Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

Chủ đề   RSS   
  • #468230 20/09/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

    Trẻ con không có quyền điểm thấp?

    Gần đây có vụ việc thương tâm xảy ra trong giáo dục, một đứa trẻ tự tử vì trầm cảm do kết quả học tập. Chuyện buồn như thế này không hiếm, khi mà trầm cảm trở thành một thứ bệnh của thời đại.

    Trước cái chết đau lòng của đứa trẻ, người ta lại mổ xẻ nguyên nhân, đưa ra các phân tích bằng những lời thông thái, rồi chuyện lại qua đi tiếp tục sẽ có những đứa trẻ khác u uất vì kết quả học hành, có khi có đứa không vượt qua để rồi chọn lấy cái chết để giải thoát. Bởi chúng không có quyền được học dốt.

    Không ai biết nguyên nhân đứa trẻ chọn cái chết khi bị điểm kém, áp lực, sức ép phải học giỏi. Không nhiều người thực sự biết giới hạn của những đứa trẻ, cho đến khi chọn cái chết.

    Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là “của để dành”. Của cải thì phải mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu. Những đứa con, những món “của để dành” của các ông bố bà mẹ cũng thế, luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của mẹ cha. Những đứa trẻ không có bất cứ sự lựa chọn nào, bởi người ta mặc định rằng chúng biết gì mà lựa chọn. Bởi đã bao giờ trong đầu các phụ huynh mất đi ý niệm “dạy dỗ” bọn trẻ đâu.

     

    Từ bao giờ, và vì sao cái ý niệm con cái là “của để dành” trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta? Có lẽ đã từ rất lâu rồi, khi mà câu nói “trẻ cậy cha, già cậy con” trở thành thành ngữ. Có lẽ chỉ đến bây giờ, khi mà nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của các hình thức truyền thông mới thì sức ép phải trở nên lung linh của những đứa trẻ mới khiến căn bệnh trầm cảm của trẻ con bùng phát.

    Các bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, không ít người dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ. Rất khó để cảm nhận niềm vui của con trẻ khi chúng được làm điều chúng thích, song cảm giác hưng phấn của việc đếm like khi khoe con thì lại rất sung sướng. Con trẻ cần hạnh phúc, song của cải thì phải để khoe!

    Liệu pháp luật về trẻ em có dành hoặc đưa ra những quy định để xử lý cha mẹ vi phạm trong những trường hợp như vầy? 

     
    63579 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<2345678>
Thảo luận
  • #495980   02/07/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Tâm lý sợ thua kém nên nhiều bậc phụ huynh đã biến con mình thành robot học thêm, hét học trên trường đến học ở nhà, rồi đi học thêm, phụ đạo... muôn vàn, dù mệt vẫn phải cố cho con đi học thêm vì sợ thầy ghét. Trẻ em đã bị tước đoạt tuổi thơ vì phải học thêm lúc hè, thời gian mà những đứa trẻ được nghỉ ngơi và đúng với lứa tuổi ăn chơi vô lo vô nghĩ của chúng. Tâm lý học thêm nữa để không thi rớt đại học hàng đầu, kiệt sức...đầu hàng, trầm cảm...cái chết

     
    Báo quản trị |  
  • #497193   17/07/2018

    minhchau96
    minhchau96

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2017
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Trong một môi trường học tập với những bài kiểm tra liên tục và 4 đến 5 tiếng mỗi ngày cho bài tập về nhà mỗi tối, sẽ không có gì quá ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ cảm thấy buộc phải kiểm soát và quản lý việc học hành của con mình. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy, hậu quả của việc kiểm soát và quản lý này hết sức tiêu cực và khiến trẻ cảm thấy bị đè nặng bởi các áp lực học tập. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ bị bố mẹ đặt nhiều áp lực bằng cách quản lý quá mức việc học tại trường của con sẽ có nhiều khả năng mắc trầm cảm, giảm mức độ thoả mãn về cuộc sống hằng ngày , cũng như giảm tính tự chủ của bản thân. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng mặc dù cha mẹ tin rằng họ có thể hỗ trợ cho con, nhưng cuối cùng thì phong cách nuôi dạy con vô cùng kiểm soát này đã làm suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ về bản thân cũng như sự tự tin của chúng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497211   17/07/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo quan điểm của cá nhân thì mình nghĩ việc cha mẹ tạo áp lực học tập cho con là việc nên làm nhưng nó cũng nên dừng ở một mức độ vừa phải và cần phải xem xét đến nhiều yếu tố cũng như phải có sự khoa học trong việc tạo áp lực để giúp con có thể phát triển tốt hơn.

    Một đứa trẻ khi sinh ra và đến khi học hết cấp một thì theo mình đây là khoảng thời gian không nên tạo quá nhiều áp lực cho trẻ bởi độ tuổi này là tuổi ăn, tuổi ngủ. Chính vì vậy việc tạo áp lực cho trẻ theo mình nên bắt đầu từ khi trẻ bước vào cấp hai. Việc tạo áp lực ở độ tuổi này cũng không nên quá gay gắt mà cần phải có sự khéo léo để trẻ có thể vừa học và vừa chơi được.

    Chúng ta chỉ nên tạo áp lực thật sự cho trẻ khi chúng bắt đầu bước vào những năm tháng bản lề chuyển giao của đời học sinh đó là vào những năm cấp ba. Vào thời điểm này, việc tạo áp lực là cần thiết bởi ở độ tuổi này trẻ đã có thể ý thức được việc học và việc tạo áp lực sẽ khiến trẻ nhận thức tốt hơn về việc học. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên đặt quá nặng thành tích cho trẻ bởi việc học là tùy thuộc vào nhiều yếu tố và còn phụ thuộc vào năng lực của trẽ nữa. Vậy nên, việc gây áp lực ở thời điểm này mục đích chính chỉ nên dừng ở mức độ là giúp trẻ tự giác hơn trong việc học thôi.

    Chính vì vậy mình nghĩ việc tạo áp lực cho trẻ học là cần thiết nhưng nó cũng cần phải có lộ trình và khoa học.

     
    Báo quản trị |  
  • #497221   17/07/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Đơn giản cha mẹ mong muốn con họ phải thật thành công, thứ nhất để con họ có cuộc sống đầy đủ về vật chất, có danh vọng, thứ hai là để không thua chúng bạn, để khi nhắc về con họ được nở mặt nở mày, họ đặt lên con họ niềm hy vọng sẽ đạt được những ước mơ mà họ chưa hoàn thành hay nói cách khác họ biến con mình là người thay họ đạt được ước mơ. Nhưng nhiều bậc cha mẹ đâu biết chính vì điều ấy mà khiến con cái họ luôn sống trong trạng thái căng thẳng, áp lực. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Mydung0407 vì bài viết hữu ích
    hoangyennhi196 (09/08/2018)
  • #499186   09/08/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Mydung0407 viết:

    Đơn giản cha mẹ mong muốn con họ phải thật thành công, thứ nhất để con họ có cuộc sống đầy đủ về vật chất, có danh vọng, thứ hai là để không thua chúng bạn, để khi nhắc về con họ được nở mặt nở mày, họ đặt lên con họ niềm hy vọng sẽ đạt được những ước mơ mà họ chưa hoàn thành hay nói cách khác họ biến con mình là người thay họ đạt được ước mơ. Nhưng nhiều bậc cha mẹ đâu biết chính vì điều ấy mà khiến con cái họ luôn sống trong trạng thái căng thẳng, áp lực. 

    Thực ra bố mẹ biết rằng họ làm thế sẽ khiến con mình áp lực, cực khổ và cực kỳ căng thẳng nhưng họ không thể làm khác được vì những lý do bạn đã nêu. Tuy nhiên ngày nay nhiều người có điều kiện, họ không đè nặng áp lực việc họ cho con họ lắm, họ chỉ cần đầu tư con mình học ngoại ngữ tốt, rồi cho du học, sau này sẽ về việt nam là đã thành tài.

     
    Báo quản trị |  
  • #497227   17/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Một đứa con luôn là niềm tự hào của cha mẹ nếu như đứa con đó học giỏi, nhưng nếu đứa con của mình học hành kém thì họ lại cho đó là điều làm họ mất mặt nên họ luôn bắt con mình phải học thật nhiều thật nhiều. Nhưng họ lại quên rằng bất kỳ đứa trẻ nào cũng có tuổi thơ, luôn khát khao được nô đùa cùng bạn bè...!

     
    Báo quản trị |  
  • #498935   07/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng kỳ vọng. Có người mong muốn con học giỏi để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội. Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng kỳ vọng. Có người mong muốn con học giỏi để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội. Cũng có người có điều kiện kinh tế nhưng vẫn bắt con học, bắt con chạy theo thành tích vì lòng ích kỷ, ganh đua giữa các phụ huynh hoặc sợ con có thời gian rảnh sẽ sa đà vào những trò chơi vô bổ, bị bạn xấu rủ rê bỏ học…
     
    Vì vậy, nhiều phụ huynh đã bỏ qua, không quan tâm đến tâm lý của con, áp đặt, ra mệnh lệnh buộc con phải tuân theo. Học sinh có quyền vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng để giải tỏa tâm lý, áp lực nhưng khi vừa tan trường đã bị phụ huynh đưa đến những "lò" học thêm. Đối với học sinh cuối cấp, áp lực học thêm lại càng lớn hơn vì phải thi chuyển cấp vào trường chuyên, trường điểm hoặc trường công lập.
     
    Trong nhiều trường hợp, học là tiền đề để một người có thể thành công trong cuộc sống, nhất là thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khi khoa học là ưu tiên hàng đầu của sự phát triển. Nguồn nhân lực phải giỏi mới đáp ứng được nhu cầu của phát triển. Thế nhưng, để một người có thể thành công trong sự nghiệp thì niềm đam mê, ước muốn của cá nhân sẽ thúc đẩy sự thành công đó và đôi khi bằng cấp trong một số trường hợp chưa chắc đã làm nên sự thành công.
     
    Báo quản trị |  
  • #499006   08/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng kỳ vọng, mong muốn con mình học giỏi, để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội. Nhưng việc mong muốn và thực thi mong muốn của phụ huynh không có nghĩa là con cái của họ có đủ sức khỏe để làm việc đó.

    Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế, không muốn con cái sau này phải làm ra tiền nhưng vẫn bắt con học, bắt con chạy theo thành tích vì ganh đua giữa các phụ huynh với nhau, hoặc sợ con cái có thời gian rảnh sẽ sa đà vào những trò chơi vô bổ, hoặc bị bạn bè xấu rủ rê bỏ học…

    Rất nhiều phụ huynh không quan tâm đến tâm lý của con, chỉ muốn áp đặt, mệnh lệnh và buộc con cái phải tuân theo. Học sinh có quyền vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng để giải tỏa tâm lý, áp lực.

    Tuy nhiên, nhiều học sinh khi tan trường thì bị phụ huynh đưa đến những “lò” học thêm. Đối với học sinh cuối cấp thì áp lực học thêm lại càng lớn hơn, vì phải thi chuyển cấp vào trường chuyên, trường điểm hoặc trường công lập.

    Nếu phụ huynh ép con học quá nhiều sẽ làm đầu óc căng thẳng, có thể gây rối loạn tâm lý, trầm cảm hoặc đôi khi sẽ tìm đến những điều cực đoan để giải thoát để xảy ra sự việc đáng tiếc.

    Cơ quan quan lý giáo dục cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra chương trình dạy và học trong nhà trường, xử lý nghiêm những trường chạy theo thành tích, tự ý đề ra nội dung dạy học ngoài chương trình, nhất là kiểm soát tình trạng dạy thêm, học thêm…, nhằm giảm áp lực học tập đối với các học sinh hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #499104   09/08/2018

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Nói đi thì cũng nói lại, cha mẹ nào chẳng muốn conn họ giỏi thành tài, không phải ai cũng để con "tự do làm điều mình thích" rồi sau này không có nghề nghiệp, cuộc sống khó khăn vất vả đâu chứ.

    Tự do cũng ở trong một khuôn khổ nhất định thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #499187   09/08/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    huynhthu95 viết:

    Nói đi thì cũng nói lại, cha mẹ nào chẳng muốn conn họ giỏi thành tài, không phải ai cũng để con "tự do làm điều mình thích" rồi sau này không có nghề nghiệp, cuộc sống khó khăn vất vả đâu chứ.

    Tự do cũng ở trong một khuôn khổ nhất định thôi.

    Đúng như bạn nói tự do cũng trong khuôn khổ nhưng cái khuôn khổ áp quá áp lực, quá khắc nghiệt đối với trẻ em vì sáng học, trưa học, chiều học, tối học, nhiều lúc đi ngủ cũng mơ thấy việc học trong khi đó trẻ em chơi nhiều hơn học rất nhiều, vậy cái tư do này đúng hay sai, cái bắt buộc học này có quá hay không/

     
    Báo quản trị |  
  • #499184   09/08/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Vấn đề này không phải là trách các bậc làm cha làm mẹ mà đáng trách nhất là xã hội, giáo dục, luôn đè nặng thành tích. Nếu một đứa trẻ vẫn học, vẫn làm những cái họ thích, thì họ sẽ rất sáng tạo trong công việc họ làm, cứ đề ép phải học cái này sau này mới có việc làm thì mãi mãi từ xã hội đè lên bố mẹ, bố mẹ đè lên con cái mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #499286   11/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Theo quan điểm của mình thì phụ huynh không nên tạo áp lực học tập cho con cái. Hãy luôn động viên, khích lệ con cái của mình khi bọn trẻ đang gặp phải những tình huống tồi tệ trong học tập, thay vì chửi bới, la mắng, bắt ép con cái phải thế này, thế kia hãy đến gần đứa trẻ của mình động viên và nói "không sao đâu con" rồi tìm cách giúp đứa trẻ tự nhận thức được vấn đề, chúng sẽ tự giải quyết được vấn đề đó. Giáo dục muốn đạt kết quả tốt thì phải tạo ra sự thoải mái tư tưởng để người học có thể tiếp thu. Đừng quá quy chụp đứa trẻ của bạn mà bắt nó phải như người này, người kia. Niềm vui của cha mẹ là khi thấy con cái giỏi giang thành đạt vậy những đứa trẻ chúng cũng muốn có phụ huynh thông cảm va thấu hiểu chứ! 

     
    Báo quản trị |  
  • #499310   11/08/2018

    ThuyVi09
    ThuyVi09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 6 lần


    Cha mẹ nào cũng muốn con cái họ giỏi nhưng thông thường cách dạy dỗ của họ thường không mấy phù hợp. Nhìn nhận cách dạy dỗ của nước ngoài mà xem, họ ích chú tâm vào sách vở mà thường chứ tâm vào cách tư duy của trẻ, kiểu như để trẻ tự làm chứ không phải làm sẵn cho trẻ học theo. 

    Thực ra, mình cũng bị điều tương tự, nhưng mình vẫn không mong muốn vì điều này mà luật pháp đưa ra chế tài xử lý cha mẹ mình. Suy cho cùng cha mẹ cũng muốn tốt cho mình, chỉ là cách làm chưa mấy phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #499327   11/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Là cha mẹ ai cũng muốn con cái mình học hành cho đàng hoàng tử tế, để sau này có công ăn việc làm ổn định để cho bản thân đỡ khổ. Bởi cha mẹ mình sainh ra ở thời quá khổ rồi nên giờ ai cũng mong muốn con mình có cuộc sống sung sướng hơn. Nhưng đôi khi việc quan tâm, lo lắng quá cho con cái đã tạo nên một áp lực lớn cho những đứa trẻ khi mà các em vẫn chưa đủ để hiểu hết các mong muốn của cha mẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #500891   29/08/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Thực ra áp lực đó chỉ là vô hình mà ba mẹ tạo nên cho con cái, mục đích vẫn là ba mẹ muốn con cái chăm ngoan, có tương lai sau này, muốn nở mặt nở mày với người ngoài. Nhưng ba mẹ vẫn không hiểu được đó là áp lực vô hình tạo nên cho đứa con thân yêu một khó khăn, khổ sở để rồi xảy ra nhiều chuyện không hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #500898   29/08/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Cha mẹ tạo áp lực cho con cái suy cho cùng cũng là vì không muốn con cái mình tụt lại so với những đứa bạn đồng trang lứa. Chính vì vậy mà tình trạng quá tải, học thêm dạy thêm cứ diễn ra thường xuyên. Điều này tạo áp lực cho những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, khiến cho chúng cảm thấy học hành là nghĩa vụ và để làm cho bố mẹ hài lòng. Ở nước phát triển thì thay vì đè nặng kiến thức, họ giáo dục cho con cái về kỹ năng sống, văn hoá ứng xử và phát huy những đam mê của bọn trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #500905   29/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo quan điểm của mình thì lý do phụ huynh thúc ép con cái học hành điểm phải cao vì họ nghĩ thông qua điểm số để biết được năng lực của con cái, để nở mặt nở mày với con cái vì được cái tiếng học giỏi. Để con có cái bằng giỏi dễ đi xin việc, để được trọng dụng, chủ yếu là muốn tốt cho con, và quan trọng họ muốn con họ thay họ thực hiện niềm mơ ước mà họ chưa đạt được.

     
    Báo quản trị |  
  • #501259   31/08/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chính vì xã hội phát triển, áp lực cuộc sống, công việc, kiến thức, sự cạnh tranh trong xã hội đã khiến các bậc cha mẹ mong muốn con học giỏi hơn trước rất nhiều, thậm chí chính bản thân các em cũng nhiễm suy nghĩ cạnh tranh bạn bè để học hành 

     
    Báo quản trị |  
  • #501262   31/08/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Theo mình thì có 2 nguyên nhân chính: Thứ nhất là VIệt Nam là nước phương Đông, có truyền thống trọng chuyện học tập, chỉ có con đường học tập mới thoát khỏi cái nghèo nên ai cũng muốn con mình học giỏi. Thứ hai là tính hơn thua với người khác, không muốn con mình thua kém con nhà người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #501339   01/09/2018

    Không có phụ huynh nào không muốn con mình học giỏi, có thành tích, nhiều giấy khen được mọi người ngợi khen. Họ muốn con sau này thành đạt có cuộc sống vương dã, sung túc. Chính vì những mong đợi này vô tình tạo ra áp lực cho các em. Về những quy định liên quan đến xử lý vi phạm của cha mẹ thì mình thấy không hợp lý. Cách dạy con như thế nào thì pháp luật không nên can thiệp bởi vì mỗi nhà mỗi cảnh. 
     
    Báo quản trị |