Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

  • Xem thêm     

    19/12/2011, 07:59:21 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Không có gì!
    Nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể nêu nội dung để được Luật sư giải đáp.
    Chào bạn!
  • Xem thêm     

    19/12/2011, 12:48:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Hành vi của những người đó là xâm phạm chỗ ở công dân bất hợp pháp và gia đình bạn có quyền báo công an để giải quyết. Họ sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu họ làm mất hoặc hư hỏng tài sản của gia đình bạn... thì có thể bị xử lý về tội trộm cắp tài sản hoặc cố ý hủy hoại tài sản. Nếu họ đến khám xét hoặc đuổi gia đình bạn ra khỏi nhà hoặc tự tiện đến ăn ở, sinh sống ở nhà bạn thì có thể bị khởi tố về tội xâm phạm chồ ở của công dân theo quy định tại Điều 124 BLHS, cụ thể như sau:

           "Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân

    1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm."
  • Xem thêm     

    19/12/2011, 12:40:02 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           1. Trước tiên bạn phải xác định rõ nguồn gốc của thửa đất đó. Nếu nguồn gốc đất  trước đây được  Nhà nước giao cho hộ gia đình (tài sản chung của hộ gia đình) thì việc chia đất trong gia đình phải có sự thống nhất của tất cả các thành viên trong hộ gia đình mới có hiệu lực pháp luật.
            2. Ông bạn không có quyền định đoạt toàn bộ thửa đất đó nên di chúc của ông bạn sẽ bị vô hiệu 1 phần hoặc toàn bộ; Tuy nhiên, đến nay có thể đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông ban (ông bạn chết tháng nào năm 2001?) nên các bác không thể khởi kiện tranh chấp đối với phần di sản của ông ban. Các bác bạn chỉ có thể khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu chia tài sản chung của hộ gia đình và yêu cầu chia thừa kế của bà bạn.
            3. Giấy không nhận đất của bác cả và bác 3 chỉ viết tay, không có công chứng, chứng thực nên chưa có hiệu lực pháp luật. Nếu thửa đất đó là tài sản chung của hộ gia đình, trong đó có hai bác thì hai bác có quyền đòi chia tài sản chung đó đồng thời yêu cầu chia thừa kế của bà bạn theo pháp luật;
            4. Việc gia đình bạn sử dụng đất và đóng thuế hơn 10 năm nay không phải là căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp. GCN QSD đất của gia đình bạn có thể được cấp không đúng pháp luật do di chúc của ông bạn vô hiệu toàn bộ hoặc một phần.
            5. UBND xã không có quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế mà chỉ có thẩm quyền hòa giải. Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
            Trong vụ việc nhà bạn tốt nhất là nên hòa giải trong gia đình, nếu để tòa án giải quyết thì có thể nhà bạn sẽ phải chia lại một phần đất cho hai bác.
  • Xem thêm     

    19/12/2011, 12:13:31 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
            Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không còn khả năng thanh toán các khoản nợ thì  doanh nghiệp đó không thể giải thể được  (bạn xem quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp tại Điều 157 Luật doanh nghiệp năm 2005) mà phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của luật phá sản.
           Trách nhiệm yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp trước hết thuộc về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó. Cụ thể khoản 1, Điều 15 Luật phá sản quy định trách nhiệm gửi đơn yêu câu tuyên bố phá sản như sau:


            "Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó".
  • Xem thêm     

    18/12/2011, 09:36:15 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

               BLDS năm 2005 đang còn hiệu lực pháp luật (hiệu lực từ 01/01/2006).
              Còn Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 04 năm 2008 của Bộ xây dựng đã thay thế phần II, tập I, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam được ban hành kèm theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Do vậy, bạn có thể xem thêm các quy định tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 04 năm 2008  của Bộ xây dựng để biết thêm chi tiết.

  • Xem thêm     

    18/12/2011, 09:17:54 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    1. Bạn cần liên hệ với phòng Tài nguyên và Môi trường để xin đính chính GCN QSD đất "giả" đó. Nếu Phòng TN&MT hoặc Thanh tra TN&MT xác định GCN đó là "giả" thì khi đó bạn yêu cầu UBND xã phải chịu trách nhiệm đối với GCN cấp sai đó. Nếu phòng TN&MT không giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật;

    2. Bạn có nghĩa vụ chứng minh là UBND xã đã sửa GCN và cấp GCN đó cho bạn Khi cơ quan có thẩm quyền vào cuộc thì mọi việc sẽ được giải quyết để trả lại công bằng cho gia đình bạn. Nếu việc sai phạm của cán bộ Xã có đủ dấu hiệu của các tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan Nhà nước hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi; cố ý làm trái các quy định về quản lý Nhà nước.. thì sẽ bị xử lý về hình sự. Do vậy, bạn cần liên hệ với Phòng TN&MT để xác định sổ thật, giả để có căn cứ cho các cơ quan có thẩm quyền tiếp theo giải quyết.
  • Xem thêm     

    18/12/2011, 09:06:19 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng. Nếu bạn chứng minh được việc chuyển quyền sử dụng đất diễn ra trước khi UBND thành phố Hà Nội quy định về hạn mức tối thiểu để tách thửa và đã sử dụng đất từ thời điểm đó thì có cơ hội được cấp GCN đối với diện tích đất đó. Tuy nhiên, có thể sẽ phải cần đến một Quyết định hoặc Bản án của Tòa án thì mới có căn cứ để cấp GCN QSD đất (khoản 5, Điều 50 Luật đất đai).
  • Xem thêm     

    18/12/2011, 09:00:30 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư trả lời bạn như sau:
            1. Cần xem lại Quyết định giao đất của cơ quan bạn: Nếu thời điểm đó "binh đoàn" có quyền giao đất cho bạn làm nhà ở (việc giao đất là hợp pháp) thì bạn mới được bồi thường quyền sử dụng đất. Nếu việc giao đất không hợp pháp nhưng gia đình bạn đã sử dụng ổn định, liên tục từ trước ngày 15/10/1993 thì gia đình bạn vẫn có thể được bồi thường quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
            2. Những cây cối và công trình xây dựng trên đất sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các văn bản hướng dẫn cụ thể của UBND cấp tỉnh để được biết thêm chi tiết.
  • Xem thêm     

    18/12/2011, 08:34:35 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn quoctu9229!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Trước tiên bạn cần xác định xem mẹ của bạn bạn đã chết được bao lâu rồi, có còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế hay không. Nếu mẹ của bạn đó chết chưa quá 10 năm thì mới có thể yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế;
           2. Để xác định các thừa kế có được hưởng di sản hay không, mỗi người được hưởng bao nhiêu di sản thì phải xác định xem hai ngôi nhà đó là tài sản chung của cha mẹ bạn đó hay là tài sản riêng của mẹ bạn đó. Nếu là tài sản chung thì chỉ có 1/2 là di sản là của mẹ bạn đó và có thể thia thừa kế theo pháp luật...
           3. Hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn đó gồm: ông bà ngoại bạn đó (nếu còn sống) + bố bạn đó + 3 chị em bạn đó. Nếu người con trai có văn bản khước từ nhận di sản (trong thời hạn 6 tháng kể từ khi người mẹ đó chết) hoặc nhường quyền thừa kế cho người khác thì anh ta mới không được chia phần. Còn nếu anh ta mất tích tài sản đó được xử lý theo quy định của pháp luật.
            Để giải quyết vấn đề thừa kế trên, hai chị em cần thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản. Nếu không thỏa thuận được thì người em có quyền khởi kiện tại Tòa án dân sự để yêu cầu chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

  • Xem thêm     

    18/12/2011, 07:15:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
           1. Về hình thức của hợp đồng: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay ký kết sau ngày 01/7/2004 là vô hiệu. Chỉ còn cách duy nhất là bạn phải ký lại hợp đồng chuyển nhượng chứ không còn cách nào để "hợp lý hóa" hợp đồng chuyển nhượng đó. Nếu hợp đồng được ký kết trước ngày 01/7/2004 mà bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, xây nhà kiên cố... mà bên chuyển nhượng không phản đối, chính quyền không xử phạt thì mới có thể được Tòa án công nhận hợp đồng theo quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao.
           2. Về nội dung: ở Hà Nội giai đoạn từ giai đoạn tháng 6/2004 đến năm 2008, UBND thành phố quy định diện tích tách thửa đất tối thiểu ở khu vực ngoại thành là 50m2. Từ khi có Quyết định 26/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội đến nay (nay thực hiện theo Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND) thì diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa cả nội thành và ngoại thành là 30m2. Do vậy, về nguyên tắc: nếu bạn không thể tăng được diện tích, kích thước thửa đất  lên 30m2 thì không thể thực hiện được thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật.
           Tuy nhiên, có một số trường hợp cụ thể, địa bàn cụ thể có thể thực hiện những cách thức "mềm" để đảm bảo quyền lợi cho người nhận chuyển nhượng diện tích đất không đủ điều kiện tách thửa. Bạn có thể pho to giấy tờ tài liệu và gửi cho luật sư hoặc liên hệ trực tiếp để được luật sư tư vấn và hỗ trợ pháp lý đối với trường hợp cụ thể của bạn.
  • Xem thêm     

    18/12/2011, 06:55:30 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
            Nội dung bạn hỏi đã được phân tích, giải thích rất cụ thể ở cuốn Giáo trình luật hình sự của trường Đại học luật Hà Nội và cuốn Bình luận khoa học Bộ luật hình sự. Bạn hãy tìm đọc hai cuốn sách trên để hiểu được cấu thành của các tội phạm cụ thể. Nếu còn nội dung gì chưa rõ thì bạn cùng thảo luận với các bạn nhé.
            Nếu là một trường hợp phạm tội thực tế hoặc vấn đề lý luận còn gây tranh cãi thì bạn có thể đặt câu hỏi tại phần TƯ VẤN CỦA LUẬT SƯ để được luật sư giải đáp và hỗ trợ pháp lý.
    Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    18/12/2011, 06:35:28 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn phuongthinh_115!

           1. Đến nay bạn đã "trên 15 tuổi" nên việc bạn muốn nhận ba mẹ chồng bạn làm cha mẹ nuôi hoặc ba mẹ chồng bạn muốn nhận bạn làm con nuôi khó có thể thực hiện được theo quy định pháp luật.
           Việc nhận con nuôi chỉ có thể thực hiện được nếu quan hệ hôn nhân của bạn chấm dứt và ba mẹ chồng bạn là người già yếu cô đơn hoặc bạn bị mất năng lực hành vi dân sự (bị tâm thần hoặc bị các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức).

           2. Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật sau đây của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để được rõ hơn về vấn đề nhận con nuôi:

    Điều 68. Người được nhận làm con nuôi

    1. Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống.

    Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.

    2. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng.

    Điều 69. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi

    Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    2. Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;

    3. Có tư cách đạo đức tốt;

    4. Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    5. Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

               3. Đối với việc hôn nhân của bạn: Nếu bạn không làm cho chồng bạn "yêu", không "hâm nóng" được tình yêu của mình thì có thể bạn sẽ thất bại. Tình yêu phải được xây dựng từ hai phía thì mới có kết quả. Nếu bạn có tốt, đáng yêu đến mấy nhưng chồng bạn "không còn yêu" nữa thì vấn đề ly hôn chỉ còn là thời gian.

                Do vậy, con đường để cứu vãn cuộc hôn nhân của bạn chính là "tìm lại" tình yêu của chồng bạn chứ không phải là cản trở việc ly hôn của anh ta.

                 Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    17/12/2011, 03:17:49 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

             Nếu người vay tiền không còn khả năng trả nợ thì có căn cứ để xác định họ đã phạm tội. Tâm lý của chồng con, gia đình người vay đó là sợ pháp luật, không muốn cho người đó phải "đi tù". Do vậy, nếu họ nhận thức được tình thế là phải đứng trước hai sự lựa chọn: Trả nợ hoặc đi tù thì chắc họ sẽ đồng ý trả nợ để được tự do. 

            Tuy nhiên, để phân tích, thuyết phục họ "hiểu ra vấn đề" cũng không phải dễ dàng. Để có kết quả làm việc "ba bên" (bên vay, bên cho vay và công an) một cách hiệu quả, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bên cho vay thì bạn phải được sự "quan tâm, giúp đỡ" của các cơ quan công quyền. Do vậy, bạn có thể tiếp tục gửi đơn hoặc đến làm việc trực tiếp với công an quận và Viện kiểm sát để thúc đẩy tiến trình giải quyết vụ việc. Bạn cũng có thể tiếp tục gửi đơn thư tới cơ quan của người vay, báo chí và các cơ quan công luận khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp mới mong đạt kết quả tốt.

             Nếu bạn không thể thực hiện được các công việc trên hoặc thực hiện không có hiệu quả thì nên mời luật sư tham gia để bảo vệ quyền lợi cho bạn. Cụ thể về thù lao luật sư, cách thức thực hiện công việc, thời gian thực hiện công việc thì bạn nên gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư. 

             Chúc bạn thành công!

  • Xem thêm     

    17/12/2011, 02:40:36 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

            1. Nếu bạn muốn tiến đến hôn nhân, hạnh phúc với cô ấy thì phải "được lòng" với gia đình cô ấy. Ngoài ra bạn phải "làm việc tay ba" với hai gia đình đó để chấm dứt quan hệ hôn nhân "không hợp pháp" từ đám cưới vội vàng đó. Trong vụ việc này, nạn nhân bị thiệt hại, đau khổ nhất là cô gái đó chứ không phải là bạn. Bạn là đàn ông, bạn phải đối mặt với sự việc đó và bình tĩnh giải quyết các mối quan hệ đó một cách hợp lý thì mới mong có được hạnh phúc.

            Bạn cũng phải hiểu và thông cảm cho tâm lý của gia đình nhà "chồng" của cô gái đó. Họ có cưới hỏi đàng hoàng, có họ hàng, làng xóm cùng chứng kiến. Vậy mà cô gái đó đã "bỏ đi cùng bạn"... nên gia đình họ đã bức xúc...

            2. Nếu gia đình nhà "chồng cũ" của cô gái đó xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tài sản... của bạn thì bạn có quyền các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp (công an, tòa án...). Tuy nhiên bạn cần phải tìm ra cách thức để giải quyết những mâu thuẫn đó chứ không phải là chờ hậu quả không hay xảy ra rồi mới nhờ pháp luật bảo vệ...

  • Xem thêm     

    17/12/2011, 02:25:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Vâng, cảm ơn bạn. Chúc bạn thành công!
  • Xem thêm     

    17/12/2011, 11:53:23 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    1. Vụ việc của bạn cần phải xem lại nguồn gốc thửa đất đó từ thời kỳ Hợp tác xã những năm 60. Việc HTX giao đất cho các gia đình đó có giấy tờ, chứng cứ gì không? Các gia đình đó đã sử dụng thửa đất đó như thế nào? Họ có tên trong sổ mục kê, sổ dã ngoại... thời kỳ năm 1960, 1975, 1986 không?... thì mới xác định được chắc chắn gia đình bạn có quyền sử dụng hợp pháp thửa đất đó hay không? Nếu họ không khi nào có tên trên sổ sách về quản lý đất đai của địa phương thì gia đình bạn sẽ thắng kiện. Việc cấp GCN của gia đình bạn thuộc trường hợp đất sử dụng ổn định, liên tục trước 15/10/1993 (khoản 3, Điều 50 Luật đất đai).
    2. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư để trao đổi cụ thể về dịch vụ pháp lý.

  • Xem thêm     

    17/12/2011, 11:40:16 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào ban!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           1. Về mặt lý thuyết thì hành vi gian dối (giả mạo hồ sơ) nhằm chiếm đoạt tài sản (đứng tên sở hữu nhà đất, có thể sau đó chuyển nhượng thửa đất đó cho người khác...) của bố bạn có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS. Tuy nhiên, nếu cậu bạn vẫn quản lý, sử dụng thửa đất đó đồng thời sau khi giả mạo giấy tờ để được cấp GCN QSD đất mà bố bạn vẫn chưa sử dụng GCN đó để thế chấp vay tài sản hoặc chuyển nhượng cho người khác (chưa gây hậu quả) thì bố bạn sẽ không bị xử lý về hình sự.
           2. Với nội dung vụ án tranh chấp như bạn nói thì có nhiều khả năng cậu bạn sẽ thắng kiện (có chứng cứ chứng minh về việc nhờ mẹ bạn mua đất hộ). Hơn nữa, mục đích của cậu bạn và mẹ bạn chỉ là lấy lại thửa đất đó, còn không nhất thiết phải xử lý hình sự đối với bố bạn. Tuy nhiên, bạn cũng phải tìm hiểu lý do gì mà vụ án đó lại kéo dài 3 năm mà vẫn chưa được xét xử.
    Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để được Luật sư tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    17/12/2011, 11:23:52 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn như sau:
           Trước hết cần xem lại việc nhập khẩu gỗ của công ty bạn có hợp pháp hay không? Lý do gì lại gửi toàn bộ hàng vàn hồ sơ nhập khẩu vào kho hàng đó? Công ty bạn có chứng cứ gì về việc đã gửi hàng vào kho C500 đó không?
            Nếu việc nhập khẩu gỗ của Công ty bạn là hợp pháp và công ty bạn có chứng cứ chứng minh về việc gửi hàng cho người quen đó giữ hộ thì công ty bạn mới có thể đòi lại được lô hàng đó. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để được Luật sư tư vấn cụ thể hơn.

  • Xem thêm     

    17/12/2011, 12:58:43 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Điều 140 BLHS quy định về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    A) Có tổ chức;

    B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    C) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    Đ) Tái phạm nguy hiểm;

    E) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

              Như vậy, chỉ cần người đó vay tiền rồi có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng số tiền vay đó vào mục đích phi pháp dẫn đến không còn khả năng trả lại tài sản… thì đã đủ dấu hiệu để cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoat tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS, chứ không nhất thiết là phải có hành vi bỏ trốn hoặc không còn tài sản để trả nợ.

              Theo thông tin mà bạn nêu người đó đã  sử dụng số tiền đó vào mục đích phi pháp và gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của gia đình bạn, do vậy hành vi đó có căn cứ để xử lý hình sự. Tuy nhiên, thông thường với những vụ việc như vậy thì công an sẽ yêu cầu người đó phải cam kết một thời hạn trả nợ cho bạn. Nếu hết thời hạn đó mà người này không trả thì công an có thể khởi tố vụ án để xử lý hình sự với họ (khi đó thể hiện rõ hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản).

              Do vậy, bạn nên yêu cầu công an buộc cô ta phải giao tài sản cho bạn để đảm bảo cho khoản vay nợ đó (thế chấp nhà đất) và ấn định thời gian trả nợ. Nếu cô ta không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì có căn cứ để xử lý hình sự và đảm bảo được quyền lợi của bạn. Nếu bạn “khó” làm việc với công an thì có thể mời luật sư tham gia vụ việc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bạn.
  • Xem thêm     

    17/12/2011, 12:36:38 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    #f4f4f4;">Chào bạn!

    #f4f4f4;">Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

    #f4f4f4;">          1.    Theo thông tin mà bạn nêu thì thửa đất trên là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của bố mẹ bạn (tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân) do vậy bố bạn có quyền sở hữu ½ tài sản và mẹ bạn có quyền sở hữu ½ tài sản. Phần tài sản của bố bạn trở thành di sản của các thừa kế của bố bạn (bao gồm ông bà nội bạn, mẹ bạn và các anh, chị em bạn) từ khi bố bạn chết (năm 1997).
               Tuy nhiên, đến nay (2011) đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế của bố bạn nên nếu có tranh chấp về thừa kế của bố bạn thì Tòa án sẽ không thụ lý, người đang sử dụng được tiếp tục sử dụng. Do vậy, hai người anh cùng cha khác mẹ với bạn sẽ không còn cơ hội đòi chia thừa kế đối với di sản do bố bạn để lại (vì đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế);

    #f4f4f4;">          2.    Đối với phần tài sản của me bạn: Mẹ bạn có quyền sở hữu ½ tài sản đó do vậy mẹ bạn có quyền định đoạt đối với phần tài sản đó cho bạn theo hình thức tặng cho hoặc di chúc. Đối với phần đất của bố bạn thì bạn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến khi đủ điều kiện được cấp GCN QSD đất (sử dụng 30 năm).