Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

4 Trang <1234>
  • Xem thêm     

    18/04/2013, 09:56:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Làm việc từ 12 tháng trở lên mới có quyền nghỉ phép. Thời gian thử việc không quá 2 tháng nên sẽ không có chế độ nghỉ phép.

  • Xem thêm     

    29/10/2012, 10:25:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu việc bố trí công việc không đúng với Hợp đồng lao động thì bạn có  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động hoặc khởi kiện công ty để buộc công ty phải thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết. 

    Thủ tục hòa giải, khởi kiện được Bộ luật lao động sửa đổi năm 2006 quy định như sau:

    "Điều 165

    Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

    1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;

    2. Toà án nhân dân.

    Điều 165a

    Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải tranh chấp lao động cá nhân theo quy định sau đây:

    1. Thời hạn hoà giải là không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải;

    2. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể cử đại diện được uỷ quyền của họ tham gia phiên họp hoà giải.

    Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.

    Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

    Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động.

    Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn một ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản;

    3. Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.

    Điều 166

    1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 165a của Bộ luật này.

    2. Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:

    a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;

    đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    3. Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

    4. Khi xét xử, nếu Toà án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thoả ước lao động tập thể, pháp luật lao động; thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác trái với pháp luật lao động thì tuyên bố hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

    5. Chính phủ quy định cụ thể việc giải quyết hậu quả đối với các trường hợp hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, các thoả thuận khác bị tuyên bố vô hiệu quy định tại khoản 3 Điều 29, khoản 3 Điều 48 của Bộ luật này và khoản 4 Điều này.

    Điều 167

    Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

    1. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    2. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    3. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này;

    4. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác."

  • Xem thêm     

    11/10/2012, 05:08:09 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bộ luật lao động quy định:

     

            "Điều 32

    Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.

    Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.

           "Điều 33

    Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do hai bên thoả thuận.

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động có thể được tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.".

    Theo các thông tin mà ban cung cấp, đối chiếu với các quy định pháp luật trên thì Hợp đồng lao động của bạn với công ty đã có hiệu lực pháp luật (khi hết thời hạn thử việc). Do vậy, công ty phải có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết và theo các quy định của bộ luật lao động, thỏa ước lao động tập thể và nội quy của công ty.

           Nếu công ty không thanh toán tiền lương cho bạn thì bạn có quyền gửi đơn kiến nghị tới Ban chấp hành công đoàn, Liên đoàn lao động hoặc khởi kiện đến Tòa án để được giải quyết. 

           Bạn lưu ý là việc nghỉ việc của ban phải có sự nhất trí của công ty (thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động), nếu không có sự nhất trí của công ty thì bạn chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật sau đây:

    "Điều 36

    Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

    1- Hết hạn hợp đồng;

    2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

    4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;

    5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.

    Điều 37

    1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

    b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;

    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.

    2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c: ít nhất ba ngày;

    b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất ba mươi ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ một năm đến ba năm; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.

    3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày." ...

     ( Theo: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn )

  • Xem thêm     

    19/06/2012, 09:11:13 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


                Chào bạn!

                Điều 32 Bộ luật lao động quy định:

    "Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.

    Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận."

                Nếu Chị tạp vụ đó đã có đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc thì là một căn cứ chấp dứt hợp đồng lao động thử việc quy định tại Điều 32 BLLĐ, trong trường hợp này Cơ quan bạn không cần phải ra Quyết định cho thôi việc. Nếu chị Tạp vụ đó không có văn bản xin nghỉ việc hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động thì Cơ quan bạn phải ban hành Quyết định chấp dứt hợp đồng lao động thử việc trong thời gian thử việc hoặc lập văn bản thỏa thuận với Chị đó về việc chấp dứt hợp đồng lao động thử việc.

  • Xem thêm     

    19/04/2012, 04:19:10 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Theo quy định của pháp luật thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ đang đóng bảo hiển xã hội sinh con bao gồm :

    a. Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động thể hiện đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con ;

    b. Bản sao giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con. Trường hợp sau khi sinh con, con chết hoặc mẹ chết thì có thêm giấy chứng tử của con hoặc của mẹ.
    Ngoài ra nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì hồ sơ có thêm :

    - Người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc theo chế độ 03 ca, làm việc thường xuyên ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên thì có th6m giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động ;

    - Người tàn tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên thì có thêm giấy chứng nhận thương tật hoặc biên bản của Hội đồng giám đinh y khoa.
               Do vậy, nếu trong thời gian 1 năm trước khi sinh, bạn không đóng bảo hiểm đủ 6 tháng thì không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Cơ quan bảo hiểm nơi bạn đóng bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả chế độ cho bạn.
  • Xem thêm     

    27/03/2012, 02:44:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Theo quy định của pháp luật hiện hành thì: Để được hưởng BHTN, người lao động phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau: Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Đã đăng ký với Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở LĐTBXH khi bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm.
              Như vậy, bạn cần phải đăng ký với Trung tâm giới thiệu việc làm của Sở LĐTBXH khi bị mất việc làm và sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm nếu chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
  • Xem thêm     

    27/03/2012, 01:52:04 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Đúng vậy.
  • Xem thêm     

    26/03/2012, 08:39:13 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 quy định:

    Điều 11. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí

    Những trường hợp sau đây được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí:

    1. Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng;

    2. #ff0000;">Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

    3. Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

    4. Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh;

    5. Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;

    6. Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

  • Xem thêm     

    25/03/2012, 05:10:24 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Nếu bạn chuyển công tác thì bạn có thể yêu cầu Công ty thanh toán tiền trợ cấp thôi việc theo quy định pháp luật. Nếu bạn đã có bằng đại học thì đề nghị Công ty, cơ quan điều chỉnh mức hương theo hệ số lương của Đại học (Bậc 1 là: 2,34, hệ số tăng bậc là 0,33).
  • Xem thêm     

    24/03/2012, 11:05:23 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp lao động là 1 năm. Do vậy chị bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện để yêu cầu Công ty hủy bỏ quyết định cho thôi việc đó. Nếu việc chấm dứt hợp đồng của Công ty là trái pháp luật (Chị bạn không có đơn xin thôi việc mà Công ty lại căn cứ vào đơn xin thôi việc để chấm dứt hợp đồng lao động.. sau đó bắt viết đơn để bổ sung hồ sơ...) thì chị bạn sẽ được thanh toán tiền lương và phụ cấp từ khi buộc thôi việc cho đến khi bản án có hiệu lực của Tòa án. Công ty buộc phải nhận chị bạn trở lại làm việc. Nếu chị bạn không đồng ý trở lại làm việc thì Công ty phải thanh toán cho chị bạn tiền trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm và các quyền lợi khác theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    22/01/2012, 03:39:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Vụ việc của bạn nên hòa giải. Nếu vụ việc của bạn kết thúc bằng Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (hòa giải thành) thì sẽ tránh mất thời gian, tiền của, công sức của các bên. Để hòa giải được thì mỗi bên nên nhượng bộ nhau một chút. Theo quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử thì nếu công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì bạn được trả lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) từ thời điểm bị sa thải trái pháp luật đến khi Tòa án giải quyết xong vụ việc (trong thời gian đó vẫn phải đóng bảo hiểm đầy đủ theo quy định) và phải nhận bạn trở lại làm việc. Nếu bạn không muốn trở lại làm việc thì phải bồi thường cho bạn tiền trợ cấp theo quy định pháp luật.
              Do vậy, bạn nên cân nhắc để giải quyết sao cho có tình, có lý và đạt hiệu quả.
  • Xem thêm     

    08/12/2011, 12:43:57 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Nếu công ty sa thải bạn trái pháp luật bạn thì phải nhận bạn trở lại làm việc và bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định của Bộ luật lao động hiên hành.
    2. Việc công ty không tham gia vụ án, không cung cấp chứng cứ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cụ thể BLTTDS quy định về chứng cứ và chứng minh như sau:

    Điều 84. Giao nộp chứng cứ

    1. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.

    3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

     

    Điều 85. Thu thập chứng cứ

    1. Trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.

    2. Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ:

    a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;

    b) Trưng cầu giám định;

    c) Quyết định định giá tài sản;

    d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

    đ) Uỷ thác thu thập chứng cứ;

    e) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

    3. Khi tiến hành các biện pháp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này, Thẩm phán phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lý do và yêu cầu của Toà án.

    Đương sự có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án. Khiếu nại của đương sự phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự và xem xét việc tham gia phiên toà.

    Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.

    3.  Nếu có lý do bất khả kháng mà đương sự không thể có lời khai tại Tòa án hoặc có lời khai nhưng chưa đầy đủ thì Tòa án có thể tiến hành lấy lời khai theo quy định pháp luật sau đây:

    Điều 86. Lấy lời khai của đương sự

    1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.

    2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Toà án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Toà án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.

    3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 57 của Bộ luật này phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.

    Do vậy, nghĩa vụ của bạn lúc này là thực hiện đúng các yêu cầu tố tụng của tòa án và cung cấp đầy đủ chứng cứ để Tòa án giải quyết theo pháp luật. Nếu công ty chống đối thì họ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vụ án đã được Tòa án thụ lý thì bạn hãy tuân thủ pháp luật và chờ tòa án giải quyết. Nếu công ty muốn thỏa thuận với bạn để giải quyết vụ án thì bạn cũng phải cân nhắc về sự thỏa thuận đó trước khi quyết định.



  • Xem thêm     

    27/10/2011, 07:58:54 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


             Điều 36 BLLĐ quy định hợp đồng lao động chấm dứt hiệu lực khi hết thời hạn. Bộ luật lao động không quy định trường hợp gia hạn hợp đồng. Do vậy, khi hết hạn hợp đồng mà các bên không ký tiếp hợp đồng khác hoặc không thanh lý hợp đồng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng cũ mặc nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Xem thêm     

    26/10/2011, 12:29:25 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
         Nếu bên đối tác biết được là bên ban không có đủ năng lực thực hiện hợp đồng thì họ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã ký kết. Do vậy, Công ty bạn chỉ còn cách là ký lại hợp đồng lao động với chuyên gia kia để có đủ điều kiện thời gian tham gia, thực hiện dự án đó.
  • Xem thêm     

    25/10/2011, 10:56:19 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Luật sư chưa hiểu nội dung trình bày của bạn!
  • Xem thêm     

    25/10/2011, 10:30:12 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
              1. Nếu khi chuyển công tác, bạn đã bàn giao toàn bộ công việc cho người kế nhiệm thì trách nhiệm thực hiện tiếp tục công việc đó thuộc về người kế nhiệm, bạn không còn phải chịu trách nhiệm với những công việc phát sinh sau thời điểm bàn giao công việc.
              2. Đối với việc thẩm định hồ sơ và giá trị pháp lý của hồ sơ vay vốn thì bạn phải có trách nhiệm (bởi bạn là người ký hồ sơ). Còn việc thu hồi vốn và thanh lý hợp đồng thuộc về người kế nhiệm.
    Tóm lại, bạn chỉ phải chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm, còn những công việc phát sinh sau khi bàn giao thì thuộc về người khác.
  • Xem thêm     

    25/10/2011, 12:29:52 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    1. Với các loại Hợp đồng lao động  bạn phải tuân thủ quy định tại Điều 27 BLLĐ (Nếu doanh nghiệp của bạn đã có nhân viên pháp chế hoặc quản lý nhân sự thì họ có thể giúp bạn thực hiện ký kết hợp đồng theo yêu cầu của bạn và tuân thủ quy định tại Điều 27 BLLĐ).
    2. Với việc đặt cọc thì bạn không thể ghi trong H ĐLĐ mà có thể ký một hợp đồng khác theo quan hệ pháp luật dân sự. Bạn có thể liên hệ với LS ở diễn đàn này hoặc LS Long theo số 0988823338 để được tư vấn và soạn thảo HĐ.

  • Xem thêm     

    25/10/2011, 12:12:55 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Bạn cần ký hợp đồng lao động với người ngoài công ty đó là có thể đủ điều kiện thực hiện hợp đồng tư vấn giám sát hoặc ký hợp đồng uỷ quyền cho người ngoài công ty thực hiện (nếu chủ công trình A đồng ý)
  • Xem thêm     

    25/10/2011, 11:37:45 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Luật sư nhất trí với ý kiến của bạn. Nếu thỏa thuận đặc cọc ghi trong HĐLĐ thì bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 47/2010. Do vậy, bạn chỉ có thể thỏa thuận đặt cọc theo quy định của BLDS trong giao dịch dân sự.
  • Xem thêm     

    24/10/2011, 08:59:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:
         1. Theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật lao động thì có 3 loại Hợp đồng lao động là: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm đến 3 năm và Hợp đồng theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định thời hạn dưới 1 năm.
          Do vậy nếu lần đầu bạn ký hợp đồng mùa vụ, lần 2 hai ký hợp đồng xác định thời hạn 1 năm đến 3 năm, sau đó ký HĐLĐ không xác định thời hạn là vẫn phù hợp quy định pháp luật (không được ký  liên tiếp 3 hợp đồng không xác định thời hạn là được).
          2. Việc đặt cọc trong hợp đồng lao động pháp luật không quy định, cũng không cấm. Do vậy, bạn có thể căn cứ vào quy định của BLDS để thỏa thuận đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng.
4 Trang <1234>