Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

Chủ đề   RSS   
  • #468230 20/09/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

    Trẻ con không có quyền điểm thấp?

    Gần đây có vụ việc thương tâm xảy ra trong giáo dục, một đứa trẻ tự tử vì trầm cảm do kết quả học tập. Chuyện buồn như thế này không hiếm, khi mà trầm cảm trở thành một thứ bệnh của thời đại.

    Trước cái chết đau lòng của đứa trẻ, người ta lại mổ xẻ nguyên nhân, đưa ra các phân tích bằng những lời thông thái, rồi chuyện lại qua đi tiếp tục sẽ có những đứa trẻ khác u uất vì kết quả học hành, có khi có đứa không vượt qua để rồi chọn lấy cái chết để giải thoát. Bởi chúng không có quyền được học dốt.

    Không ai biết nguyên nhân đứa trẻ chọn cái chết khi bị điểm kém, áp lực, sức ép phải học giỏi. Không nhiều người thực sự biết giới hạn của những đứa trẻ, cho đến khi chọn cái chết.

    Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là “của để dành”. Của cải thì phải mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu. Những đứa con, những món “của để dành” của các ông bố bà mẹ cũng thế, luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của mẹ cha. Những đứa trẻ không có bất cứ sự lựa chọn nào, bởi người ta mặc định rằng chúng biết gì mà lựa chọn. Bởi đã bao giờ trong đầu các phụ huynh mất đi ý niệm “dạy dỗ” bọn trẻ đâu.

     

    Từ bao giờ, và vì sao cái ý niệm con cái là “của để dành” trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta? Có lẽ đã từ rất lâu rồi, khi mà câu nói “trẻ cậy cha, già cậy con” trở thành thành ngữ. Có lẽ chỉ đến bây giờ, khi mà nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của các hình thức truyền thông mới thì sức ép phải trở nên lung linh của những đứa trẻ mới khiến căn bệnh trầm cảm của trẻ con bùng phát.

    Các bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, không ít người dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ. Rất khó để cảm nhận niềm vui của con trẻ khi chúng được làm điều chúng thích, song cảm giác hưng phấn của việc đếm like khi khoe con thì lại rất sung sướng. Con trẻ cần hạnh phúc, song của cải thì phải để khoe!

    Liệu pháp luật về trẻ em có dành hoặc đưa ra những quy định để xử lý cha mẹ vi phạm trong những trường hợp như vầy? 

     
    64432 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<45678>
Thảo luận
  • #551873   15/07/2020

    Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng kỳ vọng, mong muốn con mình học giỏi, để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội. Nhưng phụ huynh lại không quan tâm đến mong muốn thực sự của con dẫn đến việc con bị áp lực. Bản thân học sinh cần phải được vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng để giải tỏa tâm lý, áp lực.

     
    Báo quản trị |  
  • #553448   30/07/2020

    Học tập luôn là vấn dề mà các bậc cha mẹ ưu tiên và quan tâm hàng đầu dành cho con của mình, Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng quan tâm đúng cách, một số sự quan tâm quá mức làm vô tình tạo nên cho con cái áp lực rất lớn về thành tích học tập và làm cho trẻ có cảm giác lo lắng, sợ hãi khi không đạt điểm cao trong các kỳ thi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553546   30/07/2020

    Cha mẹ nào cũng gây áp lực học hành lên coi cái, điều này là khó tránh bởi cha mẹ vất vả làm việc để con mình được đi học, có kiến thức với bạn bè, cũng mong con mình sướng hơn đời cha mẹ nhờ có học hành. Ngoài ra, một phần cũng vì các bậc phụ huynh Việt nam nói riêng chưa được giáo dục về tâm lý con trẻ, dẫn đến đặt áp lực lên con cái mà không biết rằng, con cái mình cũng cần thời gian thoải mái, vui chơi cùng bạn bè.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553631   30/07/2020

    Cảm ơn về bài chia sẻ hữu ích của bạn. Xã hội ngày càng phát triển đi đôi với áp lực của cha mẹ đặt lên con cái, nhưng cha mẹ cần chọn cách giáo dục phù hợp để giúp trẻ phát triển thay vì tạo áp lực lên trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #553688   31/07/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình nghĩ một phần sâu xa rằng nước ta trước đây thoát nghèo nhờ cái chữ, chỉ có thông qua học hành mới giàu được. Do đó, dần hình thành trong phụ huynh về việc con mình cần học thật giỏi đó sau này sống thoải mái. Phần khác còn là sự ganh đua lẫn nhau giữa các phụ huynh. Điều này vô hình chung tạo áp dụng cho người con, nhiều trường hợp tuổi thơ lớn lên chỉ xoay quanh là bài tập.

     
    Báo quản trị |  
  • #553870   31/07/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Bất kì bậc phụ huynh nào cũng có thể đặt hy vọng, niềm tin vào con cái. Tuy nhiên, khi kỳ vọng quá cao xa, cha mẹ lại vô tình tạo áp lực khiến trẻ rơi trầm cảm, bế tắc thậm chí là dẫn đến tự tử. Khi các bậc cha mẹ không hài lòng về bản thân hoặc không thực hiện được ước mơ thì họ dành ước mơ, hoài bão và truyền đam mê đó cho con. Tuy nhiên, sở thích của bố mẹ chưa hẳn là điều con muốn. Đôi khi phản tác dụng, gây áp lực với trẻ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #554141   31/07/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn bạn vì đề tài khá thú vị mà bạn đưa ra, rất sát với thực tế. Trên quan điểm cá nhân của mình, mình có những ý kiến xin chia sẻ như sau, trước hết, vấn đề này cũng xuất phát từ tình thương mà cha mẹ dành cho con cái, nhưng chính cách dạy dỗ quá nghiêm khắc đã tạo quá nhiều áp lực cho trẻ, hãy để trẻ tự do và sáng tạo trong khuôn khổ quan tâm, yêu thương của cha mẹ

     
    Báo quản trị |  
  • #556828   31/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Việc ba mẹ tạo áp lực cho con là một những vấn đề dễ hiểu, khi snh con cái ra ba mẹ nào cũng muốn con trưởng thành, lớn leen trong sựu giasodujc và học tập thành đạt, mỗi gia đình có cách giáo dục con khác nhau cũng như sử dụng những biện pháp khác nhau là vấn đề hó giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #556836   31/08/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Áp lực là tốt nhưng phải vừa đủ. Giống như khi bạn vắt một quả cam, nếu vắt nhẹ thì ra ít nước, còn vắt mạnh quá thì nát cả vỏ, vắt vừa đủ thì được ly nước cam ngon lành. Cái mà con trẻ cần thực ra là cần động lực, chứ không phải áp lực. Như một đứa trẻ, bạn dụ nó bằng một cây kẹo để nó chạy đến chỗ bạn, nó sẽ hứng thú và có động lực, bởi nó nhìn thấy phần thưởng. Ngược lại, nếu bạn mà đánh nó để nó đau mà chạy đi thì không hề tốt.

     
    Báo quản trị |  
  • #558187   20/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Mình thấy cũng vì nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất mình nghĩ là xuất phát từ tấm lòng của cha mẹ, thường là suy nghĩ của cha mẹ rằng con mình có học hành thì dễ kiếm được công việc ổn định trong tương lai hơn, đỡ bươn chải vất vả hơn. Tất nhiên đôi khi cũng có những yếu tố khác tạo nên sự áp lực này cho con cái ví dụ như con học giỏi làm cha mẹ nở mày nở mặt, không thua kém bạn bè v.v... nhưng hầu như mình thấy lý do vì lo cho con là nhiều hơn cả. Đáng tiếc đôi khi sự lo lắng ấy lại đem lại tác động ngược, đứa trẻ chưa kịp giỏi giang ra đời thì đã stress phát điên. Do đó cha mẹ nên quan tâm đến duy nghĩ của con, biết con học ở mức độ nào, cần cố gắng chỗ nào, từ từ đi lên. Đừng để suy nghĩ của người lớn áp đặt lên những đứa trẻ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558197   20/09/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

    Mình nghĩ ba mẹ cũng muốn tốt cho con câu. Tuy nhiên việc áp lực như thế nào mới là điều mỗi ba mẹ cần coi lại. Tạo áp lực vừa phải để con cố gắng hơn trong việc học là điều tốt. Nhưng tạo áp lực đến mức con cảm thấy trầm cảm thì cần xem xét!

     
    Báo quản trị |  
  • #559260   29/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Cái gì cũng có hai mặt của nó, việc tạo áp lực học tập cho con cái cũng vậy. Chiều hướng tốt là thúc đẩy con cái học tập ngày càng tốt hơn, tạo động lực thúc đẩy cho con phát huy tối đa khả năng của mình. Ngược lại thì tạo áp lực quá lớn đối với các con, có thể gây nên hiện tượng trầm cảm. Điều này thật sự tai hại. Làm bậc cha mẹ không ai không muốn con mình giỏi giang. Nhưng khả năng của con người là khác nhau và điều có giới hạn cho nên cần phải có phương pháp học tập hợp lý hơn để trẻ phát triển toàn diện.

     
    Báo quản trị |  
  • #561299   28/10/2020

    Khi các bậc cha mẹ không hài lòng về bản thân hoặc không thực hiện được ước mơ thì họ dành ước mơ, hoài bão và truyền đam mê đó cho con. Tuy nhiên, sở thích của bố mẹ chưa hẳn là điều con muốn. Đôi khi phản tác dụng, gây áp lực với trẻ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #569509   29/03/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Thực tế, các em học sinh còn đang ở tuổi ăn, tuổi lớn. Mỗi em đều có những năng lực và sở thích riêng của mình. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng nhận ra điều ấy. Hoặc không quan tâm đến vấn đề này. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc học mới là điều quan trọng và là nền tảng vững chắc cho tương lai của các con sau này. Những mối quan hệ, sở thích, đam mê,…của các em bây giờ đều không quan trọng bằng việc học và học của con em mình. 

     
     
    Báo quản trị |  
  • #569537   29/03/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Bởi vì quan điểm của cha mẹ là chỉ có học mới có thể sống sung sướng nên vô hình chung tạo áp lực quá lớn đối với con cái. Nếu che mẹ cũng truyền đạt suy nghĩ đó nhưng bày cách thức nhẹ nhàng hơn thì mọi chuyện đã khác. Ba mẹ mình vẫn luôn nhắn nhủ rằng ráng học nghe con, học mới có thể không làm nông cực khổ như ba mẹ. Nhưng ba mẹ luôn để mình tự quyết định con đường mà mình muốn làm chứ không ép buộc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #569549   30/03/2021

    Read_Free
    Read_Free

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Tây (cũ)
    Tham gia:09/03/2021
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 53 lần


    Đối với tôi không quá ràng buộc con cái phải đạt dành điểm cao nếu cháu không thật sự quá giỏi giang, tôi luôn dạy con hãy học làm người trước, học lễ phép trước. Nếu con thật sự có ý chí vào việc học tập thì hãy đầu tư nó một cách nghiêm túc.Nếu con không hứng thú thì hãy học cách sống,cách làm người, đọc sách và bươn chải cùng với đời . Cuộc sống của con là do con quyết định, cha mẹ chỉ định hướng, là chỗ dựa cho con lúc con vấp gã và tự đứng dậy mà đi tiếp.

    Hà Tâyyyyy. Cửa ngõ Thủ Đô

     
    Báo quản trị |  
  • #569557   30/03/2021

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Thực tế cha mẹ nào mà chả thương con, việc cha mẹ dạy con tạo áp lực là để con học tập tốt hơn, tuy nhiên khi thực hiện thì không phải lúc nào cách dạy này cũng hiệu quả, nhiều khi cha mẹ tạo áp lực quá đối với con mình lại phản tác dụng. Chính vì vậy, không nên tạo quá nhiều áp lực đối với con cái, nhiều khi nhẹ nhàng vừa phải lại tốt hơn.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #569581   30/03/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Cha mẹ ai cũng mong muốn con cái mình gặt hái được thành công, có cuộc sống tốt nhất. Nên luôn muốn con phải đạt được kết quả học tập cao. Nên đôi khi vô tình tạo áp lực cho con cái trong việc học tập. Có những gia đình vì mải chú ý đến thành tích mà so sánh con mình với con người khác, tạo nên những áp lực vô hình cho con trẻ. Từ đó cũng dễ xảy ra các trường hợp vì quá áp lực mà trẻ trở nên trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực, lo sợ khi điểm không được cao,…

     

     
    Báo quản trị |  
  • #569618   30/03/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì tình trạng bố mẹ tự tạo áp lực cho con rất nhiều. Ai cũng mong muốn con mình giỏi dang, ngoan ngoãn, lễ phép, nên từ nhỏ họ đã xây dựng cho con sự cố gắng cao nhất và thành ra cũng tạo cho con một áp lực nặng nề. Không phải ai cũng giỏi toàn diện được, bố mẹ nên động viên thay vì so sánh và khắt khe với con cái
     
     
    Báo quản trị |  
  • #569744   31/03/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Không phải tự nhiên mà cha mẹ nào ít nhiều cũng có áp lực lên con cái về chuyện học hành. Tất nhiên đều xuất phát từ lòng thương con và lo cho tương lai của con. Ngày xưa thời đói khổ thì không mấy nhà quan tâm việc này, nhưng xu thế ngày nay không có kiến thức thì sẽ không làm được gì

     
    Báo quản trị |