#4f81bd;">Chào bạn ebaocong,
Đọc bài thảo luận của bạn, DH chợt nhớ đến hình ảnh những người cùng khổ, các cụ già vác đơn khiếu nại chầu chực tại Phòng tiếp dân Tòa án nhân dân tối cao tại Hà nội vào buổi trưa nóng bức ngày 08/4/2008.
Các cụ đến đây để mong tìm lại công bằng, công lý trong nhiều vụ án bất công, do các thẩm phán (không phải là Bao Công) phân xử, quyết định. Theo DH nhận xét thì ngay cả thái độ cửa quyền của cán bộ Phòng tiếp dân ở cơ quan này đã không đúng với “đạo đức của người Việt Nam ta”, khác với slogan “Cán bộ là đầy tớ của nhân dân”; do vậy người dân khó mà mơ ước đến việc các cán bộ cấp cao hơn ở cơ quan này, “ngó xuống” và “ra ơn mưa móc” để giải quyết nguyện vọng của công dân một cách thỏa đáng?
Cụ thể là người dân từ các địa phương xa xôi đến thành phố Hà Nội khó có thể được trực tiếp gặp cán bộ cấp cao hơn ở Tòa án nhân dân tối cao để được cán bộ “lắng nghe” họ trình bày tâm tư, nguyên vọng và “thấu hiểu” nổi lòng của người dân đen về sự oan trái họ đang gánh chịu.
Hình ảnh các cụ già lặn lội từ vùng sâu vùng xa, khăn gói đến thủ đô tìm Bao Công thời đại là động cơ động viên DH tiếp tục đi tìm công lý cho vụ án “Đòi nợ” giữa nguyên đơn là Cty ASD với bị đơn là Cty CP ĐT BT, được Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh thụ lý lần đầu từ ngày 06/3/2002.
Vụ án này đã có #548dd4;">sự tác động, ảnh hưởng bởi một thế lực ngầm nào đó, nên được đổi đen thành trắng, biến việc làm sai trái của phía bị đơn trở thành đúng: bị đơn nộp nhiều chứng cứ giả mạo, được cả 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm công nhận đó là chứng cứ để kết luận bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
#1f497d;">#548dd4;">Bàn về thủ tục hành chính, đương sự đã #548dd4;">3 lần gửi đơn yêu cầu xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 129/KDTM-PT ngày 11/12/2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử về “Đòi nợ” giữa nguyên đơn là Cty ASD với bị đơn là Cty CP ĐT BT nhưng đến nay #548dd4;">đương sự vẫn chưa một lần nhận được thông tin phản hồi từ Tòa án nhân dân tối cao:
- Lần thứ nhất: xếp hàng chầu chực buổi sáng, đầu giờ chiều #548dd4;">ngày 8/4/2008 để trực tiếp gửi đơn yêu cầu xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án đã dẫn tại Phòng Tiếp dân thuộc Ban Thanh tra TAND TC có #548dd4;">giấy biên nhận số 1729/BN-PTD.
- Lần thứ hai gửi qua đường bưu chính phát chuyển nhanh, #548dd4;">phiếu gửi số VE 71 968297 1 VN ngày 11/8/2009, được #548dd4;">cán bộ Thịnh ký nhận lúc 15g ngày 12/8/2009
- Lần thứ ba gửi qua đường bưu chính phát chuyển nhanh, #548dd4;">phiếu gửi số VE 71 404255 7 VN ngày 17/4/2010, được #548dd4;">cán bộ Hương ký nhận ngày 19/4/2010
Trải qua thời gian dài tham gia tố tụng vụ án, DH đồng tình với ý kiến của bạn:
#0000ff; font-family: verdana;">“Đúng là hệ thống pháp luật còn nhiều kẻ hở, nhiều thẩm phán còn hành xử ngược với đạo đức người cầm cân công lý phân xử phải trái đúng đắn. Theo tôi, luật TTDS cần quy định thêm trong phiên tòa phải đặt camera và máy ghi âm để gửi lên toà cấp trên kiểm tra quy trình làm việc của cấp dưới có nghiêm túc không, và việc bổ nhiệm thẩm phán phải hết sức chặt chẽ và chất lượng mới mong có những phiên tòa xử tốt đựơc.”
Đoạn cuối bài thảo luận mới nhất của DH #548dd4;">“Sống và làm việc theo pháp luật 30.5” chủ đề “Án kinh tế có yếu tố nước ngoài các thẩm phán muốn xử sao thì xử” upload trên diễn đàn #548dd4;">ngày 13/6/2010, mục “Luật bất thành văn” cho thấy khả năng vụ án kiện đòi nợ DH đang xin xem xét kháng nghị giám đốc thẩm có rất nhiều khả năng rơi vào kết cục thê thảm, bế tắc đúng như ý kiến nhận xét của bạn:
#0000ff; font-family: verdana;">“Việc bạn Lawerhien nêu chỉ là một hành vi trắng trợn và mục đích cũng rõ ràng là thắng hay thua... chứ thực tế còn nhiều hiện tượng xấu mà hết sức tinh vi, mơ hồ nhưng cũng có thể đem lại lợi lộc cho thẩm phán và cộng sự của họ nữa đó. Tôi nói ví dụ: Bên A cho bên B vay tiền có viết giấy nợ. Vụ việc đưa ra tòa và bên A chắc mẩm sẽ thắng kiện và nhắm sẽ lấy được nợ vì thấy bên B có tài sản là căn nhà đang ở sẽ phát mãi để trả cho bên A. Nói chung theo chứng cứ thì A thắng là cái chắc. Tuy nhiên, vấn đề bên B đặt ra với thẩm phán là dùng mọi biện pháp pháp luât cho phép để trì hoãn phiên tòa, làm chậm tiến độ áp dụng biện pháp khẩn cấp, giám định chứng cứ... đến khi xử xong A thắng nhưng B đã tẩu tán tài sản nên bên A chỉ thu nợ nhỏ giọt mỗi tháng vài trăm nghìn trong đống nợ vài tỷ thì cũng coi nhưng thua còn gì”.
#0000ff; font-family: verdana;">
Đoán biết tình huống có thể xảy ra là thế, nhưng đến thời điểm hiện tại, điều DH mong ước không còn là đòi nợ được bao nhiêu, #ff0000;">chủ yếu là mơ ước mọi công dân chúng ta cần thực hiện slogan “Sống và làm việc theo pháp luật”, đặc biệt là #ff0000;">“Thẩm phán cần phải hành xử theo đúng đạo đức người cầm cân công lý, phân xử phải trái đúng đắn công minh”.
Bên cạnh sự chế tài của luật pháp, đâu đó còn có #4f81bd;">“Luật trời” (thiên về tâm linh) #4f81bd;">sẽ có biện pháp trừng trị đích đáng các thẩm phán đã hành xử ngược với đạo đức con người khi còn đương thời.
#ff0000;">Quan (tòa) nhất thời, dân vạn đại.
07g30 thứ hai 14/6/2010
Cập nhật bởi DealingHonestly ngày 14/06/2010 07:36:10 AM