Bồi thường chi phí đào tạo

Chủ đề   RSS   
  • #33164 06/08/2008

    nangmuaha



    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường chi phí đào tạo

    Xin hỏi khi nghỉ cắt ngang có phải đền bù cho công ty tiền đào tạo không?
    Kính gửi ban tư vấn pháp luật
    Tôi là một nhân viên đang làm việc tại một công ty của Nhật ở khu công nghiệp Đai An- Hải Dương.Khi tôi vào thử việc  ở công ty được 15 ngày (Thời gian thử việc của tôi là 1 tháng).thì tôi được lãnh đạo cho đi đào tạo ở Trung Quốc trong thời gian 6 tháng.Khi đi, họ yêu cầu tôi kí cam kết làm việc 5 năm ở công ty.Sau khi sang Trung Quốc, tôi được công ty cấp chỗ ăn ở và mỗi tháng chu cấp 2 triệu đồng.Sau 6 tháng, tôi trở về Việt Nam làm việc với mức lương 1 triệu 8 trăm nghìn đồng.Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy mình làm việc có năng lực nên 2 tháng sau tôi đề nghị công ty tăng lương.Một lý do nữa mà tôi yêu cầu tăng lương là do ở công ty có những người vào sau tôi 2 tháng, không được đi đào tạo, trình độ tương đương, mà lại do tôi phụ trách lại có mức lương cao hơn tôi.Tuy nhiên, giám đốc trả lời rằng theo chế độ của công ty thì 1 năm mới xét tăng lương một lần nên cần phải chờ đến cuối năm mới xét tăng lương( từ bây giờ đến cuối năm còn 4 tháng nữa.Về trường hợp những người do tôi phụ trách lại có lương cao hơn tôi thì giám đốc trả lời là ở thời điểm tôi vào cách đây 8 tháng chế độ của công ty không bằng bây giờ.Tôi hỏi vậy sau 4 tháng nữa công ty xét tăng lương như thế nào thì được trả lời là sẽ điều chỉnh cho bằng với lương của những người kia( khoảng 2 triệu 2trăm nghìn đồng.Tôi hỏi do tôi đã đi đào tạo, làm việc vất vả bên Trung Quốc nên sau khi về làm việc thì công ty phải xét tăng lương cho tôi mới hợp lý.Nhưng tôi được trả lời là công ty không có chế độ phân biệt giữa người đi đào tạo và người làm ở công ty.Họ nói nếu tôi nghỉ việc thì tôi phải bồi thường phí đào tạo cho công  ty là 56 triệu đồng.Tôi thực sự thất vọng về cách đối xử của lãnh đạo công ty,Nhưng cứ làm việc vất vả mà lại bất công thế này thì chắc tôi sẽ khó lòng chịu được.Nhiều lúc tôi muốn nghỉ việc luôn cho xong nhưng khi nghĩ đến khoản phí đào tạo là tôi lại thấy chán.Tôi xin hỏi ban tư vấn, liệu khi tôi nộp đơn xin nghỉ mà không phải đền phí đào tạo không?Và nếu tôi tự ý nghỉ thì công ty có thể kiện tôi không?
    Rất mong được sự giúp đỡ của ban tư vấn pháp luật.
    Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý báo ngày càng phát triển.
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 16/03/2010 04:24:30 AM
     
    66730 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #33165   07/08/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH về hợp đồng lao động quy định như sau:

    a) Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận.

    b) Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.

    Thỏa thuận nêu ở điểm a và điểm b trên đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động.

    Các trường hợp nêu tại điều 37 là:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

    b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    Như vậy: Thứ 1, bạn đã có ký cam kết nhưng trong cam kết có nêu mức bồi thường 56 triệu đồng hay ko? Nếu không thì sẽ thoả thuận lại theo quy định trên.

    Thứ 2, bạn có thoả thuận gì về tiền công trước đó không? Nếu bạn có mà công ty không thực hiện thì mới xem là cơ sở bạn nghỉ không phải bồi thường. Theo tình tiết bạn nêu thì bạn mới ký hợp đồng 1 năm, trong hợp đồng chắc có ghi rõ mức lương, thời hạn tăng lương, bạn đã ký hợp đồng thì không thể có cơ sở để áp dụng điểm b khoản 1 điều 37 khi bạn tự ý nghỉ. 

    Theo mình thì bạn hãy kiên nhẫn làm tiếp. Khi ký cam kết bạn đã không hỏi tư vấn nên giờ thì muộn rồi. Mong bạn rút ra kinh nghiệm cho lần ký hợp đồng tiếp theo.

     
    Báo quản trị |  
  • #33166   10/08/2008

    nangmuaha
    nangmuaha



    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn sự giúp đỡ của luật sư  
    Cho tôi hỏi thêm một chút nha.
    Hiện tại tôi đã ký hợp đồng lao động 1 năm, cuối năm nay tôi sẽ phải ký hợp đồng mới. Nếu mức lương và chế độ của công ty không hợp lý và tôi không đồng ý ký hợp đồng tiếp thì tôi có thể xin nghỉ được không?Và nếu nghỉ thì tôi có phải đền bù chi phí đào tạo nữa không?
    Cảm ơn nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #33167   12/08/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Mâu thuẫn thật. Trong hợp đồng lao động và Cam kết không có quy định về tình huống này phải không bạn? Giữa thời hạn trong hợp đồng và cam kết lại khác nhau. Lương thì bạn không thể chấp nhận để tiếp tục hợp đồng. 

    Lỗi này là do công ty đã soạn thảo không kỹ càng, thống nhất, dẫn đến tranh chấp khó giải quyết. Tuy nhiên, Luật Lao động là của người lao động. Công ty không thể lấy cam kết ép bạn ký hợp đồng lao động mới. 

    Không cần căn cứ  Nghị định  hay Thông tư gì, bạn chỉ việc giở điều 41 của Bộ Luật lao động (đã được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 35/2002/QH10, ngày 02/4/2002): "Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ"     

    Do hợp đồng lao động của bạn hết hiệu lực chứ không phải bạn đơn phương chấm dứt nên bạn không phải bồi thường. Cam kết không thể ràng buộc khi hợp đồng lao động đến hạn kết thúc.

    Bạn và Công ty nên ngồi lại để lập ra một hợp đồng lao động, và cam kết mới phù hợp hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #33168   24/08/2008

    thanhthuy213
    thanhthuy213

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bồi thường chi phí đào tạo

    NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đúng và đủ theo điều 37 BLLĐ có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không ?
     
    Báo quản trị |  
  • #33327   29/08/2008

    thanhthuy213
    thanhthuy213

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    đơn ph­ương chấm dứt HĐLĐ trư­ớc thời hạn phải bồi thư­ờng gấp 3 lần chi phí đào tạo

    Xin chào
    Xin­ tư­ vấn cho tôi việc bồi thường Chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ

    HĐLĐ công ty tôi có quy định nếu đư­ợc công ty đào tạo d­ưới 30 ngày cộng dồn trong 1 tháng bằng kinh phí của công ty thì phải làm việc cho công ty đủ 12 tháng.

    Nếu ngư­ời lao động đơn ph­ương chấm dứt HĐLĐ tr­ớc thời hạn trên thì phải bồi thư­ờng gấp 3 lần chi phí đào tạo và + 15 triệu để công ty đào tạo ng­ười thay thế.

    Tôi đã làm hết 1 HĐLĐ thời hạn 1 năm (đến 14/04/2008 hết hạn 1năm) trong thời gian này (01/2008) tôi đư­ợc công ty cử đi học dư­ới 30 ngày bằng kinh phí công ty.

    Sau đó tôi phải nghỉ chờ việc với mức lư­ơng rất thấp (600.000 đ/tháng) đư­ợc 3 tháng thì đến tháng 7/2008 tôi đến công ty làm đơn xin đư­ợc chấm dứt hợp đồng lao động đến nay tôi vẫn chưa nghỉ hẳn.

    Như­ng công ty khi nhận đơn của tôi đã yêu cầu tôi bồi th­ường số tiền như­ trên mới cho tôi chấm dứt.

    Vậy tôi xin hỏi cách để tôi đ­ược chấm dứt hợp đồng mà không phải làm cho đủ 12 tháng (đến hết tháng 12/2008) vì đến giờ tôi vẫn không được làm việc đúng công việc theo HĐLĐ.

    Xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #33328   29/08/2008

    dungnv741014
    dungnv741014

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1525
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    BẠN KHÔNG PHẢI TRẢ MÀ NGƯỢC LẠI BẠN CÓ QUYỀN ĐÒI

    Chào bạn!
    Theo tôi bạn không phải trả bất kỳ khoản bồi thường nào mà ngược lại còn có thể yêu cầu công ty thanh toán một khoản tiền cho bạn. Bạn hoàn toàn có thể khởi kiện nếu không thống nhất được với công ty.
    Theo như bạn viết thì bạn đã kết thúc HĐLĐ 1 năm và sau đó thì công ty cho bạn nghỉ chờ việc (có hỗ trợ một phần) chưa biết thời hạn đi làm trở lại vì hiện bạn vẫn chưa được bố trí công việc theo đúng HĐLĐ, bạn đã ký HĐLĐ lần tiếp theo.
    Bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo khoản a điều 37 BLLĐ sửa đổi 2007 (Điều 37 - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng).
    Bạn chỉ cần làm đơn nêu lý do xin nghỉ gửi cho công ty trước ít nhất 3 ngày so với ngày bạn ấn định chính thức nghỉ. Khi thanh lý hợp đồng bạn còn có thể yêu cầu công ty thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho bạn theo điều 42 khoản 1 BLLĐ, cứ mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương cộng phụ cấp lương nếu có; Tiền công ngày phép năm chưa nghỉ nếu có (thời gian làm việc bằng tổng thời gian bạn đã thực hiện hợp đồng ở tất cả các hợp đồng lao động, đào tạo với công ty và nếu thời gian làm việc có số tháng lẻ không tròn tính năm thì nếu số tháng lẻ đó <= 6 tháng thì làm tròn là nửa năm, trên 6 tháng thì làm tròn là 1 năm).
    Bạn không cần phải quan tâm tới việc bồi thường phí đào tạo vì trong trường hợp này bạn là người đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng đúng và đủ theo điều 37 BLLĐ (Điều 13 -nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 quy định Việc bồi thường chi phí đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:
    Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung).
    Tôi cũng nói thêm với bạn là việc công ty bạn quy định mức phí bồi thường chi phí đào tạo nói trên là hoàn toàn trái pháp luật khi đặt ra các cam kết gây bất lợi cho người lao động và không phù hợp với quy định của pháp luật. Kể cả NLĐ đã ký cam kết các điều khoản đó với công ty thì khi xẩy ra tranh chấp các điều khoản đó cũng sẽ bị vô hiệu và pháp luật điều chỉnh theo các quy định hiện hành (Nghị định 02/2001/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2001 - Điều 32 khoản 4. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn hoặc học xong không làm việc hay làm việc không đủ thời hạn cam kết đã ghi trong hợp đồng học nghề với doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường phí dạy nghề.Phí dạy nghề gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học. Mức bồi thường do doanh nghiệp, hợp tác xã xác định, được thoả thuận trước và ghi rõ trong hợp đồng học nghề). Các khoản chi phí phải dựa theo tính toán thực tế các hạng mục quy định chứ không phải gấp 3 lần các khoản đó côngh thêm 15 triệu.
    Cuối cùng tôi trao đổi với bạn: Nếu công ty thực sự khó khăn và bạn còn có thể kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian nữa để được bố trí trở lại làm việc theo HĐLĐ đã ký thì nên chia sẻ khó khăn với công ty. Nếu là trường hợp công ty cố tình viện dẫn lý do để làm khó bạn thì bạn cứ thẳng thắn theo quy định pháp luật mà hành động, trong trường hợp này khá nhiều đồng nghiệp của bạn tuy không nói ra nhưng họ rất muốn có những người đi tiên phong để bảo vệ quyền lợi không chỉ riêng người ra đi mà còn là tác động theo hướng tích cực để thay đổi cả một thể chế quan hệ lao động cho những người ở lại.

    Chúc bạn sớm xử lý xong tình huống gặp phải.

     
    Báo quản trị |  
  • #33329   29/08/2008

    hoanglsu
    hoanglsu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Chính phủ đã có Nghị định số: 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều  của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề
    Và trong điều khoản thi hành thì Nghị định 02/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực, còn các nội dung khác tôi nhất trí với bạn dungnv741014

     Điều 29. Hiệu lực thi hành (Nghị định 139/2006/NĐ-CP) 
    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
    2. Nghị định này thay thế Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

    Vậy ta chỉ nên áp dụng  khoản 4 mục II thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội qui định việc bồi thường chi phí đào tạo theo điều 13 của nghị định số 44/2003/NĐ-CP như sau:
    - NLĐ được đào tạo trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận (Trường hợp của bạn áp dụng theo nội dung này, bạn đã thực hiện công việc theo đúng thoả thuận trong Hợp đồng, bạn không phải thực hiện đến hết 12/2008 và không phải bồi thường chi phí đào tạo)
    - NLĐ tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, trừ các trường hợp qui định tại điều 37 của BLLĐ, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của NLĐ.

     
    Báo quản trị |  
  • #33330   29/08/2008

    thanhthuy213
    thanhthuy213

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn các luật sư đã tư vấn giúp tôi

    Xin chân thành cảm ơn các luật sư đã tư vấn giúp tôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #33331   30/08/2008

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    xin chào bạn!

    Tôi xin trả lời câu hỏi của chị như sau:

    Dưới 30 ngày ở đây có phải là công dồn trong một tháng không? Chị không nói rõ nhưng tôi có thể hiểu là được cộng dồn trong một tháng.

    Trước hết tôi xin nói rằng công ty chị đã làm trái luật lao động bởi không thể có điều khoản quy định trong hợp đồng mà lại thấp hơn quy định trong PL lao động được.Cụ thể là theo điểm b- Mục 4 – Phần III – TT 21/2003/TT-BLĐTBXH thì : bồi thường chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.Như vậy, việc bồi thường gấp 3 lần + 15 triệu để kiếm người thay thế là khoản bồi thường trái luật.

    Còn trường hợp của chị có phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định Của PL hay không thì tôi xin trả lời như sau:

    Trước khi kết thúc hợp đồng lao động cũ, chị đã được công ty cử đi học, theo hợp đồng chị phải làm cho công ty đủ 12 tháng.Như vậy xem như chị đã giao kết hợp đồng lao động mới thời hạn là một năm.Căn cứ điểm b – khoản 1 – Điều 37 - BLLĐ chị có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn .Căn cứ điểm a – khoản 2 – Điều 37 chị đã làm đúng về thời hạn báo trước và theo quy định tại Điểm b – Mục 4-Phần III  – TT 21/2003/TT-BLĐTBXH thì chị không phải bồi thường chi phí đào tạo.

    Tóm lại ,theo quy định của PL hiện hành, chị được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ và không phải bồi thường chi phí đào tạo.

     
    Báo quản trị |  
  • #33544   24/09/2008

    bongthuyhd
    bongthuyhd

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường kinh phí đào tạo

    Tôi xin được tư vấn tôi nguyên là giáo viên của một trường cao đẳng thuộc bộ công thường. Ngày 7/8/06 tôi được tiếp nhận về trường theo quyết định chuyển công tác và quyết định tiếp nhận. Tôi tham gia giảng dạy đến 29/10/06 nhà trường cử tôi đi học cao học đến 7/7/08 do điều kiện hoàn cảch tôi phải xin thôi việc đến 4/8/08 nhận được quyết định giải quyết cho viên chức đơn phương xin thôi việc căn cứ vào đơn xin thôi việc dã được hiệu trưởng duyệt cho thôi việc kêt từ ngày 1/7/2008 kèm theo số tiền tôi phải bồi thường là 46 triệu gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền lễ tết, tiền học phí(4,9Triệu)...
    Vậy tôi phải bồi thường những gì? nhà trường giải quyết như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?
    Rất mong nhận được câu trả lời
    Tôi xin trân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #33545   15/07/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn có thể tham khảo Nghị định 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
     
    Báo quản trị |  
  • #33546   22/09/2008

    lsnguyenhoanglinh
    lsnguyenhoanglinh
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2008
    Tổng số bài viết (172)
    Số điểm: 803
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Chào bạn,
    Bạn đã được Hội luật gia tư vấn vụ việc nên tôi gửi kèm theo đây các quy định của pháp luật để bạn tham khảo:

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54/2005/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 4 NĂM 2005
    VỀ CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC, CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ
    ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

    NGHỊ ĐỊNH

    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan), đơn vị sự nghiệp của nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị).

    Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

    Đối tượng điều chỉnh tại Nghị định này gồm:

    1. Những người được quy định tại các điểm b, c, đ, e và h (sau đây gọi chung là công chức) và những người được quy định tại điểm d (sau đây gọi chung là viên chức) khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này biệt phái sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

    Điều 3. Nguyên tắc thực hiện chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo

    Cơ quan, đơn vị khi thực hiện chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với công chức, viên chức phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

    1. Giải quyết nguyện vọng thôi việc của công chức, viên chức đúng quy định của pháp luật và sử dụng có hiệu quả chi phí hoạt động thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật;

    2. Công chức, viên chức được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo (ở trong nước và nước ngoài) mà trong thời gian đang học tập hoặc khi trở về cơ quan, đơn vị tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo;

    3. Cơ quan, đơn vị phải thành lập Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo; Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo căn cứ vào thâm niên công tác, cống hiến của công chức, viên chức để quyết định mức bồi thường một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 của Nghị định này;

    4. Công chức, viên chức được giải quyết chế độ thôi việc hoặc phải bồi thường chi phí đào tạo có quyền khiếu nại đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo hoặc đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật;

    Cơ quan, đơn vị khi nhận được khiếu nại của công chức, viên chức phải có trách nhiệm trả lời đương sự theo phân cấp quản lý và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

    5. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ của công chức, viên chức thôi việc, người phải bồi thường chi phí đào tạo;

    Cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền quản lý hồ sơ của công chức, viên chức phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi làm mất, làm hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ của công chức, viên chức thôi việc, người phải bồi thường chi phí đào tạo.

    Điều 4. Công chức, viên chức thôi việc do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế

    Công chức, viên chức thôi việc do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế theo quyết định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền không thuộc đối tượng thực hiện chế độ thôi việc theo quy định của Nghị định này.

    CHƯƠNG II
    CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC

    Điều 5. Trường hợp công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc

    1. Công chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

    2. Viên chức được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:

    a) Viên chức tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

    b) Viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được người đứng đầu đơn vị đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc;

    c) Viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 hết thời hạn của hợp đồng làm việc mà không được người đứng đầu đơn vị ký tiếp hợp đồng làm việc.

    Điều 6. Trường hợp công chức, viên chức không được hưởng chế độ thôi việc

    1. Công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hình thức buộc thôi việc.

    2. Công chức, viên chức tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc mà chưa được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

    3. Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

    Điều 7. Trường hợp công chức, viên chức chưa được giải quyết chế độ thôi việc

    1. Công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Công chức, viên chức đang phải bồi thường thiệt hại vật chất theo quy định của pháp luật.

    3. Viên chức đang thuộc một trong các trường hợp sau chưa được cho thôi việc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Nghị định này:

    a) Nghỉ phép hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị cho phép;

    b) Ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên;

    c) Có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 (mười hai) tháng tuổi.

    Điều 8. Trợ cấp thôi việc

    Công chức, viên chức thôi việc theo quy định tại Nghị định này thì cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng (là mức lương theo ngạch, bậc) và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có gồm các khoản phụ cấp được đóng bảo hiểm xã hội) do nhà nước quy định; trường hợp thấp nhất cũng được hưởng bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có) do nhà nước quy định.

    Điều 9. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc

    1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức quy định tại Nghị định này là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi công chức có quyết định thôi việc của cơ quan có thẩm quyền.

    Tổng thời gian làm việc bao gồm:

    a) Thời gian công chức làm việc thực tế tại cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước;

    b) Thời gian làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang mà chưa được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa được hưởng chế độ phục viên, chế độ xuất ngũ;

    c) Thời gian được cơ quan, đơn vị ký hợp đồng lao động;

    d) Thời gian được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;

    đ) Thời gian nghỉ theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và Điều 78 của Bộ luật Lao động;

    e) Thời gian nghỉ việc để chữa bệnh có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên và thời gian này được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

    g) Thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 117 của Bộ luật Lao động;

    h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai theo quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

    i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

    k) Thời gian chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án (trường hợp được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ) và trong thời gian này được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc.

    2. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức quy định tại Nghị định này:

    a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003: là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi viên chức có quyết định thôi việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

    Tổng thời gian làm việc bao gồm thời gian quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 9 của Nghị định này;

    b) Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003: là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) tại đơn vị đó đến khi viên chức có quyết định thôi việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

    Tổng thời gian làm việc bao gồm:

    - Thời gian viên chức làm việc thực tế theo hợp đồng làm việc tại đơn vị nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc;

    - Thời gian tham gia lực lượng vũ trang thuộc thời gian viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc tại đơn vị nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc mà thời gian này chưa được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa được hưởng chế độ phục viên, chế độ xuất ngũ;

    - Thời gian quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thuộc thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc tại nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc.

    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 9 của Nghị định này là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan, đơn vị của Nhà nước.

    4. Cách tính thời gian làm việc đối với tháng lẻ được quy định như sau:

    a) Từ 01 (một) tháng đến dưới 07 (bảy) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;

    b) Từ đủ 07 (bảy) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.

    Điều 10. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc

    Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được quy định như sau:

    1. Trong các cơ quan nhà nước thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên đã được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm;

    2. Trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước:

    a) Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, bao gồm chi phí hoạt động được cơ quan có thẩm quyền giao và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật;

    b) Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

    Điều 11. Các chế độ khác

    1. Công chức, viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này, được hưởng trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

    2. Công chức, viên chức thôi việc quy định tại Điều 5 của Nghị định này được chính quyền địa phương giúp đỡ, đăng ký hộ khẩu và tạo điều kiện để làm ăn sinh sống.

    CHƯƠNG III
    CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO

    Điều 12. Trường hợp công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo

    1. Công chức, viên chức sau khi được cử đi đào tạo mà chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

    2. Công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

    Điều 13. Các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường và cách tính chi phí bồi thường

    1. Các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường bao gồm: các khoản chi cho khóa đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo có thời gian từ 03 (ba) tháng trở lên từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị.

    2. Cách tính chi phí bồi thường:

    a) Đối với công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó.

    b) Đối với các trường hợp khác thì chi phí bồi thường được tính như sau:

    Căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ và thời gian công chức, viên chức làm việc liên tục tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành khóa đào tạo và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính mức bồi thường như sau:

    Chi phí đào tạo phải bồi thường


    =

    Thời gian yêu cầu phục vụ

    _

    Thời gian làm việc sau khi đào tạo


    x

    Tổng chi phí của khóa đào tạo

    Thời gian yêu cầu phục vụ

    Trong đó: thời gian yêu cầu phục vụ được quy định gấp 03 (ba) lần so với thời gian của khóa đào tạo.

    Điều 14. Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo và quy trình xét bồi thường

    1. Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định thành lập. Hội đồng có 05 thành viên gồm:

    a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là Chủ tịch Hội đồng;

    b) Đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn cùng cấp hoặc đại diện công đoàn cơ quan, đơn vị là ủy viên;

    c) Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị là ủy viên;

    d) Người phụ trách bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị là ủy viên;

    đ) Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường là ủy viên;

    Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Hội đồng chỉ tiến hành họp xem xét khi có đủ các thành viên Hội đồng.

    2. Quy trình xét bồi thường chi phí đào tạo được thực hiện theo trình tự sau:

    Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký;

    Người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của bộ phận tổ chức cán bộ báo cáo nội dung liên quan đến việc bồi thường và các quy định về chế độ bồi thường;

    Người phụ trách bộ phận tài chính - kế toán báo cáo mức bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này;

    Người phụ trách trực tiếp cơ quan, đơn vị của người phải bồi thường báo cáo quá trình công tác của người phải bồi thường;

    Hội đồng thảo luận và bỏ phiếu kín về mức bồi thường sau khi căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này. Kiến nghị mức bồi thường của Hội đồng được lập thành văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quyết định;

    Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

    Điều 15. Thu hồi chi phí bồi thường

    1. Người bồi thường chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả khoản tiền phải bồi thường cho bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ khi có quyết định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

    2. Chi phí bồi thường đào tạo được giải quyết như sau:

    a) Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên thì chi phí bồi thường đào tạo được nộp vào ngân sách nhà nước;

    b) Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên thì chi phí bồi thường đào tạo do đơn vị sự nghiệp quyết định trong cân đối thu, chi để thực hiện các hoạt động về đào tạo của đơn vị theo quy định của pháp luật.

    3. Trường hợp người phải bồi thường chi phí đào tạo không thực hiện nộp trả khoản tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan, đơn vị không làm thủ tục chuyển trả sổ bảo hiểm và xác nhận các giấy tờ cần thiết khác, đồng thời có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    CHƯƠNG IV
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 16. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    2. Nghị định này thay thế Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức.

    Điều 17. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

    1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

    2. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả chế độ thôi việc và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo.

    3. Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ các quy định tại Nghị định này hướng dẫn áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

    Điều 18. Trách nhiệm thi hành

    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 1.5pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 1.5pt; PADDING-BOTTOM: 1.5pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 150pt; PADDING-TOP: 1.5pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="200">

    BỘ NỘI VỤ
    ******

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 1.5pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 1.5pt; PADDING-BOTTOM: 1.5pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 1.5pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top">

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 1.5pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 1.5pt; PADDING-BOTTOM: 1.5pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 150pt; PADDING-TOP: 1.5pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="200">

    Số: 130/2005/TT-BNV

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 1.5pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 1.5pt; PADDING-BOTTOM: 1.5pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 1.5pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top">

    Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2005 


    THÔNG TƯ
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2005/NĐ-CP

     VỀ CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC, CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

     

    Căn cứ Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định nêu trên như sau:


    I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH


    1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này hướng dẫn cụ thể các trường hợp được hưởng chế độ thôi việc, thời gian làm việc và cách tính trợ cấp thôi việc; trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo, trường hợp không phải bồi thường chi phí đào tạo, thời gian yêu cầu phục vụ và cách tính chi phí bồi thường đối với cán bộ, công chức quy định tại Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, ché độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 54/2005/NĐ-CP).

    2. Đối tượng điều chỉnh

    2.1. Những người được quy định tại điểm c và điểm e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sau:

    2.1.1. Các tổ chức thuộc Văn phòng Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    2.1.2. Các tổ chức giúp việc Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước trong việc phục vụ Chủ tịch nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

    2.1.3. Các tổ chức giúp Bộ trưởng, Người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

    2.1.4. Các tổ chức giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    2.1.5. Các tổ chức giúp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

    2.1.6. Cơ quan đại diện Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

    2.1.7. Đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

    2.2. Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân.

    2.3. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

    2.4. Những người quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP biệt phái sang làm việc tại các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

    Những người nêu tại điểm 2.1, 2.2, 2.3 và điểm 2.4 mục 2 Phần I của Thông tư này sau đây gọi chung là công chức.

    2.5. Những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được thành lập đúng thẩm quyền, đúng trình tự pháp luật, có con dấu, có tư cách pháp nhân và có tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước (sau đây ogị chung là viên chức).

    2.6. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch nhân viên phcụ vụ không thuộc đối tượng thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước.

    II. CHẾ ĐỘ THÔI VIỆC


    1. Trường hợp được hưởng chế độ thôi việc

    1.1. Công chức, viên chức được hưởng chế độ thôi việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP.

    1.2. Viên chức đang thuộc một trong các trường hợp chưa được cho thôi việc quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP nhưng vẫn có nguyện vọng xin thôi việc thì phải làm đơn tự nguyện xin thôi việc để cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ thôi việc.

    2. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc

    2.1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP, đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP.

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP.

    Trường hợp viên chức được tuyển dụng mà trước đó đã thực hiện ký hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước thì thời gian ký hợp đồng lao động được tính để hưởng trợ cấp thôi việc.

    3. Cách tính trợ cấp thôi việc

    3.1. Tháng lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp hiện hưởng do nhà nước quy định tại Điều 8 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP bao gồm:

    3.1.1. Mức lương theo ngạch, bậc: là tiền lương đang hưởng theo ngạch, bậc được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

    3.1.2. Các khoản phụ cấp được tính bao gồm: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số chênh lệch bảo lưu.

    3.2. Trợ cấp thôi việc được tính như sau: lấy tổng thời gian quy định tại Điều 9 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP nhân với 1/2 (một phần hai) tháng lương và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có) tại thời điểm công chức, viên chức có quyết định thôi việc.

    Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A có quyết định tuyển dụng từ tháng 5/1995 đến tháng 4/2005 ông A tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý và có quyết định cho thôi việc. Như vậy ông A có thời gian công tác và đóng bảo hiểm xã hội 10 năm. Ông A đang giữ ngạch chuyên viên (mã số 01.003), hệ số lương 3.00, hưởng phụ cấp phó phòng 0,4. Tổng số tiền trợ cấp thôi việc ông A nhận được là:

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 112.5pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="150">

    Tổng số tiền trợ cấp

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 61.5pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="82">

    = 10 năm

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 168.75pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="225">

    x 1/2 {(3,00 + 0,4) x 350.000đ}

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 96pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="128">

    = 5.950.000 đồng

     

    III. CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO


    1. Trường hợp công chức, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo
    1.1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ 3 (ba) tháng tập trung trở lên mà chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

    1.2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo đã làm thủ tục nhập học và được cơ quan, đơn vị cấp kinh phí đào tạo mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

    2. Trường hợp công chức, viên chức không phải bồi thường chi phí đào tạo

    2.1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ 3 (ba) tháng tập trung trở lên mà đã làm việc đủ thời gian yêu cầu phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 13 của nghị định số 54/2005/NĐ-CP tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

    2.2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo nhưng chưa làm thủ tục nhập học và cơ quan, đơn vị chưa cấp kinh phí đào tạo hoặc đã làm thủ tục nhập học nhưng cơ quan, đơn vị chưa cấp kinh phí đào tạo thì không phải bồi thường chi phí đào tạo của khóa học đó.

    3. Thời gian yêu cầu phục vụ và cách tính chi phí bồi thường

    3.1. Thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo được tính gấp 3 (ba) lần so với thời gian của khóa đào tạo.

    3.2. Công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó.

    Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B công tác tại đơn vị sự nghiệp P, được đơn vị cử đi học cao học có thời gian đào tạo 2 (hai) năm. Sau khi hoàn thành lớp đào tạo bà B phải làm việc tại đơn vị P 6 (sáu) năm tiếp theo thì khi bà B thôi việc sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo.

    Trường hợp bà B mới làm việc được 2 (hai) năm sau khi hoàn thành khóa đào tạo cao học mà chi phí của khóa học là 15 (mười lăm) triệu đồng (bao gồm cả chi phí đi lại) thì chi phí đào tạo bà B phải bồi thường là:

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 112.5pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="150">

    (2 năm x 3) - 2 năm

    6 năm

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 92.25pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="123">

    x 15 triệu đồng

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 96pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="128">

    = 10 triệu đồng


    Trường hợp bà B sau khi hoàn thành khóa đào tạo trên mà thôi việc ngay hoặc đang học mà bỏ việc thì bà B phải bồi thường 15 triệu đồng.

    3.3. Công chức, viên chức được cử đi nhiều khóa đào tạo không liên tục hoặc trong cùng một thời gian được cử đi nhiều khóa mà trong thời gian đào tạo của một khóa học tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay hoặc khi về cơ quan, đơn vị tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì thời gian để tính chi phí phải bồi thường là tổng cộng thời gian của toàn bộ các khóa học đó so với tổng thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị kể từ khi trở về làm việc sau khóa đầu tiên.

    Ví dụ 3: Ông Trần D công tác tại cơ quan M, được đơn vị cử đi học cao học có thời gian đào tạo 2 (hai) năm, chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) là 15 triệu đồng. Sau khi hoàn thành lớp đào tạo trên ông D về làm việc tại cơ quan M 3 (ba) năm tiếp theo. Sau 3 năm làm việc tại cơ quan ông D lại được cơ quan cử đi học nghiên cứu sinh có thời gian đào tạo là 3 năm, chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) là 10 triệu đồng. Trong thời gian học lớp cao cấp lý luận chính trị ông D tự ý bỏ việc. Do vậy chi phí đào tạo ông D phải bồi thường là:

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 183pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="244">

    [(2 năm x 3n + 2n) x 3] - (3n + 4n)

    21 năm

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 173.25pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="231">

    x (15 triệu đ + 20 tr. đ + 10 tr. đ)

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 96pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="128">

    = 30 triệu đồng


    Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị H công tác tại đơn vị X, được đơn vị cử đi học đại học có thời gian đào tạo 4 (bốn) năm, chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) là 20 triệu đồng. Đồng thời với thời gian này bà H được cử đi học khóa ngoại ngữ trình độ B có thời gian đào tạo 6 tháng (học sau giờ làm việc), chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) là 2 triệu đồng. Sau khi hoàn thành lớp đào tạo ngoại ngữ trình độ B và tốt nghiệp đại học, bà H về đơn vị X làm việc 2 năm thì đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Do vậy chi phí đào tạo bà H phải bồi thường là:

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 183pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="244">

    [(4 năm + 0,5 năm) x 3] - 2 năm

    13,5 năm

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 128.25pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="171">

    x (20 triệu đ + 2 triệu đ

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 105pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="140">

    = 18,74 triệu đồng

     

    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


    1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

    2. Thông tư này thay thế thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức.

    3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

    4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ảnh kịp thời về Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết.

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 207.75pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="277">

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 229.5pt; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="306">

    BỘ TRƯỞNG

     

    Đỗ Quang Trung

     Chúc bạn thành công.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #33547   22/09/2008

    Lg_NguyenTienDung
    Lg_NguyenTienDung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 482
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề thôi việc và bồi thường kinh phí đào tạo được thực hiện theo quy định của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức do Chính Phủ ban hành ngày 19/04/2005, theo đó:

    - Đối với công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó.

    - Đối với các trường hợp khác thì chi phí bồi thường được tính như sau:

    Căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ và thời gian công chức, viên chức làm việc liên tục tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành khóa đào tạo và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính mức bồi thường như sau:

    Chi phí đào tạo phải bồi thường


    =

    Thời gian yêu cầu phục vụ

    _

    Thời gian làm việc sau khi đào tạo


    x

    Tổng chi phí của khóa đào tạo

     

     

    Thời gian yêu cầu phục vụ

     

     

    Trong đó: thời gian yêu cầu phục vụ được quy định gấp 03 (ba) lần so với thời gian của khóa đào tạo. 

        Các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường bao gồm: các khoản chi cho khóa đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo có thời gian từ 03 (ba) tháng trở lên từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị.
        Cơ quan phải thành lập hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo và thực hiện theo quy trình bồi thờng theo quy định.

    Căn cứ trên quy định trên đây, bạn đối chiếu với trường hợp của mình nếu thấy bất hợp lý thì làm thủ tuc khiếu nại theo quy định.

    Than men.
    Luật gia Nguyễn Tiến Dũng.

     
    Báo quản trị |  
  • #33548   22/09/2008

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần


    Về nguyên tắc, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên đương sự về bồi hoàn chi phí đào tạo. Trường hợp cam kết khi thôi việc sẽ phải bồi thường kinh phí đào tạo bao gồm cả lương, tiền thưởng và tiền lễ tết thì bạn sẽ phải tuân thủ cam kết này.

     Trường hợp bạn không có cam kết và bạn là viên chức theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được thành lập đúng thẩm quyền, đúng trình tự pháp luật, có con dấu, có tư cách pháp nhân và có tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước (được gọi là viên chức), thì căn cứ Điều 13, Nghị định 54/2005, các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường bao gồm: các khoản chi cho khóa đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo có thời gian từ 03 (ba) tháng trở lên từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị.

     Theo đó, cách tính chi phí bồi thường là:

     a) Đối với công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về cơ quan, đơn vị mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó.

     b) Đối với các trường hợp khác thì chi phí bồi thường được tính như sau:

    Căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ và thời gian công chức, viên chức làm việc liên tục tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành khóa đào tạo và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính mức bồi thường như sau:

     

     

     

    Chi phí đào tạo =     phải bồi thường

     Thời gian yêu    _

    cầu  phục vụ

    Thời gian làm việc sau khi đào tạo

     

     

     

    x  Tổng chi phí của khóa đào tạo

     

    Thời gian yêu cầu phục vụ

     

     Trong đó: thời gian yêu cầu phục vụ được quy định gấp 03 (ba) lần so với thời gian của khóa đào tạo.


    Thân chào.

    LS Nguyễn Bình An

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #33549   01/08/2008

    bongthuyhd
    bongthuyhd

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường chi phí đào tạo viên chức khi tôi xin thôi việc

    Tôi vào thi tuyển viên chức tháng 10 năm 2003 làm giáo viên ở trường trung cấp. Đên tháng 8/2006 tôi chuyển đến trường cao đẳng và tháng 10/2006 được nhà trường cử đi học cao học hệ tập chung thời gian 2 năm. Nay do hoàn cảnh tôi xin chuyển công tác nhưng nhà trường không đồng ý nên tôi đã nộp đơn xin thôi việc. Tôi muốn hỏi thủ tục và chi phí đào tạo tôi phải trả cho nhả tường và chế độ thôi việc tôi được hưởng như thế nào
     
    Báo quản trị |  
  • #33550   24/09/2008

    bongthuyhd
    bongthuyhd

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thủ tục khiếu nại

    Luật sư cho tôi được hỏi
    Về việc nhà trường nơi tôi công tác cho thôi việc yêu cầu nộp kinh phí đào tạo tôi thấy nhiều khoản không hợp lý tôi đã làm đơn 3 lần mà nhà trường vẫn không giảm thì tôi phải làm thủ tục tiếp như thế nào ạ?
    Trường tôi là trường cao đẳng công nghiệp và xây dựng uông bí quảng ninh thuộc bộ công thương
    Tôi rất mong nhận được câu trả lời của luật sư
    Tôi xin chân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #33551   23/09/2008

    bongthuyhd
    bongthuyhd

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hỏi về bồi thường kinh phí đào tạo

    Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn: viên chức khi thôi việc phải bồi thường kinh phí đào tạo có bao gồm cả lương, tiền thưởng và tiền lễ tết không
     
    Báo quản trị |  
  • #33563   24/09/2008

    bongthuyhd
    bongthuyhd

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường kinh phí đào tạo

    Tôi gặp phải thắc mắc về việc bồi thường kinh phí nhà trường yêu cầu tôi bồi thường tiêng lương thưởng lễ tết tổng 46 triệu. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn cảu các bạn

    1/ Trước khi được nhà trường nơi tôi công tác cử đi học cao hoc tôi có ký cam kết với nhà trường là khi học xong về sẽ phục vụ lâu dài ít nhất là 8 năm nếu không phục vụ tôi sẽ bồi thường kinh phí đào tạo theo quy định của nhà trường.
    Vậy khi tôi học được hơn một năm do điều kiện tôi phải xin thôi việc đã được nhà trường giải quyết nhưng yêu cầu tôi phải bồi thường tiền lương, tiền thưởng, tiền lễ, tiền tết là đúng hay sai?
    2/ Ngày 7/8/2006 tôi được tiếp nhận về trường (thêo quyết định chuyển công tác và quyết định tiếp nhận viên chức), tôi tham gia giảng dạy gần 200 tiết
    Ngày 29/10/2006 tôi được cử đi học. Nhưng nhà trường yêu cầu tôi phải bồi thường cả những khoản tiền kể từ ngày 2/9/2006 là đúng hay sai?
    3/ Tôi nộp đơn xin thôi việc từ ngày 7/7/2008 dến 4/8/2008 tôi nhận được quyết định thôi việc căn cứ vào đơn xin thôi việc đã được hiệu trưởng duyết. Quyết định cho tôi thôi việc từ ngày 1/7/2008 là đúng hay sai?
    Tôi rất mong nhận được thư trả lời của các bạn
    Tôi xin trân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #33564   24/09/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bồi thường kinh phí đào tạo

    Theo tôi được biết thì hiện nay chưa có văn bản nào của Nhà nước quy định việc thu hồi tiền lương của người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ.Do đó việc trường của bạn thu hồi tiền lương là khônghợp lý.
    Còn bồi thường kinh phái đào tạo thì tôi gửi cho bạn văn bản này cuả Nhà nước để bạn nghiên cứu:

       BỘ TÀI CHÍNH                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    _____                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Số:  89 /2006/TT-BTC                                 ________________24

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 161.35pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="215">

     

     

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 5.4pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 5.4pt; PADDING-BOTTOM: 0in; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 283.5pt; PADDING-TOP: 0in; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="378">

    Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2006

     

    THÔNG TƯ

    Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo

    ___________________ 

     

    Căn cứ Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức;

    Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; 

    Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả chế độ thôi việc và kinh phí thu hồi bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của nhà nước như sau:

     

    I. Chi trả trợ cấp thôi việc:

    1. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc cho các đối tượng được hưởng chế độ thôi việc thực hiện theo đúng quy định tại Điều 10 Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức; cụ thể như sau:

    a) Cơ quan nhà nước chi trả trợ cấp thôi việc từ nguồn chi phí hoạt động thường xuyên đã được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.

    b) Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên chi trả trợ cấp thôi việc từ nguồn chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, bao gồm chi phí hoạt động được cơ quan có thẩm quyền giao và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

    c) Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên chi trả trợ cấp thôi việc từ nguồn chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

     

    2. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện quyết toán khoản chi trợ cấp thôi việc khi quyết toán kinh phí hành chính sự nghiệp hàng năm với cơ quan tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

     

    II. Thu hồi bồi thường chi phí đào tạo:

    1. Trong thời hạn ba (03) tháng kể từ khi có quyết định bồi thường chi phí đào tạo của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền, công chức, viên chức phải hoàn thành việc nộp đủ số tiền phải bồi thường (theo đúng quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền) cho bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị.

     

    2. Trình tự xử lý đối với khoản thu về bồi thường chi phí đào tạo cụ thể như sau:

    2.1. Đối với các khoá đào tạo có thời gian từ 3 (ba) tháng trở lên mà chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) được chi trả trực tiếp từ nguồn tài chính hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm nguồn ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trực tiếp cho cơ quan, đơn vị; nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật):

    a) Mức chi phí phải bồi thường bao gồm tất cả các khoản chi phí mà cơ quan phải chi trả trực tiếp để công chức, viên chức tham dự khoá học.

    b) Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên:

    Bộ phận tài chính - kế toán khi nhận tiền bồi thường chi phí đào tạo do công chức, viên chức nộp phải lập các chứng từ thu tiền theo quy định hiện hành và lập bảng kê nộp vào Kho bạc Nhà nước.

    Tiền bồi thường chi phí đào tạo của công chức, viên chức do cấp nào quản lý nộp ngân sách cấp tương ứng và hạch toán như sau:

    - Trường hợp cơ quan, đơn vị nộp khoản thu về bồi thường chi phí đào tạo cho những năm trước: nộp theo chương, loại, khoản tương ứng mà cơ quan, đơn vị đã chi đào tạo; Mục 062 "Thu khác", tiểu mục 02 "Thu hồi các khoản chi năm trước".

    - Trường hợp cơ quan, đơn vị nộp khoản thu về bồi thường chi phí đào tạo trong năm: nộp giảm cấp phát theo chương, loại, khoản, mục đã chi.

    c) Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên:

    Bộ phận tài chính - kế toán khi nhận tiền bồi thường chi phí đào tạo do công chức, viên chức nộp phải lập các chứng từ thu tiền theo quy định hiện hành; đồng thời phản ánh trong sổ sách kế toán như là nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp trong năm của đơn vị.

    2.2. Đối với các khoá đào tạo có thời gian từ 3 (ba) tháng trở lên mà chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) được chi trả tập trung từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam (không chi trả trực tiếp từ nguồn tài chính hàng năm của cơ quan, đơn vị):

    a) Mức chi phí phải bồi thường được tính cho cả khoá đào tạo, cụ thể:

    - Đối với những người tốt nghiệp các khoá đào tạo tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước: mức chi phí phải bồi thường bao gồm các khoản học bổng, trợ cấp xã hội do ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho người học (nếu có); chi phí thường xuyên do ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở giáo dục đào tạo được tính bình quân trên một sinh viên.

    - Đối với những người tốt nghiệp các khoá đào tạo ở nước ngoài: mức chi phí phải bồi thường là mức nhà nước đảm bảo chi phí học tập (học phí, sinh hoạt phí, chi phí đi lại theo quy định của chương trình học, chi phí về bảo hiểm, các chi phí hợp lý khác của khoá học) hoặc toàn bộ học bổng do phía nước ngoài tài trợ theo hiệp định.

    b) Cơ quan, đơn vị có công chức, viên chức thuộc diện phải bồi thường chi phí đào tạo có trách nhiệm liên hệ với các cơ sở giáo dục đào tạo; các cơ quan được nhà nước giao quản lý tập trung các chương trình, đề án, dự án đào tạo để được cung cấp thông tin cần thiết về chi phí đào tạo mà ngân sách nhà nước đã cấp hoặc học bổng do phía nước ngoài tài trợ theo hiệp định, làm cơ sở để tính thu hồi chi phí bồi thường.

    c) Bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, đơn vị khi nhận tiền bồi thường chi phí đào tạo do công chức, viên chức nộp phải lập các chứng từ thu tiền theo quy định hiện hành và lập bảng kê nộp vào Kho bạc Nhà nước.

    Tiền bồi thường chi phí đào tạo của công chức, viên chức do cấp nào quản lý nộp ngân sách cấp tương ứng và hạch toán như sau:

    - Chương: cơ quan, đơn vị nộp tiền bồi thường vào ngân sách nhà nước.

    - Loại 14.

    - Khoản: tương ứng với loại hình đào tạo.

    - Mục 062 "Thu khác".

    - Tiểu mục 02 "Thu hồi các khoản chi năm trước".

    Trường hợp khoản bồi thường chi phí đào tạo nộp ngân sách nhà nước trong cùng niên độ ngân sách thì hạch toán nộp giảm chi ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục đã chi.

     

    III. Tổ chức thực hiện:

    1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

    2. Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2000/TT-BTC ngày 18/1/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp, quản lý, hạch toán, quyết toán kinh phí thôi việc và nộp ngân sách tiền bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức.

    3. Đối tượng điều chỉnh; thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc và cách tính trợ cấp thôi việc; thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đào tạo và cách tính chi phí bồi thường đào tạo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 130/2005/TT-BNV ngày 07/12/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ;

    4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

     

    Nơi nhận:                                                                              KT.BỘ TRƯỞNG

    - Ban Bí thư TW Đảng;                                                               THỨ TRƯỞNG

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;                                     

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

    - HĐND, UBND các tỉnh, TP thuộc TW;

    - Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Quốc hội;                                                                           đã ký

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Toà án nhân dân tối cao;         
     
    Báo quản trị |  
  • #33567   29/11/2008

    bongthuyhd
    bongthuyhd

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về quy định khi thôi việc

    Tôi gặp phải thắc mắc về việc bồi thường kinh phí nhà trường yêu cầu tôi bồi thường tiền lương thưởng lễ tết tổng 46 triệu. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn cảu các bạn

    1/ Trước khi được nhà trường nơi tôi công tác cử đi học cao hoc tôi có ký cam kết với nhà trường là khi học xong về sẽ phục vụ lâu dài ít nhất là 8 năm nếu không phục vụ tôi sẽ bồi thường kinh phí đào tạo theo quy định của nhà trường.
    Vậy khi tôi học được hơn một năm do điều kiện tôi phải xin thôi việc đã được nhà trường giải quyết nhưng yêu cầu tôi phải bồi thường tiền lương, tiền thưởng, tiền lễ, tiền tết là đúng hay sai?
    2/ Ngày 7/8/2006 tôi được tiếp nhận về trường (thêo quyết định chuyển công tác và quyết định tiếp nhận viên chức), tôi tham gia giảng dạy gần 200 tiết
    Ngày 29/10/2006 tôi được cử đi học. Nhưng nhà trường yêu cầu tôi phải bồi thường cả những khoản tiền kể từ ngày 2/9/2006 là đúng hay sai?
    3/ Tôi nộp đơn xin thôi việc từ ngày 7/7/2008 dến 4/8/2008 tôi nhận được quyết định thôi việc căn cứ vào đơn xin thôi việc đã được hiệu trưởng duyết. Quyết định cho tôi thôi việc từ ngày 1/7/2008 là đúng hay sai?
    Tôi rất mong nhận được thư trả lời của các bạn
    Tôi xin trân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |