Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<28293031323334>»
  • Xem thêm     

    12/11/2015, 04:25:36 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào ban!

    Theo quy định pháp luật thì khi tài sản đã đăng ký thế chấp thì sẽ không thể thực hiện được các giao dịch khác, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.

    Vì vậy, chủ sở hữu tài sản sẽ không thể bán ngôi nhà trong thời gian thế chấp. Nếu chủ sở hữu tài sản và ngân hàng đồng ý xử lý tài sản thế chấp thì bạn mới có cơ hội được nhận một phần tiền bán nhà (nếu số tiền bán nhà lớn hơn số tiền nợ gốc + lãi của ngân hàng).

  • Xem thêm     

    12/11/2015, 04:05:25 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Theo nội dung bạn trình bày thì ông bà bạn có hai khối tài sản là một ngôi nhà ở quê và một ngôi nhà ở Hà Nội. Ngôi nhà ở quê các cô, chú và bố bạn đã chia nhau và bán đi khi bố bạn còn sống. 

    Vì vậy, bạn cần tìm hiểu xem khi chia di sản của ông bà là ngôi nhà ở quê thì khi đó có đồng thời  thỏa thuận chia thừa kế đối với phần di sản do ông bà bạn để lại là ngôi nhà trên Hà Nội không. Nếu trong biên bản thỏa thuận chia thừa kế trước đây không nhắc đến ngôi nhà của ông bà bạn ở Hà Nội thì nay ngôi nhà đó vẫn là di sản của ông bà bạn chưa chia. Nếu đã thỏa thuận chia thừa kế rồi và thủ tục chia hợp lệ thì di sản của ông bà bạn không còn.

    Trong trường hợp ngôi nhà do chú bạn quản lý vẫn có giấy tờ đứng tên ông bà nội bạn và khi còn sống, bố bạn cùng các anh chị em trong nhà chưa thỏa thuận phân chia khối di sản này thì mẹ con bạn vẫn có cơ hội được phân chia phần quyền thừa kế trong khối di sản này.

    Nếu bố bạn chết trước hoặc chết cùng ông bà nội bạn thì chỉ có anh em bạn được hưởng thừa kế cùng với các cô, chú bạn đối với phần mà đáng ra bố bạn được hưởng. Nếu bố bạn chết sau ông bà bạn thì anh em bạn cùng với mẹ bạn được hưởng phần quyền thừa kế mà đáng ra bố bạn được hưởng.

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là ông bà bạn chết quá 10 năm, đồng thời trong thời hiệu 10 năm kể từ ngày ông bà bạn qua đời mà các con của ông bà chưa có văn bản thỏa thuận phân chia thừa kế, nay chú bạn đang quản lý ngôi nhà đó không đồng ý chia di sản do ông bà để lại thì bạn cũng không thể khởi kiện được. Việc áp dụng quy định về tài sản chung để khởi kiện yêu cầu tòa án phân chia chỉ thực hiện được nếu thỏa mãn một trong hai điều kiện quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP.

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 10:31:02 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu thửa đất đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng  đất cấp cho hộ gia đình, trong đó có người đang xuất khẩu lao động thì việc thế chấp vay vốn ngân hàng phải có chữ ký đồng ý của người đó. Người ở nước ngoài có thể làm văn bản ủy quyền có xác nhận của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của VN ở nước sở tại để gửi về nước làm thủ tục thế chấp tài sản vay vốn theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 10:26:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu thửa đất đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà nội bạn thì có căn cứ xác định nhà đất đó là di sản do bả bạn để lại.

    Bà bạn qua đời năm 2005 không để lại di chúc nên di sản là nhà đất đó thuộc về các thừa kế của bà bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự.

    Ba của bạn chỉ được đăng ký sang tên thửa kế ngôi nhà đó nếu thực hiện khai nhận, phân chia thừa kế theo quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật công chứng, theo đó cấn phải có chữ ký của tất cả 11 người con của bà bạn thì mời làm được thủ tục.

    Trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn chưa áp dụng được quy định về xác lập quyền sử dụng đất theo thời hiệu. Vụ việc là chuyển quyền sử dụng đất thông qua thủ tục thừa kế di sản.

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 09:50:31 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu ly thân, không quan tâm, chăm sóc lẫn nhau mà đã được hòa giải không thành, vẫn sống ly thân, bỏ mặc không quan tâm tới nhau... thì tình trạng hôn nhân như vậy là trầm trọng 

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 09:48:27 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định về tài sản chung vợ chồng như sau:

    "

    Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

    1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

    2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

    3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

     

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

     

    6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

    Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

    1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

    Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

    d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

     

    3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

     

    ".

    Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì ngôi nhà do vợ chồng em bạn tạo lập trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng người đó. Quyền sử dụng đất đứng tên mẹ bạn thì đất vẫn là tài sản của mẹ bạn. Em gái và em rể bạn chỉ có giá trị tài sản là ngôi nhà. Nếu ly hôn thì em bạn sẽ được phân chia giá trị ngôi nhà đó , đồng thời phân chia nghĩa vụ trả nợ.

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 06:24:04 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự thì bạn là người được thừa kế thế vị đối với phần di sản mà đáng ra bố bạn được hưởng, cụ thể bộ luật dân sự quy định như sau: 

    Điều 677. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Tuy nhiên, việc chia thừa kế, hưởng di sản nêu trên chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tự nguyện của gia đình bạn. Nếu có tranh chấp thì vụ việc sẽ không thể giải quyết được bởi ông bà bạn đã chết quá 10 năm, đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế.

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 06:16:52 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định pháp luật thì bà ngoại bạn có quyền lập di chúc để định đoạt di sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà bạn cho người khác.

    Di chúc của bà bạn có thể có thể có người làm chứng hoặc không có người làm chứng, nội dung di chúc phải đảm bảo nội dung theo quy định sau đây của bộ luật dân sự:

    Điều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Quy định tại Điều 655, đối với di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:

    “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.

    Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này”.

    - Quy định tại Khoản 1 Điều 653, về nội dung của di chúc bằng văn bản:

    “Di chúc phải ghi rõ:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản;

    đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.

    - Quy định tại Khoản 4 Điều 652, di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực (gồm cả có người làm chứng và không có người làm chứng): “Chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 652”.

     

    2. Theo hướng dẫn tại phần II, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP thì di sản là quyền sử dụng đất phải đảm báo các điều kiện sau đây:

    II. VỀ THỪA KẾ, TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

    1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản

    1.1. Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

    1.2. Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    a. Trong trường hợp đương sự có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    b. Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    c. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

     

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 06:03:56 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn! 

    Về pháp lý thì con bạn có quyền thừa kế đối với phần di sản do bố cháu để lại, nếu cháu 15 tuổi và đồng ý cho bạn toàn quyền định đoạt thì bạn mới có thể được toàn quyền sở hữu tài sản đó.

  • Xem thêm     

    11/11/2015, 05:59:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự thì đồng phạm là từ hai người trở lên cùng ý chí thực hiện tội phạm. Do vậy, nếu B không biết A thực hiện hành vi đó để lừa dối khách hàng thì hành vi của B không phạm tội.

  • Xem thêm     

    09/11/2015, 05:42:56 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất trước đây là tài sản của bố mẹ bạn có nguồn gốc là được nhà nước giao đất. Tuy nhiên, thửa đất đó đã bị nhà nước thu hồi và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho mẹ bạn ra khu đất mới. Vì vậy nếu trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chỉ ghi tên cá nhân mẹ bạn được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì ngôi nhà và thửa đất hiện nay là tài sản riêng của mẹ bạn. Nếu bạn khởi kiện tranh chấp quyền thừa kế đối với phần di sản do cha bạn để lại thì nay đã hết thời hiệu khởi kiện (đã quá 10 năm), Nếu bạn khởi kiện về quyết định phê duyệt phương án và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ bạn cũng hết thời hiệu khởi kiện (1 năm).

    2. Nếu trong phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất năm 2007 có tên vợ chồng bạn hoặc hộ gia đình có tên bạn thì bạn mới được xác định là đồng sở hữu nhà đất đó, mới có thể khởi kiện để yêu cầu chia tài sản chung với mẹ bạn. Vụ việc của gia đình bạn giải quyết bằng con đường thương lượng, tình cảm là tốt hơn cả.

  • Xem thêm     

    09/11/2015, 05:34:36 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Gia đình bạn xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp vì vậy công trình xây dựng đó là trái phép, sử dụng đất sai mục đích. Nếu nay quy hoạch đã thay đổi, khu vực đó được quy hoạch là khu dân cư thì gia đình bạn có thể làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và phải nộp 100% tiền sử dụng đất. Nếu được chuyển mục đích sử dụng đất thì ngôi nhà đó mới được nhà nước công nhận quyền sở hữu.

  • Xem thêm     

    04/11/2015, 09:23:32 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:


    Nếu tình trạng hôn nhân của bạn đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì tòa án mới giải quyết cho chồng bạn được ly hôn đơn phương.

    Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    "Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

    Như vậy để được tòa án thụ lý đơn ly hôn đơn phương thì cần phải có căn cứ ly hôn, căn cứ ly hôn trong trường hợp này bao gồm:

    + Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được;

    + Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn;

    Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    Theo hướng dẫn tại Mục 8 về Căn cứ ly hôn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

    a. Về căn cứ tính trạng hôn nhân trầm trọng được hướng dẫn như sau:

    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

    a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

    a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

     

  • Xem thêm     

    04/11/2015, 05:27:17 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Quan hệ lao động của bạn xuất phát từ hợp đồng xác định thời hạn. Vì vậy, nếu hợp đồng hết hạn mà bạn vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng của bạn sẽ trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. Quyền lợi, nghĩa vụ của bạn sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật lao động và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đó. Việc nâng lương của bạn sẽ được áp dụng như trường hợp có hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định chung của cơ quan nơi bạn công tác.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2012 thì “Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng”.  

     

     

  • Xem thêm     

    30/10/2015, 05:29:48 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Hợp đồng thuê đất có giá trị trong thời hạn thỏa thuận. Nếu hết thời hạn ghi trong hợp đồng thì không bên nào có thể sử dụng bản hợp đồng đó để thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý được. Việc sử dụng đất của công ty bạn sau thời hạn hợp đồng thì chưa có gì chứng minh đó là quan hệ thuê đất. Pháp luật hiện hành không quy định mặc nhiên có hiệu lực của hợp đồng thuê đất sau khi hết thời hạn thuê mà các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vì vậy, công ty bạn chỉ có một cách duy nhất là ký lại hoặc thanh lý hợp đồng.

  • Xem thêm     

    29/10/2015, 09:42:16 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật dân sự thì tài sản chung vợ chồng là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia. Luật hôn nhân và gia đình quy định tài sản chung vợ chồng có thể chia đôi. Vì vậy, theo thông tin bạn nêu thì nhà đất đó có 1/2 là tài sản của bạn, 1/2 còn lại là tài sản của chồng bạn.

    2. Khi chồng bạn qua đời không để lại di chúc thì phần tài sản của chồng bạn là 1/2 giá trị nhà đất đó sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự bao gồm bố mẹ chồng bạn, bạn và con của chồng bạn. Những người thuộc cùng một hàng thừa kế thì có quyền ngang nhau về hưởng thụ di sản do người chết để lại.

    3. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 49, Điều 50 Luật công chứng. Vì vậy, bạn phải có sự nhất trí của bố mẹ chồng bạn và con bạn thì bạn mới có thể thực hiện được thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Giấy chứng nhận có thể cấp đứng tên một mình bạn nếu bố mẹ chồng bạn và con bạn đều nhường quyền thừa kế cho bạn. Nếu con bạn không đồng ý thì di sản sẽ thuộc về hai mẹ con (đồng sở hữu) với tư cách là các thừa kế của chồng bạn. Do con bạn là người chưa thành niên nên bạn sẽ là người dám hộ cho con. 

    Lưu ý: Đối với cháu lớn 19 tuổi thì cháu có thể tự mình đứng ra lập và ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Còn với cháu bé 13 tuổi (chưa thành niên) thì thủ tục có phức tạp hơn. Thực tế hiện nay, có một số quan điểm cho rằng nên từ chối công chứng hợp đồng tặng cho từ bố mẹ sang con chưa thành niên vì: Cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con chưa thành niên (Điều 141 Bộ luật Dân sự) nên có quyền thực hiện các giao dịch thay cho con. Trường hợp của bạn, nếu làm hợp đồng tặng cho thì bạn sẽ vừa đứng bên tặng cho vừa đứng bên nhận tặng cho với tư cách là người đại diện. Như vậy là vi phạm khoản 5 Điều 144 BLDS: “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

    Để giải quyết vướng mắc trên thì các tổ chức công chứng có thể để bạn lập văn bản (giấy) cam kết tặng cho con. Cách làm này không trái với quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo được quyền lợi của gia đình bạn.

     

     

  • Xem thêm     

    29/10/2015, 09:21:53 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bạn tham khảo Điều 139 BLHS, Điều 49 BLHS và tham khảo bài viết sau:

    1. Quy định của pháp luật hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    1.1. Về tái phạm

    Theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự, “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.”

    Với quy định trên, việc xem xét người phạm tội có tái phạm hay không phải đảm bảo các dấu hiệu sau:

    Thứ nhất, trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đó đã bị kết án

    Theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 1985, tái phạm là “đã bị phạt tù về tội…”. Trong khi đó, khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định “tái phạm là trường hợp đã bị kết án…” Quy định về tái phạm của Bộ luật Hình sự có sự thay đổi so với quy định về tái phạm của Bộ luật Hình sự năm 1985 và khắc phục được bất cập trong quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985, khi một người bị áp dụng hình phạt tử hình, bị kết án tù cho hưởng án treo,… mà họ lại phạm tội thì viêc xác định họ có tái phạm hay không gặp khó khăn.

    Với quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì tội phạm mà người phạm tội bị kết án trước đó bất kể tội nào, không phụ thuộc vào loại tội, dấu hiệu lỗi. Đó có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng; lỗi của người phạm tội có thể là cố ý, có thể là vô ý.

    Tuy nhiên, do chưa có hướng dẫn nên chưa có cách hiểu thống nhất thế nào là “đã bị kết án”. Có quan điểm cho rằng, đã bị kết án là đã có bản án kết tội của Tòa án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó đã có hiệu lực pháp luật hay chưa.Quan điểm khác lại cho rằng, đã bị kết án là đã có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Bên cạnh đó, kết quả của việc bị kết án là gì cũng chưa có cách hiểu thống nhất.Quan điểm thứ nhất cho rằng, kết quả của việc bị kết án là việc người phạm tội bị tuyên phạm tội và bị quyết định hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định. Quan điểm thứ hai cho rằng, kết quả của việc bị kết án là người phạm tội bị Tòa án tuyên án, không phân biệt họ bị áp dụng hình phạt gì, kể cả trường hợp họ được miễn hình phạt.[1]

    Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, hiện nay chưa có giải thích thế nào là “kết án” nên gây ra sự thiếu thống nhất. Theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự, thuật ngữ “đã bị kết án” gắn liền với thuật ngữ “chưa được xóa án tích”. Trong khi đó, việc xóa án tích gắn với việc thi hành án. Cho nên, chỉ khi bản án có hiệu lực pháp luật thì việc xóa án tích mới đặt ra. Đồng thời, theo các Điều 64, 65 và 66 Bộ luật Hình sự, việc xóa án tích gắn với việc đã bị tuyên phạt theo các hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định và miễn hình phạt. Tuy nhiên, miễn hình phạt đương nhiên được xóa án tích cho nên, miễn hình phạt không nằm trong phạm vi xem xét tái phạm. Bên cạnh đó, theo Từ điển tiếng Việt, kết án là việc Tòa án định tội và tuyên bố hình phạt.[2] Vì vậy, có thể hiểu “đã bị kết án” là đã bị Tòa án tuyên bố phạm tội và áp dụng hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định, bất kể đó là hình phạt gì, không bao hàm trường hợp được miễn hình phạt và thời điểm được tính tái phạm khi bản án có hiệu lực pháp luật, tức là, một người phạm tội mới sau khi lần phạm tội trước bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Việc “đã bị kết án” chỉ được loại trừ đối với trường hợp được Tòa án tuyên không phạm tội, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc trường hợp họ bị tuyên phạm tội nhưng không áp dụng hình phạt mà áp dụng biện pháp tư pháp do Bộ luật Hình sự quy định gồm: bắt buộc chữa bệnh (Điều 43); giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 70).

    Bên cạnh đó, khi xem xét dấu hiệu đã bị kết án còn phải lưu ý độ tuổi của người phạm tội trong lần bị kết án trước đó. Theo khoản 6 Điều 69 Bộ luật Hình sự, “Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”. Cho nên, trường hợp, án đã tuyên trước đó đối với người phạm tội khi họ chưa đủ 16 tuổi thì không xem xét để xác định người phạm tội có tái phạm hay không.

    Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích

    Việc xem xét một người bị kết án đã được xóa án tích hay chưa cần dựa vào quy định về xóa án tích do Bộ luật Hình sự quy định tại các điều từ Điều 63 đến 67 Bộ luật Hình sự và Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 01/2000). Theo đó, việc xác định một người đã bị Tòa án xử phạt có được xóa án tích hay chưa phải xem xét họ đã chấp hành xong nội dung bản án liên quan đến họ hay chưa bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (như án phí, bồi thường thiệt hại…) chứ không chỉ dựa vào hình phạt chính đã tuyên đối với họ.

    Thứ ba, người phạm tội lại phạm tội mới do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý

    Dấu hiệu này đòi hỏi tội sau mà người phạm tội thực hiện phải là tội do cố ý (không phân biệt tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặt biệt nghiêm trọng) hoặc tội do vô ý nhưng chỉ đối với tội rất nghiêm trọng, tội đặt biệt nghiêm trọng. Nếu tội sau mà người phạm tội thực hiện thuộc tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do vô ý thì người phạm tội không bị tái phạm.

    Bên cạnh đó, do khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định tội sau là tội mới nên khi xác định tái phạm cũng cần lưu ý người phạm tội sau chỉ được xem là tái phạm khi hành vi phạm tội sau được xét xử sau. Trong trường hợp tội sau được xét xử trước và tội trước được xét xử sau thì lần xét xử sau không được xem là phạm tội mới. Khi đó, cho dù tội xét xử sau đáp ứng điều kiện là “phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” thì người phạm tội vẫn không bị xác định là tái phạm.

    Ngoài ra, người phạm tội chỉ bị xem là tái phạm khi hành vi phạm tội sau của họ đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập (có thể cùng loại với tội đã bị kết án trước đó hoặc khác loại với tội đã bị kết án trước đó). Nếu hành vi phạm tội sau không đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập thì về nguyên tắc, hành vi đó của người phạm tội không phải là tội phạm nên tái phạm không đặt ra, trừ trường hợp chúng là tình tiết định tội trong các loại tội phạm có cấu thành theo cấu trúc “đã bị kết án chưa được xóa án tích về tội … mà lại phạm tội”.

    Thứ tư, do tình tiết tái phạm vừa được quy định là tình tiết định tội, vừa là tình tiết định khung hình phạt, vừa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cho nên, khi áp dụng cần tuân thủ nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Đó là, những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    1.2. Về tái phạm nguy hiểm

    Theo các điểm a, b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì tái phạm nguy hiểm được quy định như sau:

    a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

    b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”

    Đây được xem là dạng đặc biệt của tái phạm[3] nên các dấu hiệu của tái phạm vẫn được xem xét khi xác định tái phạm nguy hiểm và những dấu hiệu riêng chỉ có đối với trường hợp tái phạm nguy hiệm.

    * Đối với trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự:

    Việc xác định một người có “tái phạm nguy hiểm” phải đảm bảo các dấu hiệu sau:

    Thứ nhất, trước khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đó đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Việc xác định dấu hiệu người phạm tội “đã bị kết án” cũng được xác định như trường hợp tái phạm. Tuy nhiên, tội phạm trước mà người phạm tội bị kết án chỉ giới hạn ở tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm.

    Thứ ba, người phạm tội lại phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Tội này được thực hiện sau và được xét xử sau. Đồng thời, lần phạm tội này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định.

    * Đối với trường hợp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự:

    Việc xác định một người có “tái phạm nguy hiểm” trong trường hợp này phải đảm bảo các dấu hiệu sau:

    Thứ nhất, người phạm tội đã tái phạm. Có nghĩa rằng, trước lần bị đưa xét xử này, người phạm tội đã 02 lần bị kết án về tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định. Đồng thời, trong lần bị kết án thứ hai trước đó, người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết tái phạm.

    Trong thực tiễn, căn cứ được áp dụng để xác định dấu hiệu “đã tái phạm” là dựa vào quy định của Bộ luật Hình sự hay dựa vào bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa có sự thống nhất. Quan điểm thứ nhất cho rằng, dấu hiệu tái phạm phải được xác định bằng quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi bản án đó chưa được xóa án tích, mà người này lại phạm tội mới thì mới coi là tái phạm nguy hiểm.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, tái phạm là một chế định luật, tức là, luật đã quy định về vấn đề này. Khi người phạm tội đáp ứng quy định của Bộ luật Hình sự về các dấu hiệu để xác định tái phạm thì người phạm tội phải chịu tình tiết này, bất kể bản án, quyết định kết án người phạm tội ở lần thứ 2 trước đó có kết luận người phạm tội tái phạm hay không. Bởi vì, theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì tái phạm là “trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”. Điều luật không đòi hỏi phải có bản án, quyết định của Tòa án xác định.

    Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, mặc dù khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định về tình tiết tái phạm không nêu dấu hiệu phải được Tòa án xác định bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, việc xác định tình tiết tái phạm không thể tiến hành một cách độc lập mà chúng phải gắn liền với việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trong khi đó, theo Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tuyên một người có tội thuộc thẩm quyền của Tòa án, việc quyết định hình phạt cũng chỉ do Tòa án tiến hành. Đồng thời, khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự chỉ nêu lên dấu hiệu để xác định tái phạm chứ không quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền xác định người phạm tội tái phạm. Cho nên, khi kết án người phạm tội ở lần thứ hai mà Tòa án không xác định người phạm tội tái phạm thì về nguyên tắc khi xét xử tội mới, Tòa án không được áp dụng tái phạm nguy hiểm trong trường hợp này.

    Việc hiểu theo cách này sẽ dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án kết án người phạm tội ở lần thứ hai phải được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm. Khi lần phạm tội thứ 2 được xét xử lại và bản án của Tòa án xác định người phạm tội bị tái phạm đã có hiệu lực pháp luật thì việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội đối với lần phạm tội mới mới chính xác, đảm bảo ý nghĩa của hình phạt và tính công bằng trong việc xử lý trách nhiệm hình sự.

    Thứ hai, người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm và trường hợp thứ nhất của tái phạm nguy hiểm.

    Thứ ba, người phạm tội phạm lại phạm tội do cố ý. Theo đó, tội mới mà người phạm tội phạm phải là bất kỳ tội phạm cụ thể nào, có thể là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Dấu hiệu này chỉ đòi hỏi tội đó là tội do cố ý, không bao hàm tội phạm do vô ý. Đồng thời, tội này do người phạm tội thực hiện sau và được xử sau và lần phạm tội mới này đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập do Bộ luật Hình sự quy định.

    Ngoài việc tuân thủ các dấu hiệu trong từng trường hợp được phân tích bên trên, khi xem xét áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội, người tiến hành tố tụng cần tuân thủ nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Đó là, những tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, với quy định của Bộ luật Hình sự, các phân tích bên trên, tái phạm, tái phạm nguy hiểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra cao hơn so với trường hợp phạm tội không có tình tiết này. Tính nguy hiểm này xuất phát từ dấu hiện nhân thân của người phạm tội. Khi phạm tội mà thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là thể hiện tính xem thường pháp luật của người phạm tội; thể hiện họ là đối tượng khó cải tạo, giáo dục. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự, một trong những nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội là nghiêm trị đối với trường hợp “tái phạm nguy hiểm”. Vì vậy, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì Tòa án phải quyết định hình phạt ở mức cao để đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung và đảm bảo mục đích của hình phạt.

    2. Một số khó khăn, vướng mắc qua thực tiễn áp dụng quy định tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    Thứ nhất, đối với quy định của Bộ luật Hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    Một là, đối với việc dùng thuật ngữ “tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự

    Điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định, “Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.”

    Trong khi đó, theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, “tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Đồng thời, nghiên cứu quy định về các tội tại Phần tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự, chúng tôi thấy rằng, các tội rất nghiêm trọng có tội được quy định với lỗi cố ý, có tội được quy định với lỗi vô ý nhưng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng thì chỉ có tội được quy định với lỗi cố ý mà không tội được quy định với lỗi vô ý.

    Vì vậy, việc dùng thuật ngữ “tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý” là chưa phù hợp với các quy định khác của Bộ luật Hình sự.

    Hai là, đối với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự

    Điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định “Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý” là tái phạm nguy hiểm. Như vậy, trong trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý vẫn không được xác định là tái phạm nguy hiểm.

    Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, căn cứ vào quy định về phân chia tội phạm tại Điều 8 Bộ luật Hình sự, tội rất nghiêm trọng dù là cố ý hay vô ý thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng cao hơn rất nhiều so với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do cố ý. Đối với loại tội rất nghiêm trọng do vô ý, nhà làm luật đã có sự cân nhắc khi quy định trách nhiệm hình sự. Cho nên, sẽ là thiếu sót khi xác định người phạm tội đã tái phạm mà lại phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng do cố ý là tái phạm nguy hiểm nhưng người phạm tội đã tái phạm mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý (tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn, hình phạt áp dụng nặng hơn) nhưng lại không xem là tái phạm nguy hiểm.

    Để khắc phục bất cập này, kiến nghị bổ sung vào điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự nội dung “tội rất nghiêm trọng do lỗi vô ý”.

    Ba là, về phạm vi áp dụng của tình tiết “tái phạm” và tình tiết “tái phạm nguy hiểm”

    Khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.” Do quy định này không loại trừ nên dẫn đến cách hiểu trong các trường hợp tái phạm có trường hợp tội cũ là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý và tội mới là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    Trong khi đó, điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định tái phạm nguy hiểm là “Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý”.

    Như vậy, sẽ có sự trùng lắp giữa quy định tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự về tái phạm với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự về tái phạm nguy hiểm khi tội cũ là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý và tội mới là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.

    Bên cạnh đó, như phân tích bên trên, tội đặc biệt nghiêm trọng không có trường hợp phạm tội do vô ý nên cần bỏ trường hợp này.

    Để khắc phục hạn chế này, cần bổ sung vào khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự loại trừ trường hợp tái phạm nguy hiểm được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự.

    Thứ hai, đối với quy định về thời điểm để xác định xóa án tích

    Việc xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm gắn liền với việc áp dụng quy định về xóa án tích. Quy định về xóa án tích được quy định tại các Điều từ Điều 63 đến Điều 67 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, quy định về thời điểm để xóa án tích cũng chưa có quy định thống nhất. Theo khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự thì “Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên”. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 64 Bộ luật Hình sự lại quy định “Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:…” Quy định này đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về thời điểm để xác định xóa án tích. Do đó, để có sự hiểu thống nhất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự cho phù hợp.

    Thứ ba, về việc xác định xóa án tích đối với trường hợp người phạm tội chấp hành nhiều bản án trước thời điểm phạm tội mới

    Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự, có nhiều vụ án, trước khi phạm tội mới (gọi là lần thứ ba), người phạm tội còn phải chấp hành nhiều bản án. Trong đó, việc xem xét trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong bản án trước đó (gọi là lần thứ hai) có sử dụng tiền án của bán án đầu (gọi là lần thứ nhất). Trong trường hợp bản án lần thứ hai được chấp hành xong trước bản án lần thứ nhất thì người bị kết án có được xem là đã xóa án tích đối với bản án thứ hai hay không vẫ chưa có sự hiểu, áp dụng thống nhất. Vướng mắc này được thể hiện qua ví dụ sau:

    Tháng 02/1995, Nguyễn Văn A bị xử phạt 05 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Năm 2000, A chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa chấp hành xong khoản tiền bồi thường 15 triệu đồng.

    Tháng 6/2002, A trộm cắp tài sản trị giá 13,4 triệu đồng nên bị xử phạt 3 năm tù với tình tiết “tái phạm”. Tháng 7/2005, A chấp hành xong bản án nhưng vẫn chưa chấp hành khoản bồi thường 15 triệu đồng của bản án năm 1995.

    Tháng 8/2012, A lại trộm cắp tài sản trị giá 6,5 triệu đồng. Trong quá trình giải quyết vụ án, có 02 quan điểm khác nhau về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A.

     Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi của A là “tái phạm” với lập luận, A đã chấp hành xong bản án năm 2002 nên đã được xóa án tích đối với bản án này. A chưa chấp hành xong khoản tiền bồi thường của bản án năm 1995 nên A phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm” theo điểm g khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, do A chưa chấp hành xong khoản bồi thường của bản án năm 1995 nên A chưa được xóa án tích của bản án năm 2002. Vì vậy, hành vi phạm tội của A là “tái phạm nguy hiểm” nên A phải chịu trách nhiệm hình sự với tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự.[4]

    Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Bộ luật Hình sự và hướng dẫn tại điểm c Mục 11 Nghị quyết số 01/2000 thì việc chấp hành xong bản án được hiểu là họ phải chấp hành xong mọi quyết định trong bản án đó. Việc bản án viện dẫn những nội dung (kể cả phần quyết định) của các bản án khác để lập luận mà không thể hiện trong phần quyết định của bản án thì việc người bị kết án có chấp hành xong những nội dung được viện dẫn hay không không có ý nghĩa trong việc xem xét người bị kết án có chấp hành xong bản án hay chưa. Trong khi đó, tình tiết A chưa chấp hành xong khoản bồi thường của bản án năm 1995 được nhận định trong bản án 2002 để xác định hành vi phạm tội năm 2002 của A là tái phạm và lượng hình với A (bởi vì, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 45 Bộ luật Hình sự) mà không phải là một phần trong quyết định của bản án năm 2002.

    Ngoài ra, khoản 2 Điều 67 Bộ luật Hình sự quy định: “Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.” Quy định này có thể hiểu, việc chấp hành từng bản án (bản án cũ và bản án mới) là độc lập nhau. Trong trường hợp, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì việc tính thời hạn để xóa án tích của người bị kết án đối với bản án cũ từ thời điểm chấp hành xong bản án mới. Không có trường hợp ngược lại là thời hạn xóa án tích của bản án sau được tính từ thời điểm người phạm tội chấp hành xong cả 02 bản án. Quy định này nhằm nghiêm trị đối với người phạm tội mà không ăn năn, hối cải, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.

    Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc xóa án tích cho A đối với bản án năm 2002 không phụ thuộc vào việc A đã chấp hành xong bản án năm 1995 hay chưa. Cho nên, hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp “tái phạm” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự mà không thuộc trường hợp “tái phạm nguy hiểm” nên không thể áp dụng tình tiết định khung cấu thành tăng nặng được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự đối với A.

    Tuy nhiên, để có sự áp dụng thống nhất cần có hướng dẫn cụ chính thức từ liên ngành tư pháp trung ương.

    Thứ tư, đối với việc áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung của 02 tội độc lập

    Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự đã phát sinh vướng mắc, khi người phạm tội thực hiện 02 hành vi phạm tội độc lập mà mỗi tội đều quy định tình tiết định khung là tái phạm nguy hiểm và trước đó họ đã tái phạm thì người phạm tội có bị áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với cả 02 tội hay không vẫn chưa có sự áp dụng thống nhất. Chúng tôi xin nêu vướng mắc này qua vụ án cụ thể như sau:

    Khoảng 14 giờ 20 phút ngày 28/7/2014, H.V.Th điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 67Z1 – 7908 đến khu vực tổ 29, khóm 8, phường C.P.A, thành phố C, tỉnh A thấy bà Ng.T.H đang mua lúa, trên vai bà H có đeo túi xách đựng tiền màu trắng xám nên nảy sinh ý định cướp giật. Th dựng xe trên đường (nổ máy sẵn) rồi đi bộ đến gần bà H giả vờ hỏi giá lúa. Khi thấy bà H để túi xách tiền bên hông, Th liền dùng tay phải giật túi xách chạy đến lên xe mô tô định bỏ chạy nhưng xe bị tắt máy. Th bỏ xe lại và cầm túi xách chạy xuống đồng ruộng, lấy tiền giấu vào người, ném bỏ túi xách. Cùng lúc này, do bà H truy hô nên Th bị người dân xung quanh đuổi theo bắt giữ, giao cho Công an phường C.P.A xử lý. Qua kiểm tra, trong túi xách của bà H có 145.120.000 đồng.

    Quá trình điều tra còn xác định được, trước đó, khoảng 12 giờ ngày 18/7/2014, Th đến nhà bà V.T.P chơi thì thấy chị V.T.T đang sử dụng máy tính xách tay hiệu Samsung model: NP-RV413 – A01VN nên nảy sinh ý định lấy trộm máy tính đem cầm lấy tiền sử dụng ma túy. Th đưa cho chị T 20.000 đồng nhờ đi mua nước uống. Khi chị T đi, Th liền lấy máy tính đem đến bán cho ông H.V.B với giá 1.000.000 đồng. Số tiền có được Th dùng tiêu xài cá nhân và mua ma tuý sử dụng. Sau đó, chị T đến Công an phường C.P.B trình báo. Theo kết quả định giá của cơ quan chuyên môn, máy vi tính xách tay mà Th chiếm đoạt của chị T có giá 2.500.000 đồng.

    Lý lịch của Th thể hiện Th đã 02 lần bị Tòa án kết án nhưng chưa được xóa án tích gồm: Ngày 24/01/2006, Th bị Tòa án nhân dân tỉnh A xử phạt 04 năm tù về tội “Cướp giật tài sản” và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Đến ngày 12/3/2009, Th chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.

    Ngày 24/6/2010, Th bị Tòa án nhân dân thị xã C (nay là thành phố C) xử phạt 04 năm tù về tội “Cướp giật tài sản”. Ngày 14/02/2014, Th chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.

    Th bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại các điểm c (tái phạm nguy hiểm), g khoản 2 Điều 136 và tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm c (tái phạm nguy hiểm) khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Xung quanh việc áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với Th đối với cả 02 tội đã có sự không thống nhất, cụ thể như sau:

    Quan điểm thứ nhất, thống nhất với việc áp dụng tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” đối với cả 02 tội. Bởi vì, tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đều là tinh tiết định khung của cả 02 tội nên không vi phạm quy định về áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm nguy hiểm” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật Hình sự. Hơn nữa, tại mục 13 Phần I Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 của Tòa án nhân dân tối cao về một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng (sau đây được viết tắt là Công văn số 16), Đối với bị cáo là tái phạm nguy hiểm, cùng một lúc phạm hai tội, thì phải áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với cả hai tội (nếu điều luật quy định “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt, thì áp dụng là tình tiết định khung hình phạt, nếu điều luật không quy định “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt, thì áp dụng là tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 39 Bộ luật hình sự).” Cho nên, cần áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với 02 tội mà Th đã phạm.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, Th phạm 02 tội, trong đó, tội “Trộm cắp tài sản” được thực hiện trước nên Th chỉ phải chịu tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” đối với tội “Trộm cắp tài sản”. Do 02 tiền án đã được sử dụng làm tình tiết định khung của tội “Trộm cắp tài sản” nên Th không phải chịu thêm tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” đối với tội “Cướp giật tài sản”.

    Theo chúng tôi, mục 13 Phần I Công văn số 16 chỉ hướng dẫn áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” cho cả 02 tội khi người phạm tội “cùng một lúc phạm hai tội”, có nghĩa rằng, cơ quan, người tiến hành tố tụng không thể xác định tội nào thực hiện trước, tôi nào thực hiện sau chứ không phải cả hai tội được đưa ra xét xử cùng lúc. Cho nên, trong trường hợp nếu xác định được tội nào trước, tội nào sau thì cơ quan, người tiến hành tố tụng chỉ được áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với 01 tội, theo chúng tôi nên áp dụng đối với tội thực hiện trước. Vì vậy, trong vụ án trên, chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ hai. Tuy nhiên, để có sự áp dụng thống nhất, cần có hướng dẫn cụ thể của liên ngành tư pháp trung ương về trường hợp này.

    Thứ năm, về việc sử dụng tiền án làm tình tiết định tội, định khung hình phạt của 02 tội độc lập

    Trong thực tiễn, khi người phạm tội có 02 tiền án, đã tái phạm lại phạm 02 tội khác nhau. Trong đó, một tội có sử dụng tiền án làm tình tiết định tội và một tội có quy định tình tiết tái phạm nguy hiểm thì cơ quan, người tiến hành tố tụng có được áp dụng các tiền án làm tình tiết đinh tội, định khung của 02 tội khác nhau hay không vẫn chưa có sự áp dụng thống nhất. Chúng tôi xin nêu những quan điểm khác nhau qua ví dụ như sau:

    Khoảng 03 giờ 30 phút ngày 05/12/2014, Th.M.T điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 53R6 – 4697 trên đường Ng.V.Th, nhìn thấy bà B.Th.T.N đang ngồi trên xe lôi đạp do ông Tr.V.V điều khiển hướng từ chợ C đến phường N.S, bên trái bà N có 01 giỏ xách tay màu nâu (bên trong có 5.540.000 đồng; chiếc giỏ không còn giá trị sử dụng) nên T nảy sinh ý định giật túi xách của bà N. T điều khiển xe mô tô chạy phía sau xe ông V. Khi đến khu vực khóm C.Th.1, phường C.P.B, thành phố C, tỉnh A, T áp sát bên trái xe lôi, dùng tay giật túi xách rồi tăng ga tẩu thoát. Sau khi chiếm đoạt, T đã tiêu xài hết số tiền này.

    Qua điều tra, xác định trước đó, vào khoảng 02 giờ ngày 21/11/2014, T điều khiển xe đạp đến khu vực tổ 01, khóm C.L.5, phường C.P.B, thành phố C tìm tài sản lấy trộm. Khi đến nơi, T phát hiện cửa ra vào tầng 01 nhà bà H.Th.N không khóa. T trèo lên mái nhà dân cạnh bên rồi chuyền sang tầng 2, đột nhập vào nhà bà N lấy trộm 01 điện thoại di động. Sau đó, T bán 02 tài sản này được 500.000 đồng rồi tiêu xài cá nhân hết số tiền này. Theo kết quả định giá của cơ quan chuyên môn, 01 điện thoại di động mà T chiếm đoạt có giá 1.600.000 đồng.

    Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với T đã tồn tại 02 quan điểm khác nhau.

    Quan điểm thứ nhất cho rằng, hành vi của T đã phạm tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 136 và tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Bởi vì, tài sản mà T lén lút chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng nên 02 tiền án mà T phạm trước đó được sử dụng làm tình tiết định tội. Cho nên, hành vi lén lút chiếm đoạt 01 điện thoại di động của T đã đủ yếu tố cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Đối với hành vi chiếm đoạt tiền của bà N, tài sản mà T chiếm đoạt là 5.540.000 đồng. Do trước đó T có 02 tiền án nên T phải chịu chịu tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 136 Bộ luật Hình sự. Việc sử dụng 02 tiền án làm tình tiết định tội và tình tiết định khung của 02 tội khác nhau là không trái quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Hình sự.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, hành vi của T đã phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 138 và tội “Cướp giật tài sản” theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 và tội Bộ luật Hình sự. Bởi vì, 02 tiền án của T đã được sử dụng làm dấu hiệu “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” để xem xét trách nhiệm hình sự T về tội “Trộm cắp tài sản”. Cho nên, không thể 01 lần nữa sử dụng 02 tiền án này làm tính tiết định khung hình phạt “tái phạm nguy hiểm” đối với tội “Cướp giật tài sản” vì như vậy sẽ gây bất lợi cho người phạm tội.

    Theo quan điểm của chúng tôi, hiện nay, chưa có hướng dẫn chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên, theo các điểm a, b tiểu mục 7.3 mục 7 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (sau đây được viết tắt là Nghị quyết số 01/2006) thì

    a) Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo.

    b) Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.”

    Đồng thời, trong trường hợp 02 tội này được giải quyết độc lập thì T không thể bị áp dụng 02 tiền án này 02 lần. Vì vậy, theo hướng có lợi cho người phạm tội và nguyên tắc 01 tình tiết không thể áp dụng 02 lần thì việc xử lý T theo quan điểm thứ hai là phù hợp.

    Thứ sáu, đã tái phạm nguy hiểm chưa được xóa án tính mà tiếp tục phạm tội do cố ý thì có thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm hay không

    Hiện nay, trường hợp này nảy sinh nhiều qua thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm nhưng chưa có sự áp dụng thống nhất. Quan điểm thứ nhất cho rằng, tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự. Trong 02 trường hợp mà khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định không có trường hợp đã tái phạm nguy hiểm chưa được xóa án tích mà tiếp tục phạm tội do cố ý là tái phạm nguy hiểm. Cho nên, theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, trong trường hợp này, không nên áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội.

    Quan điểm thứ hai cho rằng, điểm b khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự quy định “Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý” là tái phạm nguy hiểm. Một người đã tái phạm nguy hiểm chưa được xóa án tích mà tiếp tục phạm tội do cố ý thì tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi của họ gây ra còn cao hơn. Cho nên, cần áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với người phạm tội trong trường hợp này.

    Theo chúng tôi, tái phạm nguy hiểm là dạng đặc biệt của tái phạm, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp tái phạm với các căn cứ do Bộ luật Hình sự quy định. Trong 02 trường hợp được xác định là tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự thì điểm b quy định “Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý”. Mặc dù, quy định này chỉ đề cập đến tái phạm mà không đề cập đến tái phạm nguy hiểm nhưng tái phạm nguy hiểm là một dạng của tái phạm. Cho nên, cần phải xác định đã tái phạm nguy hiểm chưa được xóa án tính mà tiếp tục phạm tội do cố ý cũng thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

    Tuy nhiên, để có sự áp dụng thống nhất cần có hướng dẫn chính thức từ liên ngành tư pháp trung ương.

    3. Một số kiến nghị hoàn thiện

    Để khắc phục các vướng mắc, bất cập bên trên, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau:

    Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều 49 Bộ luật Hình sự để đảm bảo logic, ngữ nghĩa, tránh những cách hiểu khác nhau. Theo đó, Điều 49 Bộ luật Hình sự cần có nội dung như sau:

    Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

    1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý, trừ trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

    2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

    a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý.

    Người đã tái phạm nguy hiểm mà lại phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý vẫn thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

    Thứ hai, để có sự hiểu thống nhất về thời điểm xóa án tích, kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự với nội dung như sau:

    “1. Thời hạn để xoá án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào thời điểm chấp hành xong bản án”.

    Thứ ba, đề nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 67 Bộ luật Hình sự nội dung quy định về việc xóa án tích đối với 02 bản án có liên quan với nhau như sau:

    “2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

    Trong trường hợp bản án cũ và bản án mới có liên quan với nhau thì việc xác định thời hạn chấp hành bản án mới không phụ thuộc vào việc bản án cũ có được chấp hành xong hay chưa.

    Thứ tư, kiến nghị Liên ngành Tư pháp trung ương hướng dẫn để có sự áp dụng thống nhất các trường hợp sau:

    Một là, việc xem xét áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm đối với nhiều tội thực hiện cùng lúc và không cùng lúc như sau:

    Trong trường hợp người phạm tội thực hiện cùng lúc nhiều tội và khi thực hiện các tội này họ thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì phải áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với tất cả các tội đó (nếu điều luật quy định “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt, thì áp dụng là tình tiết định khung hình phạt, nếu điều luật không quy định “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt, thì áp dụng là tình tiết tăng nặng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự).

    Trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều tội không cùng lúc (có tội thực hiện trước, tội thực hiện sau) nhưng các tội đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng lúc và khi thực hiện các tội này người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì chì được áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” đối với tội được thực hiện sớm nhất trong số các tội đó.”

    Hai là, về việc sử dụng tiền án làm tình tiết định tội, định khung hình phạt của nhiều tội độc lập, kiến nghị hướng dẫn như sau:

    Đối với trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều tội cùng lúc hoặc thực hiện nhiều tội không cùng lúc nhưng bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng lúc thì tiền án đã được sử dụng làm tình tiết định tội của tội này thì không được sử dụng làm tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội khác và ngược lại.

    Tóm lại, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là thể hiện sự xem thường pháp luật. Cho nên, cần phải xử lý nghiêm hành vi phạm tội của họ. Bên cạnh mặt tích cực, quy định của pháp luật hình sự về tái phạm, tái phạm nguy hiểm còn chứa đựng những vướng mắc, bất cập làm ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm; quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Với những vấn đề được nêu trong bài viết, tác giả hy vọng góp phần làm rõ quy định của pháp luật hình sự, những vướng mắc, bất cập liên quan đến 02 tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm và khắc phục những bất cập, vướng mắc gặp phải trong thực tiễn áp dụng 02 tình tiết này.

  • Xem thêm     

    29/10/2015, 09:07:17 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
     Bạn có thể tham khảo nội dung thông báo tuyển sinh sau đây:

    Tiêu chuẩn tuyển sinh vào các trường Quân đội năm 2015

     
     
    ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
    1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 6 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân viên quốc phòng phục vụ đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh);
    Các đối tượng quy định tại Khoản 1 có nguyện vọng đăng ký dự thi, các đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ đăng ký dự thi những trường hợp đủ tiêu chuẩn, nộp cho các trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng theo đúng quy trình, nhưng phải bảo đảm đủ quân số cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
    2. Thiếu sinh quân được đắng ký dự thi theo nguyện vọng, không hạn chế số lượng và trường dự thi.
    3. Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuât ngũ), số lượng đăng ký dự thi không hạn chế.
    4. Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân:
    a) Tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sỹ quân y tại Học viện Quân y, Quan hệ quốc tế về quốc phòng và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự;
    b) Tuyển tối đa 10% chỉ tiêu cho các ngành: Kỹ sư quân sự ngành Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tại Học viện Kỹ thuật quân sự;
    c) Các trường tuyển sinh theo phương thức lấy từ điểm cao xuồng thấp đến đủ chỉ tiêu tuyển sinh quy định.
    5. Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra;
    Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở vào;
    Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự thi vào một trong hai trường quy định tại Khoản này.
    6. Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam được tính từ Quảng Trị trở vào;
    Thời gian được tính hộ khẩu thường trú phía Nam tính đến tháng 9 năm thi phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên.
    7. Trường hợp thí sinh đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, nhưng đã chuyển hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Nam, có bố mẹ đẻ (bố mẹ nuôi theo đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi) có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, bản thân thí sinh học và thi tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) tại các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (cả thanh niên ngoài Quân đội và quân nhân đang tại ngũ) đăng ký dự thi như sau:
    a) Không được đăng ký dự thi vào Trường Sĩ quan Lục quân 2;
    b) Được đăng ký dự thi vào các trường còn lại, nhưng hưởng điểm chuẩn cho thí sinh thuộc các tỉnh phía Bắc;
    c) Ban Tuyển sinh quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết chung là Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh) lập danh sách những thí sinh quy định tại Khoản này gửi các trường và báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cùng với ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
     
    TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH
    I. Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức
    1. Tự nguyện:
    a) Thí sinh tự nguyện đăng ký dự thi vào các trường quân đội;
    b) Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học và chịu sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng khi tốt nghiệp.
    2. Chính trị, đạo đức:
    a) Lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điêu kiện để có thể kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo Điều lệ Đảng, không vi phạm các điểm nêu trong Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị - Khóa X (sau đây viết gọn lại là Quy định số 57-QĐ/TW) và Hướng dẫn số 11/HD-BTCTW ngày 24/10/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện Quy định số 57-QĐ/TW "Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng" và "Một số điểm trong công tác quản lý cán bộ"của Quân đội;
    b) Phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
    c) Trường hợp quân nhân phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;
    d) Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.
     
    II. Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi
    1. Trình độ văn hóa:
    Tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề (sau đây viết chung là trung học);
    Người tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    2. Độ tuổi, tính đến năm dự thi:
    a) Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;
    b) Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi;
    c) Thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.
     
    III. Tiêu chuẩn về sức khỏe
    1. Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt sức khỏe loại 1 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai - mũi - họng, hàm - mặt; được lấy những thí sinh đạt sức khoẻ loại 2 về răng.
    2. Một số tiêu chuẩn quy định riêng cho từng đối tượng, như sau:
    a) Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trưòng sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa;
    Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên và vòng ngực trung bình từ 81 cm trở lên.
    b) Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích):
    - Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên và vòng ngực trung bình từ 81 cm trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khỏe loại 1;
    Được tuyển những thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 đi-ốp; kiểm tra thị lực qua kính đạt mắt phải 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên;
    c) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự thi vào các trường: Được lấy đến sức khỏe loại 2 về thể lực (cả nam và nữ), nhưng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;
    Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thi vào Trường Sĩ quan Chính trị được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên (các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định);
    d) Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung;
    Tuyến sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân, chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không - Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện dự thi vào đào tạo phi công quân sự. 
  • Xem thêm     

    28/10/2015, 09:49:04 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Căn hộ phải "có thật" về mặt pháp lý thì mới có thể thực hiện được giao dịch mua bán. Nếu căn hộ đó đã được phép xây dựng và đủ điều kiện bán thì bạn ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư. Nếu bạn không ký lại hợp đồng, với hợp đồng cũ thì bạn không thể làm được thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    28/10/2015, 09:45:56 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn! 

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật đất đai thì quyền sử dụng đất cũng là tài sản. Theo đó, chủ sở hữu tài sản có toàn quyền định đoạt tài sản của mình, có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Tuy nhiên, với tài sản là quyền sử dụng đất thì Điều 692 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định "Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai". Luật đất đai quy định đăng ký quyền sử dụng đất là ghi tên người sử dụng đất vào hồ sơ địa chính.

    Như vậy, theo thông tin bạn nêu thì bố mẹ bạn đã lập di chúc để lại nhà đất cho bạn tuy nhiên bạn chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật, chưa đăng ký quyền sử dụng đất đứng tên bạn nên bạn chưa phải là chủ sử dụng đất đối với thửa đất đó theo quy định pháp luật và chưa có quyền thực hiện các giao dịch khác.

    Luật đất đai quy định một trong các điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền của mình là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên mình) hoặc được chủ sử dụng đất hợp pháp ủy quyền. Hiện nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn mang tên mẹ bạn, do vậy bạn chưa thể thực hiện được thủ tục chuyển nhượng theo quy định pháp luật. Nếu việc chuyển nhượng chỉ viết tay và giao giấy chứng nhận cho người mua thì người mua cũng không thể làm được thủ tục nếu như bạn không thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đứng tên bạn và ký hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chứng thực cho họ.

344 Trang «<28293031323334>»