Góc Bà Tám ( Góc tám và cà khịa đủ mọi chuyện trên đời lẫn trên...trời)

Chủ đề   RSS   
  • #10708 29/07/2008

    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Góc Bà Tám ( Góc tám và cà khịa đủ mọi chuyện trên đời lẫn trên...trời)

    Đánh hai cái vào mông, xước màng trinh!?

    Chuyện xảy ra ở một huyện của tỉnh Đồng Nai và đang gây xôn xao dư luận nhân dân tại đây!
    Vào đầu tháng 04/2008, Chị T. đã có đơn tố cáo ông hàng xóm có hành vi xâm hại tình dục đối với con gái mình mới 3 năm tuổi sau khi có kết luận thương tích của Bệnh viện đa khoa khu vực của huyện. Tại bản kết luận thương tích, các bác sĩ đã kết luận bé bị xung huyết vùng tiểu đình, màng trinh bị xước ở 2 vị trí 12h, 6h và lỗ màng trinh rộng. Sau khi sự việc được Công an xã chuyển lên Công an huyện theo thẩm quyền, chị T. đã có yêu cầu giám định pháp y đối với thương tích của bé vì phía công an huyện cho rằng kết luận này là không chính xác. 06 ngày sau, chị mới nhận được Quyết định trưng cầu giám định do Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra (CQĐT) ký và chị đã dẫn bé đến cơ quan pháp y tỉnh.
    Tại bản kết luận giám định, kết luận: môi lớn bình thường; môi bé bị xung huyết; lỗ màng trinh hình khe, rộng 4cm; màng trinh không rách; âm hộ không bị tổn thương.
    16 ngày sau khi có Kết luận trưng cầu giám định, Phó Thủ trưởng CQĐT CA Huyện ra thông báo về việc không khởi tố bị can, không khởi tố vụ án đối với đối tượng bị tố cáo với lý do: do bé không nghe lời nên đã đánh hai cái vào mông. Cũng tại bản thông báo này, đối tượng bị tố cáo lại mang một họ khác chứ không phải như họ mà chị T. đã tố cáo?!
    Cũng cần phải nói thêm rằng, trong quá trình chờ xử lý vụ việc, do hai vợ chồng đi làm thuê, ở nhà trọ, chồng lại đi làm xa nên chị T. đã có đơn gửi một số nơi như UBND xã, Hội Phụ nữ xã, UB Bảo vệ bà mẹ trẻ em huyện, Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh Đồng Nai tường trình về sự việc và có đơn đề nghị trợ cấp do hoàn cảnh khó khăn. UBND huyện trên căn cứ của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... và tờ trình của UBND xã về việc xin hỗ trợ kinh phí cho trẻ em bị xâm hại tình dục và đề nghị của Phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội huyện đã trợ cấp tiền khám chữa bệnh cho cháu số tiền là 300.000 đồng và cũng cùng căn cứ trên, trợ cấp khó khăn cho chị T. 450.000đồng.
    Trong khi cơ quan điều tra thông báo không khởi tố vụ án hình sự đối với đối tượng bị tố cáo thì các cơ quan chính quyền khác ở địa phương lại công nhận việc bé bị xâm hại tình dục?! Và kết luận của cơ quan điều tra khi ra thông báo không khởi tố liệu có thuyết phục?!

    Người bị hại cần phải làm gì để quyền lợi của con mình được bảo vệ?

    Mong quý vị giúp đỡ!
    Cập nhật bởi daonhan ngày 16/04/2010 04:18:47 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 08:20:34 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 07:28:20 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 07:15:59 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 06:27:25 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 06:19:37 PM
     
    117955 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hacom2579 vì bài viết hữu ích
    tiem_nguoimua (23/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

24 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #11087   27/08/2008

    LySinhSu
    LySinhSu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    bluesea viết:

    Luật s­ư Bùi Đình Ứng, Đoàn luật s­ư Hà Nội, thì cho biết: Căn cứ vào những lá đơn tố cáo cha của các con cụ Nghĩa, Cơ quan CSĐT có thể khởi tố 7 ngư­ời con này tội "vi phạm các quy định quản lý đất đai" theo điều 174 - Bộ luật Hình sự. Có thể căn cứ vào các bằng chứng và sự nhập nhèm giữa các giấy tờ để quy trách nhiệm hình sự với từng các nhân cụ thể. Nếu điều tra cụ thể mà không thấy bằng chứng việc cụ Nghĩa đi khiếu nại không đúng sự thật, Cơ quan CSĐT có thể khởi tố 7 ng­ười con ông Nghĩa về tội Vu khống - điều 122 Bộ luật hình sự.
    "Công cha như núi Thái Sơn" cũng chỉ  là những câu ca dao?????

    Vui lòng xem thông tin chi tiết


    Theo mình không có gì mà chê trách các con của cụ, mình nghĩ các con làm vậy là không muốn đất đó rơi vào tay người con nuôi. "Ăn không được, phá cho hôi"
    Và những người con này, không thể bị tội vu khống nếu ông cha bị oan!
    Có nên chăng là phải xử lí các quan đã ra quyết định cấp đất hoặc thu đất! Tại sao các quan lại dễ dàng tin tưởng "lời vu khống" mà không suy xét cho kỹ, uổng công cho người cầm cân nảy mực mà như thế, sao lai đổ lổi cho người dân đã tố cáo sai!?
     
    Báo quản trị |  
  • #11088   29/08/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Đóng cửa bảo nhau?

    Không phải ở Việt Nam mà các nước khác trên thế giới, truyền thống gia đình rất ư là được coi trọng. Vấn đề ở đây theo tôi có lẽ không phải là chuyện đúng sai mà quyền lợi có " nguy cơ bị xâm hại" do cụ đã "gần đấtxa trời" rùi! Việc người con gái muôi cụ đương nhiên được hưởng nhà "mặt phố". Hic,tức! .
    Xin lưu ý LySinhSu, đây là người con nuôi cụ (người con ruột đang nuôi dưỡng cụ), chứ không phải là con nuôi. Cụ chỉ muốn khi yên nghỉ, có nuôi nhang khói, hẳn là một điều tất yếu. Nhưng có lẽ, các con cụ hổng nghĩ vậy, "chết có nghĩa là hết", cái gì để lại "không ăn được thì đạp đổ" . Cùng là tay, là chân, nhưng có lẽ "không cùng trên một cơ thể"
    Hic, buồn
     
    Báo quản trị |  
  • #12682   19/03/2009

    quangconghd
    quangconghd

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2009
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Có nước nào như Việt Nam???

    Trên đường QL 5 từ HN về Hải Dương vô tình kẹp phải 1 cái đinhmay mà em đi chậm không có lẽ giờ này chắc trong bệnh viện rồi.Đi thêm 1 đoạn có người vá xe giá thì trên trời.Cái đinh và người vá chắc chả liên quan gì đến nhau các bác nhở Nghĩ tức quá mà không làm gì được.
    Từ chuyện cái đinh rộng hơn là những vụ như tháo ốc đường ray,cắt dây điện,dây điện thoại bán sắt vụn ...Những vụ án tưởng chừng nhỏ nhặt mà hậu quả của nó không nhỏ tý nào.Tại sao những người dân phải làm như vậy cho dù họ ít nhất đã phải được học những bài học đạo đức cơ bản ấy từ khi còn bé.Hay cái gì đã ép họ đến đường cùng để họ phải làm những việc như thế?Nếu nhà nước có chính sách hỗ trợ thì liệu họ có phải rơi vào đường cùng mà làm như vậy.Các biện pháp trừng trị bằng pháp luật hiệu quả ở đâu khi mà sau 1 thời gian lắng xuống các vụ giải đinh lại tiếp diễn.Nếu bạn là 1 nạn nhân có lẽ bạn sẽ hiểu sự bức xúc này
     
    Báo quản trị |  
  • #12683   07/03/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Quốc lộ 5 thì tôi chưa bị nhưng lại bị dắt xe hơn 1 km ở quốc lộ I và sau đó phải trả cho một miếng vá săm sau là 30.000 đồng (năm 2005). Tuy nhiên, bạn cũng thông cảm trình độ dân trí của Việt Nam mình còn thấp, việc giáo dục còn nhiều bất cập nên người dân chỉ nhìn thấy cái thiệt hại một vài nghìn trước mắt thôi. Gần đây, ở địa bàn Đăk Lăk xảy ra rất nhiều vụ trộm cắp dây điện để bán đồng nát. Thấy các bị cáo vị thành niên bị trừng phạt trước pháp luật trong khi chính những người cha, người mẹ của họ cũng không lường được hậu quả do hành vi của con họ gây ra, không xót xa sao được.
    Ở những nước phát triển, trẻ em lớn lên được hưởng thụ một nền giáo dục khoa học, có nơi vui chơi giải trí chứ như nông thôn Việt Nam mà học sinh bỏ học thì chỉ có làm bạn với mấy sào ruộng hoặc lăn lộn kiếm tiền thì đến bao giờ mới thay đổi được.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #12684   19/03/2009

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Tâm lý vô cảm hay "mackeno" của cán bộ quản lý nhà nước trước những sự việc tưởng chừng là nhỏ

    Dù ít hay nhiều cũng có nguyên nhân xuất phát từ tâm lý vô cảm hay "mackeno" của cán bộ quản lý nhà nước trước những sự việc tưởng chừng là nhỏ.

    Các bác công an giao thông, cán bộ kiểm soát giao thông, dân quân, cán bô chính quyền, thanh niên, phụ nữ của các địa phương này đang làm gì trong lúc người "gian" rải đinh? 

    Cũng có người muốn làm cái gì đó để ngăn chặn cái xấu nhưng lại sợ kẻ "gian" biết được trả thù thì khốn(!), dẫn đến tâm lý "mackeno".

    "Cán bộ" hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của người đi xe máy cán phải đinh. Hoặc mình là thân nhân của người đi xe máy cán phải đinh với hậu quả nghiêm trọng hơn là ... xe máy loạng choạng, người và xe cùng ngã xuống đường, một chiếc xe ô tô từ phía sau chạy đến, phanh không kịp (!)

    Ô hô tai hai, nhè nhẹ thì xây xát tay chân, thân mình; nặng hơn thì chấn thương sọ não phải nằm bệnh viện dài ngày; tệ hơn nữa thì ... khai tử.

    Cần có biện pháp tích cực để diệt trừ thói xấu ngay từ lúc mới bắt đầu, còn để lâu, trở thành thói quen sẽ nguy hiểm cho xã hội. Tương tự như ý thức chung khi giao thông trên đường phố: len lỏi sang làn đường bên trái, tiến lên phía trước khi gặp ùn tắt giao thông, cuối cùng mọi người cùng bị kẹt không có lối thoát. Giao thông cứ thế mà ùn tắc. 

    Địa phương nào có sáng kiến cử dân quân, thanh niên ... ra điều phối giao thông ở những giao lộ hay bị tắt đường thì sự việc xem ra đỡ rối hơn. 

    Ngoại trừ một số bác được phân công trực điều phối giao thông ngoài đường, những lúc tắt đường như vậy, các bác công an giao thông, kiểm soát giao thông (mặc đồng phục)  bận làm gì?

    Buổi sáng: giao ban đầu giờ, hoặc ăn sáng để có sức làm việc cả ngày

    Buổi chiều sau giờ hành chính: đang ngồi đâu đó (không mặc đồng phục) ở nhà một chiến hữu, hoặc trong quán nhậu, nhà hàng "dzô, dzô" ... 

    Nhiệm vụ của các quan này chủ yếu là trong giờ hành chính kiểm tra vi phạm của các phương tiện giao thông phục vụ kinh doanh như taxi, xe tải nhẹ, tải nặng, ba gác ... Còn ba cái vụ rải đinh, kẹt xe thì nhân dân tự giải quyết lấy, chuyện này thuộc thẩm quyên giải quyết của cấp trên hoặc của ai đó, không phải của "tui".       

    Còn chức năng các bác mặc đồng phục xanh lá cây là phụ trợ điều phối giao thông bên cạnh các hệ thống đèn hiệu giao thông đã có ở các ngã tư đường. Tuyệt đối chẳng hề thấy các bác xuất hiện để điều hành giao thông ở những nơi ... cần thiết phải có sự hiện diện của ai đó để điều phối giao thông, nhắc nhở người tham gia giao thông đừng vượt qua làn đường bên trái, tiến lên phía trước khi ùn tắc giao thông.  

    Lỗi tại ai? Tại công dân cả! Muốn không bị xì lốp xe? Ở trong nhà!
    Muốn không gặp cảnh tắt đường, bụi khói ô nhiễm? Ở trong nhà! (Nhưng chưa chắc là không bị ảnh hưởng bởi mùi cao su, nhựa, tiếng ồn va đập kim khí của các cơ sở sản xuất gần nhà "công dân") 


     
    Báo quản trị |  
  • #10976   13/08/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    "Quất ngựa truy phong" - Có sự giúp sức?

    Hôm nay, đọc được tin về việc một cô gái khởi kiện yêu cầu nhận cha và tiền cấp dưỡng cho con ngoài giá thú của mình. Điều này chẳng có gì là lạ, nếu không có hành vi "hơi bất thường" của ông chủ tịch xã.
    Trong bài này có đoạn: "Bị gia đình cấm cản, ngày 14-6-2007, anh H. vẫn quyết tâm bảo vệ tình yêu và hạnh phúc của mình. Anh tìm đến nhà cô E. thưa chuyện với mẹ cô E. rồi xin ở lại đó như là con rể. Biết tin con gái mình đã mang bầu, mẹ cô E. đành im lặng chấp nhận. Bốn ngày sau khi nhập gia, anh H. và cô E. cùng ký tên vào tờ khai xin đăng ký kết hôn rồi đem tới cho cán bộ chuyên trách tư pháp xã xác nhận. ....

    Đầu tiên, UBND xã thay vì đăng ký kết hôn cho họ trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ (theo Nghị định 158 ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký quản lý hộ tịch) thì lại câu lưu hồ sơ của họ tới 26 ngày. Sau đó, chủ tịch xã ra văn bản thông báo cho gia đình anh H. và cô E. biết việc họ xin đăng ký kết hôn  dù pháp luật không quy định xã phải làm việc này. Văn bản này còn nhắc trong vòng bảy ngày kể từ ngày ra thông báo, nếu hai bên gia đình không có ý kiến gì thì đến xã để giải quyết.

    Thế rồi, lập tức ngay hôm sau (17-7-2007), cha anh H. (đang công tác ở một cơ quan trong khối nội chính huyện) đã đến gặp cán bộ tư pháp xã để phản đối việc con mình kết hôn. Trong biên bản làm việc với xã, ông này tuyên bố gia đình ông không chấp nhận và cảnh báo nếu nhà cô E. chứa chấp con trai mình thì “phải chịu trách nhiệm với mọi chuyện xảy ra với anh H.”.

    Bốn ngày sau khi bị cha ngăn cản kết hôn, đến lượt anh H. bất ngờ trở mặt với người yêu bằng cách viết đơn xin rút lại tờ khai đăng ký kết hôn với lý do: “Quá trình tìm hiểu thấy không hợp nhau. Cô E. có những điều không thật lòng với tôi nên không thể đi đến hôn nhân được”."

    Theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì thời hạn đăng ký kết hôn là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cũng tại bài báo này cho biết, "cha anh H. (đang công tác ở một cơ quan trong khối nội chính huyện)".

    Có phải vì những điều này nên UBND xã muốn "vuốt mặt" cũng phải "nể mũi" ? Việc ra thông báo của ông chủ tịch xã có được xem là hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, hợp pháp?

    Mong là cô E. sớm tìm lại sự công bằng của mình!

     
    Báo quản trị |  
  • #10977   08/08/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Có được ký tên "dùm" trong Giấy Đăng ký kết hôn?

    Tôi được biết cũng có một câu chuyện, xảy ra cách đây hơn 5 năm, mà hậu quả của nó giờ vẫn còn "treo". Bởi các nhân vật chính của tờ đăng ký kết hôn, một  người thì d94 bị"bỏ bùa" theo người khác và có "hai con", còn người kia thì cứ mỏi mòn chờ "giải quyết".

    Họ là người cùng quê, anh và chị quen nhau tại nơi làm việc cách nhà hơn 1000km. Anh là kỹ sư CNTT (người ta vẫn gọi là IT), còn chị chỉ là công nhân may. Khoảng cách về địa vị xã hội và học thức không làm ngăn cách họ đến với nhau. Rồi sau một năm yêu nhau, họ về quê làm lễ cưới. Mặc dù có đám cưới, nhưng vẫn chưa đăng ký kết hôn kịp, vì công việc của anh bận rộn, không kịp "chờ" đủ ngày theo quy định của thủ tục. Anh trở lại nơi làm việc, với lời hứa của ba anh: "cứ yên tâm, ở nhà đã có ba lo". Tới ngày đến UBND làm thủ tục đăng ký kết hôn, chị cùng bố chồng đến UBND xã đăng ký kết hôn. Bố chồng "thay"  mặt con ký vào Giấy CN đăng ký kết hôn và UBND xã cũng coi đó là "chuyện bình thường"?!.
    Sau khi hoàn tất thủ tục, chị trở lại nơi làm việc. Một năm sau, chị lại về quê để sinh em bé. Điều này chẳng có gì là lạ, không có gì để nói, nếu sau khi sinh, chị không nghe lời anh ở nhà để "bồi dưỡng văn hóa". Vì chị mới học hết lớp 9, nên theo như chồng chị thì chị cần học thêm, để sau này có cơ hội học thêm kế toán hay gì gì đó, anh sẽ xin cho chị về làm công việc văn phòng, có thời gian chăm sóc chồng con. 4 tháng ở nhà sinh con cộng với 2 năm để hoàn thành chương trình bổ túc văn hóa. Thời gian này thỉnh thoảng anh cũng về nhà thăm con, nhưng....
    Khi chị trở lại nơi làm việc của chồng, dự định đi học thêm một ngành gì đó thì mọi chuyện đã thay đổi. Anh đã có người quan tâm, chăm sóc. Và anh biện hộ rằng: đó chỉ là đồng nghiệp, và anh phải "thân thiết" với người này vì bố cô ta là sếp, và sắp có một chuyến đi tu nghiệp ở Nhật. Chị cũng nhẫn nhịn, ừ thì vì tương lai của chồng. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, mâu thuẫn ngày càng lớn.
    Chị về quê, mang con về nhà mẹ đẻ, không cho nhà chồng lui tới. Bố mẹ chồng "an ủi": "chuyện gì cũng còn có đó, để bố mẹ gọi nó về giải quyết cho con". Hơn 5 năm kể từ ngày có mâu thuẫn, anh trốn biệt không về. Cũng trong thời gian đó, anh cũng kịp "có" với người kia ....2 mặt con. Gia đình chồng, anh chị em và cả chị đều cho rằng "Anh bị bỏ bùa?!". Cách giải thích cực kỳ....đơn giản là anh đã bị .....bỏ bùa, vì cô kia "xấu ác lắm". Chị cũng chỉ mong một điều: " Anh về sẽ giải quyết"
    Điều đáng nói ở đây là sao bố chồng lại có thể..... ký thay  vào Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn được. Pháp luật không cho phép, nhưng UBND xã này ....dễ dãi quá?? Và công tác quản lý nhân khẩu ra làm sao mà anh chàng này có thể "bị bỏ bùa" và có thể có hai con được khi UBND xã nơi thường trú đã Đăng ký kết hôn cho anh ta? Ai xác nhận tình trạng hôn nhân cho anh này để  có thể kết hôn với "cô đồng nghiệp"
     
    Báo quản trị |  
  • #10978   25/08/2008

    LySinhSu
    LySinhSu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2008
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    lethigam_ms viết:

    Có phải vì những điều này nên UBND xã muốn "vuốt mặt" cũng phải "nể mũi" ? Việc ra thông báo của ông chủ tịch xã có được xem là hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, hợp pháp?

    Mong là cô E. sớm tìm lại sự công bằng của mình!


    đúng là có vuốt mặt, nhưng không ảnh hưởng gì, vì nếu CT xã có công nhận kết hôn theo luật định thì vài ngày sau hay vài tháng sau tòa án cũng hủy thôi vì anh H đã đòi li hôn rồi! H hoàn toàn có quyền đơn phương li hôn mặc cho có hòa giải cỡ nào nếu quết tâm li hôn thì PL phải cho li hôn!
     
    Báo quản trị |  
  • #10979   25/08/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Trách nhiệm...để ở đâu?

    Vấn đề ở đây chính là trách nhiệm. Tôi nghĩ, nếu UBND làm đúng thủ tục và trách nhiệm của mình thì sự việc của các nhân vật này lại khác.
    Nhưng một người không có bản lĩnh, không có trách nhiệm như những người đó thì dẫu có "giữ" được thì cũng khổ thêm thôi
    Còn bạn  nghĩ sao về trường hợp bố chồng "ký thay" vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của con trai?
    Hai trường hợp này đều có chung một vấn đề: trách  nhiệm của những người liên quan, của cơ quan chức năng và của cả những người trong cuộc
     
    Báo quản trị |  
  • #12069   23/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Bằng lái xe máy

    Tôi đã có bằng lái xe máy, nhưng vừa rồi, tôi đi làm để quên bằng ở nhà, khi bị cảnh sát giao thông tuýt còi kiểm tra bằng lái, tôi bảo đã có, nhưng để quên ở nhà, rồi tôi về lấy, nhưng tôi vẫn bị phạt.
     - Tôi muốn thắc mắc tại sao tôi bị phạt? tôi đã có bằng lái, đã về lấy, nhưng sao không được chấp nhận. Chẳng lẽ khi đi đâu phải có bằng lái đó theo người, người điều khiển xe máy mới được công nhận là đã có bằng ư? mới được coi là được phép điều khiển xe máy ư? Người tốt nghiệp đại học , cao học, tiến sĩ đi đâu phải có bằng theo người mới được coi là đã tốt nghiệp ư?
    - Tôi nghĩ cái bằng đó được cơ quan có thẩm quyền cấp là để chứng nhận một người đã qua sát hạch và có đủ điều kiện điều khiển phương tiện, dù cái bằng đó có để đâu chăng nữa (khi kiểm tra không có, nhưng khi người đó trình được bằng ra sao vẫn phạt?). Cũng như một người đã tốt nghiệp đại học khi ra đường dù không mang theo bằng cũng được công nhận là đã tốt nghiệp đại học cơ mà.
     - Ý kiến của các bạn ra sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #12070   11/12/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Cám ơn bạn đã ghé bổn quán.
    Ý b điểm 2 Điều 24 mục 4 Chương II Nghị định 146/2007/NĐ-CP ngày 14/09/2007 qui định:

    2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

    b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe; không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

    c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe.


    Luật giao thông đường bộ (số 23/2008/QH12) cũng đã đưa qui định này vào rồi, bạn phải chấp nhận thôi:
    1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

    Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

    2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

    a) Đăng ký xe;

    b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

    c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

    d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #12071   11/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe; không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
    c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe
     - Vâng tôi đang thắc mắc điều luật này: xin hỏi nếu gây ra tai nạn, người điều khiển phương tiện xe máy, có gấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng không mang theo, khi xảy ra tai nạn, cái giấy chứng nhận đó có hiệu lực không??? nếu có hiệu lực sao bắt buộc phải mang theo???Tôi nghĩ rằng chỉ nên phạt khi người đó không có, chứ khi người đó có, nhưng để quên, khi về lấy trình ra rồi sao còn phạt?
     
    Báo quản trị |  
  • #12072   11/12/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    thuongluong306 viết:
    b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe; không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
    c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe
     - Vâng tôi đang thắc mắc điều luật này: xin hỏi nếu gây ra tai nạn, người điều khiển phương tiện xe máy, có gấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng không mang theo, khi xảy ra tai nạn, cái giấy chứng nhận đó có hiệu lực không??? nếu có hiệu lực sao bắt buộc phải mang theo???Tôi nghĩ rằng chỉ nên phạt khi người đó không có, chứ khi người đó có, nhưng để quên, khi về lấy trình ra rồi sao còn phạt?


    Khi xảy ra tai nạn mà không mang theo Giấy Chứng nhận BH trách nhiệm dân sự thì Giấy chứng nhận đó vẫn còn hiệu lực. Theo quy định tại mục b nêu trên thì Chỉ bắt buộc mang theo Giấy đăng ký xe và Giấy phép lái xe (điểm c) thôi chứ bạn!
    Nhân đây mình cũng xin hỏi luôn: trường hợp Công an Phường kiểm tra Giấy tờ xe của người không tham gia giao thông, chỉ dựng xe bên lề đường và người này đang nằm ngủ ở ghế đá (trên hè), thời điểm xảy ra vụ việc khoảng 9h30 tối, sau đó lập biên bản thu xe về trụ sở Phường xử lý vì không đem theo Giấy tờ xe có đúng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #12073   11/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    - "trường hợp Công an Phường kiểm tra Giấy tờ xe của người không tham gia giao thông, chỉ dựng xe bên lề đường và người này đang nằm ngủ ở ghế đá (trên hè), thời điểm xảy ra vụ việc khoảng 9h30 tối, sau đó lập biên bản thu xe về trụ sở Phường xử lý vì không đem theo Giấy tờ xe có đúng không"
    - Tôi cho rằng trường hợp này chỉ xử phạt vi phạm để xe lòng, lề đường sai quy định, còn việc "sau đó lập biên bản thu xe về trụ sở Phường xử lý vì không đem theo Giấy tờ xe"
    là không đúng, nếu vì chủ xe không có giấy tờ, Công an phường nghi ngờ xe trộm, hay xe lậu thì tạm giữ, nếu người ta có trình được giấy tờ đầy đủ chứng minh là chủ sở hữu thì phải trả xe cho người ta chứ?
     - Một thắc mắc nữa, nếu một người có giấy phép lái xe, nhưng để quên ở nhà, khi gây ra tai nạn thì xử lý ra sao? có bị coi là không có giấy phép lái xe không? 
     
    * "không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực" - "không có" ở đây là khi đang đi đường bị kiểm tra không có, hay là người đó không mua? nếu người đó không có, khi kiểm tra họ bảo có, nhưng để ở nhà rồi  mới chạy đi mua thì sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #12074   12/12/2008

    nguyenquan78
    nguyenquan78
    Top 500
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (142)
    Số điểm: 2879
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần


    Bạn thuongluong306 bị phạt là đúng rồi (không biết bạn có nói là học Luật không? nếu nói học Luật với mấy chú CSGT chắc càng bị nặng thêm) cách tốt nhất trước khi ra đường là phải kiểm tra cẩn thẩn giấy tờ trên người, không cãi được với mấy chú CSGT đâu, không có giấy tờ bên mình là các chú phạt cho mà nhớ! nói có giấy tờ để ở nhà về lấy các chú cũng tin đấy nhưng vãn phạt, không phạt thì còn biết làm gì? tôi thấy các chú CSGT hay đứng núp gốc cấy và đứng xa đèn đỏ lắm!

    tán chuyện và nhâm nhi chút cà fê mong hai bác chủ quán tính rẻ cốc capuchinô hỗn hợp của em nhé! để hôm nào em còn quay lại.
     
    Báo quản trị |  
  • #12075   12/12/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Điều khiển xe trên 50 cm3 trở lên là một hành vi có điều kiện nên khi bạn thực hiện hành vi đó bạn phải đảm bảo mình đã có đủ điều kiện để thực hiện. Nếu bạn không mang theo giấy tờ xe thì làm sao CSGT có thể biết được bạn đã có giấy phép lái xe. Nếu đợi bạn về lấy rồi cho bạn đi thì phải chăng bạn muốn CSGT chỉ đứng trông xe và chờ kiểm tra giấy phép lái xe của riêng mình bạn. Giả dụ một buổi sáng một CSGT chặn khoảng 50 xe mà không xe nào mang theo giấy tờ thì họ sẽ làm gì với số xe này???
    Bạn so sánh về việc một người có bằng Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ thì không phải mang theo bằng bên người với trường hợp này là không phù hợp rồi bởi khi bạn đi ra đường hoặc điểu khiển phương tiện giao thông thì không phải có trình độ trên mới thực hiện được các hành vi này. Tuy nhiên khi bạn đi xin việc mà công việc đó đòi hỏi các loại bằng cấp trên thì buộc bạn phải xuất trình. Và bạn chỉ phải xuất trình một lần vì họ đã biết rõ bạn là ai, giấy tờ của bạn đã được lưu trong hồ sơ của đơn vị họ

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #12076   12/12/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    thuongluong306 viết:
    - "trường hợp Công an Phường kiểm tra Giấy tờ xe của người không tham gia giao thông, chỉ dựng xe bên lề đường và người này đang nằm ngủ ở ghế đá (trên hè), thời điểm xảy ra vụ việc khoảng 9h30 tối, sau đó lập biên bản thu xe về trụ sở Phường xử lý vì không đem theo Giấy tờ xe có đúng không"
    - Tôi cho rằng trường hợp này chỉ xử phạt vi phạm để xe lòng, lề đường sai quy định, còn việc "sau đó lập biên bản thu xe về trụ sở Phường xử lý vì không đem theo Giấy tờ xe"
    là không đúng, nếu vì chủ xe không có giấy tờ, Công an phường nghi ngờ xe trộm, hay xe lậu thì tạm giữ, nếu người ta có trình được giấy tờ đầy đủ chứng minh là chủ sở hữu thì phải trả xe cho người ta chứ?
     - Một thắc mắc nữa, nếu một người có giấy phép lái xe, nhưng để quên ở nhà, khi gây ra tai nạn thì xử lý ra sao? có bị coi là không có giấy phép lái xe không? 
     
    * "không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực" - "không có" ở đây là khi đang đi đường bị kiểm tra không có, hay là người đó không mua? nếu người đó không có, khi kiểm tra họ bảo có, nhưng để ở nhà rồi  mới chạy đi mua thì sao?



    Nếu chạy đi mua thì Bảo hiểm có ghi ngày mà!

    Còn vụ việc mình kể ở trên đã xảy ra ngay tại nhà mình, Công an Phường có nghi ngờ xe trộm, nên đòi đem về trụ sở Phường, chủ phương tiện nói đợi người mang Giấy tờ xe ra, nhưng do đã gần nửa đêm, Công an không chịu đợi, đã kêu thợ phá khóa cổ xe để đưa về Phường. Chủ phương tiện không đồng ý, vậy là xảy ra to tiếng. Hai vị công an phường đã đánh Chủ phương tiện.
    Chủ phương tiện không kháng cự, nhưng yêu cầu hai người công an phải nói rõ tên (vì hai vị công an thi hành công vụ nhưng không đeo biển gắn tên mình). Vị công an nọ lớn tiếng mắng chủ phương tiện không có quyền Kiểm tra Điều lệ của ngành (????)
    Sau đó gọi Trưởng khu đến để lập Biên bản thu giữ xe. Trong thời gian lập Biên bản, người nhà của Chủ phương tiện đã mang Giấy tờ xe đến chứng minh tính hợp pháp của chíêc xe. Nhưng Công an Phường không đồng ý, quyết định đưa xe về trụ sở giải quyết.
    Hôm sau, Công an gọi chủ phương tiện ra viết Bản tường trình trong một ngày và đưa ra một đống các vi phạm (để xe sai quy định - trong khi đoạn đường này không có vỉa hè, gây rối trật tự,...). (Đày con người ta thế thì ai mà chịu được)
    Không thể cãi lý với CA. Sau đó 5 hôm, chủ phương tiện ra phường đưa cho Công an Phường 500k. Vậy là mọi chuyện ổn thoả!
    Kết luận là: khi đã gặp CSGT hoặc CA thì phải ngoan ngoãn, chấp hành.
     
    Báo quản trị |  
  • #12077   12/12/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn Lucy_3112

    Vấn đề bạn nêu đó không phải là vấn đề hy hữu mà là một hiện tượng khá phổ biến, gây bất bình cho nhân dân. Tôi không có thành kiến với công an, nhưng tôi thấy nhiều người trong ngành CA rất cậy quyền, đôi khi chính họ không tôn trọng các quy định của pháp luật, và ở VN, công an thường hay "nhìn mặt mà bắt hình dong", nhìn anh nào lem nhem, yếu thế thì "hành' tới bến, còn anh nào tóc đỏ, tóc vàng dáng công tử con nhà giàu, con quan lớn thì "tránh". Trường hợp này tôi gặp ở nơi TX quê tôi, ngày mấy anh choai choai kẹp ba, kẹp 4, không đội mũ bảo hiểm ngồi SH chạy khắp Tx nhưng chẳng thấy CA đụng đến.
    - Nói tóm lại: ở Vn người trong ngành công an to lắm!!!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #12078   12/12/2008

    mizuno
    mizuno
    Top 500
    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Cảnh sát chứ bạn ^_^

    CSGT nước ta thì lắm bài lắm các bạn à, thực tế tôi đi đường đã bị phạt 2 lần, giữ đăng kí xe, bằng lái rùi. Xin kể với các bác trường hợp vi phạm của tôi bị phạt thế này:
    - 1 lần ở cái ngã tư, khi xe tôi qua vạch sơn là đèn vàng, mà nguyên tắc là đèn đỏ mới phải dừng xe, bác nào thấy đèn vàng mà dừng xe lun đảm bảo xe sau đâm ngay ấy chứ, do vậy tôi tiếp tục đi (khá chậm, tầm 30 km/h) qua dc cái vạch sơn tầm 2 mét, thì có 1 cái xe máy ở làn đường ngang, nó phóng vọt lên cắt mặt, theo phản xạ, tôi bóp phanh, tránh xe và đi tiếp (lúc này tôi đã ở giữa ngã 4 đường rồi). Ngay lập tức, các "chiến sỹ áo vàng" nhảy ra tuýt còi tôi lỗi "vượt đèn đỏ". Liệu tôi có vi phạm ko? tôi nghĩ là ko, nhưng ko thể giải thích và sau đó kí tên vào biên bản vì ko muốn mất thời gian lằng nhằng.
    - 1 lần thứ 2 (đúng là vi phạm thật nhưng mà các chiến sỹ cảnh sát quả là tài năng phục kich rất cao cường) tôi từ nhà bạn (nhà ở trong ngõ, lối đi chừng 2 mét chiều rộng) đi 1 đoạn để mua ít đồ lặt vặt nên nghĩ là trong ngõ (gọi là ngách cũng được), quãng đường đi tầm 20m nên ko đội mũ, kết quả, đi dc 1 đoạn, các chiến sỹ ấy nấp ở 1 cái ngã 3 trong ngõ ấy nhảy ra bắt xe...tài thật, tôi chỉ nghĩ là cảnh sát giao thông chỉ đứng ở đường, ngoài đường nhiều ngã 3, 4 mà thiếu cảnh sát ấy chứ, biết đâu họ đổi địa bàn vào trong ngõ để giải quyết "ách tắc giao thông" và "xử lý vi phạm".

     
    Báo quản trị |  
  • #12079   13/12/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Theo tôi thì bạn mizumo bị phạt là đúng rồi. Lần 1 bạn đã gây cản trở họat động giao thông của người khác bằng hành vi khi thấy làn đường của mình có đèn vàng mà vẫn ung dung thong thả đi qua ngã tư. Bằng chứng là làn đường ngang các xe đã được phép đi nhưng bạn mới chỉ đến nửa cái ngã tư thôi và như vậy chỉ một mình bạn đã làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của bao nhiêu người. (Khi xe bạn đã qua vạch ngang thì mới xuất hiện đèn vàng và bạn có 3 giây để nhanh chóng qua đường nhường phần đường cho làn đương ngang). Lần thứ 2 thì tôi không cần nói thêm thì bạn cũng thấy là vi phạm rồi.
    Tôi không thanh minh cho CSGT nhưng những gì họ làm đúng thì chúng ta phải ghi nhận. Và việc tuân thủ đúng các qui định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành là nghĩa vụ của mỗi công dân.
    (Nói nhỏ nhé: tôi cũng đã 02 lần bị bắn tốc độ, nhưng vẫn vui vẻ nộp phạt vì rõ ràng là mình vi phạm. Tuy nhiên, tôi chỉ thấy không hài lòng vì thủ tục quá rườm rà, mất thời gian )

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |