thanhthao231082 viết:Tôi và anh gặp nhau khi a đã có vợ tôi đã có con ngoài giá thú với a con mang họ mẹ,hiện nay cháu đựơc 4 tuổi.chúng tôi kg còn tình cảm nên kg muốn tiếp tục,nếu tôi nuôi con thì a phải trợ cấp bao nhiêu và sau này con tôi có được thừa kế tài sản kg.vì a cứ nói tài sản của a do vợ a đứng tên.xin hỏi luật sư tôi muốn giành quyền thừa kế cho con thì phái chuẩn bị giấy tờ gì?
Chào bạn!
Dù bạn và bố đứa trẻ không có quan hệ vợ chồng nhưng giữa đứa trẻ và bố nó vẫn có quan hệ cha con.
Tại khoản 5 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
Tại điều 4 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định: "Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật".
Vì vậy, bố đứa trẻ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 50, Luật Hôn nhân và Gia đình:
Điều 50. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Luật này.
VỀ THỪA KẾ:
Dù tài sản do vợ anh ta đứng tên nhưng nếu được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, vẫn được tính là tài sản chung và khi anh ta mất đi, phần tài sản của anh ta sẽ được để lại. Nếu không có di chúc thì đứa bé vẫn được hưởng.
Thân gửi!