Để phần nào tìm ra lời đáp cho thắc mắc nêu trên, xin mời anh/chị/em/bạn cùng đọc qua câu chuyện sau đây:
Chồng: Sao em vui thế?
Vợ: Hôm nay, vợ được ký hợp đồng lao động chính thức rồi đó chồng.
Chồng: Trời ơi! Em tốt nghiệp cử nhân Luật loại giỏi mà lại đi ký hợp đồng này sao?
Vợ: Là sao anh?
Chồng: Trong hợp đồng nó cấm em có thai trong vòng 05 năm, nếu có thai sẽ bị đuổi việc, bị phạt 06 tháng lương …bla…bla… Nó trái luật và bất lợi cho em, sao em lại ký? Anh tốt nghiệp loại trung bình anh con biết huống gì em đạt loại giỏi?
Vợ: Vấn đề nằm ở chỗ em tốt nghiệp loại giỏi mà anh!
Chồng: Là sao em?
Vợ: Nếu vợ không ký thì vợ thất nghiệp, nếu vợ ký thì vợ có việc làm, có tiền lương; nếu vợ vi phạm thì vợ chẳng bị sao, bởi điều khoản đó sẽ bị vô hiệu. Theo chồng thì vợ nên ký hay không nên ký?
Chồng: À ra thế! Đúng là chồng chỉ đạt loại trung bình!
Vợ: Lý thuyết và thực tiễn khác xa lắm anh à!
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
...
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
|