Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

16 Trang <123456>»
  • Xem thêm     

    22/06/2015, 03:49:36 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn,

    Về nguyên tắc, phạm tội lần đầu là không đồng nghĩa với việc bị kết án lần đầu. Trong khi đó, A đã khai có hành vi trộm cắp tại huyện B trước đó. Hơn nữa, huyện B đang tiến hành điều tra. Như vậy, trường hợp của A không được coi là trường hợp phạm tội lần đầu. 

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    11/06/2015, 09:50:25 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Dựa vào thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn không phải chịu trách nhiệm gì cả.

    Nếu công nông bị hư hỏng phần nào do tai nạn gia đình bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Trân trọng. 

  • Xem thêm     

    11/06/2015, 08:14:00 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Nếu như bạn tuân thủ đầy đủ các quy tắc an toàn khi điều khiển xe tham gia giao thông, tai nạn xảy ra là hoàn toàn do lỗi của người thanh niên thì bạn không phải bồi thường và chịu trách nhiệm gì cả.

    Trân trọng. 

  • Xem thêm     

    11/06/2015, 08:05:08 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Bạn vui lòng cung cấp thêm tại thời điểm giao cấu bạn bao nhiêu tuổi

    Nếu như tại thời điểm giao cấu bạn đã đủ 18 tuổi thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 115 tội giao cấu với trẻ em

    Nếu như lúc đó bạn chưa đủ 18 tuổi thì bạn không phạm tội này.

    Bạn tham khảo điều luật:

    “Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em  

    1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;

    c) Có tính chất loạn luân;

    d) Làm nạn nhân có thai;

    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.”

    Trân trọng. 

  • Xem thêm     

    27/05/2015, 09:32:51 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định của pháp luật thì hành vi mang theo các loại vũ khí như dao, kiếm, mã tấu, hay súng...đều có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nghị định 167/2013/NĐ – CP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự ...

    Trường hợp bạn đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về các hành vi trên mà còn tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo Điều 233 Bộ luật hình sự.

    Do đó bạn không nên mang theo các loại vũ khí tại các nơi công cộng hay tham gia giao thông để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

    Thân ái!

     

  • Xem thêm     

    26/05/2015, 10:26:10 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Trường hợp bạn đã nêu không thuộc các trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại theo quy định của Điều 105 BLTTHS, do đó cơ quan điều tra khi thu thập đủ bằng chứng sẽ tiến hành khởi tố đúng theo quy trình.

    Hành vi gây thương tích cho chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm thuộc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 104 BLHS tội cố ý gây thương tích, mức khung hình phạt cao nhất cho 2 khung này lần lượt là 7 năm và 15 năm tù.

    Mức bồi thường thiệt hại được tính như sau:

    + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại

    + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (nếu có)

    + Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    + Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm (nếu có)

    Bạn tham khảo BLHS, BLTTHS, BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để biết thêm chi tiết.

    “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    23/05/2015, 08:14:19 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Việc anh bạn đang đi thì bị nhóm thanh niên đánh rồi đánh lại có thể coi là phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên việc đánh 1 người gãy tay có được coi là vượt quá phòng vệ chính đáng hay không còn phải dựa vào các tình tiết khác như không gian, thời gian, công cụ sử dụng…

    Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin để được các luật sư tư vấn.

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    23/05/2015, 08:00:20 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Hành vi sử dụng ma túy đá của anh bạn được coi là hành vi tàng trữ chất ma túy tùy trường hợp.

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì khi tàng trữ chất ma túy với số lượng sau đây thì bị xử lý hành chính

    “a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam; 1-20 là khoản 1 194

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.”

    Đối với các hành vi tàng trữ với số lượng lớn hơn như đã nêu thì bị xử lý hình sự:

    “Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    18/05/2015, 04:14:59 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Về tội cố ý gây thương tích thì nếu thuộc khoản 1 Điều 104 BLHS chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Mức thương tật để xác định khoản truy cứu bạn không nói rõ nên gia đình nên ra công an địa phương trình báo sự việc và làm theo hướng dẫn.

    Bạn tham khảo tội cố ý gây thương tích Điều 104 BLHS:

    “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

    Trân trọng.

     

  • Xem thêm     

    18/05/2015, 10:12:13 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Trong trường hợp trên chiếc xe là vật chứng của vụ án trộm cắp tài sản nên cơ quan điều tra sẽ phải giữ lại để phục vụ cho công tác điều tra. Việc xử lý đối với chiếc xe trên sẽ theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự:

    1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

    2. Vật chứng được xử lý như sau:

    a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

    b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

    c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

    d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

    đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

    3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

    Đối với cơ quan điều tra thì khi có một số căn cứ sau đây thì phải ra quyết định đình chỉ điều tra và tiến hành xử lý vật chứng theo quy định:

    a) Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự;

    b) Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

    Như vậy nếu quá trình điều tra đã kết thúc hoặc vụ án được đình chỉ điều tra theo quy định trên thì cơ quan điều tra có thể xem xét trả lại chiếc xe cho bạn.

    Thân ái!

     

  • Xem thêm     

    18/05/2015, 09:28:07 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

     

    Với thắc mắc của bạn tôi xin được giải đáp như sau:

     

    Với hành vi gây thương tích của người bạn kia thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 như sau:

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

     4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Bộ luật hình sự. Việc gây thương tích thì chỉ có thể giám định sức khỏe mới có thể kết luận được là thương tật bao nhiêu phần trăm thôi bạn ạ

     

    Em trai bạn trong trường hợp này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 truy tố với vai trò người xúi giục.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    16/05/2015, 10:09:00 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp những người kia cố tình bằng thủ đoạn gian dối cụ thể là hành động kêu gọi em của bạn vào tố chức để kinh doanh, yêu cầu mua sản phẩm nhưng lại không có sản phẩm trên thực tế do đó những người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Bạn cần tố cáo hành vi của những người này ra cơ quan công an để có thể đòi lại quyền và lợi ích của em nhanh nhất.

    Thân!

  • Xem thêm     

    14/05/2015, 11:14:25 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Bạn có thể trình bày toàn bộ sự việc trong đơn tố cáo, đồng thời kèm theo các tài liệu chứng cứ có được như số điện thoại, tài khoản của đối tác, thỏa thuận giữa các bên, biên lai chuyển tiền...tới cơ quan điều tra nơi xảy ra sự việc. Toàn bộ các tài liệu bạn có thể gửi theo đường bưu điện tói cơ quan công an.

    Trong vụ việc này, bạn với tư cách là người bị hại có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:

    2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:

    a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    b) Được thông báo về kết quả điều tra;

    c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

    d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;

    đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.

    3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.

    4. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.

    5. Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại Điều này.

    Như vậy theo quy định thì khi cơ quan điều tra triệu tập thì bạn phải có mặt. Tuy nhiên nếu bạn không có điều kiện tham gia tố tụng thì bạn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ án.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    13/05/2015, 08:06:31 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Một trong các biểu hiện của tội phạm trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. “Chiếm đoạt” là việc cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. “Lén lút” là hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác; việc che giấu có thể là che giấu toàn bộ (với tất cả mọi người) hoặc công khai trước sự chứng kiến của nhiều người nhưng vẫn che giấu hành vi phạm tội với chủ tài sản… Trường hợp mà bạn nói đến thì cháu bạn chỉ bị khởi tố khi có đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm. Và chỉ khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệc lực pháp luật thì cháu bạn mới bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Việc kết tội người đó sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định dựa trên những chứng cứ thu thập được.ân

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    07/05/2015, 04:04:37 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định của Bộ luật hình sự thì nếu giá trị tài sản mà cháu bạn định trộm cắp từ hai triệu đồng trở lên thì có thể sẽ bị xử lý hình sự. Tuy nhiên do cháu bạn chưa thành niên (17 tuổi) nên mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư  mức phạt tù mà điều luật quy định.

    Điều 138 Bộ luật hình sự:

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Nếu cháu của bạn phạm tội gây thiệt hai không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 69 BLHS:

    2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

    Thân ái!

     

  • Xem thêm     

    07/05/2015, 11:35:08 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Với thắc mắc của bạn tôi giải đáp như sau:

    Việc bạn thỏa thuận mua bán với người kia có thỏa thuận cụ thể về thời hạn thực hiện nghĩa vụ hay không, thời gian thực hiện nghĩa vụ là khi nào.

    Nếu đã hết thời gian thực hiện nghĩa vụ giao hàng của bên bán hàng mà bên bán hàng cố tình không giao hàng và không liên lạc với bạn thì bạn nên trình báo với cơ quan công an để cơ quan công an có biện pháp xử lý. Cơ quan công an sẽ tìm được chủ nhân của tài khoản đó và điều tra để giải quyết vụ việc cho bạn.

    Đối với hành vi này nếu người đó không thực sự đang bán hàng đó nhưng vẫn yêu cầu bạn chuyển tiền là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 139 Bộ luật hình sự.

    Thân!

  • Xem thêm     

    25/04/2015, 03:01:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Trường hợp bạn trình bày cần có thêm các tình tiết xác định về mức độ thương tật của bạn cũng như tính chất nguy hiểm của chiếc mũ để xem liệu vợ và anh rể có bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên nhiều khả năng vợ và anh rể bạn chỉ bị xử phạt hành chính.

    Nhân đây cũng không rõ tại sao vợ và anh rể lại đánh bạn ngoài đường.

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    23/04/2015, 04:08:25 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Việc công an có những hành động như vậy có nhiều điều đáng nghi, người bạn của bạn là L nên cùng cô gái đến trụ sở công an hỏi rõ sự việc. Khi có đầy đủ các bên tham gia sự việc nhiều khả năng sẽ được sáng tỏ.

    Khoản tiền 10 triệu đồng mà gia đình đã đưa có thể được đòi lại nếu như công an địa phương cầm tiền mà không đưa cho cô gái. Hành vi trái pháp luật của công an địa phương hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Trân trọng.

  • Xem thêm     

    22/04/2015, 05:31:39 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Về nguyên tắc thì bạn phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Nếu có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe, ngoài việc bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe và hồ sơ gốc còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

    Trách nhiệm của chủ phương tiện có hành vi nêu trên theo quy định của Nghị định 171/2013 như sau:

    Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

    3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

    Thân ái!

     

  • Xem thêm     

    18/04/2015, 08:49:47 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn

    Trường hợp này người nhân viên đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Văn phòng của bạn nên ra công an địa phương trình báo sự việc và sẽ được hướng dẫn.

    Trân trọng.

     “Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

     a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

     b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

     

16 Trang <123456>»