Đổ lỗi cho áp lực công việc

Chủ đề   RSS   
  • #514596 28/02/2019

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Đổ lỗi cho áp lực công việc

    Chắc mỗi người chúng ta ai cũng đã từng nghe thấy những lời than vãn rằng: làm giáo viên vất vả, nghề giáo là một trong những nghề chịu áp lực nhất...Thực tế có phải như vậy không? Liệu có giải pháp nào để giúp người giáo viên giảm bớt những áp lực đó không?
    Thứ nhất, nghề giáo có vất vả không? Để nhìn nhận vấn đề này, chúng ta thử cùng xem xét công việc cụ thể của một giáo viên. Một giáo viên trung học cơ sở trong biên chế, một tuần phải dạy 18 tiết (45 phút/tiết). Riêng giáo viên chủ nhiệm một tuần dạy 14 tiết, 4 tiết chủ nhiệm.Một tiết dạy sẽ được kéo theo hai tiết chuẩn bị: soạn bài, chấm điểm, làm sổ sách... Để mọi người hình dung rõ hơn, tôi xin lấy ví dụ lịch làm việc cụ thể của một giáo viên để minh họa: Với 18 tiết dạy đó (nếu không phải giáo viên chủ nhiệm), thời khóa biểu phân công 2 - 4 tiết/ buổi sáng, thì người dạy đó chỉ phải lên lớp các buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu hoặc thứ Bảy sẽ hết 18 tiết.
    Các buổi chiều được dành cho soạn bài, chấm bài, làm sổ sách, họp hành... Trừ những buổi phải họp hành (thường là một buổi họp hội đồng/ tuần), thì giáo viên có thể ở nhà làm các công việc trên.Thế việc soạn bài, chấm bài, làm sổ sách... có khó khăn lắm không? Theo nguyên tắc thì người dạy phải soạn bài trước khi lên lớp, soạn trên giấy hoặc dùng giáo án điện tử. Việc này sẽ khá khó khăn với những người mới vào nghề. Nhưng khi đã dạy được một vài năm, giáo viên sẽ quen dần. Việc soạn giáo án, chấm bài... sẽ đơn giản vì đã gần như thuộc bài giảng.Nếu chương trình có cải cách thì những điều cơ bản vẫn giữ nguyên công việc không mất nhiều thời gian.
    Bởi vậy thời gian rảnh của giáo viên nói chung là khá nhiều. Khi thời gian rảnh nhiều nếu người giáo viên không đọc để nâng cao trình độ, không làm thêm thì với cô giáo sẽ chăm lo gia đình, còn thầy giáo nghỉ ngơi, ăn nhậu. Tóm lại là công việc của người giáo viên nói chung cũng không vất vả lắm.
    Thứ hai, nghề giáo có quá nhiều áp lực? Để trả lời câu hỏi này tôi xin đưa ra một vài so sánh giữa ngành giáo dục với một ngành mà cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội, đó là y tế. Một giáo viên trình độ đại học mới ra trường, công tác ở vùng đồng bằng, lương được khoảng 3,7 triệu đồng vì được cộng thêm 30% lương cơ bản – gọi là phụ cấp đứng lớp. Còn với một bác sĩ mới ra trường lương chỉ được khoảng 2,5 triệu đồng. Ngoài ra trách nhiệm của bác sĩ cao hơn nhiều (vì liên quan đến tính mạng con người). Bác sĩ phải trực đêm, giáo viên thì không. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã tìm mọi cách để tăng thêm thu nhập cho giáo viên như tổ chức dạy phụ đạo – thực chất là dạy thêm. Phụ huynh cũng biết điều này nhưng cũng đồng ý. Như vậy, so với ngành y thì ngành giáo dục cũng không đến nỗi nào về mức thu nhập, sự vất vả, áp lực công việc.
    Thay vì phàn nàn, hãy tập trung làm tốt công việc của mình. Nếu cứ kiến thức chuyên môn không tốt, cứng nhắc, không linh hoạt, không thương yêu học sinh của mình thì các thày cô sẽ rất khó trong việc xử lý tình huống sư phạm. Thời gian vừa qua dư luận xã hội có nhiều bức xúc với một số sự việc của ngành giáo dục như cô giáo cho các bạn tát bạn khác vì nói tục, hay cô giáo quỳ gối trước mặt phụ huynh và học sinh của mình...
    Vấn đề đặt ra ở đây là sao thầy cô giáo lại dễ dàng đánh mất lòng tự trọng của mình như vậy, sao lại xử lý tình huống sư phạm kém như vậy? Rộng hơn nữa là sao thầy cô bây giờ ít được tôn trọng như xưa? Để ý chúng ta sẽ thấy, những vụ việc gây bức xúc dư luận của ngành giáo dục thường rơi vào những giáo viên có nghiệp vụ kém: kém về tri thức, kém về kỹ năng sư phạm.
    Với những giáo viên kiến thức rộng, chuyên môn giỏi, tâm huyết thì ít bị tai tiếng vì những việc phản sư phạm. Trong khi giáo viên trẻ gặp sự cố nhiều? Về điều này thì không cần nói nhiều thì chúng ta cũng hiểu. Đó chính là tình trạng "khủng hoảng nhân lực ngành giáo dục" trong nhiều năm vừa qua.
     
    11401 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    hienn1402@gmail.com (20/10/2020) vulieu9102 (30/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #561711   31/10/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (816)
    Số điểm: 5485
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Nghề nghiệp, công việc nào cũng có cái khó riêng của nó, theo mình thì chẳng có nghề nghiệp nào mà thuận lợi suôn sẻ hoàn toàn cả. Những khó khăn, vướng mắc trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Cho nên hay tập cách sống chung với công việc, rồi từ từ chúng ta sẽ sống được, sống vui với công việc mà mình đã chọn.

     
    Báo quản trị |  
  • #566909   26/01/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Thật ra công việc nào chẳng có áp lực, không ít thì nhiều. Quan trọng là mình đối mặt với áp lực như thế nào. Nếu công việc áp lực mà tinh thần không tốt thì rất dễ bị stress, chán nản rồi nhảy việc. Vậy nên, luôn suy nghĩ tích cực về công việc hiện tại, tìm thêm những sở thích riêng bên cạnh công việc để giải tỏa áp lực là tốt nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #566997   27/01/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Nghề giáo là một trong những nghề cao quý. Đặc biệt thầy cô giáo đóng góp một phần rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, ngày càng ít người theo đuổi nghề giáo vì lý do lương thấp, áp lực công việc cao. Đúng là mỗi nghề đều có cái khó riêng, mình nghĩ cần có nhiều chính sách giúp đỡ giáo viên hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #567150   29/01/2021

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Đúng là nghề nào cũng có áp lực riêng, nhưng đúng là nghề nhà giáo có rất nhiều khó khăn, áp lực. Vì có thể cả một đời người sẽ thay đổi theo cách mà thầy, cô giáo giáo dục. Giáo dục là một trong những điều quý giá và quan trọng nhất của con người, do đó, nghề nhà giáo cũng có những nỗi niềm riêng mà những nghề khác không thể sánh bằng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #567280   30/01/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1966)
    Số điểm: 13153
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 253 lần


    Công việc nếu không có áp lực thì cũng không tốt. Nếu mọi việc cứ bình bình sẽ kìm hãm sự phát triển của bản thân và lâu dần khiến nhân viên trở lên ù lì. Do đó, thay vì đổ lỗi cho áp lực khiến bản thân trở lên mệt mỏi, hay dùng nó để làm động lực để hoàn thiện mình hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #567531   31/01/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Thực sự áp lực ấy mọi người ạ. Không hẳn là đổ lỗi. cô mình làm Giáo viên cấp 1, hiện nay các yêu cầu về giảng dạy, hình thức… đều đã thay đổi rất nhiều hơn so với khoảng 10 năm về trước. Soạn giáo án điện tử, nhạn xét học sinh… Thập chí các cô nói vui “giờ đố mà đụng vào được học sinh, sơ sẩy chút là bị kiện liền”. Học trò hư mà chỉ còn cách ít hiệu quả nhất là “khuyên răn” nhỉ

     

     
    Báo quản trị |