Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

Chủ đề   RSS   
  • #374593 17/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

    Mấy ngày qua, vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh đang được dư luận quan tâm khá nhiều. Từ vụ đánh nhau mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề xung quanh câu chuyện giáo dục và trách nhiệm.

    1/ Nguyên nhân vì sao tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

    * Tác động tâm lý bởi gia đình và nhà trường:

    Gia đình là cái nôi của xã hội, cách quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách con trẻ từ khi sinh ra đến lúc lớn lên.

    Bên cạnh đó, nhà trường là một môi trường để hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục con em. Thực tế ngày nay, các học sinh phổ thông có thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà. Vì vậy, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kiến thức và đạo đức học sinh.

    * Tác động bởi các game online

    Công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, việc kiểm soát các game online du nhập vào thị trường vô cùng khó khăn. Hiện nay, nhiều game online mang tính chất bạo lực tràn lan trên thị trường mà chưa được ngăn chặn một cách hợp lý dễ dẫn đến tác động tâm lý, hình ảnh bạo lực khi chơi quá mức các game online này.

    * Tác động bởi quy định “trả lương cho lớp trưởng”

    Dạo gần đây, có ý kiến đề xuất là trả lương cho lớp trưởng nhằm để khen thưởng công sức đóng góp cho lớp của lớp trưởng. Nhưng liệu quy định này có mang hiệu ứng ngược, tạo nên một giai cấp thống trị và bị trị tại môi trường học tập vốn được xem là bình đẳng giữa các học sinh.

     2/ Xử lý hậu quả

    * Buộc thôi học

    Đây có phải là cách tốt nhất để răn đe, giáo dục học sinh khi vi phạm, nhất là học sinh lớp 7 – đang trong độ tuổi hình thành phát triển tâm lý?

    Đã từng qua độ tuổi này nên mình biết, đây là độ tuổi khá nhạy cảm. Các bạn học sinh thường nông nổi, thích thể hiện mình bằng việc dùng vũ lực. Ai có người bảo kê thì dám mạnh miệng, oai phong, còn kẻ yếu hèn thì có 2 sự lựa chọn: 1 mình chống lại hoặc nấp bóng của nhóm bảo kê.

    Như đã đề cập ở trên, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục  học sinh. Phần lớn ngày nay, thời gian của các bạn học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà vì vào trường có  thầy cô giáo dạy dỗ còn về nhà thì cha mẹ lo đi làm nên sẽ không thể dành thời gian nhiều để dạy dỗ.

    Như vậy, liệu khi đuổi học, có phải là gián tiếp đưa học sinh ra ngoài xã hội nhiều cạm bẫy, đẩy học sinh đến gần với những tệ nạn xã hội này không? Trong khi có nhiều cách có thể xử lý được như cảnh cáo trước toàn trường, đưa học sinh đó vào một nhóm giáo dục đặc biệt tại trường…

    Thực tế, đây không phải là cách xử lý mới khi học sinh vi phạm. Cách này đã được hình thành từ lâu trong hệ thống giáo dục của ta. Nhiều quan điểm ủng hộ cho rằng đây là cách để đe dọa các học sinh này tái phạm, nhưng liệu nó có mang phản ứng ngược. Độ tuổi cấp 2 và cấp 3 là độ tuổi nhạy cảm, việc đuổi học này thực tế chỉ răn đe được một ít, số còn lại mang tâm lý bất cần sau khi bị đuổi học. Và số này về khả năng dê tiếp cận với các thành phần xấu trong xã hội là rất cao.

    Với những bất cập nêu trên, chúng ta có nên ủng hộ quan điểm: Không xử lý đuổi học khi học sinh vi phạm không?

    * Đình chỉ công tác hiệu trưởng

     Việc xảy ra vụ đánh nhau như trên, liệu lỗi và trách nhiệm chỉ có riêng một mình hiệu trưởng?

    Lỗi và trách nhiệm còn thuộc về giáo viên chủ nhiệm của học sinh các lớp tham gia, thầy cô giáo bộ môn trước và sau khi xảy ra vụ việc. Vì vậy, nếu xử lý trách nhiệm, có nên có biện pháp đối với các thầy cô giáo này để là bài học cho họ. Có sự quan tâm sâu sát đến tâm sinh lý của học sinh. Chứ không phải chỉ có trách nhiệm đến lớp chỉ để giảng dạy kiến thức A, B, C…

     
    30251 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hoangyennhi196 (31/10/2018) Hoaivtlt2015 (18/10/2018) hongphuong1993 (18/12/2017) myduyen1312 (01/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang «<2345>
Thảo luận
  • #505035   17/10/2018

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Đuổi học không phải là biện pháp tốt nhất. Trong thời gian bị đuổi học các em sẽ dễ mang tâm lý chán nản, tiêu cực, ham chơi hơn và càng dễ sa ngã.

    Ở trường đại học đuổi học là cần thiết vì ở đó là môi trường dạy nghề. Còn ở phổ thông là giáo dục nhân cách để các em hình thành phát triển nhân cách kỹ năng  phẩm chất để sau này có thể sinh tồn trong cuộc sống. Việc đẩy những đứa trẻ bị xem là hư ra khỏi trường chỉ thể hiện sự bất lực của chính giáo viên và nhà trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #505068   17/10/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Mình nghĩ đuổi học chỉ là bước cuối cùng thôi bởi bạo lực học đường ta cũng nên có sự xem xét về mức độ, và một điều quan trọng nữa là phải xem xét liệu em học sinh đó nhà trường còn có thể giáo dục được nữa hay không...Nếu xác định những điều trên mà thấy không thể giáo dục nữa thì mới cho thôi học.

    Với việc giải pháp đình chỉ hiệu trưởng thì mình thấy đây là giải pháp khá là kì cục, việc học sinh đánh nhau tại sao lại đình chỉ hiệu trưởng trong khi họ là những người điều hành chung, ít tiếp xúc rực tiếp với học sinh và việc quản lý của họ thông qua cấp dưới và việc học sinh đánh nhau hần lớn là do tâm lý của các em nữa. Vì vậy, mình thấy việc đình chỉ hiệu trưởng có gì đó hơi sai sai.

     
    Báo quản trị |  
  • #505102   18/10/2018

    Con trẻ như tờ giấy trắng. Để hình thành nhân cách cho trẻ, trước hết trẻ nhận được điều hay lẽ phải từ mẹ, cha và người thân trong gia đình. Đến tuổi học đường trẻ được giao tiếp với một môi trường rộng lớn và đa dạng. Lúc này trẻ đặt niềm tin tuyệt đối vào Thầy Cô giáo hơn cả cha mẹ trẻ. Vì vậy tôi rất tâm đắc với đoạn kết của bài viết. Nói thế không có nghĩa gia đình trút bỏ trách nhiệm cho Thầy Cô giáo mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

    Tôi đơn cử trường hợp thực tế thứ nhất: 

    Nhân ngày 26.3, trường PTTH tổ chức cắm trại, Lớp A mượn bóng (trái banh) của lớp B để tập trước khi thi đấu, trò N lớp B giao kèo: Khi nào lớp B cần thì lớp A phải trả lại cho lớp B, hai bên nhất trí. Sau khi cho mượn 2 giờ, lớp B cần luyện tập đã yêu cầu lớp A trả lại bóng nhưng lớp A không trả và điều qua tiếng về.

    Ngày 27.3 trường học tập bình thường:

    Hai trò N và Nh lớp B đến trường, đang lay huay dựng xe đạp trong nhà xe, bất ngờ bị 3 bạn lớp A cầm cây xông vào đánh trò N lớp B túi bụi đổ máu mũi máu miệng và nằm gục trong nhà xe, còn trò Nh lớp B chạy thoát được ra ngoài kêu Thầy Giám Thị đến can thiệp. Sau  đó 1 tuần Nhà trường mời phụ huynh dự họp hội đồng kỷ luật.

    Tại buổi họp xét kỷ luật kết luận: 

    - Trò N không có lỗi

    - Trò cầm đầu nhóm 3 hoc sinh lớp A nêu tên dưới cờ sáng thứ 2 phê bình khiển trách và phải xin lỗi trò N.

    Ý kiến phụ huynh trò lớp A: Là 1 cô giáo nếu con cô bị kỷ luật thì trò N cũng phỉ bị kỷ luật nặng hơn  mới đúng.

    Ý kiến phị huynh trò N (Tuổi già nội trợ) : Con tôi bị hại tại trường 1 tuần rồi mà không được trường cho gia đình biết. Cũng may hôm nay con tôi còn sống để cô giáo (mẹ của trò đánh người) được suy bì mức kỷ luật của nhà trường đối với trò đã đánh con tôi. 

    Qua trên, trò N mất lòng tin vào vị thế của nhà giáo ( mẹ của trò lớp A - kẻ đã đánh mình) về nhận thức lãn lộn "đúng - sai".

    Mẹ trò N nói : Ở trường Thầy, Cô giáo là cha, Mẹ các trò thay thế chúng tôi uốn nắn dạy dỗ các trò về mọi mặt, cô giáo ý kiến đối lập với quyết định của Hội đồng kỷ luật, bao che hành động đánh người của con cô. Nhận thức phải - trái của cô giáo không đúng vì vậy con cô giáo ngông cuồng là lẽ đương nhiên. Hôm nay nó đánh người vẫn đươc mẹ nó bênh vực, mai nó giết người thì thế nào đây? Nếu con em chúng tôi không may phải học cô giáo này thú thật thà để con tôi thất học còn hơn bởi cô giáo này không sứng đáng làm Thầy dạy học đúng nghĩa.

    Trường hợp thứ 2:

    Cháu trai tên P. 6 tuổi hoc lớp 1, nghỉ hè được bố chở đi cung thiếu nhi chơi vào sáng chủ nhật. Sau khi bố đi vệ sinh ra không thấy con chơi ở nơi đã mua vé, bố đi tìm thấy con cầm que dài khoảng 30 cm đi theo sau cách xa (2 --> 3 m) 1 bé trai khác. Bố gọi và hỏi con sao không chơi chỗ bố đã mua vé nữa, con kiếm que này ở đâu và làm gì? Tại sao con không thưa Cô ? Con trả lời: Con đánh bạn kia vì bạn giật đồ con đang chơi và xô con ngã nhưng không xin lỗi con. Que con thấy trong chỗ con chơi bố ạ. Bữa học trên lớp 1 bạn xé vở của con, con thưa cô nhưng cô không xử gì cả nên hôm nay con không thưa cô vì con nghĩ cô này cũng không xử giống như cô dạy lớp 1 con đã học.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505103   18/10/2018

    Con trẻ như tờ giấy trắng. Để hình thành nhân cách cho trẻ, trước hết trẻ nhận được điều hay lẽ phải từ mẹ, cha và người thân trong gia đình. Đến tuổi học đường trẻ được giao tiếp với một môi trường rộng lớn và đa dạng. Lúc này trẻ đặt niềm tin tuyệt đối vào Thầy Cô giáo hơn cả cha mẹ trẻ. Vì vậy tôi rất tâm đắc với đoạn kết của bài viết. Nói thế không có nghĩa gia đình trút bỏ trách nhiệm cho Thầy Cô giáo mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

    Tôi đơn cử trường hợp thực tế thứ nhất: 

    Nhân ngày 26.3, trường PTTH tổ chức cắm trại, Lớp A mượn bóng (trái banh) của lớp B để tập trước khi thi đấu, trò N lớp B giao kèo: Khi nào lớp B cần thì lớp A phải trả lại cho lớp B, hai bên nhất trí. Sau khi cho mượn 2 giờ, lớp B cần luyện tập đã yêu cầu lớp A trả lại bóng nhưng lớp A không trả và điều qua tiếng về.

    Ngày 27.3 trường học tập bình thường:

    Hai trò N và Nh lớp B đến trường, đang lay huay dựng xe đạp trong nhà xe, bất ngờ bị 3 bạn lớp A cầm cây xông vào đánh trò N lớp B túi bụi đổ máu mũi máu miệng và nằm gục trong nhà xe, còn trò Nh lớp B chạy thoát được ra ngoài kêu Thầy Giám Thị đến can thiệp. Sau  đó 1 tuần Nhà trường mời phụ huynh dự họp hội đồng kỷ luật.

    Tại buổi họp xét kỷ luật kết luận: 

    - Trò N không có lỗi

    - Trò cầm đầu nhóm 3 hoc sinh lớp A nêu tên dưới cờ sáng thứ 2 phê bình khiển trách và phải xin lỗi trò N.

    Ý kiến phụ huynh trò lớp A: Là 1 cô giáo nếu con cô bị kỷ luật thì trò N cũng phỉ bị kỷ luật nặng hơn  mới đúng.

    Ý kiến phị huynh trò N (Tuổi già nội trợ) : Con tôi bị hại tại trường 1 tuần rồi mà không được trường cho gia đình biết. Cũng may hôm nay con tôi còn sống để cô giáo (mẹ của trò đánh người) được suy bì mức kỷ luật của nhà trường đối với trò đã đánh con tôi. 

    Qua trên, trò N mất lòng tin vào vị thế của nhà giáo ( mẹ của trò lớp A - kẻ đã đánh mình) về nhận thức lãn lộn "đúng - sai".

    Mẹ trò N nói : Ở trường Thầy, Cô giáo là cha, Mẹ các trò thay thế chúng tôi uốn nắn dạy dỗ các trò về mọi mặt, cô giáo ý kiến đối lập với quyết định của Hội đồng kỷ luật, bao che hành động đánh người của con cô. Nhận thức phải - trái của cô giáo không đúng vì vậy con cô giáo ngông cuồng là lẽ đương nhiên. Hôm nay nó đánh người vẫn đươc mẹ nó bênh vực, mai nó giết người thì thế nào đây? Nếu con em chúng tôi không may phải học cô giáo này thú thật thà để con tôi thất học còn hơn bởi cô giáo này không sứng đáng làm Thầy dạy học đúng nghĩa.

    Trường hợp thứ 2:

    Cháu trai tên P. 6 tuổi hoc lớp 1, nghỉ hè được bố chở đi cung thiếu nhi chơi vào sáng chủ nhật. Sau khi bố đi vệ sinh ra không thấy con chơi ở nơi đã mua vé, bố đi tìm thấy con cầm que dài khoảng 30 cm đi theo sau cách xa (2 --> 3 m) 1 bé trai khác. Bố gọi và hỏi con sao không chơi chỗ bố đã mua vé nữa, con kiếm que này ở đâu và làm gì? Tại sao con không thưa Cô ? Con trả lời: Con đánh bạn kia vì bạn giật đồ con đang chơi và xô con ngã nhưng không xin lỗi con. Que con thấy trong chỗ con chơi bố ạ. Bữa học trên lớp 1 bạn xé vở của con, con thưa cô nhưng cô không xử gì cả nên hôm nay con không thưa cô vì con nghĩ cô này cũng không xử giống như cô dạy lớp 1 con đã học.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505104   18/10/2018

    Con trẻ như tờ giấy trắng. Để hình thành nhân cách cho trẻ, trước hết trẻ nhận được điều hay lẽ phải từ mẹ, cha và người thân trong gia đình. Đến tuổi học đường trẻ được giao tiếp với một môi trường rộng lớn và đa dạng. Lúc này trẻ đặt niềm tin tuyệt đối vào Thầy Cô giáo hơn cả cha mẹ trẻ. Vì vậy tôi rất tâm đắc với đoạn kết của bài viết. Nói thế không có nghĩa gia đình trút bỏ trách nhiệm cho Thầy Cô giáo mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

    Tôi đơn cử trường hợp thực tế thứ nhất: 

    Nhân ngày 26.3, trường PTTH tổ chức cắm trại, Lớp A mượn bóng (trái banh) của lớp B để tập trước khi thi đấu, trò N lớp B giao kèo: Khi nào lớp B cần thì lớp A phải trả lại cho lớp B, hai bên nhất trí. Sau khi cho mượn 2 giờ, lớp B cần luyện tập đã yêu cầu lớp A trả lại bóng nhưng lớp A không trả và điều qua tiếng về.

    Ngày 27.3 trường học tập bình thường:

    Hai trò N và Nh lớp B đến trường, đang lay huay dựng xe đạp trong nhà xe, bất ngờ bị 3 bạn lớp A cầm cây xông vào đánh trò N lớp B túi bụi đổ máu mũi máu miệng và nằm gục trong nhà xe, còn trò Nh lớp B chạy thoát được ra ngoài kêu Thầy Giám Thị đến can thiệp. Sau  đó 1 tuần Nhà trường mời phụ huynh dự họp hội đồng kỷ luật.

    Tại buổi họp xét kỷ luật kết luận: 

    - Trò N không có lỗi

    - Trò cầm đầu nhóm 3 hoc sinh lớp A nêu tên dưới cờ sáng thứ 2 phê bình khiển trách và phải xin lỗi trò N.

    Ý kiến phụ huynh trò lớp A: Là 1 cô giáo nếu con cô bị kỷ luật thì trò N cũng phỉ bị kỷ luật nặng hơn  mới đúng.

    Ý kiến phị huynh trò N (Tuổi già nội trợ) : Con tôi bị hại tại trường 1 tuần rồi mà không được trường cho gia đình biết. Cũng may hôm nay con tôi còn sống để cô giáo (mẹ của trò đánh người) được suy bì mức kỷ luật của nhà trường đối với trò đã đánh con tôi. 

    Qua trên, trò N mất lòng tin vào vị thế của nhà giáo ( mẹ của trò lớp A - kẻ đã đánh mình) về nhận thức lãn lộn "đúng - sai".

    Mẹ trò N nói : Ở trường Thầy, Cô giáo là cha, Mẹ các trò thay thế chúng tôi uốn nắn dạy dỗ các trò về mọi mặt, cô giáo ý kiến đối lập với quyết định của Hội đồng kỷ luật, bao che hành động đánh người của con cô. Nhận thức phải - trái của cô giáo không đúng vì vậy con cô giáo ngông cuồng là lẽ đương nhiên. Hôm nay nó đánh người vẫn đươc mẹ nó bênh vực, mai nó giết người thì thế nào đây? Nếu con em chúng tôi không may phải học cô giáo này thú thật thà để con tôi thất học còn hơn bởi cô giáo này không sứng đáng làm Thầy dạy học đúng nghĩa.

    Trường hợp thứ 2:

    Cháu trai tên P. 6 tuổi hoc lớp 1, nghỉ hè được bố chở đi cung thiếu nhi chơi vào sáng chủ nhật. Sau khi bố đi vệ sinh ra không thấy con chơi ở nơi đã mua vé, bố đi tìm thấy con cầm que dài khoảng 30 cm đi theo sau cách xa (2 --> 3 m) 1 bé trai khác. Bố gọi và hỏi con sao không chơi chỗ bố đã mua vé nữa, con kiếm que này ở đâu và làm gì? Tại sao con không thưa Cô ? Con trả lời: Con đánh bạn kia vì bạn giật đồ con đang chơi và xô con ngã nhưng không xin lỗi con. Que con thấy trong chỗ con chơi bố ạ. Bữa học trên lớp 1 bạn xé vở của con, con thưa cô nhưng cô không xử gì cả nên hôm nay con không thưa cô vì con nghĩ cô này cũng không xử giống như cô dạy lớp 1 con đã học.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505324   22/10/2018

    Theo mình thấy việc đuổi học không phải là một cách hay. Bởi tâm lý các em lúc này theo kiểu như cha mẹ thiên hạ, đuổi học có gì sợ đi ra ngoài xã hội sẽ dễ gây hấn với người khác và vi phạm pháp luật nhiều hơn. Chính vì vậy, theo mình nhà trường nên phối hợp với phụ huynh để quản lý các em. Nếu các em hối cải thì có thể cho các em tiếp tục đến trường.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505360   22/10/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Mục đích của trường học là tạo môi trường để giáo dục học sinh trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Đuổi học đối với em học sinh này không phải là giải pháp hay. Gia đình và nhà trường nên phối hợp với nhau để cùng giáo dục các em trở thành những người tốt hơn, biết nhận thức. Cứ hễ vi phạm thì lại đuổi học chứng tỏ một điều đó là chúng ta đã bất lực trong việc giáo dục. 

     
    Báo quản trị |  
  • #505366   22/10/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    NgocHoLaw viết:

    Mục đích của trường học là tạo môi trường để giáo dục học sinh trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Đuổi học đối với em học sinh này không phải là giải pháp hay. Gia đình và nhà trường nên phối hợp với nhau để cùng giáo dục các em trở thành những người tốt hơn, biết nhận thức. Cứ hễ vi phạm thì lại đuổi học chứng tỏ một điều đó là chúng ta đã bất lực trong việc giáo dục. 

    Điều này chỉ đúng khi còn đào tạo được, nhưng nếu đã vi phạm và tái phạm quá nhiều lần và đáng ở mức cao hơn cảnh cáo và tạm đình chỉ học thì chỉ còn biện pháp là đuổi học. Thực tế đuổi học vs học sinh alf một biện pháp cuối cùng khi nhà trường không thể đào tạo được em đó nữa mới đưa ra quyết định như vậy, chứ đã giáo dục được thì không một ngôi trường nào lại muốn đuổi học sinh cả, điều đó sẽ tạo nên danh tiếng xấu và thành tích không tốt cho trường, chả có lợi cho ai cả

     
    Báo quản trị |  
  • #505787   28/10/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Hôm  trước mình có xem một clip quay lại cảnh đánh nhau của mấy học sinh cấp 2. Nói đánh nhau thì không đúng, chỉ là một bên đánh còn một bên đứng chịu trận mà thôi. Xem xong thấy vừa tức giận vừa đau lòng. Chỉ mới là học sinh cấp 2 thôi mà cư xử như dân anh chị giang hồ, nắm tóc rồi đánh bạn học tới tấp.  Nhưng nếu đuổi học những học sinh này chắc sẽ thành nguồn nguy hiểm cho xã hội quá. Trong trường học mà đã như vậy rồi thì tưởng tượng nghỉ học rồi chắc mấy học sinh đó sẽ đáng sợ hơn nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #505840   28/10/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Theo mình nghĩ tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng là do trẻ thiếu sự quan tâm và dạy dỗ từ gia đình. Nếu một đứa trẻ được dạy dỗ đàng hoàng thì chắc chắn không bao giờ có những hành vi như thế. Do đó, nếu trẻ vi phạm thì nên đặt trẻ vào chế độ giám sát của gia đình và nhà trường trong một thời gian chứ không nên đuổi học. Vì đuổi học rồi liệu trẻ có tốt hơn không?

     
    Báo quản trị |  
  • #505856   28/10/2018

    teppi75
    teppi75

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2010
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    So với vụ việc “đánh nhau lần trước tại Trà Vinh” thì dường như trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chỉ dừng lại ở việc trả chi phí bồi hoàn, mà không đề cập gì đến việc nhận trách nhiệm hay bị xử lý kỷ luật?

     

    Cứ xảy ra hiện tượng học sinh đánh nhau là đổ lỗi trách nhiệm cho nhà trường, giáo viên, hiệu trưởng. Mỗi ngày học sinh ở trường bao nhiêu thời gian ?

     
    Báo quản trị |  
  • #506440   31/10/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Không nên đuổi học mà là đình chỉ có thời hạn, hạ hạnh kiểm và nêu rõ hậu quả và ảnh hưởng đến viêc lên lớp… sẽ có tính răn đe hơn. Tất nhiên đối với độ tuổi học sinh còn chưa chín chắn, chưa kể những trẻ cá biệt thì việc đình chỉ cũng không mang tính răn đe cao nhưng còn hơn đuổi học sẽ khiến trẻ chán nản, bỏ học.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #506452   31/10/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Mình nghĩ có rất nhiều trường hợp phải đuổi học, lý do đơn giản vì học sinh quá là phá, rất quậy trong trường và không sợ bất kỳ điều gì nữa, khi nhà trường không thể dạy được thì sẽ cho gia đình, xã hội hạy học sinh ấy, chứ đi học mà suốt ngày phá người khác thì không ai chịu nổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #507724   15/11/2018

    Mình nghĩ đây không phải là cách hay, bởi khi bị đuổi học giữa chừng tâm lý họ sẽ bị ảnh hưởng, gia đình, bạn bè, đưa ra nên giáo dục là để giúp ích, định hướng và phát triển học sinh, thì cũng giống như ngành y vậy, tâm y của họ là không thể bắt họ làm người sống phải chết dù có theo quy định hay bắt buộc , vì vậy cần đặt vấn đề phát triển con người lên hang đầu mà có biện pháp hiệu quả hơn là đuổi học học sinh vi phạm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #508728   28/11/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Giáo dục chung quy thì mục đích cuối cùng là để làm cho một đứa trẻ nhận thức về mọi thứ xung quanh và để nó trở thành công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy, đuổi học không phải là biện pháp giáo dục mà là thể hiện sự bất lực đối với cá nhân bị đuổi. Cần nhận rõ một điều rằng những đứa trẻ bị đuổi học thì không thể tốt lên được nếu thiếu đi giáo dục.

     
    Báo quản trị |  
  • #527687   04/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Hiện nay tình trạng bạo lực học đường diễn ra khá nhiều và phổ biến, thứ nhất vì các em còn nhỏ chưa nhận thức hết hành vi của mình, thứ hai thể hiện cái tôi của bản thân. Nên có những biện pháp mạnh tay để xử lý những trường hợp này, tuy nhiên việc đuổi học chỉ nên áp dụng khi thật sự cần thiết.

     
    Báo quản trị |  
  • #527692   04/09/2019

    Mình thấy ở trường đều có đánh giá hạnh kiểm mà, hạnh kiểm yếu thì sẽ lưu ban không được lên lớp. Theo mình thì nên đánh giá hạnh kiểm rồi cho lưu ban 1 năm hoặc phạt lao động vệ sinh công ích cho trường chứ nếu đuổi học thì giống như đang đuổi tương lai của 1 học sinh rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #527716   04/09/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    tùy mức độ vi phạm để xử lý nhưng theo mình nên hạn chế việc đuổi học các em 

     
    Báo quản trị |  
  • #528002   10/09/2019

    Nhunghi1997
    Nhunghi1997

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2019
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 625
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 41 lần


    Tôi thấy mấu chốt ở đây là chúng ta đang phức tạp hóa mối quan hệ thầy, cô giáo với học sinh, sinh viên thành một mối quan hệ "gia đình", nơi mà trách nhiệm của thầy cô là thương yêu và dạy dỗ học sinh, ngược lại học sinh phải tôn kính và nghe lời giáo viên như cha mẹ. Điều này là dễ hiểu khi chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng của nền nho giáo Trung Hoa. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, mối quan hệ này khó lòng giữ được khi học sinh phát triển sớm hơn xưa, cái tôi chắc chắn bộc lộ sớm hơn cùng với việc tiếp thu nền văn hóa phương tây thông qua các phương tiện truyền thông sẽ khiến các em có xu hướng thích tự do và thể hiện mình. Nếu chúng ta cứ bắt các em phải răm rắp nghe lời như vậy sẽ vừa khiến các em cảm thấy bị gò bó vừa khiến thầy cô khó xử và chịu nhiều áp lực khi học sinh không nghe lời. Thay vào đó, chúng ta nên tạo điều kiện cho để các em được trải nghiệm và thể hiện mình ở trường học. Hãy tạo một mối quan hệ bình đẳng giữa thầy và trò, cho các em biết mình được làm những gì và không được làm những gì, để khi vi phạm các em sẽ hiểu mình bị phạt là vì đã không tuân thủ nội quy chứ không phải vì mình làm trái ý thầy. Trường học nên tập trung xây dựng những phẩm chất "xã hội" cần thiết như: tôn trọng người khác, tính kỉ luật, sự hợp tác cùng làm việc, tính trung thực, minh bạch và công bằng. Những điều đó cần cho một Công Dân hơn là dạy các em một tá kiến thức không dùng đến cộng thêm sự tuân thủ và tôn kính vô điều kiện. Học sinh tất nhiên phải tôn trọng thầy cô, nhưng không nhất thiết phải kính trọng, sự kính trọng xuất phát từ nhân cách của mỗi người chứ không phải từ địa vị của họ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #528211   14/09/2019

    nguyenmailaw1012
    nguyenmailaw1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Đuổi học có thể là cách nhất thời nhưng nhà trường đâu biết rằng, ở trường còn không giáo dục được học sinh thì những bạn học sinh sau khi ra xã hội phần nhiều trở thành một phần của tệ nạn xã hội như: nghiện ma túy, trộm cắp...Vì vậy cần có hình thức mang tính giáo dục vào ý thức hơn là đuổi học

    Cập nhật bởi nguyenmailaw1012 ngày 14/09/2019 09:55:33 CH
     
    Báo quản trị |