Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

Chủ đề   RSS   
  • #374593 17/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

    Mấy ngày qua, vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh đang được dư luận quan tâm khá nhiều. Từ vụ đánh nhau mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề xung quanh câu chuyện giáo dục và trách nhiệm.

    1/ Nguyên nhân vì sao tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

    * Tác động tâm lý bởi gia đình và nhà trường:

    Gia đình là cái nôi của xã hội, cách quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách con trẻ từ khi sinh ra đến lúc lớn lên.

    Bên cạnh đó, nhà trường là một môi trường để hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục con em. Thực tế ngày nay, các học sinh phổ thông có thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà. Vì vậy, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kiến thức và đạo đức học sinh.

    * Tác động bởi các game online

    Công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, việc kiểm soát các game online du nhập vào thị trường vô cùng khó khăn. Hiện nay, nhiều game online mang tính chất bạo lực tràn lan trên thị trường mà chưa được ngăn chặn một cách hợp lý dễ dẫn đến tác động tâm lý, hình ảnh bạo lực khi chơi quá mức các game online này.

    * Tác động bởi quy định “trả lương cho lớp trưởng”

    Dạo gần đây, có ý kiến đề xuất là trả lương cho lớp trưởng nhằm để khen thưởng công sức đóng góp cho lớp của lớp trưởng. Nhưng liệu quy định này có mang hiệu ứng ngược, tạo nên một giai cấp thống trị và bị trị tại môi trường học tập vốn được xem là bình đẳng giữa các học sinh.

     2/ Xử lý hậu quả

    * Buộc thôi học

    Đây có phải là cách tốt nhất để răn đe, giáo dục học sinh khi vi phạm, nhất là học sinh lớp 7 – đang trong độ tuổi hình thành phát triển tâm lý?

    Đã từng qua độ tuổi này nên mình biết, đây là độ tuổi khá nhạy cảm. Các bạn học sinh thường nông nổi, thích thể hiện mình bằng việc dùng vũ lực. Ai có người bảo kê thì dám mạnh miệng, oai phong, còn kẻ yếu hèn thì có 2 sự lựa chọn: 1 mình chống lại hoặc nấp bóng của nhóm bảo kê.

    Như đã đề cập ở trên, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục  học sinh. Phần lớn ngày nay, thời gian của các bạn học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà vì vào trường có  thầy cô giáo dạy dỗ còn về nhà thì cha mẹ lo đi làm nên sẽ không thể dành thời gian nhiều để dạy dỗ.

    Như vậy, liệu khi đuổi học, có phải là gián tiếp đưa học sinh ra ngoài xã hội nhiều cạm bẫy, đẩy học sinh đến gần với những tệ nạn xã hội này không? Trong khi có nhiều cách có thể xử lý được như cảnh cáo trước toàn trường, đưa học sinh đó vào một nhóm giáo dục đặc biệt tại trường…

    Thực tế, đây không phải là cách xử lý mới khi học sinh vi phạm. Cách này đã được hình thành từ lâu trong hệ thống giáo dục của ta. Nhiều quan điểm ủng hộ cho rằng đây là cách để đe dọa các học sinh này tái phạm, nhưng liệu nó có mang phản ứng ngược. Độ tuổi cấp 2 và cấp 3 là độ tuổi nhạy cảm, việc đuổi học này thực tế chỉ răn đe được một ít, số còn lại mang tâm lý bất cần sau khi bị đuổi học. Và số này về khả năng dê tiếp cận với các thành phần xấu trong xã hội là rất cao.

    Với những bất cập nêu trên, chúng ta có nên ủng hộ quan điểm: Không xử lý đuổi học khi học sinh vi phạm không?

    * Đình chỉ công tác hiệu trưởng

     Việc xảy ra vụ đánh nhau như trên, liệu lỗi và trách nhiệm chỉ có riêng một mình hiệu trưởng?

    Lỗi và trách nhiệm còn thuộc về giáo viên chủ nhiệm của học sinh các lớp tham gia, thầy cô giáo bộ môn trước và sau khi xảy ra vụ việc. Vì vậy, nếu xử lý trách nhiệm, có nên có biện pháp đối với các thầy cô giáo này để là bài học cho họ. Có sự quan tâm sâu sát đến tâm sinh lý của học sinh. Chứ không phải chỉ có trách nhiệm đến lớp chỉ để giảng dạy kiến thức A, B, C…

     
    30245 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hoangyennhi196 (31/10/2018) Hoaivtlt2015 (18/10/2018) hongphuong1993 (18/12/2017) myduyen1312 (01/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang «<345
Thảo luận
  • #528319   15/09/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Theo mình thì nên cho các em vào trại giáo dưỡng 1 thời gian sau đó quay lại học. Vì có thể hành vi bạo lực các em làm trong lúc ấy có thể cũng không phải do cố tình gây ra. Nếu đuổi học thì vẫn tội các em quá.

     
    Báo quản trị |  
  • #539728   28/02/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Trước tiên các học sinh muốn giỏi, ngoan thì cha mẹ, gia đình phải quan tâm đến con mình chứ không phải đến lúc con nhận kết quả xâu, con bị kỷ luật lại đổ lỗi cho nhà trường, giáo viên không quan tâm đến con mình. Chính vì lẽ đó, những học sinh nào vi phạm nghiêm trọng nội quy nhà trường cần được xử lý nghiêm để tạo sự công bằng trong xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #558004   17/09/2020

    Đuổi học cũng là một cách chế tài có tính răn đe cao trong quy định của nhà trường, tuy nhiên thường sẽ là đuổi học trong một thời gian nhất định. Đây cũng được coi là hạ sách của nhà trường đối với học sinh vi phạm, mình nghĩ là vẫn nên sử dụng vì khi đuổi học không chỉ học sinh vi phạm bị ảnh hưởng mà còn có danh tiếng của nhà trường nữa. Nên thường hình phạt này được sử dụng rất cân nhắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #558063   19/09/2020

    dttstk
    dttstk

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Cái nhìn từ một học sinh đang trải qua việc bạo lực học đường

    Trong diễn đàn, em thấy có nhiều người phản đối quan điểm về hình thức kỷ luật học sinh bắt nạt học đường bằng việc đuổi học. Nên em có đôi lời muốn chia sẻ về những gì mà em đã và đang phải trải qua. Xin mọi người hãy nhìn vào cảm nhận của một nạn nhân bị bắt nạt trong trường học.

     Cô giáo chủ nhiệm của em có biết vụ việc nhưng cô không thể giải quyết hoàn toàn và kiểm soát được sự việc. Chỉ cho đến khi vụ việc bị đăng lên mạng xã hội thì cô mới biết và biện pháp giải quyết của cô là nói chuyện, giải thích cho những đứa bắt nạt em. Nhưng sau khi nói chuyện với cô thì vụ việc (việc bắt nạt mà em đang chịu) càng trở nên nghiêm trọng hơn. Những kẻ bắt nạt em cho rằng em là kẻ "mách lẻo" và tấn công em bằng những lời lẽ cay nghiệt, cô lập em. Chúng nó (em xin phép được dùng từ này vì em không thể nào dùng những từ ngữ nào tốt đẹp sau những gì em đã và đang chịu đựng) nhắn tin tấn công em trên mạng xã hội, lập một nhóm chuyên nói xấu em, réo gọi tên em trong lớp, và cô tình nói bóng gió để nếu em có nói chuyện với cô thì em cũng không thể có bằng chứng xác đáng. Chúng nó đặt cho em những biệt hiệu, cười và nói những lời mỉa mai, đặt điều và bịa chuyện về em, về con người em, về gia đình em. Nhiều lúc em đã muốn tự tử, nhưng em không dám làm thế vì nghĩ đến gia đình và người thân. Những cái tên và những gì chúng nó gán lên đầu em khiến em không thể chịu đựng được, em bị vấn đề tâm lý và bất đầu cảm thấy chán ăn, không tập trung được vào việc học hành. Em đã cố gắng nói chuyện với bố mẹ, nhưng bố mẹ và gia đình em đều là những người thấp cổ bé họng trong xã hội, không quyền lực, không tiền, không địa vị, không mối quan hệ, không thể làm gì được trong hoàn cảnh này. Bố mẹ em chỉ có thể nói chuyện với cô giáo và sau khi nói chuyện với cô giáo thì vòng lặp chịu đựng của em lại tiếp tục. 

    Vì vậy theo em, việc kỷ luật học sinh bắt nạt bằng một cách nghiêm khắc là điều nên và cần làm. Lớp học cũng như bao anh/chị và cô/chú/bác đã nhận xét, là một mô hình của một xã hội thu nhỏ. Trong xã hội lớn - xã hội thực tế, khi người ta xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây tổn thương đến một cá nhân nào đó thì đã có sự bảo vệ của pháp luật. Nhưng ở trong lớp học thì chỉ có kỷ luật và nội quy của lớp để bảo vệ học sinh. Không có bất kỳ nội quy cụ thể nào răn đe học sinh về vấn nạn bạo lực học đường, cũng không có hình thức kỉ luật nào cụ thể cho vấn đề bạo lực học đường. Bạo lực học đường cũng rất khó để chứng minh, và người luôn chịu thiệt thòi sẽ luôn là những nạn nhân. Những kẻ bắt nạt sẽ không bao giờ hiểu được lỗi lầm của mình, chúng nó sẽ xem rằng việc một ai đó bị bắt nạt là vì người đó xứng đáng phải chịu đựng điều như thế. Lỗ hổng và tổn thương trong tâm lý, thậm chí là thể xác của những nạn nhân sẽ không bao giờ có thể lành lại một sớm một chiều. Và nếu kỷ luật nhẹ nhàng những kẻ bắt nạt thì điều đó hoàn toàn không hợp lý. Những vụ bắt nạt nghiêm trọng, kẻ bắt nạt cùng lắm cũng chỉ bị đình chỉ học 2-3 ngày, trong một hai ngày đấy, chúng nó hoàn toàn có thể xem như "những ngày được nghỉ" tinh thần hoàn toàn thoải mái. Nếu kỉ luật bằng cảnh cáo, thì các kẻ bắt nạt cũng chỉ xem như "gió thoảng qua tai" và ngay khi không có sự hiện diện của giáo viên chúng nó sẽ tiếp tục làm những điều mà chúng nó muốn.

    Em thấy nhiều người bảo hãy khoan dung và tha thứ cho những kẻ bắt nạt. Vậy sao những kẻ bắt nạt lại không tha thứ và khoan dung với nạn nhân "con mồi" của chính mình. Nếu tha thứ cho những kẻ bắt nạt thì giá trị, tự trọng, nhân phẩm của những nạn nhân bị miệt thị đang ở đâu? Biện pháp nào chữa lành tâm lý cho họ, cho chúng em? Những kẻ bắt nạt đã có sự lựa chọn, và chúng lựa chọn bắt nạt những kẻ yếu thế hơn mình, cô lập những bạn học không cùng quan điểm với mình và bài trừ những bạn khác mình, không công nhận và hạ bệ những người giỏi hơn mình...

    Vậy nên, tha thứ cho kẻ bắt nạt là một nhát dao đâm vào chính những nạn nhân của kẻ bắt nạt. Ám ảnh về tâm lý và quá khứ sẽ theo những nạn nhân ngay cả khi họ đã trưởng thành. Nếu tìm lối thoát cho kẻ bắt nạt thì đâu là lối thoát cho những nạn nhân? 

    Em đề nghị và mong muốn, những người lớn hơn, những người thật sự có quyền hạn phải tìm biện pháp để giải quyết triệt để nạn bắt nạt học đường; nghiêm khắc trừng phạt và răn đe kẻ bắt nạt để không ai hay bất kì một học sinh nào phải chịu đựng hoàn cảnh giống em. Em biết đây chỉ là một diễn đàn về pháp luật và những lời nói của em trên đây cũng chỉ như một giọt nước bé nhỏ, không thể giải quyết được vụ việc của em, nhưng em vẫn muốn có đôi lời chia sẻ và hy vọng nhiều giọt nước có thể tạo thành một ly nước, một con suối nhỏ hay thậm chí là cả đại dương.

    Xin hãy đặt mình vào vị trí của những nạn nhân, người thân của những nạn nhân - những người thật sự cần được bảo vệ, thay về đứng về phía những kẻ bắt nạt. Em xin chân thành cảm ơn những người dành thời gian của mình để đọc lời chia sẻ của em.

    THANH TRÀ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dttstk vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/09/2020)
  • #567074   29/01/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Việc giáo dục con trẻ không chỉ từ phía gia đình mà môi trường giáo dục tốt nhất cho con là trường học. Ở trường học khi các con vi phạm có những biện pháp răn đe, uốn nắn các con vào khuôn phép. Tuy nhiên, khi vi pham việc đuôi học chưa thật sự là cách xử lý tốt nhất. Vì tâm lý con trẻ khi bị đuổi học sẽ trở nên chán nản, không sợ bị xử phạt, hoặc trở nên ngang bướng hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #567212   30/01/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Hiện nay, quy định về đuổi học đối với những trường hợp học sinh vi phạm nội quy trường lớp không còn nữa. Mình thấy bỏ quy định đó là hợp lý. Khi mà có nhiều cách để giải quyết, uốn nắn học sinh vi phạm hiểu quả hơn là bắt học sinh nghỉ học, làm gián đoán việc học khi mà học là quyền của công dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #567257   30/01/2021

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề học sinh vi phạm đuổi học có phải cách thức phù hợp nêu trên, theo quan điểm cá nhân của mình học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường là đối tượng cần giáo dục, uốn nắn để trở thành người có ích cho xã hội nên việc đuổi học thì sẽ đưa học sinh ra xã hội sớm hơn dễ dấn đến những vấn đề tệ nạn khi các học sinh chưa được phát triển toàn diện về tư duy.

     
    Báo quản trị |  
  • #567438   31/01/2021

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Ta không nên dũng nhưng pháp dạy học theo kiểu quyền uy như ngày xưa vì bởi lẽ, môi trường giáo dục chính là môi trường quan trọng nhất để hoàn thiện nhân cách và kỹ năng cho trẻ. Nếu không thể dạy dỗ học sinh thì bản thân đội ngũ giáo dục cần xem lại mình đã làm và phương pháp mình như thế nào mà trẻ không nghe lời chứa không phải cứ hăm dọa hay tiến hành đuổi học như vậy.

    Cập nhật bởi nghuynhminhkhoi ngày 31/01/2021 02:39:50 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #568327   27/02/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Việc đuổi học là hình thức nặng nhất đối với học sinh vi phạm, nhưng theo mình đó không phải là cách thức tốt nhất. Môi trường giáo dục tốt nhất là ở trường học chứ không phải ở nhà, vậy nên những học sinh chưa ngoan mới cần sự giúp đỡ của giáo viên, của nhà trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #568408   27/02/2021

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Gần đây mình có đọc một quy định nhưng không nhớ rõ văn bản đại khái là: Khi áp dụng hình thức kỷ luật đối với học sinh vi phạm mức cao nhất là "Tạm dừng học ở trường có thời hạn". Đồng nghĩa, nhà trường tuyệt đối không được buộc học sinh thôi học hay đuổi học đối với học sinh theo quy định pháp luật trên.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #568540   28/02/2021

    Trong khi giáo dục các em, GVCN không nên nặng về kiểm điểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui,

    trong qui định xếp loại làm cho các em thấy được việc vi phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho các em khắc phục.

     

     
    Báo quản trị |