Đổ lỗi cho áp lực công việc

Chủ đề   RSS   
  • #514596 28/02/2019

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Đổ lỗi cho áp lực công việc

    Chắc mỗi người chúng ta ai cũng đã từng nghe thấy những lời than vãn rằng: làm giáo viên vất vả, nghề giáo là một trong những nghề chịu áp lực nhất...Thực tế có phải như vậy không? Liệu có giải pháp nào để giúp người giáo viên giảm bớt những áp lực đó không?
    Thứ nhất, nghề giáo có vất vả không? Để nhìn nhận vấn đề này, chúng ta thử cùng xem xét công việc cụ thể của một giáo viên. Một giáo viên trung học cơ sở trong biên chế, một tuần phải dạy 18 tiết (45 phút/tiết). Riêng giáo viên chủ nhiệm một tuần dạy 14 tiết, 4 tiết chủ nhiệm.Một tiết dạy sẽ được kéo theo hai tiết chuẩn bị: soạn bài, chấm điểm, làm sổ sách... Để mọi người hình dung rõ hơn, tôi xin lấy ví dụ lịch làm việc cụ thể của một giáo viên để minh họa: Với 18 tiết dạy đó (nếu không phải giáo viên chủ nhiệm), thời khóa biểu phân công 2 - 4 tiết/ buổi sáng, thì người dạy đó chỉ phải lên lớp các buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu hoặc thứ Bảy sẽ hết 18 tiết.
    Các buổi chiều được dành cho soạn bài, chấm bài, làm sổ sách, họp hành... Trừ những buổi phải họp hành (thường là một buổi họp hội đồng/ tuần), thì giáo viên có thể ở nhà làm các công việc trên.Thế việc soạn bài, chấm bài, làm sổ sách... có khó khăn lắm không? Theo nguyên tắc thì người dạy phải soạn bài trước khi lên lớp, soạn trên giấy hoặc dùng giáo án điện tử. Việc này sẽ khá khó khăn với những người mới vào nghề. Nhưng khi đã dạy được một vài năm, giáo viên sẽ quen dần. Việc soạn giáo án, chấm bài... sẽ đơn giản vì đã gần như thuộc bài giảng.Nếu chương trình có cải cách thì những điều cơ bản vẫn giữ nguyên công việc không mất nhiều thời gian.
    Bởi vậy thời gian rảnh của giáo viên nói chung là khá nhiều. Khi thời gian rảnh nhiều nếu người giáo viên không đọc để nâng cao trình độ, không làm thêm thì với cô giáo sẽ chăm lo gia đình, còn thầy giáo nghỉ ngơi, ăn nhậu. Tóm lại là công việc của người giáo viên nói chung cũng không vất vả lắm.
    Thứ hai, nghề giáo có quá nhiều áp lực? Để trả lời câu hỏi này tôi xin đưa ra một vài so sánh giữa ngành giáo dục với một ngành mà cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội, đó là y tế. Một giáo viên trình độ đại học mới ra trường, công tác ở vùng đồng bằng, lương được khoảng 3,7 triệu đồng vì được cộng thêm 30% lương cơ bản – gọi là phụ cấp đứng lớp. Còn với một bác sĩ mới ra trường lương chỉ được khoảng 2,5 triệu đồng. Ngoài ra trách nhiệm của bác sĩ cao hơn nhiều (vì liên quan đến tính mạng con người). Bác sĩ phải trực đêm, giáo viên thì không. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã tìm mọi cách để tăng thêm thu nhập cho giáo viên như tổ chức dạy phụ đạo – thực chất là dạy thêm. Phụ huynh cũng biết điều này nhưng cũng đồng ý. Như vậy, so với ngành y thì ngành giáo dục cũng không đến nỗi nào về mức thu nhập, sự vất vả, áp lực công việc.
    Thay vì phàn nàn, hãy tập trung làm tốt công việc của mình. Nếu cứ kiến thức chuyên môn không tốt, cứng nhắc, không linh hoạt, không thương yêu học sinh của mình thì các thày cô sẽ rất khó trong việc xử lý tình huống sư phạm. Thời gian vừa qua dư luận xã hội có nhiều bức xúc với một số sự việc của ngành giáo dục như cô giáo cho các bạn tát bạn khác vì nói tục, hay cô giáo quỳ gối trước mặt phụ huynh và học sinh của mình...
    Vấn đề đặt ra ở đây là sao thầy cô giáo lại dễ dàng đánh mất lòng tự trọng của mình như vậy, sao lại xử lý tình huống sư phạm kém như vậy? Rộng hơn nữa là sao thầy cô bây giờ ít được tôn trọng như xưa? Để ý chúng ta sẽ thấy, những vụ việc gây bức xúc dư luận của ngành giáo dục thường rơi vào những giáo viên có nghiệp vụ kém: kém về tri thức, kém về kỹ năng sư phạm.
    Với những giáo viên kiến thức rộng, chuyên môn giỏi, tâm huyết thì ít bị tai tiếng vì những việc phản sư phạm. Trong khi giáo viên trẻ gặp sự cố nhiều? Về điều này thì không cần nói nhiều thì chúng ta cũng hiểu. Đó chính là tình trạng "khủng hoảng nhân lực ngành giáo dục" trong nhiều năm vừa qua.
     
    11632 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    hienn1402@gmail.com (20/10/2020) vulieu9102 (30/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #514605   28/02/2019

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Mỗi công việc đều có nỗi khổ riêng, áp lực riêng. Ngành giáo dục có rất nhiều áp lực vì đặt yêu cầu cao về chất lượng, cũng như đối tượng hướng tới lại là trẻ em nên áp lực hơn các ngành khác là điều mà có thể hiểu. Nhưng không thể vì hai chữ "áp lực" mà có những hành vi phi nhân tính, vi phạm đao đức nghề nghiệp được.

     
    Báo quản trị |  
  • #514609   28/02/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Không chỉ riêng nghề giáo mà chúng ta ai cũng đã từng nghe thấy những lời than vãn rằng từ nhiều ngành nghề khác nhau. Nhìn chung nghề nào cũng có cái khổ riêng cả quan trọng chúng ta có yêu quý công việc của mình không mà thôi. Vì vậy, nên đánh giá khách quan mỗi nghề có những ưu điểm riêng không thể so sánh được nghề nào sướng hơn nghề nào 

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #514681   28/02/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Ngành nghề nào cũng sẽ có những khó khăn riêng và công việc nào đôi khi cũng sẽ làm cho chúng ta cảm thấy áp lực ( khối lượng công việc tồn đọng, các mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp, làm việc với cấp trên,...). Quan trọng là cách mỗi người nhìn nhận và giái quyết những áp lực đó ra sao mà thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #514836   28/02/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo mình thấy thì không có ngày nghề nào là đơn giản, nhẹ nhàng. Mỗi công việc có một đặc điểm, tính chất khác nhau đi liền với quyền lợi tương ứng. Bạn đáp ứng được nó, bạn sẽ hưởng lợi ích tương xứng. Quan trọng là cách bạn tiếp cận vấn đề và sự lựa chọn vẫn luôn thuộc về bạn. Nếu không phù hợp hay thay đổi, lúc đó sẽ có góc nhìn khác về công việc cho bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #514872   01/03/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Công việc nào cũng có những áp lực riêng theo sự đặc thù của công việc đó. Nếu cứ đổ lỗi cho áp lực công việc thì sẽ chẳng làm tốt được bất kì công việc gì, đã đi làm là phải chấp nhận có lúc mệt mỏi, phải có áp lực, nên thay vì than vãn thì hãy cố gắng làm tốt công việc của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #514875   01/03/2019

    Chào tác giả, xin phép góp ý đồng thời cũng là phản biện bài viết của bạn, bạn đưa ra vấn đề liên quan đến áp lực nghề giáo, bạn không nêu được những áp lực nào là áp lực chuyên môn của nghề mà bạn chỉ tập trung vào việc quản lý thời gian và so sánh ngành nghề nhưng đó là so sánh không đồng nhất về đối tượng và bản chất.

    - Bạn phân tích trên lý thuyết để giải thích thực tế (không hợp lý)

    - Tiếp theo bạn bảo những công việc không quan trọng bằng giảng dậy thì làm ở nhà cũng được, bản chất của lương là chỉ trả cho thời gian lao động của người lao động, các hoạt động làm thêm phải tính phí, nếu bạn đề xuất các việc đó phải làm ngoài giờ làm thì bạn cũng ủng hộ việc dùng thời gian cho các hoạt động gia đình để làm việc không công. (bạn chấp nhận tự hành hạ bản thân nhưng có những người chỉ chấp nhận giờ nào việc đó)

    - Việc so sánh khó khăn giữa hai nghề giáo và bác sĩ, bác sĩ là nghề có trách nhiệm cao và đương nhiên mức lương cũng tương xứng với rủi ro, họ không phải thực hiện công việc không công như bạn đề xuất

    Nếu bất cứ người nào nói với bạn là: "nghề luật thì sướng rồi, lắm rõ pháp luật, lương cao lại có địa vị, người học luật thì biết nhiều" và sự thật có phải vậy, nghề luật có áp lực không ? đương nhiên có và áp lực nhiều thì lương tương ứng với áp lực. Nếu bạn kể được những áp lực của nghề giáo và chứng minh áp lực đó là ngụy biện, vậy bạn phản biện cái hình trong bài viết của bạn thì không cần bản biện mình, mình tự thua.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn money.inc.cop@gmail.com vì bài viết hữu ích
    phanquan01 (17/02/2020) hienn1402@gmail.com (20/10/2020)
  • #514888   02/03/2019

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Hiện nay không có nghề nào là không áp lực cả, ngay cả bác sĩ cũng áp lực vì tính mạng bệnh nhân; luật sư áp lực vì phải thắng vụ kiện hoặc số năm tù của đương sự được giảm đến mức thấp nhất;... Do đó đừng nghỉ rằng giáo viên là áp lực nhất mà thay vào đó hãy nỗ lực thật tốt công việc mình hiện có.

     
    Báo quản trị |  
  • #514910   04/03/2019

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Bạn xác định làm việc thì phải chịu được áp lực, bạn đi làm cho người khác để lấy lương thì có áp lực riêng của việc bán sức lao động cho người khác, còn bạn tự doanh thì bạn sẽ có những áp lực khác. Áp lực là mẫu số chung của bất cứ công việc gì. Còn nếu bạn xác định làm việc gì không có áp lực mà thu nhập theo khả năng thì tôi nghĩ là không có đâu, nhất là thời đại chạy đua với chỉ tiêu, cạnh tranh, và ..vị trí (ghế)....

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #516083   30/03/2019

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Tất cả cũng điều là lý do, lý trấu của những người đó thôi. Trên đời này là gì có ngành nghề nào dễ làm, có ngành nghề nào không nhiều áp lực. Những mỗi một ngành nghề điều co mục tiêu, tôn chỉ của riêng mình, nếu cảm thấy thực hiện không được những nội dung đó thì tốt nhất nên từ bỏ sớm cho xã hội bớt loạn lạc.

     
    Báo quản trị |  
  • #516099   30/03/2019

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Công việc nào mà chẳng có áp lực, chẳng có đòi hỏi chất lượng, một khi đã làm công việc mà mình chọn thì phải theo nguyên tắc của công việc đó mà làm tròn trách nhiệm của mình, không những riêng ngành giáo viên mà những ngành nghề khác họ vẫn đang và tiếp tục không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng công việc hàng ngày, hàng giờ của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #516202   31/03/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Ở đây chủ top chỉ lấy ví dụ từ nghề giáo thôi chứ không phải ý nói các nghề khác không áp lực. Tất nhiên ta biết nghe nào cũng có cái khổ cả. Kể cả việc ngồi không chẳng làm gì cũng mang áp lực rằng “lấy gì mà ăn đây”. Tuy nhiên có 1 nỗi buồn, tuy nghề giáo ổn định nhưng lương thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung và khó nâng cao thu nhập.

     
    Báo quản trị |  
  • #516206   31/03/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình thấy thì làm việc không nơi nào là thuận lợi cả, ức chế, bực dọc là chuyện rất bình thường. Công việc nào cũng có áp lực riêng mà chỉ có những người làm trong ngành nghề đó mới hiếu được. Tuy nhiên, việc đổ lỗi cho áp lực công việc để có những hành vi tiêu cực trong ngành giáo dục vừa qua là lý do không thể chấp nhận được. Vấn đề này không thể đổ lỗi cho công việc mà chỉ có thể trách là mỗi cá nhân đối mặt và giải quyết áp lực của mình như thế nào. Có cách đối mặt tích cực thì sẽ hái được những quả ngọt, còn cách đối mặt tiêu cực thì chỉ hái những quả đắng, quả sâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #516219   31/03/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nghề giáo viên từng hot một thời bởi tính ổn định, người người nhà nhà thi nhau chạy vào biên chế. Đến nay dư thừa rồi, bao nhiêu người lỡ theo ngành mà chưa xin được việc, chỉ dạy hợp đồng bấp bênh. Còn bao nhiêu người lo vài trăm triệu để chạy vào biên chế sau đó tiền lương chỉ đủ trả lãi ngân hàng. Khổ trăm bề.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #516241   31/03/2019

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì sướng hay khổ, áp lực hay không tuỳ thuộc hoàn toàn vào góc nhìn và động lực bản thân của mỗi người thôi, chả riêng gì nghề giáo.

    Còn viện cớ áp lực mà đi làm điều sai, điều trái đạo đức thì nên vào chùa, đi tu cho an nhàn.

     
    Báo quản trị |  
  • #516349   31/03/2019

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Mỗi vi trị, mỗi công việc đều có sự áp lực khác nhau mà chỉ chúng ta thực sự đảm nhiệm nó thì mới hiểu hết được. Nếu làm nhân viên bình thường phải chạy đua doanh số, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo quan hệ tốt với khách hàng... Còn bạn là một ông chủ thì bạn phải quản lý hàng tá công việc: tìm thị trường, xác định hướng đi của công ty, quản lý tốt toàn bộ nhân viên, làm sao để tăng trưởng cao hơn.... Chính vì vậy, chúng ta hãy bớt than vãn về nghề nghiệp của mình, hãy dùng trách nhiệm lẫn đam mê để hoàn thành tốt.

     
    Báo quản trị |  
  • #524744   31/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Nói chung làm công việc gì thì cũng có những khó khăn, và áp lực. Mọi người thì hay có thói xấu là đứng núi này trông núi nọ. Chẳng hạn như nông dân thì bảo nhân viên văn phòng ngồi trong phòng mát, công việc nhẹ nhàng, còn nhân viên văn phòng thì cho rằng làm nông dân sướng hơn do sáng làm chiều về không phải suy nghĩ mệt đầu. Vậy làm nghề nào sướng? Nghề giáo viên cũng vậy mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #533950   30/11/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Cảm ơn bạn về bài viết hữu ích. Cũng là người đã đi làm, cũng trải nghiệm và quan sát thì mình thấy không có ngành nghề nào là không áp lực, không có những khó khăn. Cho nên khi gặp khó khăn áp lực thì phải tìm cách giải quyết và cố gắng lỗ lực, trường hợp đã cố gắng đã lỗ lực mà vẫn không thể cải thiện được tình trạng thì có thể thay đổi môi trường...

     
    Báo quản trị |  
  • #534004   30/11/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Nghề nào cũng có áp lực công việc riêng của mình. Đối với giáo viên, theo Luật giáo dục mới thì hiện nay các giáo viên đều phải nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình. Đồng thời, thực tế các cuộc thi, hội thi dạy giỏi, bệnh thành tích cũng đang gây áp lực lớn cho giáo viên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #534038   30/11/2019

    Công việc thì ở đâu cũng áp lực như nhau nhưng người lao động thì có quyền lựa chọn công việc cho chính mình, và chọn công việc mình thích. Có như vậy thì sẽ không cảm thấy áp lực công việc cũng như vui vẻ hơn. Bên cạnh đó nếu cảm thấy công việc quá áp lực mà không có quyền lựa chọn thì người lao động có thể khởi kiện người sử dụng lao động bóc lột sức lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #534166   30/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề áp lực công việc thì mình thấy công việc nào cũng có cái áp lực riêng, không công việc nào là dễ chịu cả nên không thể đổ lỗi cho áp lực công việc mà có những hành vi không đúng. Với nghề giáo thì theo quan điểm của mình đúng là khá ổn định nhưng thu nhập lại thấp, tuy rằng hiện nay cũng có chính sách nâng cao mức lương cơ sở, nâng cao mức lương giáo viên nhưng tiến hành còn khá chậm. 

     
    Báo quản trị |