Bồi thường chi phí đào tạo

Chủ đề   RSS   
  • #33164 06/08/2008

    nangmuaha



    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường chi phí đào tạo

    Xin hỏi khi nghỉ cắt ngang có phải đền bù cho công ty tiền đào tạo không?
    Kính gửi ban tư vấn pháp luật
    Tôi là một nhân viên đang làm việc tại một công ty của Nhật ở khu công nghiệp Đai An- Hải Dương.Khi tôi vào thử việc  ở công ty được 15 ngày (Thời gian thử việc của tôi là 1 tháng).thì tôi được lãnh đạo cho đi đào tạo ở Trung Quốc trong thời gian 6 tháng.Khi đi, họ yêu cầu tôi kí cam kết làm việc 5 năm ở công ty.Sau khi sang Trung Quốc, tôi được công ty cấp chỗ ăn ở và mỗi tháng chu cấp 2 triệu đồng.Sau 6 tháng, tôi trở về Việt Nam làm việc với mức lương 1 triệu 8 trăm nghìn đồng.Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy mình làm việc có năng lực nên 2 tháng sau tôi đề nghị công ty tăng lương.Một lý do nữa mà tôi yêu cầu tăng lương là do ở công ty có những người vào sau tôi 2 tháng, không được đi đào tạo, trình độ tương đương, mà lại do tôi phụ trách lại có mức lương cao hơn tôi.Tuy nhiên, giám đốc trả lời rằng theo chế độ của công ty thì 1 năm mới xét tăng lương một lần nên cần phải chờ đến cuối năm mới xét tăng lương( từ bây giờ đến cuối năm còn 4 tháng nữa.Về trường hợp những người do tôi phụ trách lại có lương cao hơn tôi thì giám đốc trả lời là ở thời điểm tôi vào cách đây 8 tháng chế độ của công ty không bằng bây giờ.Tôi hỏi vậy sau 4 tháng nữa công ty xét tăng lương như thế nào thì được trả lời là sẽ điều chỉnh cho bằng với lương của những người kia( khoảng 2 triệu 2trăm nghìn đồng.Tôi hỏi do tôi đã đi đào tạo, làm việc vất vả bên Trung Quốc nên sau khi về làm việc thì công ty phải xét tăng lương cho tôi mới hợp lý.Nhưng tôi được trả lời là công ty không có chế độ phân biệt giữa người đi đào tạo và người làm ở công ty.Họ nói nếu tôi nghỉ việc thì tôi phải bồi thường phí đào tạo cho công  ty là 56 triệu đồng.Tôi thực sự thất vọng về cách đối xử của lãnh đạo công ty,Nhưng cứ làm việc vất vả mà lại bất công thế này thì chắc tôi sẽ khó lòng chịu được.Nhiều lúc tôi muốn nghỉ việc luôn cho xong nhưng khi nghĩ đến khoản phí đào tạo là tôi lại thấy chán.Tôi xin hỏi ban tư vấn, liệu khi tôi nộp đơn xin nghỉ mà không phải đền phí đào tạo không?Và nếu tôi tự ý nghỉ thì công ty có thể kiện tôi không?
    Rất mong được sự giúp đỡ của ban tư vấn pháp luật.
    Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý báo ngày càng phát triển.
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 16/03/2010 04:24:30 AM
     
    66735 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang «<3456>
Thảo luận
  • #37711   21/10/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo quy định tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi thường chi phí đào tạo phải bằng văn bản có chữ ký của hai bên. Cụ thể: " 4. Việc bồi thường chi phí đào tạo theo Điều 13 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau:
    a) Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thỏa thuận.
    b) Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thỏa thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thỏa thuận của người lao động.
    Thỏa thuận nêu ở điểm a và điểm b trên đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động.

    " Do vậy trường hợp như bạn nêu thi không đủ cơ sở để bắt buộc NLĐ bồi thường

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtralaodongkh vì bài viết hữu ích
    vankhai1967 (06/10/2017)
  • #37712   21/10/2009

    emvannhungayxua
    emvannhungayxua
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2009
    Tổng số bài viết (147)
    Số điểm: 2241
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 60 lần


    thai_sld và mọi người giúp tôi giải quyết tình huống này với. Vấn đề này tôi còn 1 số vướng mắc nên muốn tham khảo ý kiến mọi người:
    "Công ty Decha là công ty liên doanh giữa công ty điện tử Hà Nội với công ty Daewoo(trụ sở chính đóng tại quận B, thành phố H). Ngày 22/7/2005, công ty Decha ký hợp đồng tuyển anh H (thường trú tại quận C, thành phố H) đi đào tạo tại Hàn Quốc để về làm việc cho công ty. Tại Điều 5 của hợp đồng ghi:"sau khi học xong người lao động sẽ phải làm việc cho công ty ít nhất 5 năm. Nếu vi phạm sẽ phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo". tháng 10/2005, anh H về nước và làm việc tại khách sạn Daewoo thuộc công ty Decha,khách sạn này đóng tại quận B, thành phố H. Công ty Decha đề nghị ký kết hợp đồng lao động thời hạn 5 năm nhưng anh H không đồng ý và đề nghị ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm vì cho rằng mức lương 90 USD/ tháng là quá thấp. Hai bên đã ký hợp đồng lao động 1 năm( từ tháng 4/2006 đến 4/2007). Hết hạn hợp đồng, mặc dù công ty yêu cầu ký tiếp hợp đồng lao động nhưng anh H vẫn chuyển sang làm việc cho công ty khác. Ngày 11/5/2007, công ty Decha có văn bản yêu cầu anh H bồi thường chi phí đào tạo là 5.490 USD, được trừ đi tiền lương trong những tháng làm việc cho công ty mà anh H còn chưa lĩnh. Anh H còn phải bồi thường 2.653 USD và phải quay trở lại làm việc cho công ty Decha. Vì anh H không thực hiện yêu cầu này, ngày 15/1/2008, được sự ủy quyền của tổng giám đốc công ty Decha, phó giám đốc khách sạn Deawoo đã khởi kiện anh H ra tòa án nhân dân để yêu cầu tòa án buộc anh phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo là 5.490 USD và bồi thường các khoản thiệt hại do việc anh H đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động gây ra.
    a) Tòa án nhân dân nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? tại sao?
    b) Giả sử, vụ việc trên đã được thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hòa giải thành trong đó ghi rõ anh H đồng ý bồi thường cho công ty Decha 2.653 USD theo như văn bản yêu cầu của công ty Decha ngày 11/11/2007 và công ty Deacha cũng đồng ý không yêu cầu anh H trở lại khách sạn Daewoo làm việc. Vậy tòa án có thụ lý giải quyết vụ việc trên nữa không? Tại sao?
    c) H có trách nhiệm phải bồi thường phí đào tạo cho công ty không? Nếu phải bồi thường thì mức bồi thường là bao nhiêu?

    ĐT: 0972765126

    Gmail: phuongdunglaw@gmail.com

    Yahoo: aotrangsantruong_1011

     
    Báo quản trị |  
  • #37713   21/10/2009

    vuong_luat_06
    vuong_luat_06

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    hehhe giống đề mình có quá!
     
    Báo quản trị |  
  • #37714   22/10/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    - Tòa án cấp tỉnh, TP (trực thuộc TW) có trách nhiệm giải quyết các vụ án có liên quan đến yếu tố nước ngoài (Trước đây hơi bị lâu có QĐ của Chánh án tòa án tối cao quy định việc này, nay không biệt có còn hiệu lực không nhưng các tòa án huyện, TX.. không thụ lý)
    - Tại sao Thanh tra Sở lại hòa giải (Đây là của Hội đồng trọng tài), Nếu là khiếu nại lần 2 thanh tra Sở sẽ thụ lý giải quyết, trong quá trình thụ lý bên KN có quyến rút KN trong bất kỳ giai đoạn nào (điểm đ mục 1 Điều 17 Luật KNTC). Việc tòa án thụ lý giải quyết không liên hệ gì với việc giải quyết KN của Thanh tra Sở.
    - Anh H có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo theo mức được ghi trong thỏa thuận trước khi được đào tạo, cụ thể ntn bạn nên xem lại hợp đồng (thỏa thuận) đó.
     
    Báo quản trị |  
  • #37715   22/10/2009

    emvannhungayxua
    emvannhungayxua
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2009
    Tổng số bài viết (147)
    Số điểm: 2241
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 60 lần


    Vâng. Cảm ơn thai_sld rất nhiều!
    Vuong_luat_06 uh bạn cũng học luật ah? Mình đang băn khoăn ko bít đây có phải là tình huống có yếu tố nước ngoài ko vì liên doanh thì chỉ có công ty VN và nước ngoài với nhau thì mới gọi vậy. Ở đây chẳng nói Công ty Deawoo là của HQ hay VN. Nếu có yếu tố nước ngoài thì là thuộc thẩm quyền cấp tỉnh, nếu ko có yếu tố nước ngoài thì tòa cấp huyện.

    ĐT: 0972765126

    Gmail: phuongdunglaw@gmail.com

    Yahoo: aotrangsantruong_1011

     
    Báo quản trị |  
  • #37716   23/10/2009

    mostlaw2020
    mostlaw2020
    Top 150
    Male
    Lớp 1

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2009
    Tổng số bài viết (552)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Tôi nghĩ bạn emvannhungayxua  cần làm rõ nội dung mà bạn nêu:  "Ngày 22/7/2005, công ty Decha ký hợp đồng tuyển anh H (thường trú tại quận C, thành phố H) đi đào tạo tại Hàn Quốc để về làm việc cho công ty. Tại Điều 5 của hợp đồng ghi:"sau khi học xong người lao động sẽ phải làm việc cho công ty ít nhất 5 năm. Nếu vi phạm sẽ phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo".
    => là hợp đồng ngày 22/7/2005 mà bạn nói tới là hợp đồng gì?

    @thai_sld : tôi nghĩ là bác chưa có đủ căn cứ để nói rằng: "Anh H có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo theo mức được ghi trong thỏa thuận trước khi được đào tạo, cụ thể ntn bạn nên xem lại hợp đồng (thỏa thuận) đó" Điều này chưa đủ cơ sở pháp lý để nói vậy bởi những lẽ sau:

    -Trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo là trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chưa thực hiện đủ thời gian như đã cam kết trong hợp đồng với người sử dụng lao động => trong trường hợp này là do hết hạn hợp đồng lao động nên người lao động được quyền chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động không có tình tiết đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

     -Nếu bác căn cứ vào Tại khoản 4 Điều 18 NĐ139/2006 ngày 20-11-2006 của Chính Phủ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC VÀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ DẠY NGHỀ :"

    4. Trư­ờng hợp doanh nghiệp tuyển ngư­ời vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề. Mức bồi thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng học nghề.
    Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho ngư­ời dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học."

    => Tôi nghĩ phải xác định rõ bản hợp đồng ký trứơc đó là bản hợp đồng gì? và cần có lập luận rõ trong trường hợp này, bởi theo tôi nghĩ đây là 1 trường hợp đang là hóc hiện nay chứ không phải đơn giản như bác thai_sld đã nêu.
    Rất mong bác có trao đổi cùng!
    Cập nhật bởi mostlaw2020 vào lúc 23/10/2009 08:20:30
     
    Báo quản trị |  
  • #37717   19/11/2009

    nguyenngocduc
    nguyenngocduc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kt32E

    t cũng làm đề này nên cũng đã đọc rất nhiều văn bản. tôi nhận thấy, theo điều 166 khoản 1 quy định: "tòa án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân mà Hội đồng hòa giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn quy định tại khoản 1 điều 165a của bộ luật này", trong đó điều 165a quy định về các trường hợp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài lao động. Như vậy, theo như đề bài đưa ra thì không hề có việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài trước khi gửi đơn ra tòa, do vậy, sẽ không có tòa án nào thụ lý giải quyết tranh chấp trong tình huống này. Nếu muốn Tòa án thụ lý giải quyết thì bắt buộc trước khi đó phải thông qua hội đồng hòa giải hòa giải trước.
    tôi thấy rằng, quy định này hơi bất cập, và nhiều trường hợp rất khó giải quyết.
     
    Báo quản trị |  
  • #37718   19/11/2009

    nguyenngocduc
    nguyenngocduc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    sửa....

    nhầm một chút,... Hội đồng hòa giải....mà cứ lộn qua hội đồng trọng tài.sorry nhiều....
     
    Báo quản trị |  
  • #37719   20/11/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Xin bạn nguyenngocduc chú ý thêm các quy định bạn nêu đều nằm tại Bộ luật tố tụng dân sự: Điều 31

    Điều 31. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án

    1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

    a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

    b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

    c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

    d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;

    đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

    2. Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm:

    a) Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác;

    b) Về việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;

    c) Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

    3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.
     
    Báo quản trị |  
  • #37720   21/11/2009

    nguyenngocduc
    nguyenngocduc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tiếp...

    không biết thai_sld muốn nói lên điều gì khi đưa ra căn cứ pháp lý là điều 31 BLTTDS, vì theo như tình huống bạn emvannhungayxua đưa ra thì không hề thuộc các trường hợp quy định về thẩm quyền giải quyết trực tiếp của tòa.
    Theo ý kiến của riêng tôi, nếu bạn muốn thành công trong việc trình bày các luận điểm trên đạt được kết quả cao thì trước tiên bạn cần chứng minh rõ đây chính là một là tranh chấp lao động (cái này hơi khó, vì bạn thấy đấy, cái rằng buộc anh H và công ty Decha chỉ có hợp đồng đào tạo nghề đã ký trước kia, mà có có sự rằng buộc về hợp đồng, do hợp đồng đã hết hạn. Thêm vào đó, trong các quy định của pháp luật nước ta cũng ko quy định một cách rõ ràng điều này,nên  bạn phải dựa vào nội dung của tranh chấp để lý giải). xong việc đó, bạn đưa ra các căn cứ để khẳng định tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong tình huống, vì theo như quy định của bộ Luật lao động tại khoản 1 điều 166, BLTTDS tại điều 31 như thai_sld đã phụ giúp đưa ra.
    ở câu 2,theo như câu 1 thì thấy rằng Tòa án ko có thẩm quyền giải quyết, do vậy, sẽ ko có việc tòa án thụ lý, mặc dù thanh tra lao động đã hòa giải xong.
    ở câu 3: bạn thấy đấy, chi phí mà công ty Decha đã bỏ ra cho việc đào tạo nghề cho anh H là 5490USD, bao gồm tất cả các khoản được quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật dạy nghề và cụ thể hóa trong nghị định số 139/2006/NĐ-CP. Như vậy, số tiền trên lý thuyết anh H phải bồi thường là 5490usd.
    (chú ý bạn 1 điều, đừng vì cái tên daewoo hay decha mà đánh giá nó có yếu tố nước ngoài,  vì đề ko hề có để cập tới)
     
    Báo quản trị |  
  • #37721   26/11/2009

    TrungTamTVPLThainguyen
    TrungTamTVPLThainguyen

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2008
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 214
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Tôi nghĩ khác bạn nguyenngocduc và ủng hộ quan điểm của anh thai_sld
     
    Báo quản trị |  
  • #35584   10/04/2009

    queen2000
    queen2000

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong trường hợp này tôi có phải bồi thường phí đào tạo hay không?

    Năm 2008, tôi được cơ quan cho đi đào tạo ngắn hạn tại Nhật. Hiện nay tôi tìm được công việc mới phù hợp hơn. Tôi đã làm đơn xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động & nghỉ sau 45 ngày (tính theo ngày làm việc). Cơ quan cũ của tôi yêu cầu tôi phải bồi thường phí đào tạo, họ dựa vào Nghị định 54 ngày 19/4/2005 của CP & thông tư số 89 ngày 29/9/2006 để làm căn cứ đòi bồi thường. Vậy liệu tôi có phải bồi thường hay không? Nếu không thì tôi cần viện dẫn văn bản pháp luật nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #35585   09/04/2009

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Theo đúng quy định của Bộ luật lao động, NĐ 54 và TT 89, bạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo cho cơ quan.

    Chi phí bồi thường sẽ căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ tại cơ quan, thời gian công chức làm việc tại cơ quan sau khi hoành thành đào tạo và tổng chí phí của khoá đào tạo.

     
    Báo quản trị |  
  • #35586   10/04/2009

    queen2000
    queen2000

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhưng nếu tôi không hề có cam kết gì với cơ quan cũ về thời gian làm việc sau khi đào tạo cũng như về việc bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thì có cách nào để có thể tránh việc phải bồi thường hay không? Và hiện nay văn bản pháp luật nào mới nhất hướng dẫn về việc thực hiện khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động?
    Cập nhật bởi queen2000 vào lúc 10/04/2009 07:51:26
    Cập nhật bởi queen2000 vào lúc 10/04/2009 07:51:43
     
    Báo quản trị |  
  • #35587   10/04/2009

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    #ccc" align="center">

    Nếu bạn là công chức, viên chức nhà nước được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo (ở trong nước và nước ngoài) mà khi trở về cơ quan, đơn vị tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo. Trong trường hợp này cơ quan cũ của bạn căn cứ NĐ 54 và TT 89 để tính bồi thường chi phí đào tạo đối với bạn là đúng.

    Vì bạn thuộc diện được cử đi đào tạo nên cơ quan bạn không làm cam kết với bạn. Và vì vậy bạn không thể lấy lý do là “không có cam kết gì với cơ quan cũ về thời gian làm việc sau khi đào tạo cũng như về việc bồi thường”.

    Tuy nhiên, theo bạn hỏi về việc không phải bồi thường chi phí đào tạo, thì căn cứ vào Mục 2 của  Thông tư 130/2005/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức quy định như sau:

    2. Trường hợp công chức, viên chức không phải bồi thường chi phí đào tạo

    2.1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ 3 (ba) tháng tập trung trở lên mà đã làm việc đủ thời gian yêu cầu phục vụ quy định tại khoản 2 Điều 13 của nghị định số 54/2005/NĐ-CP tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

    2.2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo nhưng chưa làm thủ tục nhập học và cơ quan, đơn vị chưa cấp kinh phí đào tạo hoặc đã làm thủ tục nhập học nhưng cơ quan, đơn vị chưa cấp kinh phí đào tạo thì không phải bồi thường chi phí đào tạo của khóa học đó.

     

    Vì bạn không nói rõ thời gian bạn được cử đi đào tạo ngắn hạn là bao lâu, nên tôi không tính được thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học của bạn.

    Ví dụ: bạn được cơ quan cử đi đào tạo 2 tháng. Sau khi hoàn thành lớp đào tạo bạn phải làm việc tại cơ quan là  6 tháng tiếp theo thì khi bạn thôi việc sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo.

     
    Báo quản trị |  
  • #36227   02/07/2009

    hoanglam2009
    hoanglam2009

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ràng buộc về hợp đồng đào tạo

    Tôi hiện đang làm cho một công ty 100% vốn nước ngoài. Vào tháng 8/2008 công ty có cử tôi đi một công ty cùng tập đoàn tại nước ngoài để nhân viên bên đó hướng dẫn về công việc. Khi đó chúng tôi có ký một hợp đồng đào tạo co giá trị đến tháng 8/2009 (chi phí đào tạo ghi trên hợp đồng bao gốm cả tiền lương trong thời gian đào tạo, và chí phí khác phát sinh như ăn ở, đi lại).
    Sau khi về Việt nam một thời gian, tôi lại được cử đi nước ngoài một lần nữa , và cũng với hình thức như trên. Và tôi lại phải ký thêm một hợp đồng đào tạo (nối tiếp) đến tháng 8/2010.

    Hiện tại, nếu tôi  nghỉ việc có thông báo trước 30 ngày. Thì tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo không. Nếu phải bồi thường thì bao gồm các chi phí nào là đúng theo quy định của luật pháp việt nam.

    Rất mong được tư vấn giúp tôi
    Xin chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #36228   02/07/2009

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo quy định bạn nghỉ việc trước khi hết thời gian ràng buộc của hợp đồng đào tạo bạn phải bồi thường chi phí đào tạo theo hợp động ĐT (tất cả các chi phí ghi trong HĐĐT)
     
    Báo quản trị |  
  • #16686   08/06/2009

    bthung
    bthung

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin Các Bạn sinh viện luật giúp đở !

    Anh B la,làm việc cho doanh nghiệp X có  100% vốn đầu tư nước ngoài với hợp đồng lao động xác định là 36 tháng. Trong thời gian thực hiện hợp đồng Anh B đã bỏ doanh nghiệp đi du lịch năm ngày mà ko đc sự đồng ý của doanh nghiệp .Giám đốc doanh nghiệp quyết định sa thải B và ko cho hưởng trợ cấp thôi việc và còn yêu cầu anh bồi thường chi phí đào tạo(vì từ trước đó doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề 6 tháng và có hợp đồng học nghề )trong trường hợp này  :
    - Quyết định của Giám đốc doanh nghiệp là đúng hay sai ?
    - Việc anh B phải bồi thường chi phí đào tọa có phù hợp với pháp luật hay ko ?
    - Anh B phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
     
    Báo quản trị |  
  • #16687   08/06/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần


    1. Anh B bị sa thải là đúng theo điều 85 Luật lao động.

    2. Việc anh B phải bồi thường chi phí đào tạo là không đúng. Theo các quy định của LLĐ, chỉ trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng mới phải bồi thường chi phí đào tạo (điều 41 LLĐ)
     
    Báo quản trị |  
  • #37491   06/10/2009

    hai3452004
    hai3452004

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định thời gian học lại việc khi thay đổi dây chuyền công nghệ mới

    xin tư vấn: Công ty tôi có sự thay đổi về công nghệ sản xuất thuốc nổ nên phải bố trí công nhân học lại sản xuất theo công nghệ mới (dây chuyền sản xuất hiện đại hơn). Tôi muốn hỏi thời gian bố trí học lại việc theo công nghệ mới đó là bao nhiêu thời gian ? thực hiện theo quy định nào ? mong được tư vấn gấp. cảm ơn nhiều ? xin gửi vào mail: hai3452004@gmail.com
     
    Báo quản trị |