Đổ lỗi cho áp lực công việc

Chủ đề   RSS   
  • #514596 28/02/2019

    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Đổ lỗi cho áp lực công việc

    Chắc mỗi người chúng ta ai cũng đã từng nghe thấy những lời than vãn rằng: làm giáo viên vất vả, nghề giáo là một trong những nghề chịu áp lực nhất...Thực tế có phải như vậy không? Liệu có giải pháp nào để giúp người giáo viên giảm bớt những áp lực đó không?
    Thứ nhất, nghề giáo có vất vả không? Để nhìn nhận vấn đề này, chúng ta thử cùng xem xét công việc cụ thể của một giáo viên. Một giáo viên trung học cơ sở trong biên chế, một tuần phải dạy 18 tiết (45 phút/tiết). Riêng giáo viên chủ nhiệm một tuần dạy 14 tiết, 4 tiết chủ nhiệm.Một tiết dạy sẽ được kéo theo hai tiết chuẩn bị: soạn bài, chấm điểm, làm sổ sách... Để mọi người hình dung rõ hơn, tôi xin lấy ví dụ lịch làm việc cụ thể của một giáo viên để minh họa: Với 18 tiết dạy đó (nếu không phải giáo viên chủ nhiệm), thời khóa biểu phân công 2 - 4 tiết/ buổi sáng, thì người dạy đó chỉ phải lên lớp các buổi sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu hoặc thứ Bảy sẽ hết 18 tiết.
    Các buổi chiều được dành cho soạn bài, chấm bài, làm sổ sách, họp hành... Trừ những buổi phải họp hành (thường là một buổi họp hội đồng/ tuần), thì giáo viên có thể ở nhà làm các công việc trên.Thế việc soạn bài, chấm bài, làm sổ sách... có khó khăn lắm không? Theo nguyên tắc thì người dạy phải soạn bài trước khi lên lớp, soạn trên giấy hoặc dùng giáo án điện tử. Việc này sẽ khá khó khăn với những người mới vào nghề. Nhưng khi đã dạy được một vài năm, giáo viên sẽ quen dần. Việc soạn giáo án, chấm bài... sẽ đơn giản vì đã gần như thuộc bài giảng.Nếu chương trình có cải cách thì những điều cơ bản vẫn giữ nguyên công việc không mất nhiều thời gian.
    Bởi vậy thời gian rảnh của giáo viên nói chung là khá nhiều. Khi thời gian rảnh nhiều nếu người giáo viên không đọc để nâng cao trình độ, không làm thêm thì với cô giáo sẽ chăm lo gia đình, còn thầy giáo nghỉ ngơi, ăn nhậu. Tóm lại là công việc của người giáo viên nói chung cũng không vất vả lắm.
    Thứ hai, nghề giáo có quá nhiều áp lực? Để trả lời câu hỏi này tôi xin đưa ra một vài so sánh giữa ngành giáo dục với một ngành mà cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội, đó là y tế. Một giáo viên trình độ đại học mới ra trường, công tác ở vùng đồng bằng, lương được khoảng 3,7 triệu đồng vì được cộng thêm 30% lương cơ bản – gọi là phụ cấp đứng lớp. Còn với một bác sĩ mới ra trường lương chỉ được khoảng 2,5 triệu đồng. Ngoài ra trách nhiệm của bác sĩ cao hơn nhiều (vì liên quan đến tính mạng con người). Bác sĩ phải trực đêm, giáo viên thì không. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã tìm mọi cách để tăng thêm thu nhập cho giáo viên như tổ chức dạy phụ đạo – thực chất là dạy thêm. Phụ huynh cũng biết điều này nhưng cũng đồng ý. Như vậy, so với ngành y thì ngành giáo dục cũng không đến nỗi nào về mức thu nhập, sự vất vả, áp lực công việc.
    Thay vì phàn nàn, hãy tập trung làm tốt công việc của mình. Nếu cứ kiến thức chuyên môn không tốt, cứng nhắc, không linh hoạt, không thương yêu học sinh của mình thì các thày cô sẽ rất khó trong việc xử lý tình huống sư phạm. Thời gian vừa qua dư luận xã hội có nhiều bức xúc với một số sự việc của ngành giáo dục như cô giáo cho các bạn tát bạn khác vì nói tục, hay cô giáo quỳ gối trước mặt phụ huynh và học sinh của mình...
    Vấn đề đặt ra ở đây là sao thầy cô giáo lại dễ dàng đánh mất lòng tự trọng của mình như vậy, sao lại xử lý tình huống sư phạm kém như vậy? Rộng hơn nữa là sao thầy cô bây giờ ít được tôn trọng như xưa? Để ý chúng ta sẽ thấy, những vụ việc gây bức xúc dư luận của ngành giáo dục thường rơi vào những giáo viên có nghiệp vụ kém: kém về tri thức, kém về kỹ năng sư phạm.
    Với những giáo viên kiến thức rộng, chuyên môn giỏi, tâm huyết thì ít bị tai tiếng vì những việc phản sư phạm. Trong khi giáo viên trẻ gặp sự cố nhiều? Về điều này thì không cần nói nhiều thì chúng ta cũng hiểu. Đó chính là tình trạng "khủng hoảng nhân lực ngành giáo dục" trong nhiều năm vừa qua.
     
    11631 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    hienn1402@gmail.com (20/10/2020) vulieu9102 (30/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #535761   27/12/2019

    Theo quan điểm cá nhân của mình thì bất kỳ công việc nào cũng có những áp lực vô hình riêng mà người nào cũng có. Áp lực càng nhiều thì trái thu được càng ngọt. Cái quan trọng là tình yêu nghề trong mỗi người để giúp họ chịu đựng được áp lực và tiếp tục công việc. Còn trong trường hợp đã cảm thấy đuối, thấy không hợp thì áp lực càng tăng. Công việc không hiệu quả.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #535870   28/12/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Bất cứ một nghề nghiệp nào đều có khó khăn, có sự hi sinh và có công sức của mình để tạo nên những thành công, thành quả đạt được như mình mogn đợi, tuy nhiên thì nghề nào cũng vậy đều có những điểm khó điểm dễ vậy nên so sánh chung thì mỗi nghề mỗi vẻ. Nói riêng nghề nhà giáo lại có thể nói rằng đây là nghề mang nặng gấp đôi tính khó khăn khi vừa phái dạy kiến thức, vừa phải dạy đạo đức, dạy làm người, dạy để biết đối nhân xử thế, đối đãi xã hội... do đó áp lực chung quy phần nào đang đè nặng lên vai người giáo viên

     
    Báo quản trị |  
  • #536292   31/12/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nghề nào cũng có áp lực, nhất là những nghệ phải đối thoại và giao tiếp trực tiếp với người khác như chăm sóc khách hàng, giáo viên (nhất là giao viên mầm non, tiểu học) thì rất dễ bị mất kiểm soát tinh thần. Ta cũng nên thông cảm cho họ, nhưng ở 1 chừng mực có thể chấp nhận được và không vi phạm pháp luật

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536296   31/12/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Nghề nào cũng có những áp lực riêng không phải chỉ mình nghề giáo. Áp lực trong công việc chắc  chắn là có, áp lực đến từ cấp trên, chất lượng công việc, luôn phải cải tiến và thay đổi cách làm việc cũ kỹ không còn phù hợp ,… nhưng nhờ vượt qua những khó khăn đó giúp ta trưởng thành và ngày càng giỏi hơn.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #536299   31/12/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình thấy làm công việc nào cũng có nét riêng của công việc đó. Những bạn than phiền như trên giống như đứng núi này trông núi nọ mà thôi. Để không phải than phiền như trên thì bạn phải có tình yêu công việc. Chứ than phiền vậy cũng chả giải quyết được gì.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536317   31/12/2019

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Theo  mình thấy thì công việc nào cũng có áp lực riêng, sự thành công nào cũng phải có đánh đổi, cũng phải trải qua vô vàn khó khăn. Quan trọng là mỗi cá nhân chúng ta có chịu đựng những áp lực đó để cố gắng hướng tới thành quả cuối cùng hay không. 

     
    Báo quản trị |  
  • #536716   02/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Ngành nghề gì cũng có đặc thù khó dễ - cứng mềm của nó. Nhớ hồi trước lớp tôi có một bạn ngồi bàn đầu gần bàn giáo viên - đã xé bài kiểm tra của bạn kia vì lí do không cho nhìn bài, bạn kia ấm ức khóc than với thầy để mong tìm sự công bằng, thầy giáo ngồi ngay phía trước khẳng định đã nhìn thấy mọi việc, tuy nhiên lại không hề giải quyết vụ việc này. Còn có một cô giáo thì cứ để học sinh tự ý ra ngoài mà không có ý kiến gì, kết quả là chỉ còn khoản 5 đứa học sinh ngồi lại trong lớp. Vậy nên một giáo viên tốt trước tiên phải là một giáo viên có ý thức trách nhiệm với ngành nghề, xem học trò là những sản phẩm mà mình nặn tạo, lấy tri thức làm nòng cốt của công việc giảng dạy. Một giáo viên dù dạy môn thể dục thì điều kiện cần là anh cũng phải cơ bản vững môn giáo dục công dân. Tiêu chí giáo dục của nhà trường phải là nếu có Tài mà không có Đức thì cũng vứt!

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538906   17/02/2020

    Mỗi ngành đều có những áp lực công việc riêng mà bạn phải gặp. Tuy nhiên, đối với ngành nhà giáo đây là một công việc không chỉ mang tính chất sự mệnh mà trước giờ luôn được đánh giá là công việc cao quý. Tuy nhiên, phúc lợi cho ngành giáo còn thấy và cần được xem xét các điều kiện phúc lợi cao hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #539936   29/02/2020

    Áp lực là một loại trạng thái do chính tâm lý khi cảm thấy khó khăn, khó giải quyết mà thành. Đối với những nguời có chuyên môn, có tâm huyết với nghề thì áp lực không là gì cả, rồi dần sẽ làm quen với nó hoặc cho mình những lựa chọn, cách để giải quyết, vuợt qua áp lực. Ngành nghề nào mà không áp lực, với những nguời mới bắt đầu thì càng áp lực.

    “Có áp lực mới có kim cương”.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550607   30/06/2020

    Mỗi công việc đều có áp lực, tuy nhiên đó không phải là lý do bạn có thể lấy ra để đổ lỗi cho nó. Cuộc sống ngày càng bận rộn, bắt buộc bạn phải làm việc và áp lực công việc là một phần để bạn cố găng hơn trong việc để đạt được những thành công mong đợi.

     
    Báo quản trị |  
  • #551096   01/07/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Nghề nào cũng có áp lực công việc của riêng nó, nhưng mỗi công việc cũng là niềm vui nếu chúng ta biết xây đắp, hết mình và hơn nữa phải sắp xếp công việc hợp lý, luôn tìm ra giải pháp để công việc được hiệu quả, tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, thì mọi công việc đều trở nên dễ dàng và đỡ áp lực hơn rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #553551   30/07/2020

    Cuộc sống của con người luôn phức tạp và phải tập làm quen với nhiều loại áp lực khi trưởng thành. Áp lực từ cuộc sống lo toan, áp lực vì vun vén thu chi, … khi là người trưởng thành ta phải học cách vượt qua những áp lực đó. Các áp lực này tự bản thân mình vượt qua mới thấy bản thân tiến bộ và mạnh mẽ hơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #554238   01/08/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết rất thú vị. Theo ý kiến cá nhân mình thì mỗi ngành có một đặc thù và sự khó khăn riêng, không chỉ riêng nghề giáo. Quan trọng chúng ta có cảm thấy vui hay hài lòng với công việc của mình không, điều đó mới giúp chúng ta có động lực vượt qua những khó khăn của công việc thay vì than vãn.

     
    Báo quản trị |  
  • #555306   21/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Công việc nào cũng mang tâm thế đó

    Công việc, tại sao người ta lại đổ lỗi cho công việc, trong khi đó chính chúng ta là người lựa chọn những công việc đó. Tại sao, nếu không làm hay không thích làm có thể chấm dứt, tìm kiếm công việc khác, lương thấp ít áp lực hơn.bạn có đánh đổi việc này không?

     
    Báo quản trị |  
  • #557991   17/09/2020

    Công việc nào cũng có áp lực của riêng nó, áp lực của công việc mang lại song song với cả áp lực từ cuộc sống vật chất đôi khi khiến người ta không còn làm chủ được mình trong một khoảnh khắc nào đó. Nhưng lấy nó làm lí do cho quá nhiều trường hợp thì cũng không đúng vì ai cũng có những áp lực đè nặng lên vai khác nhau, không phải ai kiếm được nhiều tiền cũng sung sướng.

     
    Báo quản trị |  
  • #558133   20/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Bạn xác định làm việc thì phải chịu được áp lực, bạn đi làm cho người khác để lấy lương thì có áp lực riêng của việc bán sức lao động cho người khác, còn bạn tự doanh thì bạn sẽ có những áp lực khác. Quan trọng chúng ta có yêu quý công việc của mình không mà thôi. Vì vậy, nên đánh giá khách quan mỗi nghề có những ưu điểm riêng không thể so sánh được nghề nào sướng hơn nghề nào.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #560618   18/10/2020

    Mình nghĩ là không thể đổ lỗi cho việc hay bất cứ gì khác được, đều là do mình mà ra cả. Áp lực cuộc sống hay áp lực công việc thì ai cũng có, việc đổ lỗi cho bất kì yếu tố nào cũng là không thể chấp nhận được. Nếu bản thân đã gây ra lỗi thì cách tốt nhất là khắc phục chứ không phải đùn đẩy trách nhiệm hay đổ lỗi cho bất cứ ai hay việc gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #560632   18/10/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Mỗi công việc đều có áp lực và niềm vui riêng của nó. Quan trọng là bạn có đủ kỹ năng, có đủ kiên nhẫn thích nghi với công việc như thế nào để niềm vui từ công việc sẽ lấn át những áp lực của chính công việc đó mang đến. Nếu công việc không có áp lực thì cũng dễ dẫn đến nhàm chán, tuy nhiên nếu quá nhiều áp lực cũng dễ chùng bước với công việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #560689   19/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Theo quan điểm của mình thì mỗi nghề đều có những áp lực riêng, mỗi công việc đặc thù riêng. Mình không so sánh, nhưng mình thấy giáo viên là nghề rất cao quý. Tuy nhiên, dạo gần đây nghề giáo có lại lương khá thấp so với mặt bằng chung. Nhà nước cần có thêm những hỗ trợ cho giáo viên. Giống như việc, hỗ trợ chi phí cho sinh viên sư phạm, mình rất ủng hộ.

     
    Báo quản trị |  
  • #561101   27/10/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Đổ lỗi cho áp lực công việc để có những hành vi tiêu cực trong ngành giáo dục vừa qua là lý do không thể chấp nhận được. Vấn đề này không thể đổ lỗi cho công việc mà chỉ có thể trách là mỗi cá nhân đối mặt và giải quyết áp lực của mình như thế nào. Có cách đối mặt tích cực thì sẽ hái được những quả ngọt, còn cách đối mặt tiêu cực thì chỉ hái những quả đắng, quả sâu, tùy vào cách tiếp cận của mỗi người.

     

     
    Báo quản trị |