Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang <1234567>»
  • Xem thêm     

    19/09/2018, 09:51:27 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Khi tài sản chung theo phần chưa được phân chia thì mỗi đồng sở hữu chỉ được quyền định đoạt trong phần quyền của mình, tương ứng với giá trị của mỗi phần tài sản. 

    Theo thông tin bạn nêu thì tài sản của cá nhân trong hộ gia đình gồm nhiều thửa đất chưa chia, bởi vậy nếu có một cá nhân trong hộ gia đình đó muốn lập di chúc thì nội dung chỉ định đoạn chung chung là giá trị phần quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung của hộ gia đình đó.. thuộc về người thưa kế là ... khi người này qua đời. 

    Nếu ghi cụ thể về vi trí, diện tích, kích thước thửa đất của mình khi chưa có sự thống nhất phân chia với các đồng sở hữu khác thì nội dung di chúc là vô hiệu. 

  • Xem thêm     

    19/09/2018, 08:58:06 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở năm 2014 thì nhà đất của hộ gia đình, cá nhân thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mới được thực hiện việc tặng cho, chuyển nhượng. Theo thông tin bạn nêu thì nhà đất của bố mẹ bạn chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản nên chưa thẻ thực hiện được thủ tục tặng cho. việc tặng cho bằng giấy tờ viết tay, không có công chứng, chứng thực, chưa được sang tên là không được pháp luật ghi nhận.

    2. Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình thì tài sản riêng bao gồm: Tài sản có trước hôn nhân, tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân và tài sản có nguồn gốc là tài sản riêng. Vì vậy, nếu sau khi bạn kết hôn mà che mẹ bạn mới tặng cho riềng mình bạn căn nhà đó thì ngôi nhà đó vẫn là tài sản riêng của bạn, nếu phải ly hôn thì bạn không phải chia cho vợ.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: 

     

    Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

  • Xem thêm     

    19/09/2018, 08:43:06 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Nếu bạn bị bên cho vay khởi kiện tới tòa để đòi tiền thì bạn phải trả tiền gốc và tiền lãi không quá 20%/năm theo quy định sau đây của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

    Điều 468 . Lãi suất cho vay

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
    2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

     

  • Xem thêm     

    17/09/2018, 09:49:21 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Trong vụ án này, bạn là nguyên đơn và đã xét xử sơ thẩm, bạn không có kháng cáo vì vậy tại giai đoạn phúc thẩm, người kháng cáo phải có nghĩa vụ có mặt khi tòa án triệu tập, nếu người kháng cáo vắng mặt lần thứ 2 mà không có lý do chính đáng thì coi như từ bỏ yêu cầu kháng cáo, tòa án cấp phúc thẩm sẽ từ bỏ nội dung kháng cáo.

    Còn bạn là người không có kháng cáo, nếu triệu tập hợp lệ mà bạn vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bạn. Bạn cần liên hệ với TAND cấp phúc thẩm để lấy bản án hoặc quyết định phúc thẩm. Nếu tòa án tuyên án hoặc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm thì tòa án phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho bạn.

    Bạn tham khảo quy định pháp luật sau đây trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

    Điều 296. Hoãn phiên tòa phúc thẩm

    1. Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.

    2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

    3. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.

    Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.

    Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.

    Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

    4. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật này.

    Điều 315. Gửi bản án, quyết định phúc thẩm

    1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

    Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.

    2. Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.

    Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được Tòa án cấp phúc thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước.

    Bản án, quyết định phúc thẩm có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật phải được Tòa án cấp phúc thẩm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, quyết định cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.

    3. Bản án phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ trường hợp có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

  • Xem thêm     

    16/09/2018, 11:20:34 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Vay tiền cho người lạ là chuyện hiếm gặp. Bạn có thể trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết. Vụ việc như bạn trình bày ở trên có dấu hiệu của tội lừa đảo hoặc tội cưỡng đoạt tài sản.

    Còn nếu mẹ bạn tự nguyện bảo lãnh hoặc tự nguyện vay tiền và cho người khác vay lại thì đó là quan hệ dân sự, nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. 

  • Xem thêm     

    16/09/2018, 11:18:03 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:


    Theo quy định của luật đất đai và Bộ luật dân sự thì khi bố mẹ bạn còn sống, bố mẹ bạn cho ai tài sản là quyền của bố mẹ bạn. Việc cho con tài sản khi bố mẹ còn sống không làm mất quyền thừa kế của con khi bố mẹ qua đời.

    Vì vậy, khi bố mẹ bạn qua đời thì những tài sản còn lại chưa định đoạt là di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Theo thông tin bạn nêu thì bố mẹ bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không lập di chúc nên thửa đất đó sẽ được xác định là di sản thừa kế cho bố mẹ bạn để lại không có di chúc. Để định đoạt, sang tên thửa đất đó thì gia đình bạn cần thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế đối với di sản mà bố mẹ bạn để lại. Văn bản khai nhận thừa kế bắt buộc phải có chữ ký của tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ thứ nhất của bố, mẹ bạn. Nếu một trong những người thừa kế của bố mẹ bạn không đồng ý ký văn bản khai nhận thừa kế để sang tên toàn bộ thửa đất đó cho một trong số các anh em thì buộc phải phân chia thừa kế theo thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án phân chia thừa kế theo quy định pháp luật, khi đó trước pháp luật thì phần quyền thừa kế trong các anh em là như nhau.

    Vì vậy, trong vụ việc của gia đình bạn chỉ có một giải pháp tối ưu nhất là thuyết phục các anh, chị em ký văn bản khai nhận thừa kế để sang tên cho bạn. Nếu các anh, chị em đòi hỏi quyền lợi thì bạn cần thương lượng mức hưởng thừa kế của mỗi người sao cho phù hợp, để bạn khỏi thiệt thòi. Còn nếu để chia thừa kế theo pháp luật thì phần quyền thừa kế của mỗi người là bằng nhau sau khi đã trừ một phàn công sức kho người duy tu, bảo quản tài sản. 

    Bạn tham khảo một số quy định sau đây về thừa kế của Bộ luật dân sự năm 2015:

    Điều 609. Quyền thừa kế

    Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

    Điều 610. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

    Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

    1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

    2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

    Điều 612. Di sản

    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

    Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

  • Xem thêm     

    16/09/2018, 10:27:08 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Vay mượn là quan hệ dân sự, nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự - trừ trường hợp bên vay tiền có ý định chiếm đoạt số tiền đi vay. Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 về lãi suất, mức lãi suất vay tiền cũng theo thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm (nếu thỏa thuận không rõ thì sẽ là 10%/năm).

    Bạn tham khảo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về lãi suất như sau:

    Điều 468. Lãi suất cho vay  

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    Như vậy, lãi suất cho vay sẽ do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên lãi suất sẽ không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu mức lãi suất mà các bên tự thỏa thuận với nhau vượt quá mức 20%/năm của khoản tiền vay thì khi có tranh chấp khiến tòa án phải giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì phần lãi suất vượt quá sẽ không được tính.. 

    Trừng hợp người cho vay nặng lãi, có yếu tố bóc lột, gây ảnh hưởng xấu tới các quan hệ dân sự và an ninh trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị xem xét, xử lý về tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015,. cụ thể như sau:

    Điều 201. Tội cho vay lãi nặng

    1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụcấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

  • Xem thêm     

    16/09/2018, 10:04:14 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

    Theo quy định tại khoản 2, Điều về tội Gây rối trật tự công cộng thì hình phạt được quy định như sau:

    "Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng  

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.” 

    Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật dân sự năm 2015 thì Án treo được quy định như sau:

    "Điều 65 Án treo 

    1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
    2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
    3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

    5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

    Nội dung này được TAND tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

    ". Điều 2. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    2. Có nhân thân tốt.

    Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

    Đi với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tr lên, trong đó có ít nht 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

    Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

    4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

    Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

    Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy him cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Điều 3. Những trường hợp không cho hưởng án treo

    1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

    3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

    4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tui.

    6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm...".

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, đối chiếu với quy định pháp luật nêu trên thì bạn vẫn có cơ hội án treo. Việc quyết định tội danh, mức hình phạt, loại hình phạt do Hội đồng xét xử quyết định trên cơ sở các quy định của Bộ luật hình sự, căn cứ vào tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội vaf các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Việc kết luận vụ án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Vì vậy, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên, bận cần viện dẫn các chứng cứ, lỹ lẽ đế thuyết phục Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của bạn.

  • Xem thêm     

    16/09/2018, 09:44:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

     Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Việc bạn cho người đó vay tiền là quan hệ dân sự, bạn có thể đòi số tiền đó. Nếu anh ta có điều kiện nhưng cố tình không trả tiền thì có thể tố cáo anh ta về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Đối với hành vi đe dọa, chửi bới, xúc phạm... thì bạn cũng có thể trình báo sự việc với cơ quan công an để được xem xét giải quyết. Nếu hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản hoặc đe dọa giết người đến mức người bị đe dọa sợ hãi, hoảng loạn thì hành vi này cũng có dấu hiệu tội phạm.

    Bạn cần làm đơn trình báo sự việc với cơ quan chức năng để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng đó và đòi lại tái sản cho bạn .

  • Xem thêm     

    11/09/2018, 05:21:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Việc xác minh tin báo, tố giác tội phạm được thực hiện theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sựThông tư 01/2017/TTLT thì thời gian xác minh là 20 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài tới 2 tháng. Nếu hết thời hạn trên mà cơ quan công an cấp huyện không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể khiếu nại theo quy định pháp luật. 

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT:

    Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

    1. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    2. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và quy định tại Thông tư liên tịch này.

    3. Chỉ những cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố mới được tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

    4. Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, người có thẩm quyền phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Người làm trái pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    5. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố về việc giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.

    Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

    1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

    a) Cơ quan điều tra;

    b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

    c) Viện kiểm sát các cấp;

    d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

    2. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

    a) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

    b) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

  • Xem thêm     

    10/09/2018, 08:47:08 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Bạn liên hệ với cán bộ địa chính cấp xã, phường hoặc đến phòng một cửa của Phòng TNMT để yêu cầu cung cấp thông tin thửa đất.

     

  • Xem thêm     

    05/09/2018, 09:49:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Việc chuyển nhượng viết tay, bàn giao đất không rõ ràng, cụ thể.. Bởi vậy, khi cở quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì các bên cần cung cấp chứng cứ chứng minh cho nội dung các giao dịch đó thì mới bảo vệ được quyền lợi của mình.

  • Xem thêm     

    05/09/2018, 09:02:31 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Tài sản được vợ chồng cùng nhau tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, vì vậy, nếu tài sản chung hiện chỉ đứng tên một người thì bạn có thể làm thủ tục bổ sung thông tin để ghi tên cả hai vợ chồng đối với tài sản chung đó. 

  • Xem thêm     

    05/09/2018, 08:58:08 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Với thông tin như vậy là chứng minh được việc nhờ nhận hàng hộ và bán lại rồi. Bạn cứ trình bày như vậy và cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng để được giải quyết. 

  • Xem thêm     

    04/09/2018, 10:36:04 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Nếu bạn chứng minh có việc ủy quyền nhận hàng và có việc bán lại hàng cho bạn thì bạn không vi phạm pháp luật. Theo quy định pháp luật thì bên mua hàng mới là bên có nghĩa vụ trả tiền.

  • Xem thêm     

    04/09/2018, 10:33:49 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Nếu đất lấn, chiếm sử dụng trái phép đất công thì không được bồi thường. Nếu việc sử dụng đất ổn định trước thời đểm có quy hoạch mở đường, hành lang giao thông thì mới được bồi thường theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    04/09/2018, 10:00:52 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Luật khiếu nại quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại như sau;

    Điều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

    Như vậy, nếu trường Mầm non ó thuộc sự quản lý của Phòng giáo dục thì trưởng phòng giáo dục sẽ là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định định tại Điều 17 Luật khiếu nại nêu trên.

    Thủ tục giải quyết khiếu nại theo quy định của luật khiếu nại, kết quả giải quyết khiếu nại căn cứ vào quy định của Bộ luật lao động và các văn bản khác có liên quan.

  • Xem thêm     

    04/09/2018, 09:46:14 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Bạn có thể làm đơn trình báo toàn bộ sự việc với cơ quan công an, anh bạn kia có ấu hệu của tội lừa đảo hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 hoặc Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015. Anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải trả lại tiền cho bạn .

  • Xem thêm     

    04/09/2018, 09:26:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Nếu lối đi đó là lối đi chung, thể hiện qua hồ sơ địa chính (không có trong giấy tờ về đất đai của gia đình ông A) thì việc chính quyền địa phương bán ngõ đi chung đó cho gia đình ông A để thu tiền là trái pháp luật. Gia đình bạn có quyền khiếu nại việc bán ngõ đi chung nêu trên để buộc gia đình ông A phải trả lại dện tích ngõ đi đó và tháo dỡ bức tường xây dựng trái phép. 

     

  • Xem thêm     

    04/09/2018, 09:13:14 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Bạn có thể tới phòng công chứng để công chứng văn bản ủy quyền, còn ủy ban nhân dân ấp xã thì chỉ chứng thực chữ ký. Hình thức nào do bên cho vay vốn quyết định. 

344 Trang <1234567>»