Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 11:57:49 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn bảo lãnh để thực hiện hợp đồng thì chỉ có giá trị đối với phần hợp đồng chưa thực hiện tại thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh. Nội dung Hợp đồng, phạm vi bảo lãnh do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo lãnh.

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 11:54:42 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn đã được biên chế vào cơ quan Nhà nước và hưởng lương từ ngân sách, nay bạn chuyển ngành sang ngành công an thì thời gian công tác trước đây vẫn được tính thâm niên để hưởng các chế độ về bảo hiểm, hưu trí sau này...

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 11:51:03 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Bạn cần xem lại việc giao đất của UBND xã có hợp pháp hay không? Thẩm quyền giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân từ trước tới nay pháp luật đều quy định thuộc về UBND cấp huyện chứ không phải UBND xã... Gia đình bạn có giấy tờ gì về việc giao đất đó không? Trên giấy tờ thể hiện diện tích, kích thước thửa đất thế nào? 

    2. Điều kiện để công nhận quyền sử dụng đất (cấp GCN QSD đất) là thửa đất phải phù hợp với quy hoạch. Nếu phần diện tích đất của gia đình bạn không phù hợp với quy hoạch (từ thời điểm giao đất cho đến nay) nên không đủ điều kiện để được Nhà nước bồi thường quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất đó..

    3. Đến nay, gia đình bạn chỉ còn cách là gửi đơn thư kiến nghị tới UBND xã và UBND huyện để được xem xét, tìm giải pháp để khắc phục những thiệt hại cho gia đình bạn. Nếu bạn khởi kiện thì cơ hội thắng kiện trong vụ này sẽ không cao.

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 11:41:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi được quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, như sau:

    "Điều 16. Bồi thường đất nông nghiệp

    1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng.

    2. Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp đang sử dụng vượt hạn mức thì việc bồi thường được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp diện tích đất vượt hạn mức do được thừa kế, tặng cho, nhận chuyển nhượng từ người khác, tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được bồi thường;

    b) Diện tích đất vượt hạn mức của các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này thì không được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

    3. Trường hợp đất thu hồi là đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, người thuê đất công ích của xã, phường, thị trấn được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

    5. Đất nông nghiệp sử dụng chung của nông trường, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, nếu chi phí này là tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

    Điều 17. Hỗ trợ

    Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

    1. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở;

    2. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;

    3. Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở;

    4. Hỗ trợ khác.

    Điều 18. Hỗ trợ di chuyển

    1. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển.

    2. Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp khi Nhà nước thu hồi mà phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí để tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt.

    3. Người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở.

    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

    Điều 19. Hỗ trợ tái định cư

    1. Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.

    Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.

    Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.

    2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương quy định về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    Điều 20. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

    1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao và đất nông nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định này) thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau đây:

    a) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng;

    b) Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;

    c) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại các điểm a và b khoản này được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

    2. Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh, thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận.

    3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi mà thuộc đối tượng là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ cao nhất bằng giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế thu hồi, nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

    4. Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp.

    5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả hỗ trợ quy định tại Điều này cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

    Điều 21. Hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở

    1. Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm còn được hỗ trợ bằng 30% – 70% giá đất ở của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.

    2. Hộ gia đình, cá nhân khi bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường, trong khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn; thửa đất nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới phường, ranh giới khu dân cư thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20% – 50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất thu hồi theo quy định trong Bảng giá đất của địa phương; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương.

    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ hỗ trợ, diện tích đất được hỗ trợ và giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

    Điều 22. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

    1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định này mà không có đất để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo một trong các hình thức bằng tiền hoặc bằng đất ở hoặc nhà ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp như sau:

    a) Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 đến 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

    b) Hỗ trợ một lần bằng một suất đất ở hoặc một căn hộ chung cư hoặc một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Việc áp dụng theo hình thức này được thực hiện đối với các địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở và người được hỗ trợ có nhu cầu về đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà giá trị được hỗ trợ theo quy định tại điểm a khoản này lớn hơn hoặc bằng giá trị đất ở hoặc căn hộ chung cư hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; phần giá trị chênh lệch được hỗ trợ bằng tiền.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể hình thức hỗ trợ và mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này cho phù hợp với thực tế của địa phương.

    3. Trường hợp người được hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho một khóa học đối với các đối tượng trong độ tuổi lao động.

    Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các đối tượng chuyển đổi nghề nằm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được duyệt.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo nghề, tạo việc làm cho các đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp.

    Phương án đào tạo, chuyển đổi nghề được lập và phê duyệt đồng thời với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.

    4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất nông nghiệp theo quy định tại Điều này."

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 11:34:16 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi được Bộ luật lao động quy định như sau:

    "Điều 27

    1- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm;

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà

    thời hạn dưới một năm.

    2- Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ một năm trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác."

    Như vậy, nếu nhà trường ký hợp đồng với bạn như vậy là vẫn phù hợp với quy định pháp luật.

    Nếu trong thời gian làm việc bạn có đóng bảo hiểm thất nghiệp thì bạn mới được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Nay bạn đang làm việc tại một trường khác "không thất nghiệp" nên không được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 11:19:03 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bạn cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu nhà đó. Bạn tham khảo quy định sau đây của Luật cư trú:

    "Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

    Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

    1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

    2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

    b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

    c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

    đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

    3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

    4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

    Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú

    1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

    a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

    b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

    a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

    b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

    c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

    3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. "

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 11:09:46 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bộ luật dân sự quy định:

    "Ðiều 342. Thế chấp tài sản

    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

    Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Ðiều 715 đến Ðiều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Ðiều 343. Hình thức thế chấp tài sản

    Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.".

             Theo đó hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở bắt buộc phải có công chứng, chứng thực và phải đăng ký thế chấp theo quy định về giao dịch đảm bảo. Nếu bên vay tài sản chỉ thế chấp một phần ngôi nhà thì phải định giá, xác định rõ vị trí, diện tích giá trị của tài sản thế chấp.

            Thông thường nếu Ngân hàng nhận thế chấp thì không mấy khi chấp nhận thế chấp một phần nhà đất để đảm bảo cho khoản vay nợ, bới nếu thế chấp một phần căn nhà thì việc xử lý tài sản sẽ rất khó khăn, phức tạp (liên quan đến điều kiện tách thửa đất và thủ tục tách thửa đất nếu tài sản bị phát mại để đảm bảo cho khoản vay đến hạn)...

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 10:51:20 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

             1. Theo thông tin bạn nêu thì cả hai hợp đồng đó đều có thể bị tòa án tuyên bố vô hiệu bởi lý do sau:

    - Hợp đồng vay tiền thì có thể có hiệu lực nhưng điều khoản về thế chấp không có hiệu lực bởi không tuân thủ các quy định của pháp luật (công chứng và đăng ký thế chấp);

    - Hợp đồng chuyển nhượng không phải là ý chí thực của các bên, Hợp đồng chuyển nhượng để che dấu việc vay nợ nên Tòa án sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự để tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó vô hiệu và buộc các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

           2. Nếu có tranh chấp xảy ra mà bên có tài sản là nhà đất không xuất trình được Hợp đồng vay tài sản hoặc các chứng cứ chứng minh được giao dịch giữa hai Bên là vay mượn tiền có "thế chấp" bằng hình thức chuyển nhượng QSD đất (HĐ giả tạo) thì Tòa án mới có thể công nhận hợp đồng chuyển nhượng đó.

           3. Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự năm 2005:

    "Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

    b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

    2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

     

    Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu

    Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.

     

    Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

    Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

    Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

     

    Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."

     

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 09:58:05 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Lừa đảo là hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Do vậy, nếu bạn không có hành vi gian dối và không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì không phạm vào tội này (Điều 139 BLHS).

    2. Việc vay tiền (hợp đồng vay tài sản) là quan hệ dân sự. Chỉ trong một vài tình huống cụ thể thì mới có thể chuyển thành tội phạm hình sự: Sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ; Gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS). Nếu bạn vay tiền, sử dụng tiền vay đúng mục đích nhưng do kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng thanh toán, việc bạn đi khỏi địa phương là có lý do chính đáng, có thông báo nơi cư trú mới cho công an và bên cho vay  thì bạn không phạm tội.

    3. Hiện nay bạn đã rời khỏi nơi cư trú. Do vậy, bạn cần có văn bản gửi cho Bên cho vay và công an để thông báo nơi cư trú mới của bạn thì bạn mới tránh bị quy chụp, hình sự hóa quan hệ dân sự đó. Trong quá trình làm việc với bên cho vay, bạn cần làm rõ khoản tiền gốc, lãi và mức lãi suất thì sẽ có lợi cho bạn trong việc thanh toán, trả nợ về sau.

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 12:12:00 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bạn làm việc cho công ty (pháp nhân) nên người đại diện của pháp nhân đó có trách nhiệm thay mặt công ty để giải quyết các quyền lợi cho bạn.

    Trong vụ việc của bạn không có hợp đồng lao động thì không thể khởi kiện trực tiếp để đòi tiền được (chưa đủ chứng cứ, không đủ điều kiện để khởi kiện). Do vậy, bạn có thể gửi đơn trình báo tới công an hoặc một cơ quan, tổ chức nào đó để công ty buộc phải đến làm việc và thừa nhận đã tồn tại một quan hệ lao động như thế... Với các chứng cứ bổ sung đó thì bạn mới có thể khởi kiện vụ án tranh chấp lao động để đòi tiền được.

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 12:05:56 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn trúng đấu giá loại đất kinh doanh, khi muốn sử dụng làm đất ở thì phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

    Nếu bạn hoạt động kinh doanh lĩnh vực bất động sản thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Nếu chỉ là tiêu dùng cá nhân khi không có nhu cầu sử dụng thì bán, nhượng lại thì không phải đăng ký kinh doanh.

  • Xem thêm     

    03/01/2013, 12:01:41 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu không chờ đợi được vụ án hình sự thì bạn có thể khởi kiện một vụ án tranh chấp dân sự, tranh chấp hợp đồng mua bán xe để đòi lại số tiền mà bạn đã bỏ ra để mua chiếc xe đó và yêu cầu bên bản phải bồi thường thiệt hại.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 11:55:04 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Trước tiên công ty bạn có thể gửi đơn trình báo sự việc đó tới công an để được xem xét dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu người đó lợi dụng quan hệ lao động với công ty để nhận tiền và không trả lại thì có thể xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

    Nếu công ty bạn muốn khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự thì có thể gửi đơn tới Tòa án nơi người đó cư trú để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 11:46:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Khoản 2, Điều 14, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy định:

    "Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư ".

    Do vậy, nếu Nhà nước thu hồi đất ở mà lại bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc loại đất khác và yêu cầu người sử dụng đất phải nộp tiền để chuyển mục đích sử dụng đất là trái quy định của pháp luật. Dòng họ của bạn có thể cử đại diện làm việc với chính quyền địa phương để yêu cầu phải bồi thường bằng loại đất cùng với loại đất bị thu hồi theo quy định nêu trên.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 11:27:54 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Hành vi đó chưa cấu thành tội phạm, trừ khi bạn sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp hoặc bỏ trốn.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 11:23:53 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn có tranh chấp về hụi thì có thể gửi đơn khởi kiện tới Tòa án để được giải quyết theo pháp luật.

    Bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện sau đây:

    "CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------o0o-------------

    ……………, ngày……tháng……. năm 2013

     

    ĐƠN KHỞI KIỆN

    (Vụ án tranh chấp …………………………)

     

    Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN …………………………….

     

    I.                              NGUYÊN ĐƠN

    1. Ông: ……………………….,  sinh năm ……………….

    CMND số: …………………………., do Công an tp …………………….. cấp;

    2. Bà: …………………………., sinh năm ……………….

    CMND số: ………………………., do Công an ………………………. cấp  

    Cùng trú tại: …………………………………………………………..

    II.                           BỊ ĐƠN

    1. Bà: ………………………………, sinh năm …………………….

    CMND số: ……………………….., do Công an tp …………………….. cấp  

    Trú tại: ………………………………………………………………..

    2. Bà: ………………………………., sinh năm ………………….

    CMND số: ……………………….., do Công an tp ………………………… cấp 

    Trú tại: ………………………………………….

     

    Để Tòa án có căn cứ để giải quyết, chúng tôi xin trình bày cụ thể nội dung sự việc như sau:

    -         Quan hệ, quen biết giữa nguyên đơn với bị đơn như thế nào?

    -         Giao dịch phát sinh khi nào, chứng cứ về giao dịch đó?

    -         Nguyên nhân mâu thuẫn?

    -         Đã thống nhất với nhau được nội dung nào? Nội dung nào chưa thống nhất được với nhau

    Yêu cầu khởi kiện để Tòa án giải quyết:

    1.               ……………………………………..………………….

    2.               ……………………………………………..…………………

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Toà. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

     

    Gửi kèm theo đơn:

    Người khởi kiện

    -         ………………….;

    -         CMND, Hộ khẩu.

     

     

     

     

     

     

    "

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 12:45:58 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!'

    Nếu bác bạn đồng ý thì gia đình bạn được nhận lại diện tích đất đó và không phải thực hiện thủ tục gì cả vì Giấy tờ về quyền sử dụng đất vẫn đứng tên bố bạn/. Gia đình bạn chỉ cần nhập lại hộ khẩu về địa phương là xong các thủ tục hành chính.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 12:42:34 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bác!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bác như sau:

    1. Trước tiên bác kiểm tra lại thông tin về nguồn gốc thửa đất đó để xác định có đồng sở hữu cùng với mẹ bác đối với thửa đất đó không. Nếu giấy tờ về quyền sử dụng đất đứng tên mẹ bác nhưng là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân với bố bác thì mẹ bác chỉ có quyền quyết định 1/2 thửa đất đó. Nếu mẹ bác đứng tên là đại diện hộ gia đình thì mẹ bác chỉ được quyết định 1 phần trong khối tài sản chung đó.

    2. Nếu thửa đất đó là tài sản riêng của mẹ bác thì mẹ bác mới có quyền quyết định toàn bộ. Khi mẹ bác còn sống và minh mẫn thì có thể tự nguyện lập hợp đồng tặng cho để cho bác toàn bộ thửa đất đó. Nếu mẹ bác lập di chúc thì sau khi mẹ bác qua đời, bác mới được hưởng di sản theo nội dung di chúc đó.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 12:33:55 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Vay tiền là giao dịch dân sự.. Nếu người vay sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ hoặc bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì mới bị xử lý về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

    Nếu việc vay mượn tiền của bạn là công khai, ngay tình, bạn sử dụng tiền vay vào đúng mục đích (thỏa thuận miệng) hoặc dùng tiền vào việc kinh doanh đúng pháp luật nhưng do rủi ro, thua lỗ thì vụ việc của bạn chỉ là quan hệ dân sự, công an sẽ sớm kết luận vụ việc và chuyển sang tòa án để giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    02/01/2013, 12:20:12 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn! 
    Mục 1.4 Phần I Thông tư liên tịch số 17 ngày 24-12-2007 của Bộ Công an - VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Tư pháp quy định: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất”

     

    Theo quy định hiện hành, người sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép heroin với số lượng 0,1 gam trở lên đã bị khởi tố. Trong khi đó, với ma túy tổng hợp thì phải 1gam trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Công an sẽ tiến hành thủ tục giám định tang vật, nếu đủ điều kiện xử lý hình sự thì cháu bạn sẽ bị xử lý theo Điều 194 Bộ luật hình sự. Nếu không đủ điều kiện khởi tố thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi đó/.

    Bạn tham khảo quy định của Bộ luật hình sự sau đây:

    "Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Phạm tội nhiều lần;
      c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
      đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
      e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
      g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
      h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
      i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
      k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
      l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
      m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
      n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
      o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;
      p) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
      a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
      b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
      c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
      d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
      đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
      e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
      g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
      h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
      b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
      c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
      d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
      đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
      e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
      g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
      h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc 

    "