Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<16171819202122>»
  • Xem thêm     

    11/12/2016, 07:39:03 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Nếu bất động sản của gia đình bạn bị bao bọc bởi các bất động sản khác, không có lỗi đi thì bạn có thể thương lượng với hàng xóm để mua lại một phần đất làm lối đi. Đó là quyền của chủ sử dụng đất theo quy định của luật đất đai và quy định của Bộ luật dân sự.

    Vì vậy, nếu gia đình hàng xóm không đồng ý thì bạn có thể đề nghị UBND xã hòa giải, và đề nghị tòa án xem xét giải quyết theo quy định sau đây của Bộ luật dân sự năm 2015 (có hiệu lực từ 01/1/2017):

    Theo quy định tại Điều 159 Bộ luật dân sự 2015, quyền khác đối với tài sản bao gồm:

    - Quyền đối với bất động sản liền kề;

    - Quyền hưởng dụng;

    - Quyền bề mặt.

    Điều 245 Bộ luật này quy định quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).

    Các quyền của chủ sở hữu đối với bất động sản liền kề:

    - Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề: Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

    - Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác: Khi người có quyền sử dụng đất canh tác có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước trong quá trình canh tác có thể yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới nước, tiêu nước.

    - Quyền về lối đi qua: Bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, chủ sở hữu bất động sản đó có thể  yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    - Quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác: Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc Chủ đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó.

    Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định (Điều 257 Bộ luật dân sự 2015). 

  • Xem thêm     

    11/12/2016, 07:29:51 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Xe ô tô là tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Đăng ký xe là giấy tờ thể hiện tiên chủ sở hữu, loại giấy này chỉ đứng tên một cá nhân hoặc một tổ chức mà không có mẫu chung cho hai vợ chồng. Tuy nhiên, luật hôn nhân và gia đình quy định tài sản có trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung hoặc có nguồn gốc từ tài sản chung vợ chồng là tài sản chung vợ chồng.

    Vì vậy, nếu bạn mua xe ô tô là tài sản chung vợ chồng mà chỉ có một mình người chồng ký ủy quyền định đoạt thì bạn phải làm thêm một văn bản ủy quyền của người vợ nữa thì mới thực hiện được thủ tục đăng ký, sang tên theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    10/12/2016, 10:32:52 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

     

    Hợp đồng vay tài sản được quy định cụ thể từ điều 471 đến điều 479 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:

    Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

     

    - Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

     

    - Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

     

    - Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

     

    - Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

     

    - Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

     

    Sử dụng tài sản vay

     

    Các bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay; bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.

     

    Lãi suất

     

    - Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

     

    - Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

     

    Theo Điều 361 của BLDS năm 2005 thì, “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. 

     

     Như vậy, theo quy định pháp luật thì bên vay tiền có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Bạn chỉ có nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay nếu bạn có thỏa thuận là người bảo lãnh theo quy định tại Điều 361 Bộ luật dân sự nêu trên. Nếu bạn không cam kết trả nợ thay khi bên vay không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ thì bạn không có nghĩa vụ phải trả khoản nợ đó.

     

    Nếu mức lãi suất thỏa thuận mà vượt quá mức lãi suất nêu trên thì pháp luật không thừa nhận và bên cho vay có thể bị xử lý về hành vi cho vay nặng lãi. Mức lãi suất quá 10 lần mức lãi suất cao nhất do nhà nước quy định và có tính chất cho vay nhiều người, nhiều lần, lấy tiền lãi là thu nhập chính.... thì người cho vay có thể bị xử lý hình sự về tội cho vay nặng lãi theo quy định tại Điều 163 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

     

    Nếu có chứng cứ chứng minh được việc trả lãi với mức lãi suất quá mức nhà nước cho phép thì người vay tiền có quyền đòi lại số tiền lãi trái pháp luật đó hoặc bù trừ vào số tiền nợ gốc.

     

    Nếu người bạn của bạn vay tiền, sau đó gian dối, bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ thì người vay tiền có thể bị xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự hiện hành.  

     

    Nếu người cho vay tiền có hành vi đe dọa, uy hiếp bạn để buộc bạn phải trả nợ thay cho người vay tiền đó thì bạn có thể làm đơn trình báo sự việc cho công an để được xem xét giải quyết về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định pháp luật. Nếu hành vi của người chủ nợ thỏa mãn dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý theo quy định sau đây của Bộ luật hình sự hiện hành :

     

     Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

    1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Văn bản hướng dẫn

        

    MỤC I. VỀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT LÀ YẾU TỐ ĐỊNH TỘI HOẶC ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT

    ...

    Điểm 3. Khi áp dụng các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả rất nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" (từ Điều 133 đến Điều 140, Điều 142 và Điều 143 BLHS) cần chú ý:

    3.1. Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra (có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả). Hậu quả đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất (gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội).

    3.2. Đối với các tội quy định tại các điều 133, 134 và 136 thì thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt, cho nên không xem xét các thiệt hại này một lần nữa để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội gây ra được hướng dẫn tại tiểu mục 3.4 Mục 3 này.

    3.3. Đối với các tội có quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng, thì việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng, vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xẩy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị sử dụng trái phép, giá trị tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng.

    Ví dụ: A trộm cắp một lô thuốc chữa bệnh cho gia súc trị giá 40 triệu đồng. Do thuốc chữa bệnh cho gia súc bị trộm cắp nên không có thuốc để kịp thời chữa bệnh, dẫn đến đàn gia súc trị giá 100 triệu đồng bị chết. Trong trường hợp này giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 40 triệu đồng và hậu quả thiệt hại về tài sản là 100 triệu đồng.

    3.4. Để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về nguyên tắc chung phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và các thiệt hại phi vật chất).

    Nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản thì được xác định như sau:

    a) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả nghiêm trọng:

    a.1) Làm chết một người;

    a.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

    a.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

    a.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây;

    a.5) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

    a.6) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

    b) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả rất nghiêm trọng:

    b.1) Làm chết hai người;

    b.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61 % trở lên;

    b.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến bảy người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

    b.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b.2 và b.3 trên đây;

    b.5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng;

    b.6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai đến ba điểm từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này.

    c) Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:

    c.1) Làm chết ba người trở lên;

    c.2) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

    c.3) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của tám người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % đến 60% ;

    c.4) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng đẫn tại các điểm c.2 và c.3 trên đây;

    c.5) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c.6) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc bốn điểm trở lên từ điểm a.1 đến điểm a.6 tiểu mục 3.4 này;

    c.7) Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản mà hậu quả thuộc hai điểm trở lên từ điểm b.1 đến điểm b.6 tiểu mục 3.4 này.

    Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội... Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    ...

     

     

  • Xem thêm     

    09/12/2016, 10:17:59 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 476 Bộ luật Dân sự 2005 (có hiệu lực tới ngày 01/01/2017) quy định về lãi suất vay như sau: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”.

    Như vậy, với  mức lãi suất cho vay mà các bên thỏa thuận vượt quá 150%  lãi suất cơ bản do Ngân Hàng nhà nước công bố (thường khoảng 8 - 9 %) thì việc cho vay đó là cho vay nặng lãi. Tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi cho vay nặng lãi và hậu quả của hành vi cho vay nặng lãi thì người người vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật, có thể là xử lý hành chính hoặc hình sự.

     

    Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: 

    Điều 163.  Tội cho vay lãi nặng

    1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ  mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2. Phạm tội  thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng  đến ba năm.

    3. Người phạm tội  còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Như vậy, nếu việc cho vay nặng lãi ở mức độ "lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ  mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột " thì hành vi này mới có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 163 BLHS nêu trên.

  • Xem thêm     

    07/12/2016, 02:23:41 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Bạn thắc mắc hoặc chưa rõ nội dung nào trong mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ nêu trên?

    Dưới góc độ pháp lý thì Bộ luật dân sự quy định: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự”. Như vậy, đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết hợp đồng hoặc đã giao kết hợp đồng và buộc bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết.

     Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác (Điều 358 BLDS).

    Như vậy, nếu bạn đồng ý đặt cọc tiền để mua căn hộ ghi trong hợp đồng nêu trên thì đến thời điểm ký kết hợp đồng mua bán căn hộ mà bạn không đồng ý mua nữa thì bạn mất tiền đặt cọc. Nếu bên chủ sở hữu nhà không đồng ý bán cho bạn căn hộ đó nữa thì chịu phạt cọc gấp 2 lần giá trị tiền đặt cọc.

    Để giao kết hợp đồng nêu trên thì bạn cần kiểm tra lại một vài thông tin như sau:

    - Bên ký hợp đồng đặt cọc với bạn phải là chủ sở hữu căn hộ hoặc người được chủ sở hữu căn hộ ủy quyền bằng văn bản;

    - Dự án đó đã đầy đủ căn cứ pháp lý để xây dựng, triển khai theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

    - Dự án đó có tính khả thi, chủ đầu tư có đủ năng lực tài chính để triển khai dự án theo đúng tiến độ;

    - Chủ đầu tư không đang trong tình trạng nguy cơ phá sản, dự án đó không bị thế chấp, bị phong tỏa để đảm bảo nghĩa vụ dân sự khác;

    - Căn hộ đó được phép chuyển nhượng theo quy định pháp luật;

    - Bạn cần xem xét kỹ giấy tờ bản chính của dự án đó và đánh giá tình khả thi của dự án trước khi quyết định đặt tiền mua căn hộ;

  • Xem thêm     

    04/12/2016, 05:24:46 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của gia đình bạn là việc nhận chuyển quyền sử dụng đất từ năm 1990. Vì vậy, nếu diện tích đất ngõ dang có tranh chấp đó thuộc phần diện tích đất mà gia đình bạn đã nhận chuyển nhượng từ năm 1990, người chuyển nhượng cho gia đình bạn có quyền chuyển nhượng phần diện tích đất đó thì gia đình bạn có thể thắng kiện.

    Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh đất của gia đình bạn thể hiện qua hợp đồng chuyển nhượng, bản đồ và sổ mục kê qua các thời kỳ đối với thửa đất đó.,

    Nếu hòa giải không thành thì gia đình bạn có thể khởi kiện đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    04/12/2016, 05:10:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Về nguyên tắc thì cơ quan cấp chứng minh nhân dân có nghĩa vụ phải hướng dẫn thủ tục và yêu cầu bổ sung hồ sơ cho bạn. Nếu họ không hướng dẫn, từ chối không có lý do thì bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

    Theo thủ tục thì giấy khai sinh là thông tin để đưa vào hộ khẩu, hộ khẩu là thông tin để cấp chứng minh nhân dân. Nếu sai ở khâu nào thì xin xác nhận để sử khâu đó. 

  • Xem thêm     

    04/12/2016, 05:05:44 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định pháp luật thì công dân có quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Vì vậy, bạn hoàn toàn có quyền chuyển đổi loại hình kinh doanh từ Doanh nghiệp tư nhân sang hộ kinh doanh cá thể.

    Việc thay đổi loại hình doanh nghiệp không ảnh hưởng tới hợp đồng thuê nhà của bạn.

  • Xem thêm     

    03/12/2016, 10:17:53 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Điều 4, Luật đất đai năm 2013 quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này".

    Đồng thời, Điều 5, Luật đất đai cũng quy định: "Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

    ...

    2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);


    ..".

    Như vậy, theo quy định của luật đất đai thì Hộ gia đình, cá nhân có thể được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu). Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu có căn cứ xác lập quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. 

    Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định căn cứ xác lập quyền sử dụng đất như sau:

    - Đất đai thuộc hình thức sở hữu nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý.

     

    - Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

    - Quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác cũng được xác lập do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.  

    Theo thông tin bạn nêu thì người đang sử dụng thửa đất do ông bà bạn để lại đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất). Vì vậy, UBND có thẩm quyền sẽ không xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn nếu người đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đồng ý chuyển quyền sử dụng đất cho gia đình bạn hoặc không bị bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đó là trái pháp luật, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận của họ, đồng thời công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn.

    Nói cách khác, gia đình bạn chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất nêu trên nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:- Người đang đứng tên trên giấy chứng nhận thửa đất đó đồng ý ký hợp đồng có công chứng để chuyển nhượng lại thửa đất đo cho gia đình bạn; - Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định để thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận đã cấp cho người đang sử dụng, đồng thời công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn. Để công nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn thì phải có những căn cứ theo Điều 50 luật đất đai năm 2003 hoặc Điều 100 Luật đất đai năm 2013.

    Để giải quyết vụ việc trên thì gia đình bạn có thể khởi kiện đến tòa án để yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất đồng thời yêu cầu tòa án xác định quyền sử dụng đất thuộc về các người thừa kế của ông bà bạn. Để thắng kiện thì gia đình bạn phải xuất trình được các căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất cho ông bà bạn, đồng thời chưa có việc chuyển quyền sử dụng đất từ ông bà bạn cho người đang sử dụng và ông bà bạn cũng chưa bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất.

     

  • Xem thêm     

    01/12/2016, 07:57:20 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Vụ việc của mẹ bạn là hụi, họ, biêu, phường theo quy định của pháp luật, đó là quan hệ dân sự được pháp luật cho phép. Trong quan hệ dân sự đó nếu ai gian dối, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị xử lý hình sự.

    Với người nhận tiền hộ ông B, nếu đã nhận đủ 40 triệu đồng mà lại đưa cho ông B 26 triệu đồng, số tiền còn lại đã nhận từ mẹ bạn nhưng lại quả quyết là chưa nhận để nhằm chiếm đoạt số tiền đó... thì người này có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Khi giải quyết vụ việc này thì cần làm rõ chứng cứ giao tiền của mẹ bạn cho người thân của ông B.

    Để được giải quyết vụ việc này mẹ bạn hoặc ông B có thề gửi đơn trình báo tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra, công an cấp quận, huyện để được xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật. Nếu người nhận đơn không xem xét giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì mẹ bạn có thể khiếu nại theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    28/11/2016, 07:49:44 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    "

    Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

    2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

    Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

    1. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

     

    2. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

    Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

    Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

    1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

    2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

    3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

    4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

    5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

     

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

    ".

    Như vậy, đối chiếu với các quy định của pháp luật nêu trên thì bạn chỉ phải chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ mà vợ bạn xác lập nhằm đáp ứng các nhu cầu tối thiểu, thiết yếu của gia đình như nhu cầu ăn, mặc, ở... Nói cách khác những khoản nợ mà vợ bạn tự ý đi vay để cả gia đình bạn sử dụng vào những chi tiêu hàng ngày thì bạn mới có nghĩa vụ trả nợ. 

    Nếu khoản nợ riêng của vợ bạn để chi tiêu cá nhân, bạn không tham gia cũng không được sử dụng số tiền vay đó, mục đích sử dụng tiền của vợ bạn không phải để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ bạn phải có nghĩa vụ với toàn bộ khoản nợ đó.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 02:37:40 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !


    Việc bạn hỏi là thủ tục cải chính hộ tịch. Lệ phí được quy định tại Thông tư số 179/2015/TT-BTC Ngày 13/11/2015, cụ thể như sau:

    "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung điểm b.1 khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính như sau:

    “b.1. Lệ phí hộ tịch, đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân

    - Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật. Mức thu áp dụng tối đa đối với việc đăng ký hộ tịch tại từng cấp quản lý, như sau:

    + Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp xã:

    * Khai sinh: Không quá 8.000 đồng.

    * Khai tử: Không quá 8.000 đồng.

    * Kết hôn: Không quá 30.000 đồng.

    * Nhận cha, mẹ, con: Không quá 15.000 đồng.

    * Cấp bản sao trích lục hộ tịch: Không quá 3.000 đồng/1 bản sao.

    * Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch: Không quá 15.000 đồng.

    * Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Không quá 15.000 đồng.

    * Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Không quá 8.000 đồng.

    * Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác: Không quá 8.000 đồng.

    + Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

    * Khai sinh: Không quá 75.000 đồng.

    * Khai tử: Không quá 75.000 đồng.

    * Kết hôn: Không quá 1.500.000 đồng.

    * Giám hộ: Không quá 75.000 đồng.

    * Nhận cha, mẹ, con: Không quá 1.500.000 đồng.

    * Cấp bản sao trích lục hộ tịch: Không quá 8.000 đ/1 bản sao.

    * Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc: Không quá 28.000 đồng.

    * Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: Không quá 75.000 đồng.

    * Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác: Không quá 75.000 đồng.

    + Miễn lệ phí hộ tịch trong những trường hợp sau:

    Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

    Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.

    - Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Uỷ ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:

    + Đăng ký lần đầu, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu cá nhân; cấp lại, đổi sổ hộ khẩu gia đình, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu cá nhân, gia đình; sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: Không quá 10.000 đồng/lần cấp.

    + Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): Không quá 8.000 đồng/lần đính chính.

    + Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu tương ứng nêu trên.

    + Miễn lệ phí khi đăng ký cấp lần đầu đối với: Cấp sổ hộ khẩu gia đình, sổ tạm trú.

    - Lệ phí chứng minh nhân dân là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp chứng minh nhân dân. Không thu lệ phí chứng minh nhân dân đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc cấp chứng minh nhân dân (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp chứng minh nhân dân) tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh, như sau:

    + Cấp lại, đổi: Không quá 9.000 đồng/lần cấp.

    + Đối với việc cấp chứng minh nhân dân tại các xã, thị trấn miền núi, biên giới, hải đảo và các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định đối với cấp chứng minh nhân dân tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh.

    + Miễn lệ phí cấp chứng minh nhân dân khi công dân cấp chứng minh nhân dân lần đầu, cấp đổi chứng minh nhân dân do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính.”. ".

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 11:55:32 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !


    Bạn xem lại những thỏa thuận cụ thể nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để biết đối tượng được bảo hiểm trnog trường hợp này là ai, trường hợp nào thì được bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm. Từ đó mới có căn cứ để khiếu kiện, yêu cầu bên bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

  • Xem thêm     

    25/11/2016, 11:32:57 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
     

           1. Là cán bộ, nhân viên trong một tổ chức thì ngoài việc phải tuân thủ quy định pháp luật, các thành viên trong tổ chức đó còn phải tuân thủ nội quy, quy chế hợp lệ của tổ chức. Việc ghi hình người khác liên quan tới quyền nhân thân về hình ảnh. Pháp luật quy định nếu người có hình ảnh không cho phép thì không ai được sử dụng hình ảnh của công dân.

    Vì vậy, nếu nội quy, quy chế của trường quy định việc ghi âm, ghi hình trong các cuộc họp phải có sự đồng ý của Chủ tọa cuộc họp mà có người không chấp hành thì người đó vi phạm. Việc xử lý người vi phạm sẽ bằng các biên bản, quyết định theo thủ tục hành chính. 

         2. Nếu trong cuộc họp hoặc tại cơ quan có người vi phạm kỷ luật, hành vi vi phạm có liên quan tới tài sản là tang vật thì việc tạm giữ phải được thực hiện bằng văn bản theo trình tự, thủ tục luật định, phải do cơ quan có thẩm quyền. Nếu người chủ trì cuộc họp hoặc cán bộ, lãnh đạo tự ý thu giữ tài sản, cố ý làm hư hỏng tài sản thì phải bồi thường và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Nếu hành vi vô ý gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì phải bồi thường thiệt hại nhưng nếu "cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác" mà trị giá tài sản từ 2 triệu đồng trở lên thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 143 BLHS cụ thể như sau:

    Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    d) Để che giấu tội phạm khác;
    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
    e) Tái phạm nguy hiểm;
    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
  • Xem thêm     

    23/11/2016, 05:17:42 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Theo quy định pháp luật thì "viết giấy nợ" là xác định nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả tiền) mà người viết giấy có trách nhiệm phải thực hiện để trả tiền, tài sản cho người được ghi là chủ nợ trong giấy.

    Nếu người viết giấy nhận nợ mà tỉnh táo, minh mẫn, tự nguyện vết giấy nhận nợ thì giấy đó có giá trị hiệu lực và phải thực hiện theo giấy nhận nợ đó. Nếu giấy nhận nợ đó bị ép buộc viết, không minh mẫn khi viết hoặc bị lừa dối để phải viết  thì giấy đó không phát sinh nghĩa vụ trả tiền của người viết giấy.

    Nếu bạn là thủ quỹ, là người giữ tiền, quản lý tiền mà để mất mát thì bạn phải bồi thường số tiền đó cho tổ chức.

    Vì vậy, nếu vụ việc không thể giải quyết nội bộ thì bạn có thể đưa tới tòa án để được giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    17/11/2016, 09:17:15 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Vụ việc của bạn là hợp đồng thuê nhà ở (thuê phòng trọ) được pháp luật quy định tại Bộ luật dân sự và Luật nhà ở. Theo đó, giá cả thuê, thời hạn thuê và các điều kiện kèm theo do các bên thỏa thuận. Nếu có tranh chấp về hợp đồng thuê nhà thì một trong các bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    Trong vụ việc của bạn giá trị tài sản tranh chấp không nhiều, thời gian tố tụng kéo dài vì vậy tốt nhất là bạn nên thương lượng. Nếu không thương lượng được thì có thể nhờ phụ huynh, người lớn tuổi nói chuyện tình lý với bà chủ đó để giải quyết.

  • Xem thêm     

    16/11/2016, 08:32:02 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !

    Theo thông tin vụ việc mà bạn nêu thì việc người khác sử dụng chứng minh thư của bạn để vay tiền làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ là quan hệ dân sự, là hợp đồng vay tài sản. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

    "Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

     

    Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

    5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.".

    Như vậy, theo quy định pháp luật thì bên vay tài sản mới là người có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. Bạn không phải là người vay tiền nên không có nghĩa vụ phải trả số tiền đó. 

    Chứng minh thư nhân dân không phải là "tài sản" theo quy định pháp luật nên không thể dùng để thế chấp đảm bảo khoản vay trên. Bạn không có nghĩa vụ phải trả số tiền 30 triệu đồng đó. Vì vậy, bạn có thể báo mất chứng minh nhân dân và làm lại chứng minh nhân dân khác. 

    Nếu người vay tiền mạo danh bạn để vay tiền sau đó bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì người đó có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 BLHS hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS. Vì vậy, nếu tranh chấp giữa các bên không giải quyết được thì bạn cũng có thể làm đơn trình báo sự việc với cơ quan công an để được giải quyết theo quy định pháp luật. Nếu người vay tiền có hành vi gian dối hoặc bỏ trốn dể chiếm đoạt số tiền 30 triệu đồng thì người vay tiền trong trường hợp này sẽ bị xử lý hình sự.

  • Xem thêm     

    16/11/2016, 08:14:25 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Bên sửa máy tính cho bạn làm mất máy của bạn thì phải bồi thường. Mức độ bồi thường do hai bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết. Tuy nhiên, thời gian giải quyết tại tòa sẽ mất nhiều thời gian vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi khởi kiện.

    Dưới góc độ pháp luật thì bên sửa máy tính cho bạn làm mất máy tính (giao nhầm cho người khác) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại là toàn bộ giá trị hiện tại của chiếc máy tính đó. Nếu họ "cố ý" giao nhầm thì người sửa máy có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 BLHS. Vì vậy, nếu không thương lượng được thì bạn cũng có thể trình báo sự việc với cơ quan công an để làm rõ việc "nhầm lẫn" này là thật hay không, vụ việc có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản hay không ? để có biện pháp xử lý theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    15/11/2016, 10:19:38 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Tại điểm 4 Mục II Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp quy định: Người thực hiện chế độ hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập được áp dụng bảng lương hành chính do Nhà nước quy định để xếp lương theo ngạch; được nâng bậc lương theo thâm niên quy định; được hưởng các chính sách về BHYT, BHXH… 


    Về chế độ nâng bậc lương thường xuyên, điểm b1, khoản 1, Điều 7 Nghị định số204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định, thời gian giữ bậc theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 được thực hiện như sau: Cứ 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương. 

    Ngày 31/7/2013, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BNV hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Theo điểm c, khoản 1, Điều 1 của Thông tư này, đối tượng và phạm vi điều chỉnh bao gồm cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật. 

    Điểm a, khoản 1, Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn, thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. 



    Bạn có thể vận dụng các quy định pháp luật trên để yêu cầu tăng lương theo thâm liên công tác của bạn.
  • Xem thêm     

    14/11/2016, 08:05:41 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn!

    Nếu bạn nhận chuyển quyền sử dụng đất từ cá nhân thông qua hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chỉ có hợp đồng chuyển nhượng mới bắt buộc phải có công chứng. Còn các văn bản khác như biên bản bàn giao đất, giấy giao nhận tiền, giấy tờ đặt cọc... thì không bắt buộc phải có công chứng.

    Trường hợp bạn nhận đất từ tổ chức, pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước thì mới bắt buộc biên bản bàn giao đất phải có dấu đỏ.

344 Trang «<16171819202122>»