Vì sao nhiều Cử nhân Luật vẫn ký HĐLĐ trong khi biết nó trái Luật?

Chủ đề   RSS   
  • #482198 15/01/2018

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Vì sao nhiều Cử nhân Luật vẫn ký HĐLĐ trong khi biết nó trái Luật?

    Để phần nào tìm ra lời đáp cho thắc mắc nêu trên, xin mời anh/chị/em/bạn cùng đọc qua câu chuyện sau đây:

    Chồng: Sao em vui thế?

    Vợ: Hôm nay, vợ được ký hợp đồng lao động chính thức rồi đó chồng.

    Chồng:  Trời ơi! Em tốt nghiệp cử nhân Luật loại giỏi mà lại đi ký hợp đồng này sao?

    Vợ:  Là sao anh?

    Chồng:  Trong hợp đồng nó cấm em có thai trong vòng 05 năm, nếu có thai sẽ bị đuổi việc, bị phạt 06 tháng lương …bla…bla… Nó trái luật và bất lợi cho em, sao em lại ký? Anh tốt nghiệp loại trung bình anh con biết huống gì em đạt loại giỏi?

    Vợ:  Vấn đề nằm ở chỗ em tốt nghiệp loại giỏi mà anh!

    Chồng: Là sao em?

    Vợ: Nếu vợ không ký thì vợ thất nghiệp, nếu vợ ký thì vợ có việc làm, có tiền lương; nếu vợ vi phạm thì vợ chẳng bị sao, bởi điều khoản đó sẽ bị vô hiệu. Theo chồng thì vợ nên ký hay không nên ký?

    Chồng: À ra thế! Đúng là chồng chỉ đạt loại trung bình!

    Vợ: Lý thuyết và thực tiễn khác xa lắm anh à!

    Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

    ...

    Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

     

     
    32526 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    Lehoangt919 (15/04/2020) buigiathang (30/09/2018) ldvamateur (16/01/2018) nguyenhaz1 (16/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #482205   15/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Đúng là lý thuyết và thực tiễn cách xa lắm, nếu vi phạm thì được lên đường liền, ko thiếu cách để họ tiễn mình đi  :)))))))))

     
    Báo quản trị |  
  • #482208   15/01/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Mình đã gặp những loại hợp đồng như vậy rồi. Có lẽ cần phải làm rõ một chút. Theo cách hiểu của mình về HĐLĐ mà có thỏa thuận này phần lớn là vì tính chất công việc. Kiểu một công việc nào đó khi giao cho chị A làm, cần phải đảm bảo chị A làm xuyên suốt trong một thời gian 5 6 năm, thì dự án hay công việc mới hoàn thành thì buộc phải đưa vào hợp đồng thỏa thuận để người lao động không được mang thai và nghỉ thai sản. Vì nếu như mang thai và nghỉ thai sản thì công việc, dự án... của công ty sẽ bị đình trệ. 

    Mục đích của thỏa thuận này là để công việc không bị đình trệ chứ không phải là mục đích là cấm nhân viên có thai. Và từ đó mình hiểu rằng, lỡ như nhân viên A có thai, sinh em bé và nghỉ thai sản thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng vì lý do là không hoàn thành công việc, cụ thể công việc đó không phù hợp với người mang thai, người mang thai không thể làm được và nghỉ thai sản thì không ai làm. Chứ không phải là vì có thai nên chấm dứt hợp đồng.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    nguyenhaz1 (16/01/2018)
  • #482221   15/01/2018

    Mình đã gặp những loại hợp đồng như vậy rồi. Có lẽ cần phải làm rõ một chút. Theo cách hiểu của mình về HĐLĐ mà có thỏa thuận này phần lớn là vì tính chất công việc. Kiểu một công việc nào đó khi giao cho chị A làm, cần phải đảm bảo chị A làm xuyên suốt trong một thời gian 5 6 năm, thì dự án hay công việc mới hoàn thành thì buộc phải đưa vào hợp đồng thỏa thuận để người lao động không được mang thai và nghỉ thai sản. Vì nếu như mang thai và nghỉ thai sản thì công việc, dự án... của công ty sẽ bị đình trệ. 

    Mục đích của thỏa thuận này là để công việc không bị đình trệ chứ không phải là mục đích là cấm nhân viên có thai. Và từ đó mình hiểu rằng, lỡ như nhân viên A có thai, sinh em bé và nghỉ thai sản thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng vì lý do là không hoàn thành công việc, cụ thể công việc đó không phù hợp với người mang thai, người mang thai không thể làm được và nghỉ thai sản thì không ai làm. Chứ không phải là vì có thai nên chấm dứt hợp đồng. 

    Vậy cho mk hỏi: nếu tronq hợp đônq mk có nêu mục đich và tính chất như bạn ns ở trên vậy hợp đônq đó có bị coi là trái Pl k? 

     
    Báo quản trị |  
  • #482241   15/01/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    hoathuduong viết:

    Mình đã gặp những loại hợp đồng như vậy rồi. Có lẽ cần phải làm rõ một chút. Theo cách hiểu của mình về HĐLĐ mà có thỏa thuận này phần lớn là vì tính chất công việc. Kiểu một công việc nào đó khi giao cho chị A làm, cần phải đảm bảo chị A làm xuyên suốt trong một thời gian 5 6 năm, thì dự án hay công việc mới hoàn thành thì buộc phải đưa vào hợp đồng thỏa thuận để người lao động không được mang thai và nghỉ thai sản. Vì nếu như mang thai và nghỉ thai sản thì công việc, dự án... của công ty sẽ bị đình trệ. 

    Mục đích của thỏa thuận này là để công việc không bị đình trệ chứ không phải là mục đích là cấm nhân viên có thai. Và từ đó mình hiểu rằng, lỡ như nhân viên A có thai, sinh em bé và nghỉ thai sản thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng vì lý do là không hoàn thành công việc, cụ thể công việc đó không phù hợp với người mang thai, người mang thai không thể làm được và nghỉ thai sản thì không ai làm. Chứ không phải là vì có thai nên chấm dứt hợp đồng. 

    Vậy cho mk hỏi: nếu tronq hợp đônq mk có nêu mục đich và tính chất như bạn ns ở trên vậy hợp đônq đó có bị coi là trái Pl k? 

    Như cách giải thích của mình ở trên, đương nhiên là nó không trái luật nhé bạn.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #482265   15/01/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Dong_Bich viết:

    Như cách giải thích của mình ở trên, đương nhiên là nó không trái luật nhé bạn.

     

    Cũng theo giải thích của ttmlinh284 ở trên, đương nhiên là nó trái luật nhé bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #482380   16/01/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    ntdieu viết:

    Cũng theo giải thích của ttmlinh284 ở trên, đương nhiên là nó trái luật nhé bạn.

    Nhưng mình cũng đã nói rõ, trường hợp trên nếu người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng, lý do họ đưa ra là hoàn toàn chính đáng, bởi lý do người lao động không thể hoàn thành công việc là lý do được quy định trong BLLĐ 2012. Nhiều người hiểu lầm rằng, chấm dứt hợp đồng lao động ở đây vì lao động mang thai, nhưng thực tế không phải vậy. Lý do người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng là vì lao động không thể hoàn thành công việc chứ không phải mang thai. Nên nói nó trái luật là sai.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
  • #482231   15/01/2018

    ttmlinh284
    ttmlinh284
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2014
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 1597
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Khoản 3 Điều 50 Bộ luật lao động 2012:
     
    "Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
     

    3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu."

    Do đó, thỏa thuận của các bên hạn chế quyền sinh con của người lao động nữ bị coi là trái pháp luật.

    Khoản 3 điều 155 - Bộ luật Lao động năm 2012 cũng nêu rõ: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.

    Như vậy, mặc dù các bên có thỏa thuận trong hợp đồng lao động về quyền được chấm dứt hợp đồng lao động nhưng ngay từ đầu, Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động đã vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

    Nếu trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ với lý do NLĐ mang thai hay sinh con là sai vì không có căn cứ, pháp luật cũng không quy định đây là trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

    Ngoài ra, khi hợp đồng đã bị tuyên bố là vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận nên trường hợp này chị còn được trả tiền lương và các khoản tiền khác (nếu có) trong thời gian NLĐ đã làm việc cho Doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #522366   30/06/2019

    ttmlinh284 viết:

    Khoản 3 Điều 50 Bộ luật lao động 2012:
     
    "Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu
     

    3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu."

    Do đó, thỏa thuận của các bên hạn chế quyền sinh con của người lao động nữ bị coi là trái pháp luật.

    Khoản 3 điều 155 - Bộ luật Lao động năm 2012 cũng nêu rõ: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.

    Như vậy, mặc dù các bên có thỏa thuận trong hợp đồng lao động về quyền được chấm dứt hợp đồng lao động nhưng ngay từ đầu, Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động đã vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

    Nếu trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ với lý do NLĐ mang thai hay sinh con là sai vì không có căn cứ, pháp luật cũng không quy định đây là trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

    Ngoài ra, khi hợp đồng đã bị tuyên bố là vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận nên trường hợp này chị còn được trả tiền lương và các khoản tiền khác (nếu có) trong thời gian NLĐ đã làm việc cho Doanh nghiệp.

    Bài viết của bạn rất hữu ích.

    Tuy nhiên, nếu lý do là chỉ vì lợi ích của người sử dụng lao động thì theo luật phần hạn chế này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Nhưng nếu, việc hạn chế này là do môi trường hay tính chất công việc để đảm bảo cho sức khỏe hay sự phát triển của thế hệ sau về hình hài, trí tuệ.. thì người lao động nên cân nhắc với công việc cũng như với những thỏa thuận mà người sử dụng đã đề xuất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019)
  • #482238   15/01/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Vấn đề là luật quy định rõ ràng và thực tế và đa số người lao động cũng hiểu luật nhưng cũng vì "miếng cơm manh áo" nên chấp nhận chịu thiệt thòi để được làm việc và trả lương. Phổ biến ở các vùng nông thôn, giáp ranh thành phố thì những người lao động thuờng bị bắt ép tăng ca, bị trừ lương một cách vô cớ...cơ quan chức năng thì cũng chưa quan tâm đến nguời lao động, chế tài thì vẫn nằm trên giấy tờ.

     
    Báo quản trị |  
  • #482282   15/01/2018

    Sinhvienluatk15
    Sinhvienluatk15

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2017
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 15 lần


    nay mình mới học phần này xong, lúc cô nói vẫn chưa thông não, còn mù mờ, nay đã hiểu rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #482382   16/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Nói chung thoả thuận trong hợp đồng như nào thì vẫn kí thôi, còn việc áp dụng nó hay không thì lại còn tuỳ thuộc vào thực tế. Thoả thuận trái pháp luật thì sẽ vô hiệu, nhưng muốn cho người lao động nghỉ việc một cách "hợp lý" thì người sử dụng lao động có vô vàn cách. Người lao động không nắm luật thì sẽ bị thiệt thòi thôi. Còn việc kí các hợp đồng như bạn kể trên thì cũng vì miếng cơm manh áo trước tiên, mọi việc sau này sẽ từ từ giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #482427   16/01/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    thambui94 viết:

    Nói chung thoả thuận trong hợp đồng như nào thì vẫn kí thôi, còn việc áp dụng nó hay không thì lại còn tuỳ thuộc vào thực tế. Thoả thuận trái pháp luật thì sẽ vô hiệu, nhưng muốn cho người lao động nghỉ việc một cách "hợp lý" thì người sử dụng lao động có vô vàn cách. Người lao động không nắm luật thì sẽ bị thiệt thòi thôi. Còn việc kí các hợp đồng như bạn kể trên thì cũng vì miếng cơm manh áo trước tiên, mọi việc sau này sẽ từ từ giải quyết.

    Mình đồng tình với quan điểm của bạn, việc muốn cho người lao động nghỉ việc một cách "hợp lý" thì người sử dụng lao động có vô vàn cách, vậy những người biết cách bảo vệ mình và thực sự giỏi cũng sẽ có cách thức tối ưu để giải quyết sự "hợp lý" đó của người sử dụng lao động một cách có lợi nhất. Một người giỏi chưa chắc ở việc họ nắm lý thuyết tốt mà người giỏi thực sự phải biết vận dụng kiến thức mình có vào thực tế một cách tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #482428   16/01/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    thambui94 viết:

    Nói chung thoả thuận trong hợp đồng như nào thì vẫn kí thôi, còn việc áp dụng nó hay không thì lại còn tuỳ thuộc vào thực tế. Thoả thuận trái pháp luật thì sẽ vô hiệu, nhưng muốn cho người lao động nghỉ việc một cách "hợp lý" thì người sử dụng lao động có vô vàn cách. Người lao động không nắm luật thì sẽ bị thiệt thòi thôi. Còn việc kí các hợp đồng như bạn kể trên thì cũng vì miếng cơm manh áo trước tiên, mọi việc sau này sẽ từ từ giải quyết.

    Mình đồng tình với quan điểm của bạn, việc muốn cho người lao động nghỉ việc một cách "hợp lý" thì người sử dụng lao động có vô vàn cách, vậy những người biết cách bảo vệ mình và thực sự giỏi cũng sẽ có cách thức tối ưu để giải quyết sự "hợp lý" đó của người sử dụng lao động một cách có lợi nhất. Một người giỏi chưa chắc ở việc họ nắm lý thuyết tốt mà người giỏi thực sự phải biết vận dụng kiến thức mình có vào thực tế một cách tốt nhất, chưa hẳn là đúng nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #482425   16/01/2018

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    và thực tế là khi tranh chấp xảy ra thì mẹ bỉm sữa theo đuổi doanh nghiệp để đc lấy tiền sẽ rất mệt mỏi và dài hơi

     
    Báo quản trị |  
  • #503104   25/09/2018

    Đa số doanh nghiệp luôn có cách "lách luật" mặc dù người lao động vẫn biết nhưng họ không dám ho he gì vì họ không muốn mất "miếng cơm manh áo" của mình và cũng không biết kêu ai, kiện ra tòa thì khó lòng mà thắng kiện được do đó các cơ quan nhà nước và công đoàn cơ sở cần phát huy vai trò của mình hơn để bảo vệ tối đa quyền lợi cho người lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #503114   25/09/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Đây là một trong rất nhiều trường hợp mà thôi, và trường hợp này thì người vợ quả nhiên là cử nhân luật loại giởi. Tuy nhiên, trong thực tế thì ở nhiều trường hợp khác, cử nhân luật ra trường vẫn ký rất nhiều những hợp đồng lao động dù thấy rõ nó có nhiều điều bất lợi cho chính họ bởi bốn chữ thôi: cơm áo gạo tiền…

     
    Báo quản trị |  
  • #503449   28/09/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo mình thấy thì dù là cử nhân Luật nhưng khi đi ra thực tế, ký HĐLĐ thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Nhiều người vì hoàn cảnh mà muốn có một công việc nhanh chóng để trai trải cuộc sống. Một số lại thấy cơ hội việc làm quá tốt đpẹ nên làm ngơ cho qua điều khoản vi phạm,... Cái gì cũng có hai mặt nên theo mình không thể đánh đồng rằng họ thiếu hiểu biết được.

     
    Báo quản trị |  
  • #503547   28/09/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Về lý thuyết và câu chuyện của vợ chồng này, mặc dù theo luật định là đúng nhưng thực tiễn mình nghĩ vẫn có người vì cần công việc mà chấp nhận thực hiện theo yêu cầu bị phạt từ công ty. Phép vua thua lệ làng là vẫn có thể xảy ra.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #503593   29/09/2018

    tangoctram1101ulaw
    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Câu chuyện trên đúng là có những điểm đáng lưu ý về tính vô hiệu của hợp đồng. Nhưng thực tế vì đồng tiền, vì mưu sinh, nhiều người vẫn chấp nhận nếu có vi phạm thì sẽ bị người sử dụng lao động phạt, và tiếp tục làm việc để nhận được lương.

    Hi vọng trong một tương lai không xa, những người sử dụng lao động có thể bớt ranh ma đối với người lao động của mình :( 

     
    Báo quản trị |  
  • #503660   30/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Lý thuyết và thực tiễn quả thực rất khác nhau. Bộ luật lao động có quy định bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng nhiều khi "biểu hiện" cũng chỉ dừng lại ở "biển hiệu". Bởi thực tế, người sử dụng lao động một khi đã không thích thì sẽ luôn có cách tống cổ nhân viên. Họ sẽ không đuổi mà tạo áp lực như luân chuyển liên tục, thay đổi địa điểm làm việc, gây ức chế tinh thần, bla bla,... để người lao động tự rút lui. Mà nếu cơm lạnh canh nguội thì cũng chẳng ai muốn tiếp tục làm việc ở một nơi như vậy. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |