Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

Chủ đề   RSS   
  • #468230 20/09/2017

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Vì sao cha mẹ lại tạo áp lực học tập cho con ?

    Trẻ con không có quyền điểm thấp?

    Gần đây có vụ việc thương tâm xảy ra trong giáo dục, một đứa trẻ tự tử vì trầm cảm do kết quả học tập. Chuyện buồn như thế này không hiếm, khi mà trầm cảm trở thành một thứ bệnh của thời đại.

    Trước cái chết đau lòng của đứa trẻ, người ta lại mổ xẻ nguyên nhân, đưa ra các phân tích bằng những lời thông thái, rồi chuyện lại qua đi tiếp tục sẽ có những đứa trẻ khác u uất vì kết quả học hành, có khi có đứa không vượt qua để rồi chọn lấy cái chết để giải thoát. Bởi chúng không có quyền được học dốt.

    Không ai biết nguyên nhân đứa trẻ chọn cái chết khi bị điểm kém, áp lực, sức ép phải học giỏi. Không nhiều người thực sự biết giới hạn của những đứa trẻ, cho đến khi chọn cái chết.

    Rất nhiều người trong chúng ta coi con cái là tài sản, là “của để dành”. Của cải thì phải mỗi ngày một nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ, khoe khoang của người sở hữu. Những đứa con, những món “của để dành” của các ông bố bà mẹ cũng thế, luôn phải đáp ứng nhu cầu khoe khoang không giới hạn của mẹ cha. Những đứa trẻ không có bất cứ sự lựa chọn nào, bởi người ta mặc định rằng chúng biết gì mà lựa chọn. Bởi đã bao giờ trong đầu các phụ huynh mất đi ý niệm “dạy dỗ” bọn trẻ đâu.

     

    Từ bao giờ, và vì sao cái ý niệm con cái là “của để dành” trở nên phổ biến trong xã hội chúng ta? Có lẽ đã từ rất lâu rồi, khi mà câu nói “trẻ cậy cha, già cậy con” trở thành thành ngữ. Có lẽ chỉ đến bây giờ, khi mà nhu cầu khoe của trở nên mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của các hình thức truyền thông mới thì sức ép phải trở nên lung linh của những đứa trẻ mới khiến căn bệnh trầm cảm của trẻ con bùng phát.

    Các bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình hạnh phúc. Song, không ít người dễ dàng cảm nhận được hạnh phúc của bản thân hơn là hạnh phúc của con trẻ. Rất khó để cảm nhận niềm vui của con trẻ khi chúng được làm điều chúng thích, song cảm giác hưng phấn của việc đếm like khi khoe con thì lại rất sung sướng. Con trẻ cần hạnh phúc, song của cải thì phải để khoe!

    Liệu pháp luật về trẻ em có dành hoặc đưa ra những quy định để xử lý cha mẹ vi phạm trong những trường hợp như vầy? 

     
    63604 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #483322   25/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Nhiều bậc phụ huynh đang bắt con em mình phải là "Một con cá biết leo cây" vì chính bản thân họ cũng từng bị như vậy và họ chưa thay đổi được quan niệm "Đi học là phải học thật giỏi, là phải điểm cao, là phải là top team của lớp".

    Ngày xưa tôi đi học cũng vậy, tính tôi rất ẩu nên trong một bài kiểm tra Toán cuối học kỳ tôi đã làm sai bài Toán có lời văn, dù ở nhà mẹ tôi đã nhắn đi nhắc lại nhiều lần nên mẹ tôi đã tức giận và đánh tôi ngay tại lớp. Dù hơi buồn nhưng đến bây giờ tôi không hề trách mẹ tôi vì tôi hiểu mẹ tôi cũng như bao nhiều người, chưa thể thay đổi được quan niệm đó.

    Đến bây giờ, khi tôi đã cầm trên tay tấm bằng cử nhân Luật thì tôi mới thật sự hiểu được biết bao nhiêu năm tôi cố gắng là một học sinh Xuất sắc, biết bao nhiều năm tôi bị vây trong đóng bài tập, biết bao nhiêu năm tôi cho rằng những đứa không học giỏi là những đứa thất bại trong cuộc sống. Những suy nghĩ đó thật vô nghĩa!

    Và giá như có một biện pháp nào đó có thể giúp cho mỗi người chúng ta hiểu được, thấy được mục đích thật sự của việc đi học thì có lẽ "Những chú cá sẽ được thỏa sức bơi tung tăng trong nước và biết đâu những chú cá đó là những vận động viên bơi lội tài ba."

    Vài điều cùng chia sẻ..

     
    Báo quản trị |  
  • #483331   25/01/2018

    Không ít người mỗi khi nghe người khác trầm trồ hay khen ngợi đứa trẻ khác lại bắt đầu đem con mình và con người ta ra đặt lên bàn cân. Nghĩ lại cũng là cấp tiểu học, khi xưa mình có thể vừa học vừa chơi, mà những đứa trẻ bây giờ phải lao đầu vào học, học văn hóa, học năng khiếu, học ngoại ngữ, lịch trình được sắp xếp kín hết từ sáng đến tối. Mỗi người một điểm mạnh, con bạn có thể không giỏi môn này nhưng có thể xuất sắc ở môn khác, vậy mà nhiều người lại bắt buộc con mình phải giỏi toàn diện, môn nào giỏi thì giỏi thêm, môn nào không giỏi cũng phải cố mà giỏi. Buồn cười hơn nữa là nhiều gia đình khá giả không chỉ mong còn mình học giỏi mà còn phải tài năng nữa, không cần biết con mình có thích hay không, có năng khiếu hay không cũng cố chạy đi đăng ký lớp học đàn, học nhảy, học múa, học hát,...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThyThy2901 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (26/01/2018)
  • #483791   30/01/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Tùy theo cách giáo dục, động viên con học của bậc phụ huynh mà mỗi trẻ sẽ khác nhau. Bản thân mình thấy rất nhiều trường hợp em mình đi học từ sáng đến tối khuya, chạy 3 – 4 nơi, học ở trường, nhà cô, học đàn, học võ… Dù biết là học để phát triển toàn diện nhưng chính sự tham vọng của cha mẹ lại gây tác dụng ngược.

     
    Báo quản trị |  
  • #483792   30/01/2018

    Không hẳn trẻ nào cũng bị ép buộc đến mức quá đáng. Cũng không mấy quan trọng về điểm số. Quan trọng là thực lực. Ngày nay cũng rất nhiều cha mẹ ý thức được việc học hành của con. Không ép nhiều mà chỉ học vừa đủ, phân chia thời gian học, chơi, kỹ năng mềm,  giao tiếp bên ngoài và có thời gian dành cho gia đình. Việc này tạo tâm lý thoải mái và phát triển toàn diện hơn là chỉ cắm đàu vào sách vở và áp lực điểm số.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #487660   21/03/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể kỳ vọng vào con cái. Tuy nhiên, khi kỳ vọng thái quá, cha mẹ đã vô tình tạo áp lực tới đứa trẻ. Thực tế cho thấy, nhiều trẻ ở tuổi vị thành niên mắc bệnh trầm cảm, tâm thần, thậm chí tự tử khi không đạt kết quả học tập như bố mẹ kỳ vọng, đặc biệt ở các kỳ thi quan trọng như thi vào cấp trung học phổ thông hay thi đại học, cao đẳng...

    Áp lực thường là động lực cho sự nỗ lực, cố gắng đạt được mục tiêu mình đặt ra. Xét tích cực, áp lực học tập lành mạnh rất cần thiết để con trẻ yêu thích việc học, đặt mọi sự tập trung cho việc học. Cha mẹ đặt áp lực vừa phải giúp con đạt được mục tiêu, hỗ trợ và động viên con rất nhiều. Áp lực lành mạnh là khi trẻ được làm công việc, được học môn mình yêu thích, hứng thú và có thêm động lực để học tập và làm việc.

    Chuyện đặt áp lực học tập quá sức lên con trẻ có thể gây tác dụng phụ tai hại, thậm chí có thể hủy hoại chuyện học tập của con trẻ khi thần kinh của trẻ bị stress quá mức. Điều mà mỗi bậc phụ huynh cần làm là phải thay đổi quan niệm giáo dục của chính mình, đừng tự mình biến cuộc sống của con thêm mệt mỏi.

    Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái, mong muốn con thành đạt nhưng cha mẹ cũng cần thấu hiểu những áp lực mà con đang phải chịu. Từ thấu hiểu những áp lực đó, cha mẹ hiểu con cái hơn, biết cách để giảm thiểu những áp lực cho con, định hướng cho con đi đúng hướng.
     

     

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #487671   21/03/2018

    Với mình việc cha mẹ ép buộc và tạo áp lực cho con cái họ học tập cũng có nhiều lý do. Nếu nhìn tổng thể đa chiều thì điều này cũng có những mặc tốt chứ không hẳn là hoàn toàn xấu. 

    Lý do lớn nhất là để tốt cho con họ sau này. Cha mẹ nào cũng muốn con mình sau này được nhàn nhã, được “ngồi mát ăn bát vàng”, không phải lao đao vì đồng tiền. Sợ con mình tuổi nhỏ ham chơi nên muốn con mình chăm chỉ. Mặc khác do sự đánh giá của nhà trường về điểm số, các bậc cha mẹ cứ nghĩ điểm số đánh giá năng lực, đánh giá khả năng và sự chăm chỉ của con mình nên cũng vì điều này vô tình tạo áp lực cho con.

    Cũng có thể có một số bậc cha mẹ xem con mình là cách để họ thực hiện ước mơ chưa thực hiện được thời trẻ. Do hoàn cảnh hay do một lý do nào đó mà thời trẻ cha mẹ không có điều kiện hoặc không thể theo đuổi ước mơ nghề nghiệp của mình nên khi có con họ dồn những mong ước đó cho con, và mong muốn con mình sẽ thực hiện được điều đó.

    Còn một số trường hợp nhỏ nữa là vì sĩ diện. Nhà trường dựa vào điểm số để đánh giá năng lực của học sinh và xếp loại học sinh. Gia đình dựa vào sự đánh giá của nhà trường để xem xét sự học tập của con ở trường. Khi họp phụ huynh họ không muốn con mình bị nhận xét là kém cỏi, là thua bạn thua bè. Tất cả mọi người đều hướng đến điểm số, chạy theo thành tích, và người gánh chịu cuối cùng là con em họ, là những em học sinh. Các em phải cố gắng để đạt được điểm số cao nhất. Và điều này vô tình tạo ra áp lực rất lớn cho các em.

    Thiết nghĩ dù muốn tốt cho các em như thế nào nhưng với chương trình giáo dục hiện tại của các em đã là quá nặng rồi, đã rất thiên về lý thuyết và áp lực rồi. mình thấy có nhiều em đi học cả ngày ở trường, chiều chưa kịp về nhà, cha mẹ lại chở đến nhà giáo viên dạy thêm để học thêm cho bằng bạn bè. Xong giờ còn chưa được về nhà ngày còn phải học thêm ngoại ngữ, tin học. Lúc về nhà thì người đã mệt nhừ. Học chủ yếu là tích lũy kiến thức cho bản thân nhưng học nhiều như vậy cũng không nên, con người ngoài việc học còn cần có thời gian riêng để phát triển kĩ năng và sở thích bản thân. Các bâc cha mẹ muốn con học tập tốt thay vì ép buộc, tạo áp lực cho con thì nên giải thích cho con hiểu mục đích của việc học và tạo cho con một tâm lý thoải mái, vui vẻ, như vậy có thể kết quả sẽ đạt cao hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #487680   22/03/2018

    Căn bản là cha mẹ nào cũng muốn con mình có được một cuộc sống sung túc và hạnh phúc. Vậy nên, cha mẹ nào cũng dành hết tất cả tiền bạc công sức của mình để cho con cái được học tốt nhất. Để lớn lên con mình có công việc cuộc sống sung sướng hơn, cũng như trở thành niềm tự hào của cả gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #487717   22/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Cha mẹ nào mà chẳng muốn con mình giỏi, việc tạo áp lực cũng có hai mặt của nó. Có thể là đúng, khi tạo cho con áp lực để con cố gắn cũng như bộc lộ được khả năng của con, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi, sẽ là cách sai và đẩy con mình vào những sự mệt mỏi hay tệ hơn là trầm cảm do học quá nhiều và những suy nghĩ tiêu cực để được giải thoát.

    Tâm lý chung của các bậc phụ huynh, thấy con nhà người ta giỏi thì về muốn con mình cũng nư thế. Tuy nhiên, mỗi trẻ mỗi khác cũng như môi trường lớn lên khác nhau, do đó đừng đỏi hỏi qúa cao về trẻ. Tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra, để phải hối hận.

     
    Báo quản trị |  
  • #487749   23/03/2018

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Mình thấy sau nhiều lần cải giáo dục nhưng thực tế thì càng cải cải cách giáo thì chương trình học ngày càng năng hơn so với trước đây! Giời học sinh tiểu học thì thôi mà học đủ hết các môn lượng kiến thức nạp vào là quá lớn so với lứa tuổi! Nên rất khó tránh khỏi việc cha mẹ tạo áp lực lên việc học hành của con nếu không vậy thì các em sẽ không theo kịp chương trình học!

     
    Báo quản trị |  
  • #488540   31/03/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1958)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 250 lần


    Quan điểm của mình thì việc bố mẹ tạo áp lực học tập lên con bắt nguồn từ truyền thống coi trọng giáo dục của người dân. Trong suy nghĩ của họ thì chỉ có thể bằng còn được học tập thì mới có thể thành công được trong cuộc sống. Do đó, việc con học giỏi là một trách nhiệm phải thực hiện. Theo mình thì đó không sai những không đúng hoàn toàn, vì thay vì tạo áp lực, bố mẹ nên tạo sự hứng thú, niềm hứng khởi trong con để con có thể tự mình khám phá chuyện học tập.

     
    Báo quản trị |  
  • #490118   21/04/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Cha mẹ nào chẳng muốn con mình học giỏi, thành tài, để có cơ hội được nở mày nở mặt với hàng xóm láng giềng. Trẻ em ngày càng có ít thời gian để vui chơi chạy nhảy, mà thay vào đó là thời gian dành để học học và học. Chỗ tôi ở, người ta cho con đi học thêm từ lớp 1, nào là học toán, học anh văn, học rèn chữ. Ở độ tuổi ấy, đáng lẽ trẻ em nên được vui chơi nhiều hơn để tăng sự hoạt bát năng động thay vì học để lấy kiến thức. Mong cha mẹ hãy hiểu cho con cái!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #490133   21/04/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Liệu pháp luật về trẻ em có dành hoặc đưa ra những quy định để xử lý cha mẹ vi phạm trong những trường hợp như vầy?  

    Mình nghĩ câu hỏi này khó có câu trả lời thích đáng vì nếu có quy định thì việc điều chỉnh khá là khó, định lượng làm sao hành vi hay lời nói của bố mẹ là tạo áp lực cho con, làm thế nào để xác định hành vi đạt mức như thế nào thì bị xử lý và xử lý như thế nào là hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #490217   23/04/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Cha mẹ tạo áp lực cho con cái vì họ mong muốn con mình học tập tốt, tuy nhiên do nhận thức sai lầm từ nền giáo dục nặng tính lý thuyết ở nước ta mà cách dạy không đúng. Không nên bắt học lý thuyết quá nhiều mà cái cần thiết nó là những kỹ năng sống. Mình thấy bây giờ mấy bạn nhỏ toàn học học học thời gian đi chơi, giải trí không có luôn

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #490245   23/04/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Ở nền giáo dục hiện tại luôn coi trọng hình thức và lý thuyết thì việc cha mẹ tạo áp lực cho con cái về vấn đề học tập không phải là chuyện hiếm. Cha mẹ luôn muốn con mình luôn bằng bạn bằng bè cho nên trong lớp nếu như con mình đứng TOP cuối thì tâm lý của các bậc phụ huynh đa số là không chấp nhận. Một đứa trẻ cấp 1 hằng ngày phải mang trên vai nó chiếc cặp có khi còn lớn hơn người của nó, học từ sáng tới tối từ các môn tự nhiên cho tới xã hội và đôi khi vừa tranh thủ ăn sáng trên xe. Từ Nhà trường cho tới giáo viên và gia đình thì cũng chỉ chú trọng tới thi đua, thành tích, danh hiệu nhưng hề để ý rằng đang tạo áp lực, quá tải cho các em. Nhưng mà bao năm vẫn như vậy, cuối cùng nền giáo dục cũng chẳng phát triển được là bao mặc dù "thần đồng" ở nước ta không phải là hiếm. Thay vì chú trọng hình thức, can thiệp quá sâu tới vấn đề học hành của các em thì nên tạo điều kiện để học sinh phát triển tư duy, kỹ năng, đam mê để các em được phát triển một cách tự nhiên và gia đình, nhà trường chỉ nên là người hỗ trợ và định hướng.

     
    Báo quản trị |  
  • #490581   28/04/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Cha mẹ tạo áp lực học tập cho con vì:

    • Cha mẹ sợ con thua thiệt chúng bạn, sợ tương lai của con sẽ là người thất bại, người hèn kém trong xã hội
    • Cha mẹ biết học tập là con đường đỡ vất vả và chông gai hơn những con đường khác để thành công trong cuộc sống
    • Cha mẹ mong muốn con cái có thể đạt được những điều cha mẹ chưa làm được, chưa đạt được.
    • Cha mẹ muốn nhận cảm giác tự hào với thành quả học tập của con sau những vất vả lo toan cho con
    • Cha mẹ không thể định hướng cho con, không biết con thích gì nên tin tưởng vào định hướng của nhà trường dù định hướng ấy là hết sức nặng nề và không phù hợp với con mình

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493181   31/05/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Cha mẹ muốn con mình học tập giỏi giang thì cũng là nguyện vọng chính đáng, con học giỏi ra ngoài được tự hào với hàng xóm, con học hơi kém thì sẽ mất mặt với mọi người và quan trọng hơn, con học tốt thì sẽ có sữ đảm bảo tốt hơn cho tương lai sau này. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà cha mẹ vô hình chung đã và đang tạo vô vàn áp lực cho con trẻ và vì thế làm cho con trẻ bị ức chế, trầm cảm và sợ hãi khi không đạt được việc trở thành người con học giỏi. Thiết nghĩ, cha mẹ nên suy nghĩ tích cực từ nhiều hướng để có thể cho con mình phát triển hài hòa về cả chuyện học hành và những niềm đam mê của con minh.

     
    Báo quản trị |  
  • #493389   01/06/2018

    Kimhang1302
    Kimhang1302
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 1235
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 20 lần


    Nhiều khi thử đặt mình vào quan điểm của bố mẹ, nếu mình là bậc cha mẹ cũng muốn con mình được nuôi nấng một cách tốt nhất, muốn con mình giỏi giang nhất. nhiều khi mình hay trách bố mẹ hay so sánh mình với người này với người kia nhưng chính mình nhiều khi ở vị trí của bố mẹ cũng có thể như vậy. dù thế nào đi nữa thì vẫn yêu thướng đấng sinh thành ra mình nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #493460   02/06/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Bậc làm cha, làm mẹ nào cũng mong muốn con mình được hưởng những cái tốt nhất, con muốn học gì cũng cho, thậm chí còn ép học thêm cái này cái nọ. Cha mẹ luôn nghĩ "ba mẹ làm gì cũng đều muốn tốt cho con", nhưng các bậc cha mẹ liệu có biết rằng, đó là áp lực mà những đứa con gánh trên vai?

    Và vì làm cha làm mẹ, nên đặt kỳ vọng ở con cái quá nhiều, đến khi con không đạt như ý muốn thì lại quát mắng con nhỏ. Càng dồn nhét quá nhiều, trẻ không kịp dung nạp lượng kiến thức quá tải, phản tác dụng.

    12 năm học sinh, rất thấm cảm giác ấy, đôi khi cảm thấy tự hào ngời ngời vì có người kể lại rằng "ba con bảo N nó được vào top ... trường ...", hoặc cứ đến bán kết hay tổng kết, thì mặt cứ giả vờ thẹn thùng khi nghe loáng thoáng bame đang khoe khi có ai hỏi. Bản thân cũng tự hào huống gì là bame.

    Nhưng rồi, khi bước chân ra cánh cổng trường ĐH, tôi lại nghĩ "kiến thức 12 năm học nó chỉ là nền tảng, điểm số có thể là bằng chứng ghi nhận kết quả học tập, nhưng nó không còn quá quan trọng nữa". Và đôi khi lại nghĩ "liệu sau này có con, có nên ép chúng học quá sức như mình đã từng bị?"

     
    Báo quản trị |  
  • #493462   02/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Cha mẹ sinh con ra thì ai cũng mong con mình học giỏi, chăm ngoan và có một cuốc sống sung túc nhất định, tuy nhiên không phải bất kì trẻ em sinh ra nào cũng có thể làm mọi thứ thật tốt như vậy. Có nhiều lý do khiến hai bên chưa cân bằng, nhưng rõ ràng có nhiều cách để trẻ em thật sự thoải mái trong việc học hành cũng như có mục đích sống rõ ràng, lương thiện; đó quả là cốt lõi của việc nuôi dạy trẻ em. Thế nên cha mẹ dù có mong muốn và đặt những so sánh thì nên nói chuyện nhiều với trẻ, thấu hiểu trẻ và đưa ra phương án tốt nhất cho trẻ, học văn hóa hay học nghề hay học bất kỳ tài lẻ nào thì cá thể đó sẽ phát triển tốt nhất có thể. Đó quả là lựa chọn đòi hỏi thấu hiểu và quyết tâm từ cả hai phía.

     
    Báo quản trị |  
  • #493779   08/06/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Cha mẹ tạo áp lực cho con học tập muốn con mình học giỏi, thành đạt nhưng do tư tư giá dục nặng về thành tích nên nhiều gia đình đã có cách dạy con không đúng, việc tạo áp lực cho trẻ vẫn tồn tại nhiều mặt, thiết nghĩ thay vì tạo áp lực làm trẻ không thoải mái thì nên định hướng cho trẻ, học nhiều kỹ năng hơn thay vì chỉ chsu trọng lý thuyết

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |