Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    05/12/2011, 09:40:12 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Về nguyên tắc bạn chỉ được xây dựng trong phạm vi diện tích đất đã được cấp GCN QSD đất. Phần diện tích ngoài giấy chứng nhận là thuộc quy hoạch hành lang an toàn giao thông và có thể là rãnh thoát nước... Do vậy, bạn muốn được xây dựng diện tích ngoài Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn phải kiểm tra lại quy hoạch khu vực đó xem đã có thay đổi gì không? Trước đây phần diện tích ngoài sổ đó do "vướng" quy hoạch nên không được cấp GCN. Bạn cần liên hệ với cán bộ địa chính phường hoặc phòng tài nguyên và môi trường để tìm hiểu thêm thông tin về quy hoạch. Nếu nay quy hoạch sử dụng đất có điều chỉnh thay đổi, phần diện tích đất đó đủ điều kiện được công nhận quyển sử dụng đất thì gia đình bạn mới có thể được "hợp thức hóa" và mới được phép xây dựng.
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 09:30:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
             Việc bạn của bạn có được bảo lãnh để tại ngoại hay không phụ thuộc vào thái độ thành khẩn của bị can, nhân thân , khả năng bồi thường, khắc phục hậu quả và hoàn cảnh gia đình của bị can. Nếu xét thấy việc tại ngoại không ảnh hưởng đến quá trình điều tra và không có nguy cơ bỏ trốn thì Cơ quan điều tra có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên đối với tội cướp giật thì khả năng bị can được tại ngoại là không nhiều trừ một số trường hợp bị can có hoàn cảnh đặc biệt.
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 09:19:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
             Khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 26/7/2007 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp có quy định như sau:
            "Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được quy định như sau:
     Đất trồng cây lâu năm:

    a) Không quá hai mươi (20) ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

    b) Không quá năm mươi (50) ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.".
            Do vậy, nếu xã, phường, thị trấn nơi bạn nhận chuyển nhượng là thuộc trung du, miền núi thì bạn mới có thể nhận chuyển nhượng thêm 30ha nữa (tổng diện tích không quá 50ha). Còn nếu địa bàn đó thuộc xã, phường, thị trấn ở đồng bằng thì bạn không được nhận chuyển nhượng thêm 30ha nữa (hạn mức nhận chuyển nhượng không quá 20ha).
            Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 26/7/2007 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp để biết thêm chi tiết (Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007).

  • Xem thêm     

    05/12/2011, 12:55:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn boycodon1025 !
             Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn chưa hoàn tất do hồ sơ chưa hợp lệ do vậy bạn phải thực hiện lại thủ tục theo quy định của pháp luật. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận mà có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
             Ý bạn muốn hỏi về việc giấy tờ sai sót thì bạn có vi phạm pháp luật không?
             Bạn thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này chỉ với tư cách là người đại diện theo ủy quyền. Do vậy cá nhân bạn chỉ phải chịu trách nhiệm nếu bạn thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền. Nếu bạn chỉ thực hiện nội dung ghi trong giấy ủy quyền thì người ủy quyền cho bạn phải chịu trách nhiệm đối với những việc bạn đã thực hiện theo nội dung ủy quyền.
            Việc khai nhận di sản không đúng pháp luật nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chưa gây hậu quả gì nghiêm trọng. Do vậy, nếu bạn hoặc người ủy quyền cho bạn có gian dối trong việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế  (không khai hết các thừa kế) nhưng chưa gây thiệt hại đến các thừa kế khác ... nên chưa đến mức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
           
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 11:57:55 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Luật sư đã trả lời
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 11:57:34 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Để thực hiên thủ tục khiếu nại đúng pháp luật và đạt hiệu quả, bạn cần cung cấp đầy đủ hồ sơ để Luật sư nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý cho bạn.
  • Xem thêm     

    05/12/2011, 11:55:24 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, cảm ơn bạn!
    Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với Luật sư để được trợ giúp.
  • Xem thêm     
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 10:17:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Vụ việc của gia đình bạn đã được giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của UBND cấp huyện. Do vậy nếu bạn không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đó thì có quyền khiếu nại đến UBND cấp tỉnh để được giải quyết hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Tòa án hành chính sẽ thụ lý vụ án của gia đình bạn nếu vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 4, Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn luật tố tụng hành chính, cụ thể như sau:

    "Điều 4. Điều kiện thụ lý khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai quy định tại Điều 3 NQ số 56

    1. Toà án chỉ thụ lý giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai (nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật đất đai năm 2003) quy định tại Điều 3 NQ số 56 khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Việc khởi kiện được thực hiện trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011);

    b) Người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực (ngày 01-7-2011) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và họ chưa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân hoặc đã khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân, nhưng Toà án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

    2. Đối với trường hợp Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án nêu tại điểm b khoản 1 Điều này và đương sự có đơn khởi kiện thì Tòa án căn cứ vào Điều 3 NQ số 56 để thụ lý giải quyết.

    3. Khi thụ lý giải quyết các khiếu kiện quy định tại Điều 3 NQ số 56 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, ngoài việc yêu cầu đương sự cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 72 của Luật tố tụng hành chính thì phải yêu cầu người khởi kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 01-6-2006 đến ngày Luật tố tụng hành chính có hiệu lực. Trường hợp người khởi kiện không thể cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho việc họ đã thực hiện việc khiếu nại thì Toà án yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ về việc người khởi kiện đã thực hiện việc khiếu nại và hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có). Trường hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo là người khởi kiện chưa thực hiện việc khiếu nại thì Toà án không thụ lý giải quyết.

    4. Việc giải quyết các khiếu kiện theo quy định tại Điều 3 NQ số 56 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính."
               2. Vụ việc của gia đình bạn là phức tạp vì trải qua quá trình sử dụng đất kéo dài và có nhiều biến cố. Với thông tin sơ lược mà bạn cung cấp thì chưa đủ để xác định ai đúng ai sai. Tuy nhiên Luật sư có thể trả tư vấn cho bạn một số nguyên tắc sau để bạn tham khảo:
    - UBND cấp xã không phải là cơ quan có thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất nên việc UBND xã lấy đất của gia đình bạn để bán cho người khác là sai;
    - UBND xã cũng không có thẩm quyền lấy đất ao để giao cho 2 gia đình sử dụng làm lối đi;
            Bạn cần cung cấp thêm các thông tin sau: Trong bản đồ qua các thời kỳ có biến động về diện tích, hình thể thửa đất như thế nào? Lý do thay đổi về diện tích và hình thể thửa đất? Tên chủ sử dụng đất qua các thời kỳ có bị thay đổi gì không? Quá trình sử dụng đất gia đình bạn có kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất không? Có đóng thuế không? Diện tích đất đóng thuế là bao nhiêu m2? Xã lấy đất của gia đình bạn để bán cho người khác từ khi nào? Gia đình bạn có biết việc bán đất trái phép và lấn chiếm lối đi không? Có ý kiến gì không? ...
            Bạn cần cung cấp thêm thông tin để luật sư có thể tư vấn cụ thể cho gia đình bạn.

  • Xem thêm     

    04/12/2011, 09:41:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo như sau:

    Điều 19

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

    Điều 20

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền:

    1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;

    2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.


    Điều 23

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:

    1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;

    2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;

    3- Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

    Bạn cũng có thể tham khảo quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai của Luật đất đai năm 2003 như sau:

    Điều 138. Giải quyết khiếu nại về đất đai

    1. Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

    2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    b) Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân;

    c) Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

    3. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại khoản 2 Điều 136 của Luật này.

    2. Đơn khiếu nại cần có những nội dung sau đây:
    - Người khiếu nại;
    - Người bị khiếu nại;
    - Cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu;
    - Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính hay hành vi hành chính;
    - Thời điểm biết được hành vi hành chính hoặc nhận được quyết định hành chính;
    - Lý do cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật (cần làm rõ);
    - Gửi các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 09:21:46 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Không có gì. Chào bạn. Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 09:19:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời câu hỏi của bạn như sau: Theo thông tin mà bạn nêu thì tình trạng hôn nhân của bố mẹ bạn là trầm trong và đủ điều kiện để Tòa án giải quyết cho mẹ bạn được ly hôn theo quy định tại Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình.
    1. Thủ tục ly hôn:
    Mẹ bạn có thể gửi đơn ly hôn tới tòa án nơi bố bạn cư trú để được giải quyết. Trong đơn xin ly hôn mẹ bạn cần trình bày rõ các thông tin sau đây:
           Thông tin về bố bạn (họ tên, ngày tháng, năm sinh, hộ khẩu); Thông tin về mẹ bạn;  Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn, Địa điểm đăng ký kết hôn; Khoảng thời gian chung sống hạnh phúc; Khoảng thời gian mâu thuẫn, Lý do mâu thuẫn; Mâu thuẫn đã được gia đình, cơ quan, tổ chức hòa giải, khuyên can chưa.; Nay tình cảm có thể hàn gắn được không; Cả hai bên có đồng ý ly hôn không..
            Về con chung: Có mấy con, đứa lớn mấy tuổi, đứa nhỏ mấy tuổi; đang sống với ai; Có tranh chấp quyền nuôi con không, có yêu cầu Tòa án giải quyết chia con không; Có thỏa thuận được việc cấp dưỡng cho con không;
            Về tài sản: Có những khối tài sản chung nào? ở đâu? Ai đang quản lý? Nguồn gốc tài sản thế nào? Có thỏa thuận được việc chia tài sản chung không? Nguyện vọng chia tài sản chung thế nào?...
            Kèm theo đơn ly hôn, mẹ bạn phải cung cung cấp cho Tòa án bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bản sao CMND, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của con, Giấy tờ về tài sản... Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin ly hôn theo đường link sau đây
    : http://www.ecolaw.vn/vi/node/282
    2. Chia tài sản khi ly hôn:

            Về nguyên tắc tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó, Tài sản chung thì chia đôi nhưng có xét đến công sức đóng góp của các bên và ưu tiên bảo vệ quyền lợi bà mẹ, trẻ em. Tài sản riêng là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân và những tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản chung là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân hoặc những tài sản có nguồn gốc là tài sản riêng nhưng các bên đồng ý nhập vào thành tài sản chung...
            Thửa đất 160m2 đứng tên mình mẹ bạn nhưng nếu thửa đất đó được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn thì vẫn là tài sản chung vợ chồng (bạn cần tìm hiểu lại nguồn gốc thửa đất đó). Khi ly hôn, thửa đất đó sẽ được chia đôi. Nếu việc chia đôi vẫn đảm bảo nhu cầu và khả năng sử dụng của hai bên thì Tòa án sẽ chia đôi. Nếu không thể chia đôi bằng hiện vật thì một bên sẽ được sử dụng và có trách nhiệm thanh toán giá trị cho bên kia. Bạn có thể tham khảo các quy định tại Chương X luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để biết thêm chi tiết.
           Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể cung cấp thêm thông tin và đặt câu hỏi để luật sư trả lời.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 08:36:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
                   Tôi rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của bạn. Theo luật thì bạn không thuộc trường hợp được hoãn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh của bạn thực sự "éo le", "vợ dại con thơ" thì có thể làm đơn trình bày rõ hoàn cảnh và nguyện vọng để Hội đồng nghĩa vụ quân sự xem xét ,"linh động" cho hoãn đến sang năm... Nếu quân số đã đảm bảo chỉ tiêu cho việc tuyển quân thì những trường hợp khó khăn "ngoài luật" như của bạn cũng sẽ được "hoãn" theo nguyện vọng. Còn nếu bạn cố "cãi lý" thì không có lý gì đâu. Chúc bạn may mắn!
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 08:29:20 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
              Nếu bạn trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính (một số địa phương còn áp dụng bổ sung hình thức cải tạo lao động công ích tại địa phương). Nếu bạn vi phạm quy định về việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì theo điều 8 nghị định số 151/2003/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng), bạn bị xử phạt như sau:

    1. Phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi vắng mặt khi có giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.


    2. Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi gian dối hoặc mua chuộc nhân viên y tế để làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.


    3. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm khoản 1 và 2 điều này còn buộc phải chấp hành các quy định về kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của hội đồng nghĩa vụ quân sự.


    Nếu bạn vi phạm quy định về nhập ngũ thì theo điều 8 nghị định số 151/2003/NĐ-CP, bạn bị xử phạt như sau:


    1. Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm quy định đã ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.


    2. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn buộc phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.


              Nếu bạn đã bị xử lý hành chính mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 259 BLHS, cụ thể như sau:

    Điều 259. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

    1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
      a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
      b) Phạm tội trong thời chiến;
      c) Lôi kéo người khác phạm tội.

  • Xem thêm     

    04/12/2011, 08:16:19 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Đối với việc "cô ấy đã bõ đi cùng tôi":

    Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:


    "1. Quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    2. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi.

    Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

    Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình.

    3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được  xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa  án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình."

                 Như vậy, nếu "cô ấy" đã kết hôn mà bạn lại rủ cô ấy bỏ đi để "chung sống như vợ chồng" (công khai chung sống, làm ăn kinh tế, sinh con đẻ cái...) thì bạn mới vi phạm luật hôn nhân và gia đình và có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 BLHS tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cô ấy là chưa hợp pháp (chung sống sau ngày 01/01/2001 nhưng chưa có đăng ký kết hôn) nên chưa được pháp luật bảo vệ (Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 và Thông tư số 01). Do vậy, hành vi "rủ vợ người khác bỏ trốn" kiểu như "Vợ chồng A Phủ" của bạn chưa đủ căn cứ để xử lý hành chính hoặc hình sự.

    2. Hành vi cưỡng ép kết hôn:

             Về nguyên tắc, hành vi "cưỡng ép kết hôn, cản trở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ" là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình. Vị phạm nhẹ thì bị xử lý hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ theo quy định tại Điều 146 BLHS. Tuy nhiên trong vụ việc của bạn chưa đủ căn cứ để xác định có việc "cưỡng ép kết hôn" bởi "cô ấy đã đồng ý đám cưới" và việc cô ấy không hạnh phúc là do "bị gia đình bên chồng biết được là cô ấy không còn trong trắng nên đối xữ tệ với cô ấy" chứ không phải do cô ấy bị ép lấy chồng nên không có hạnh phúc. Cha mẹ nào chẳng mong muốn con mình lấy chông vao nơi "êm ấm" nên có thể khuyên can, chỉ bảo thậm chí áp đặt con cái trong việc lựa chọn tình cảm... Tuy nhiên mong muốn ấy, hành vi ấy của các "phụ huynh" có "phạm luật" hay không và có thể bị xử lý đến đâu lại là chuyện khác. Chúng ta cũng nên thông cảm với tâm lý của người làm cha, làm mẹ. Nếu cha mẹ can thiệp, cản trở tình yêu, hôn nhân của con cái thì con cái cũng cần phải xem lại tình cảm của mình: Bố mẹ thì luôn mong muốn điều tốt đẹp cho con mình, vậy tại sao tình yêu của mình lại chưa đủ sức thuyết phục cha mẹ, chưa đủ để tạo niềm tin cho "người lớn"?... Trong vụ việc của bạn chưa có căn cứ để bạn "kiện ông bố vợ tương lai" đó! Do vậy, nếu bạn muốn chung sống lâu dài với cô ấy thì bạn nên quên đi chuyện cũ và gắng làm lại mọi việc từ đầu cho tốt hơn.
           Chúc bạn hạnh phúc!
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 07:28:39 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Không có gì. Nếu cần tư vấn thêm bạn có thể đặt câu hỏi để luật sư trả lời. Chào bạn.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 07:24:42 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
               Gia đình bạn có hai vợ chồng và một con nhỏ 6 tháng tuổi. Vợ bạn cũng có khả năng lao động và có thể mang lại thu nhập nuôi sống gia đình (?) do vậy bạn không phải là "lao động duy nhất" trong gia đình nên không thuộc diện được hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 29 Luật nghĩa vụ quân sự.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 07:19:58 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Do thông tin bạn nêu ra chưa đầy đủ nên Luật sư trả lời câu hỏi của bạn trên cơ sở nguyên tắc pháp luật như sau:
            1. Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của bạn là thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng của bạn thỏa thuận chuyển nhượng diện tích, kích thước bao nhiêu thì bạn chỉ được quyền sử dụng diện tích đất đó. Nếu diện tích sử dụng thực tế lớn hơn diện tích bạn nhận chuyển nhượng thì chứng tỏ bạn đang sử dụng cả phần đất của người khác (có thể là chủ cũ). Do vậy bạn không thể "hợp thức hóa" được diện tích này. Nếu chủ sử dụng phần đất đó đòi lại diện tích mà bạn đang sử dụng vượt quá diện tích bạn nhận chuyển nhượng thì bạn phải trả lại diện tích đó.
            2. Bạn chưa nói rõ lý do 1.4m không được phép xây dựng là gì? Nếu phần diện tích đất đó nằm trong quy hoạch thì bạn không được phép xây dựng mới mà chỉ được sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi bị thu hồi.
    Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để luật sư trả lời cụ thể và chính xác cho bạn.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 10:28:30 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           Nếu ngôi nhà đó không phải của nhà bạn thì trước sau vẫn phải trả. Theo thông tin bạn nêu ra thì gia đình bạn  sử dụng ngôi nhà đó với tư cách là ở nhờ chứ không phải là chủ sở hữu hợp pháp (không phải là do mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế...). Do vậy, nếu gia đình bạn cố ở thì chỉ "cầm cự" được khoảng 2-3 năm. Do vậy, cách tốt nhất là gia đình bạn nên thỏa thuận với Cô 3 thì hơn.
  • Xem thêm     

    04/12/2011, 10:04:30 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1.                  Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai năm 2003, cụ thể như sau:

    Điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    ........

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993”.

             Như vậy, giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở được xác lập trước ngày 15/10/1993, nay không có tranh chấp và được UBND xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993 thì mới đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất (đất có giấy tờ) theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật đất đai.

             Trường hợp của gia đình bạn: Hợp đồng chuyển nhượng ký kết sau ngày 15/10/1993, không có công chứng, chứng thực nên không đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1, Điều 50 Luật đất đai. Tuy nhiên, nếu bên chuyển nhượng đã có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 50 Luật đất đai thì cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai để công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn, cụ thể như sau:

    Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất”.

     Do vậy để biết trường hợp của gia đình bạn có đủ điều kiện được cấp GCN QSD đất hay không thì bạn phải kiểm tra lại xem bên chuyển nhượng đã có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 50 Luật đất đai hay không, cụ thể các giấy tờ đó như sau:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. ”.

    Bạn cũng cần kiểm tra lại xem trong hợp đồng chuyển nhượng đã có đầy đủ chữ ký của bên chuyển nhượng hay chưa.

    Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn không đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật đất đai) nhưng các bên không có tranh chấp, vẫn muốn thực hiện việc chuyển nhượng như hợp đồng đã ký kết năm 1997 thì chỉ còn cách là xin cấp GCN QSD đất cho bên chuyển nhượng (nếu bên chuyển nhượng đủ điều kiện được cấp GCN QSD đất) sau đó các bên ký lại hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, sau đó thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.

    2.                  Hậu quả pháp lý đối với hợp đồng chuyển nhượng của gia đình bạn nếu có tranh chấp xảy ra

    Nếu vụ việc có tranh chấp thì tòa án sẽ căn cứ vào các quy định tại mục 2.3 Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:

    2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

    a) Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự, khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

    a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

    a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

    a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

    a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003;

    a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

    a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

    b) Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.3 mục 2 này.

    b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này (Chưa có giấy chứng nhận), nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

    b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này (HỢP ĐỒNG VIẾT TAY, CHƯA CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN), nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch.”.

            Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để Luật sư tư vấn cụ thể, chính xác cho gia đình bạn.