    1.      Khóa mã số thuế doanh nghiệp: Hồ sơ gồm:

    -       Công văn xin giải thể công ty;

    -      Thông báo về việc giải thể công ty;

    -      Quyết định + Biên bản họp về việc giải thể;

    -      Giấy xác nhận không nợ thuế Xuất nhập khẩu của Tổng Cục Hải quan đến thời điểm giải thể;

    -      Mã số thuế bản gốc (nếu GCN đăng ký Thuế và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau);

    -      Báo cáo tài chính (nộp sau).

    -      Bản sao giấy nộp tiền đối với thuế phải nộp sau khi quyết toán.

    2.      Thủ tục trả dấu pháp nhân: Hồ sơ gồm:

    -      Công văn xin trả dấu pháp nhân;

    -      Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp;

    -      Bản sao thông báo khóa mã số thuế;

    -      Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu

    -       Kèm theo hồ sơ phải có Biên bản + quyết định về việc giải thể và trả con dấu pháp nhân.

    Thứ hai, vể thủ tục sang tên cho xe:

    Trước khi tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 4 Điều 158 Luật doanh nghiệp 2005:

    “4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

    b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

    Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.”

    Như vậy, nếu sau khi thanh toán hết tất cả các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, nếu công ty bạn vẫn còn lại tài sản là xe tải thì chiếc xe đó thuộc về bạn. Việc sang tên chỉ đặt ra trong trường hợp này.

    Thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô được quy định tại Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định về đăng ký xe,  thông tư số 12/2013/TT-BCA sửa đổi bổ sung thông tư 36/2010.

    Theo thông tư số 12/2013/TT-BCA ngày 01/3/2013 của Bộ Công an sửa đổi khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định về đăng ký xe thì:Từ ngày 15/4/2013 đến ngày 31/12/2014, việc giải quyết đăng ký xe đối với trường hợp xe đã đăng ký, chuyển nhượng qua nhiều người (như trường hợp của bạn) thực hiện như sau:

    1. Trường hợp đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh:

    Hồ sơ đăng ký sang tên xe gồm:

    - Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

    + Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) nơi người đang sử dụng xe thường trú.

    + Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

    + Chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng.

    + Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

    - Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:

    + Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xelàm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

    + Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

    + Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

    2. Trường hợp đăng ký sang tên, di chuyển xe từ tỉnh này sang tỉnh khác

     Hồ sơ đăng ký sang tên xe

    * Hồ sơ sang tên, di chuyển xe (nơi chuyển đi) thực hiện như sau:

    - Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

    + Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

    + Chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng.

    + Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

    - Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển nhượng xe, hồ sơ gồm:

    + Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

    + Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe (trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe).

    * Hồ sơ đăng ký xe (nơi chuyển đến) gồm:

    - Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

    - Chứng từ nộp lệ phí trước bạ theo quy định.

    - Phiếu sang tên di chuyển, kèm theo hồ sơ gốc của xe.

    Hi vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    04/04/2014, 03:04:00 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


     

    Chào chị!

    Chị đang muốn thành lập công ty TNHH 1TV, tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề chị đang thắc mắc, về trụ sở, vốn, cách thức đăng ký, các khoản thuế….

    Tôi xin tư vấn như sau:

    Thứ nhất, để thành lập doanh nghiệp nói chung, công ty TNHH 1 TV nói riêng, chị phải thuộc trường hợp được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp. Tức là chị không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005:

    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

    e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

    g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản”

    Thứ hai, về địa chỉ trụ sở: Luật Doanh nghiệp, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 4/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, không có quy định nào cấm đặt trụ sở doanh nghiệp tại nhà chung cư. Tuy nhiên Theo quy định tại khoản 1, Điều 70, Luật Nhà ở, thì nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên. Tức là, các căn hộ chung cư chỉ sử dụng để ở, không sử dụng vào mục đích khác. Do vậy, hiện nay việc sử dụng nhà chung cư để làm trụ sở không được chấp nhận. Chị có thể thuê, mượn một địa điểm khác ở bất cứ đâu thuận lợi nhất để làm trụ sở.

    Thứ ba, về vốn: Pháp luật không quy định về số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần có vốn pháp định. Đồng thời mức vốn điều lệ đăng ký khi thành lập doanh nghiệp là cơ sở để tính thuế môn bài. Như vậy, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và khả năng, nhu cầu của bạn thì chúng tôi sẽ tư vấn về số vốn đăng ký cho bạn.

    Thứ tư, về thuế: Các khoản thuế bạn phải nộp: Môn bài, thu nhập doanh nghiệp, thuế  giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu (nếu có đăng ký xuất nhập khẩu),…

    Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp:

    Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

    - Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

    - Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.

    Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

    + Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

    + Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.

    Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

    + Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.

    Thành phần, số lượng hồ sơ:

    1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp - BM-HAPI-14-02

    2. Dự thảo Điều lệ Công ty;

    3. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực

    5. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:

    - Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

    - Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    b) Số lượng hồ sơ:   01  (bộ)

    Thời hạn giải quyết:

    05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

    a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

    b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

    c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội.

    c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

    Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn, chúc bạn may mắn và thành công!

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    13/03/2014, 03:34:29 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Về vấn đề của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    Do bạn không nói rõ về loại hình công ty nên có thể có các trường hợp:

    1. Nếu là doanh nghiệp tư nhân: không phân biệt là tài sản công ty hay tài sản công ty hay tài sản của người góp vốn vì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu (Khoản 2 Điều 29 LDN). Tức là ngôi nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của người góp vốn.
    2. Nếu là loại hình doanh nghiệp khác, theo quy định tại Điều 29 Luật DN 2005:

    “1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

    a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

    b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

    Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

    c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

    Như vậy, quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký, việc góp vốn bằng tài sản này được hoàn thành khi đã hoàn tất các thủ tục chuyển quyền sở hữu,trong trường hợp của bạn chưa làm xong thủ tục thì việc góp vốn chưa hoàn thành và tài sản vẫn thuộc sở hữu của người góp vốn.

     

  • Xem thêm     

    13/03/2014, 11:35:58 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Vấn đề của bạn tôi xin trả lời như sau:

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 108/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư: “Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung bao gồm nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

    Trong trường hợp của bạn thỏa mãn điều kiện này nên Giấy chứng nhận Đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.

23 Trang «<20212223>