Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

96 Trang «<61626364656667>»
  • Xem thêm     

    15/09/2014, 09:12:13 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Khoản 4 Điều 122 Luật Bảo hiểm Xã hội quy định tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp hưởng chế độ tử tuất, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì cơ quan bảo hiểm xã hội đã không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Bạn có thể yêu cầu cơ quan BHXH trả lời cụ thể bằng văn bản vì lý do gì mà không thanh toán, đồng thời khiếu nại trực tiếp với cơ quan BHXH tỉnh đề nghị giải quyết.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    15/09/2014, 02:55:30 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    chào bạn!

    -Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:

    Điều 53. Mức cấp dưỡng

    1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Điều 54. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

    Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    -Trường hợp muốn thay đổi phương thức cấp dưỡng thì anh bạn có thể thỏa thuận với vợ (cũ), trong trường hợp không thỏa thuận được có thể làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết (nêu rõ lý do muốn thay đổi phương thức cấp dưỡng).

    - Nghĩa vụ theo luật định, thì anh bạn chỉ phải trợ cấp 500k/ tháng. Còn ngoài ra anh bạn có thể trợ cấp cho con theo bất cứ phương thức nào như mua quần áo, sách , truyện,…

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    15/09/2014, 02:42:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”.

    Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người chồng cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu người chồng vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, cụ thể là:

    “Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà

    1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

    2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.

    Như vậy, theo đó chồng bạn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt  mà không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ  vẫn giải quyết yêu cầu ly hôn cho bạn kể cả khi chồng bạn không chịu có mặt tại phiên tòa.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    15/09/2014, 08:59:13 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Công ty được phép hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề trong phạm vi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.

    Như vậy, để làm Đại lý buôn bán sản phẩm như bạn nêu trên, công ty bạn phải đáp ứng 2 điều kiện.

    1. Có ngành nghề kinh doanh buôn bán sản phẩm "hạt nhựa"

    Trong thư bạn không nêu rõ "hạt nhựa" của Tập đoàn bên Đài Loan mà Công ty bạn sẽ tiến hành thực hiện đại lý buôn bán là sản phẩm như thế nào, do vậy chúng tôi chưa thể tư vấn chi tiết cho bạn.

    2. Có ngành nghề "Đại lý, môi giới, đấu giá" thuộc mã ngành  4610, chi tiết: Đại lý thương mại.

    Như vậy, trong ĐKKD của bạn, cần bổ sung ngành nghề kinh doanh buôn bán sản phẩm sẽ nhập khẩu và bổ sung chi tiết "Đại lý thương mại" trong mã ngành 4610 như trên.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    13/09/2014, 09:00:35 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!
    Luật Nam Long xin tư vấn như sau:

    Với trường hợp của bạn, ngân hàng k có quyền bắt giữ bạn trái pháp luật nên ở khoản này bạn không cần lo lắng.

    Còn việc bạn không có khả năng thanh toán cho Ngân hàng thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên Ngân hàng để tìm được thỏa thuận phù hợp nhất giữa 2 bên.
    Mọi chi tiết, bạn có thể liên hệ với Luật Nam Long

    Chúc bạn sớm giải quyết được sự việc.
    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 11:51:21 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


     

    Chào bạn!

    Trước tiên, tôi đưa ra một số ý kiến đối với trường hợp của bạn như sau:

    - Thứ nhất, bạn cần xác định các hình ảnh công trình  trên trang Wed của bạn có thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không. Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Với các hình ảnh thông thường, chỉ phản ánh thế giới khách quan mà không mang tính sáng tạo của tác giả và không thuộc lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật thì không được bảo hộ quyền tác giả, bạn không thể thực hiện quyền yêu cầu xử phạt hành vi của phía bên kia về việc vi phạm Quyền tác giả.

    - Nếu các hình ảnh trên thuộc đối tượng bảo hộ của quyền tác giả, bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính. Trong nội dung đơn, bạn cần trình bày rõ các vấn đề sau :

    1. Đối tượng bị xâm phạm là gì; Chứng minh các đối tượng trên là tác phẩm, được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

    2.  Tài liệu chứng minh quyền tác giả của bạn/công ty bạn đối với đối tượng bị xâm phạm : tác giả, quá trình, thời điểm tạo ra, công bố những đối tượng trên. (bạn cần đưa ra các tài liệu hoặc chứng cứ rõ  ràng thể hiện vấn đề này, đặc biệt là Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền tác giả)

    3. Phân tích những hành vi được nghi ngờ là vi phạm quyền tác giả thông qua việc so sánh, đánh giá mức độ giống nhau, thời điểm các tác phẩm trên bị xâm phạm.

    Trân trọng !

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 05:34:41 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào ban!

    Vấn đề của bạn, chúng tôi trả lời như sau: 

    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với cơ quan Nhà nước. Quyền, nghĩa vụ và chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.

    Công ty của bạn có người đại diện là người có quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn có quyền ký kết, thực hiện các giao dịch, hợp đồng với đối tác nhân danh công ty và vì lợi ích công ty. Do đó có quyền đại diện cho công ty ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định bắt buộc phải được công chứng. Việc công chứng HĐ này được công chứng viên thực hiện tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 05:33:06 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Thủ tục thành lập công ty được quy định tại các văn bản: Luật doanh nghiệp 2005, nghị định 43/2010/NĐ-CP, nghị định 102/2010/NĐ-CP, thông tư 01/2013/TT-BKHĐT. Để thành lập công ty TNHH 1 TV có ngành nghề kinh doanh sản xuất thức ăn gia súc, bạn cần thực hiện các bước sau:

    1. Soạn thảo hồ sơ

    - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

    - Dự thảo điều lệ;

    - CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật bản sao có chứng thực;

    Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi Đăng ký kinh doanh theo mã ngành: 

    1080

     

    Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

    2. Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) nơi công ty đặt trụ sở chính.

    3. Nhận Giấy chứng nhận ĐKKD sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ;

    Nhận dấu pháp nhân và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu sau 04 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận ĐKDN.

    Về Thuế:

    Với mức vốn 500.000.000 công ty bạn nộp thuế môn bài hằng năm là 1000.000 VNĐ.

    Công ty không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    Đối với nhân viên công ty, nếu có thu nhập sau khi trừ đi khoản: giảm trừ gia cảnh trên 9.000.000 đồng/tháng mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    Thuế GTGT có hóa đơn thì mới phải nộp.

    Thuế Thu nhập doan nghiệp tùy vào doanh thu và chi phí để tính bạn nhé.

    Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ vào số hotline để biết thêm chi tiết.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 05:09:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự của người gây thương tích cho bạn:

    Theo quy định của BLHS, người gây thương tích cho bạn có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn yếu tố cấu thành của tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 104. Cụ thể:

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    Như vậy, mặc dù tỷ lệ thương tật của bạn dưới 11%, tuy nhiên bạn bị gãy 4 chiếc răng, nên có thể xét vào trường hợp “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” được hướng dẫn chi tiết tại Điểm 1 mục 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành, theo đó:

    “Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân" là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

    Thứ hai, Về vấn đề Bồi thường thiệt hại.

    Bạn có thể yêu cầu người gây thương tích cho bạn phải bồi thường thiệt hai do sức khỏe bị  xâm phạm. Mức thường được quy định tại Điều 609, BLDS, theo đó:

    1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 05:05:08 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Trong trường hợp của bạn, Sở kế hoach và Đầu tư có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2005:

    "Điều 165. Xử lý vi phạm

    1. Người có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông, chủ nợ của doanh nghiệp hoặc người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    2. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:

    [...]

    đ) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục;

    [...]

    Đồng thời, theo quy định tại khỏa 6 Điều 158 Luật doanh nghiệp 2005, đối với các đơn vị bị thu hồi Đăng ký kinh doanh, phải thực hiện thủ tục giải thể trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD, nếu trong 6 tháng không thực hiện thủ tục giải thể thì bị coi như đã giải thể. Sở kế hoạch đầu tư tiến hành xóa tên đơn vị đã bị thu hồi GCNĐKKD. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 04:55:35 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 thì Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà bao gồm:

    1. Thiết bị y tế:

    Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.

    2. Nhân sự:

    a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng;

    b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

    3. Phạm vi hoạt động chuyên môn:

    a) Chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sỹ;

    b) Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.

    Như vậy, khác với Thông tư số 07/2007/TT-BYT, quy định mới của BYT chỉ yêu cầu người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải đáp ứng được các điều kiện nhất định.

    Do vậy, bạn có thể đứng tên thành lập cơ sở chăm sóc sức khỏe. Trình tự như sau:

    1. Tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, trong đó có ngành chăm sóc sức khỏe.

    2. Thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà. 

    Bạn có thể xem xét trình tự cụ thể tại các văn bản:

    + Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ;

    + Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế

    + Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 08/1/2013 của Bộ Tài chính

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 04:40:19 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Đề mở cửa hàng chuyên kinh doanh về mặt hàng nước giải khát với quy mô nhỏ trong Hộ gia đình, bạn có thể lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh cá thể, có ngành nghề: Kinh doanh mặt hàng nước giải khát. Thủ tục được thực hiện tại UBND Quận (huyện) nơi bạn mở Hộ kinh doanh.

    Việc thành lập Hộ kinh doanh cá thể được quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP, Nghị định 102/2010/NĐ-CP, Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT, theo đó cần các giấy tờ sau:

    1. Giấy đề nghị Đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu);

    2. Chứng minh nhân dân bản sao của tất cả các thành viên;

    3. Danh sách thành viên Hộ kinh doanh;

    4. Hợp đồng thuê nhà (nếu là địa điểm thuê), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản photo);

    Sau khichuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn tới Bộ phận 1 cửa UBND quận (huyện) nơi mở hộ kinh doanh, kết quả đăng ký kinh doanh sẽ có sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Khi đăng ký kinh doanh chưa cần hợp đồng với các đối tác bạn nhé.

    Chúc bạn sức khỏe và công việc thuận lợi!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 04:31:24 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Bạn có thể tham khảo mẫu sau nhé!

    3.  Nội dung hoạt động:

    Nội dung hoạt động: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Cụ thể:

    - Văn phòng liên lạc, đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp;

    - Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới;

    - Văn phòng tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ;

    4. Người đứng đầu văn phòng đại diện: 

    Nếu người đứng đầu VPĐD vẫn là Giám đốc công ty thì điền đầy đủ thông tin của người đó theo mẫu. Công ty có Quyết định bổ nhiệm trưởng VPDD, người được bổ nhiệm đồng thời là Giám đốc công ty. Điều này hoàn toàn hợp pháp.

    5. Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):

    Tên chi nhánh: ...............................................................................................................

    Địa chỉ chi nhánh: .........................................................................................................

    Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh: ............................................................

    Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): .................................................................................................................

    6. Thông tin đăng ký thuế:

    STT

    Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế

    1

    Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):

    Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ……………………………………

    Xã/Phường/Thị trấn: …………………………………………………..

    Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ……………………...

    Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………

    Điện thoại: …………………………………Fax: …………………..

    Email: …………………………………………………………………

    2

    Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh được dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì không cần kê khai nội dung này): …../…../…….

    3

    Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):

    Hạch toán độc lập

     

     

     

    Hạch toán phụ thuộc

     

    X        

     

     

     

    4

    Năm tài chính:

    Áp dụng từ ngày 01/01 đến ngày 31/12

    (ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)

    5

    Tổng số lao động (dự kiến): 10 người

    6

    Đăng ký xuất khẩu (có/không): Không

    7

    Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):

    Tài khoản ngân hàng: ……………………………………………….

    Tài khoản kho bạc: ………………………………………………….

    8

    Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):

    Giá trị gia tăng

     

     

     

    Tiêu thụ đặc biệt

    Thuế xuất, nhập khẩu

    Tài nguyên

    Thu nhập doanh nghiệp

     

     

     

     

    Môn bài

     

    X         

     

    Tiền thuê đất

    Phí, lệ phí

    Thu nhập cá nhân

    Khác

     

     

    9

    Ngành, nghề kinh doanh/Nội dung hoạt động chính[1]:

     Văn phòng liên lạc, đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp;


    Về thông tin Đăng ký thuế trong bảng trên, VPDD có chế độ hạch toán phụ thuộc, chỉ phải nộp Thuế môn bài tại nơi có VPDD nên đánh dấu X vào ô Hạch toán phụ thuộc và Thuế môn bài. Số lượng lao động dự kiến bao nhiêu điền vào bấy nhiêu. Năm tài chính từ 01/01 đến 31/12, không đăng ký xuất khẩu.

    Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên lạc qua số điện thoại hotline (dưới đây) hoặc email luatnamlong@gmail.com bạn nhé.

    Trân trọng!

     

     

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 04:19:05 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Điều 10 Luật phòng, chống thiên tai 2013 thì Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ được thành lập ở cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý. Quỹ phòng, chống thiên tai không bao gồm ngân sách nhà nước và không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

    Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai gồm:

    a) Đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài tại địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

    b) Các nguồn hợp pháp khác.

    Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài có nghĩa vụ phải đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai. Mức đóng góp được quy định tại Điều 9 Nghị định 50-CP năm 1997 về Quy chế thành lập và hoạt động của quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương, cụ thể: Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng tại địa phương mỗi năm nộp hai phần vạn trên tổng số vốn sản xuất kinh doanh nhưng không quá năm triệu đồng và được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông.

    Nếu tổ chức không nộp đủ nghĩa vụ đóng góp quỹ theo quy định thì cơ quan thu quỹ đề nghị với cơ quan Ngân hàng cắt chuyển kinh phí từ tài khoản của Tổ chức đó vào tài khoản Quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 11:45:14 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Để thành lập Doanh nghiệp về môi giới tài chính (không bao gồm cho thuê tài chính), bạn có thể lựa chọn loại hình Công ty TNHH, CTCP, Công ty Hợp danh hay Doanh nghiệp tư nhân tùy theo nhu cầu và khả năng của bạn, Đăng ký kinh doanh với các mã ngành sau:

    6419: Hoạt động trung gian tiền tệ khác 

    6499 : Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu( trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội ) 

    6612 : Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán 

    6619 : Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu 

    Thành lập doanh nghiệp gồm các bước:

    1. Soạn thảo hồ sơ:

    Hồ sơ thành lập bao gồm:

    - Giấy đề nghị ĐKDN (theo mẫu);

    - Dự thảo điều lệ;

    - Danh sách thành viên (theo mẫu);

    - CMND/Hộ chiếu của thành viên là cá nhân; ĐKKD nếu thành viên là tổ chức.

    2. Nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    3. Nhận Giấy chứng nhận ĐKDN sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    4. Lấy dấu pháp nhân công ty sau 04 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận ĐKDN.

    Trân trọng!

     
  • Xem thêm     

    12/09/2014, 11:30:24 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Vì giao dịch chuyển nhượng vốn trong doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định tại Điều 6 Nghị đinh 222/2014/NĐ-CP, Trong trường hợp này bạn chỉ cần ghi phần Hình thức thanh toán là Chuyển khoản qua Ngân hàng bạn nhé.

    Điều 6 Nghị định 222/2014/NĐ-CP quy định về thanh toán bằng tiền mặt quy định:

    "Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp

    1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp."

    Do đó, khi làm hồ sơ, trong Hợp đồng chuyển nhượng, Biên bản thanh lý Hợp đồng và các Giấy tờ khác, bạn chỉ cần thay đổi hình thức thanh toán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng (Không cần giấy tờ chứng minh). Sau đó bạn nộp lại Hồ sơ tại bộ phận một cửa - Sở kế hoạch đầu tư nhé.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 11:21:53 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp của Công ty bạn hoàn toàn được pháp luật cho phép bạn nhé.

    Pháp luật hạn chế Giám đốc Công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc của Công ty khác.

    Đối với Giám đốc  là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH, hoàn toàn được phép giữ chức Phó Giám đốc của Công ty cổ phần khác. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 11:12:22 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

     Vấn đề của bạn, luật sư trả lời như sau:

    1. Trường hợp bên bạn kinh doanh dưới hình thức "doanh nghiệp", bạn phải thực hiện thủ tục "đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp".

    Thành phần hồ sơ bao gồm:

    - Thông báo lập Chi nhánh

    - Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng quản trị CTCP/HĐTV Công ty TNHH về việc lập Chi nhánh của doanh nghiệp.

    Đối với DNTN, công ty TNHH 1 TV cần: Quyết định bằng văn bản của chủ sơ hữu doanh nghiệp về việc lập Chi nhánh của doanh nghiệp.

    - Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh.

    - Bản sao hợp lệ Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của Người đứng đầu Chi nhánh

    - Các tài liệu khác: Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Người đứng đầu chi nhánh hoặc/và của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu Chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề.

    Nộp hồ sơ tại Phòng ĐKKD thuộc Sở KH-ĐT, thời hạn giả quyết: 5 ngày làm việc

    2. Trường hợ bên bạn kinh doanh dưới hình thức "Hộ Kinh doanh" thì bạn không được mở thêm chi  nhánh để kinh doanh.

    Doanh nghiệp của bạn có nhu cầu thành lập chi nhánh để kinh doanh, có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm về thủ tục.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 10:51:41 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Thắc mắc của bạn chúng tôi chia sẻ như sau:

    Vợ bạn bị công ty cho thôi việc vì lý do khó khăn kinh tế, đây  không phải trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng mà phải báo trước 45 ngày.

    Vấn đề người sử dụng lao động vì lý do khó khăn kinh tế mà phải cho một bộ phận người sử dụng lao động nghỉ việc được giải quyết theo quy định tại Điều 44 BLLĐ 2012.

    Căn cứ vào quy định nêu trên, vợ bạn thuộc trường hợp được trợ cấp mất việc làm. 

    Điều 49 BLLĐ, quy định về trợ cấp mất việc làm như sau:

    1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

    Trân trọng kính chào!

  • Xem thêm     

    12/09/2014, 10:26:13 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo điều 271 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định: 

    1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    2. Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất  từ 2,5 mét trở lên.

    Theo điểm 1, khoản 7.12 quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phần quy định về kiến trúc đô thị thì : Từ tầng 2 trở lên, các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi . chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh ít nhất 2 mét. khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh.

    Trường hợp có thỏa thuận về việc mở cửa sổ, nếu thỏa thuận bị hủy bỏ thì việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên không phải thương lượng, xét xử.

    Vì vậy trường hợp của bạn thì nhà bên cạnh đã vi phạm luật xây dựng về các quy chuẩn xây dựng. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau bạn có thể yêu cầu ủy ban nhân dân phường xem xét giải quyết, hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.

    Trân trọng!

     
96 Trang «<61626364656667>»