Kính chào diễn đàn !
Hôm nay,
tôi mới đi công tác Gia Lai về nên mới
đọc bài viết của anh TranVoThienThu, anh ThuongLuong306 và nhiều quan điểm khác
nữa về vụ việc. Thực sự, cảm nhận đầu tiên của cá nhân tôi về anh
TranVoThienThu và bài viết tạm kết luận quan điểm của anh thì thấy anh là người
am hiểu sâu sắc pháp luật. Với bản thân tôi có một nguyên tắc là mỗi quan điểm
đưa ra trong tranh luận, bài viết hay bài báo tôi đều nghiên cứu kỹ các tài
liệu mình có và có thể có để đưa ra quan điểm, cách giải quyết vụ việc đúng đắn
nhất, tôi thấy nhiều bài viết đưa ra diễn đàn tình huống tranh luận nhưng đa
phần đều không thể đưa tình tiết đầy đủ và hồ sơ xác thực lên để mọi người cùng
đánh giá và có quan điểm đúng nhất (anh TranVoThienThu đã nêu là không thể đưa
hồ sơ cụ thể, chi tiết vì đây là vụ việc thực, đang trong quá trình giải quyết
và nếu ai có nhu cầu thì cho địa chỉ để anh gửi – Trường hợp này, (nếu có thể)
tôi xin đề nghị và mong anh TranVoThienThu gửi bộ hồ sơ đầy đủ để có thể trao
đổi cụ thể, rõ ràng vụ việc này ).
Về bài
viết của anh TranVoThienThu (Từ bài viết trước tôi đã và không bàn đến phần 1,
phần 3 của anh TranVoThienThu nêu mà chỉ bàn đến phần 2 - vì quan điểm của tôi
là cần xác định được quan hệ pháp luật cần giải quyết (hình sự hay dân sự ? )
sau đó mới chỉ rõ các văn bản, quy định luật nào cần áp dụng để giải quyết), do vậy, tôi xin bày tỏ quan điểm về Phần 2/- Vậy tranh chấp này là gì và thuộc thẩm quyền giải
quyết của ai ?
của anh TranVoThienThu để mọi người cùng xem xét như sau:
- Trong mọi trường hợp không phải bao giờ cũng xử lý
hình sự, bởi nếu xử lý hình sự hết thì vô hình trung sẽ có nhiều trường
hợp chỉ là tranh chấp dân sự sẽ bị thành hình sự hóa.
- Trong mọi trường hợp không phải bao giờ cũng xử lý
dân sự, tuy nhiên, luật và các cơ quan nhà nước, ngay cả các bên tham gia cũng
đều mong muốn vì bản chất dân sự là thỏa thuận và việc thỏa thuận thì được
hiểu là thống nhất, được hiểu là có lợi nhất cho các bên. Do đó, đôi khi
việc Hình sự nhưng được các bên biến thành dân sự (Bản thân tôi, nếu là
người đại diện quyền lợi của bên nào thì cũng muốn các bên đạt được thỏa
thuận thống nhất và tôi đánh giá đó là thỏa thuận có lợi nhất cho thân chủ
mình !).
- Bài viết của anh TranVoThienThu là bài viết đúng
nhưng tôi e chưa đủ, vì Bài viết đã khẳng định từ đầu là không xử lý được
bằng hình sự ngay mà phải xử phạt hành chính trước, rồi mới áp dụng hình
sự nếu vẫn có hành vi vi phạm của các bên liên quan. Và sau đó viện dẫn
các quy định pháp luật đất đai để chứng minh là theo quy định pháp luật đó
là tranh chấp đất đai và phải áp dụng các văn bản hướng dẫn tranh chấp đất
đai để giải quyết. Tôi cho rằng mấu chốt vấn đề ở đây là có căn cứ nào để
khẳng định hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép của Bà T có được coi là
hành vi vi phạm pháp luật hình sự không trước khi đưa ra cách giải quyết
bằng hành chính, dân sự như anh TranVoThienThu đã khẳng định ?
- Từ quan điểm trên, tôi xin “đi lệch” một chút để phân
tích các quy định mà anh TranVoThienThu đã viện dẫn từ Luật Đất đai và các
văn bản hướng dẫn thi hành để giải quyết việc hành vi vi phạm của Bà T mà
theo anh là cần xử lý hành chính rồi mới hình sự (nếu có ) để mọi người
cùng đánh giá:
-
Điều 1. NĐ 182 Phạm vi
điều chỉnh thì có quy định rõ: “Nghị định này quy định về xử phạt hành chính
đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” và “Vi phạm
hành cíhnh trong lĩnh vực đất đai quy định trong Nghị định này là hành vi cố ý
hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”;
-
Khoản 2 Điều 2 NĐ 182 quy
định rõ về đối tượng áp dụng thì khẳng định “trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu
thành tội phạm sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy đinh của pháp luật ”.
-
Khoản 3 Điều 28 NĐ 182
nêu rõ: “Khi xem xét vụ vi phạm để quyết
định xử phạt hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì
người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến
hành tố tụng hình sự có thẩm quyền mà không được giữ lại để xử phạt hành chính.
Trường hợp đã ra quyết định hành xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm
có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì
người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba (03)
ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền giải quyết.”
=> Như
vậy, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 182 nêu rõ không áp
dụng đối với hành vi là tội phạm và nếu là tội phạm thì phải truy cứu trách
nhiệm hình sự chứ không được xử phạt hành chính, ngay cả đã xử phạt mà phát
hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì cũng phải xử lý hình sự. Vậy, hành
vi bà T có phải hành vi phạm tội hay chỉ là vi phạm hành chính ? Để làm rõ được
điều này thì cần đánh giá trên cơ sở hồ sơ chi tiết và tình hình cụ thể để quyết
định. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì các hành vi xâm
phạm sở hữu sau có thể bị xử lý hình sự:
“ Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
- Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người
quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có
giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá
trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được sau khi
chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu
được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
- Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm
triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa có giá trị
đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Điều 142. Tội sử dụng trái phép tài sản
- Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của
người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…”.
Nếu theo
các quy định của Bộ luật hình sự nêu trên thì chỉ cần có hành vi cố tình không
trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm tài
sản có giá trị từ 5 triệu đồng đến 200 triệu đồng (Điều 141 BLHS 1999) và sử
dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên
gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 142 BLHS 1999) mà không cần tình tiết “đã bị xử
phạt hành chính” đã bị coi là phạm vào tội được quy định tại Điều 141, 142 Bộ Luật
hình sự. - Điều cần khẳng định ở đây là bà T có phải là người cố tình chiếm giữ
đất mà mình được giao nhầm, tìm được, bắt được hoặc sử dụng trái phép tài sản
của bà D mà tài sản đó có giá trị hơn 50 triệu đồng lại gây hậu quả nghiêm
trọng hay không mà thôi ?
Lưu ý. Được coi là gây hậu quả nghiêm trọng nếu gây thiệt hại về
tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến tình
hình trật tự an ninh, gây hoang mang cho nhân dân trong địa phương nhất định
Từ quan
điểm và căn cứ nêu trên, thiết nghĩ nếu chưa có đầy đủ hồ sơ và các tài liệu
nêu rõ tình tiết cụ thể của trường hợp đang bàn luận thì chưa thể khẳng định là
chỉ giải quyết bằng dân sự hay phạt hành chính trước rồi mới xử lý theo hình sự
như nội dung bài viết của anh TranVoThienThu được.
Hiện
nay, tôi cũng đang giải quyết hai trường hợp có những nét khá giống như trường
hợp anh TranVoThienThu nêu ra. Một trường hợp chúng tôi đã họp liên ngành ( Tòa
án, Viện Kiểm sát, Công an…) và đều thống nhất xử lý hình sự nếu không chịu bàn
giao và khôi phục lại nguyên trạng ban đầu của tài sản. Một trường hợp khác thì
hành vi phạm tội đã rõ hơn nên đang được triển khai theo hướng hình sự để “răn
đe” một số cá nhân liên quan.
Trên đây
là quan điểm cá nhân tôi về vụ việc mà anh TranVoThienThu nêu ra, rất mong được
diễn đàn góp ý.
Trân
trọng !
Luật sư
Phan Văn Lãng.