Ngoài các điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ như an ninh trật tự, trách nhiệm của cơ sở kinh doanh tại Điều 9,29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP: "Điều 9. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ .
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây: Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản." "Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm:
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố, gồm: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân khác có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước cấp, còn giá trị sử dụng, đồng thời photocopy lưu lại tại cơ sở kinh doanh.
2. Lập hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ được cầm cố khi các tài sản đó có đầy đủ giấy sở hữu và cơ sở kinh doanh phải giữ lại bản chính của các loại giấy đó trong thời gian cầm cố tài sản.
4. Đối với những tài sản cầm cố thuộc sở hữu của người thứ ba phải có văn bản ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
5. Không được nhận cầm cố đối với tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
6. Tỷ lệ lãi suất cho vay tiền khi nhận cầm cố tài sản không vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự.
7. Bố trí kho bảo quản tài sản cầm cố và đảm bảo an toàn đối với tài sản của người mang tài sản đến cầm cố." các cơ sở kinh đoanh còn phải đảm bảo các điều kiện chung quy định tại Điều 7 và Điều 25 Nghị định này.
Có thể thấy, pháp luật đưa ra rất nhiều điều kiện để được kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" này. Nhưng nhiều cơ sở kinh doanh vẫn bất chấp quy định của pháp luật mà biến tướng dịch vụ cầm đồ để trục lợi, ví dụ như: - Cho vay nặng lãi: nhiều cửa hàng cầm tài sản, giấy tờ theo ngày với lãi suất cao ngất ngưởng; - Tiêu thụ tài sản phi pháp, tiếp tay cho tội phạm, là nơi tang vật các vụ án được tiêu thụ nhanh chóng. Dịch vụ này vào mùa các giải bóng đá càng thêm sôi động nhộn nhịp, nhất là khi người cầm đồ cần tiền ngay mà không phải thực hiện các thủ tục vay phức tạp, nhiều khi không cần cả giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản. Theo mình, hiện việc quản lý ngành nghề kinh doanh này còn lỏng lẻo, mặc dù điều kiện để kinh doanh khá nhiều. Các vi phạm cũng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt không đủ tính răn đe.
Theo mình, những ai có ý định cầm đồ cần tỉnh táo, trước khi cầm đồ, khách hàng nên suy xét kỹ lưỡng, tránh để bị lừa gạt. Biến tướng của hoạt động kinh doanh cầm đồ sẽ không còn khi khách hàng hiểu rõ loại giao dịch này.
Cập nhật bởi phuonguyen2503 ngày 16/10/2017 10:08:48 CH