Công chứng, chứng thực

Chủ đề   RSS   
  • #18762 23/10/2009

    taivt



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2006
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 2140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công chứng, chứng thực

    UBND xã, phường, thị trấn không còn được chứng thực các hợp đồng có thời hạn từ 6 tháng trở xuống, điều đó có đúng ko thưa luật sư?
    Cập nhật bởi rongcon83 ngày 11/03/2010 04:45:16 PM
     
    91819 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<2345678>
Thảo luận
  • #19564   13/08/2008

    binhbd
    binhbd

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Vâng cảm ơn anh, có gì em sẽ mang cả hồ sơ rồi em điện cho anh.
     
    Báo quản trị |  
  • #24514   30/12/2009

    Trongkttv
    Trongkttv

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 1405
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Công chứng, chứng thực hợp đồng

    Xin chào luật sư.

    Xin luật sư cho tôi hỏi: Theo quy định hiện nay thì những loại hợp đồng nào bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực ?

    Trân trọng cảm ơn luật sư.
     
    Báo quản trị |  
  • #24515   03/09/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Các HĐ phải công chứng hoặc chứng thực

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005; Luật Nhà ở 2005; Luật  Đất Đai 2003 các loại hợp đồng sau phải được công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

    - Hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 450 BL Dân sự; Điều 93 Luật Nhà ở)

    - Hợp đồng trao đổi nhà ở, trao đổi đất (Điều 463 BL Dân sự; Điều 93 Luật Nhà ở; Điều 128 Luật Đất Đai).

    - Hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 467 BL Dân sự; Điều 93 Luật Nhà ở).

    - Hợp đồng thuê nhà ở từ sáu tháng trở lên (Điều 492 BL Dân sự; Điều 93 Luật Nhà ở).

    Cần lưu ý đối với những giao dịch về nhà ở sau không phải công chứng hoặc chứng thực :

    a) Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;

    b) Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;

    c) Thuê mua nhà ở xã hội;

    d) Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.

    - Hợp đồng chuyển quyền  sử dụng đất (Điều 689 BL Dân sự; Điều 127 Luật Đất Đai)

    - Hợp đồng cho thuê quyền  sử dụng đất (Điều 128 Luật Đất Đai)

    - Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất (Điều 130 Luật Đất Đai)

    - Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Điều 131 Luật Đất Đai)

    Cần lưu ý : Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Điều 401 BL Dân sự)
     
    Báo quản trị |  
  • #24516   03/09/2008

    Trongkttv
    Trongkttv

    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 1405
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin cảm ơn anh Nguyễn Trí Lạc

    Thực sự từ trước đến giờ tôi lơ mơ chuyện này lắm.

    Một lần nữa xin cảm ơn anh
     
    Báo quản trị |  
  • #24517   04/09/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Không có gì đâu bạn “Kết nối cộng đồng - Cùng xây dựng, cùng thụ hưởng một xã hội pháp quyền” chẳng phải là tôn chỉ của các thành viên LawSoft đó sao.
     
    Báo quản trị |  
  • #24518   08/10/2008

    quangcuong1
    quangcuong1

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:08/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Pháp luật quy định loại văn bản thế chấp tài sản nào phải được công chứng, chứng thực???

    Xin hỏi, theo điều 343 Bộ luật dân sự về hình thức thế chấp tài sản quy định: trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Vậy, loại văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực là loại văn bản nào?
    Xin cám ơn luat su.
     
    Báo quản trị |  
  • #24519   09/10/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Văn bản thế chấp tài sản phải công chứng hoặc chứng thực

    Văn bản thế chấp có thể lập thành văn bản riêng (Hợp đồng thế chấp) hoặc ghi trong hợp đồng chính ( Điều khoản thế chấp ghi trong hợp đồng chính). Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng có điều khoản thế chấp này chỉ phải công chứng hoặc chứng thực nếu đối tượng đem thế chấp được luật pháp quy định phải công chứng, chứng thực.
     Theo quy định của PL hiện hành thì văn bản thế chấp nhà ở, thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Điều 93 Luật Nhà ở Điều 130 Luật Đất Đai)

     
    Báo quản trị |  
  • #24520   04/11/2008

    cuimia_09
    cuimia_09

    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công chứng, chứng thực

    Xin chào luật sư!
    Xin luật sư cho biết những loại Hợp đồng, giao dịch nào cần phải công chứng. Nếu không công chứng Hợp đồng hoặc giao dịch đó thì luật cho phép chứng thực Hợp đồng, giao dịch không. Tôi thấy mẫu Hợ đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trang cuối ghi là chứng thực chứ không phải công chứng, như vậy đúng hay sai? Xin luật sư vui lòng tư vấn giúp!
    thân chào!
     
    Báo quản trị |  
  • #24521   10/11/2008

    Nguyentrilac
    Nguyentrilac
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (288)
    Số điểm: 1370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Công chứng hay chứng thực của UBND phường xã

    Chào bạn cuimia_09
    Bạn thắc mắc HĐ nào thì công chứng, HĐ nào thì chứng thực ?
    1. Luật đã quy định rõ : " Công chứng hoặc chứng thực của UBND xã , phường, thị trấn". Do đó bạn có thể chọn hình thức nào cũng được miễn là thuận tiện cho bạn. Bạn nên biết rằng Luật quy định chung cho tòan lãnh thổ Việt Nam, có những vùng xa xôi hẻo lánh người dân không thể đến phòng công chứng được hoặc không biết đến phòng công chứng, do đó Luật cho phép tùy chọn để tạo thuận tiện cho người dân.
    2. Về HĐ chuyển nhượng quyền sử dụng đất điểm b) khỏan 1 Điều 127 Luật Đất đai quy định như sau:
    "b) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất."
    HĐ mẫu chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ mang tính tham khảo và nếu hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng trang cuối ghi là chứng thực của UBND thì vẫn hợp lệ.
    Trân trọng
     
    Báo quản trị |  
  • #24522   11/11/2008

    hoanglsu
    hoanglsu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Công chứng hay chứng thực, việc đơn giản nhưng rắc rối vì còn nhiều chồng chéo giữa các luật, các hướng dẫn th

    Một vài ý kiến về công chứng hay chứng thực:
    Theo như quy định tại Nghị định 79/2007/NĐ-CP, UBND cấp phường có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, thì một số loại giấy ủy quyền vẫn được cấp phường chứng thực. Về các hợp đồng ủy quyền khác như chuyển sở hữu bất động sản hay tham gia tố tụng thì đây không phải là giao dịch đơn phương mà phát sinh hậu quả pháp lý. Chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể là công chứng được chứng nhận những loại hợp đồng ủy quyền nào, nhưng để tránh rắc rối thì những loại hợp đồng như chuyển sở hữu bất động sản, tham gia tố tụng, hợp đồng chuyển nhượng tài sản, người dân nên đến Phòng công chứng để ký hợp đồng ủy quyền.

    Điều 2 Luật Công chứng đã xác định việc công chứng hợp đồng, giao dịch dân sự thuộc thẩm quyền của công chứng viên, của các tổ chức hành nghề công chứng. Do đó, cũng cần xác định những việc đã thuộc thẩm quyền của công chứng viên thì những người thực hiện chứng thực không chứng thực chữ ký trên văn bản của hợp đồng, giao dịch đó. Việc xác định như thế nào là hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự cần theo quy định tại Bộ luật Dân sự:  Điều 121 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". Điều 388 - Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

    Về chứng thực các hợp đồng, giao dịch khác theo các quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND phường/xã: thì ngoài thẩm quyền chứng thực chữ ký, UBND phường/xã thị trấn vẫn phải thực hiện theo Bộ luật Dân sự, pháp luật về đất đai, nhà ở và khiếu nại tố cáo... thì lại có thẩm quyền khác. Ví dụ: chứng thực di chúc, từ chối nhận di sản (Bộ luật Dân sự); hợp đồng giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (không phải là nhà ở) người đi công chứng, chứng thực có quyền lựa chọn công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND phường/xã nơi có đất (Luật Đất đai); UBND phường/xã cũng chứng nhận giấy ủy quyền cho người có yêu cầu để tham gia giải quyết khiếu nại (theo Luật Khiếu nại tố cáo).

    Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Tuy nhiên, ngay từ khi triển khai thực hiện đã nảy sinh nhiều vướng mắc, mà Nghị định chưa điều chỉnh kịp thời hoặc thiếu hướng dẫn cụ thể để tư pháp cấp cơ sở thống nhất thực hiện. Bên cạnh những vướng mắc về cách thức áp dụng thực hiện, tư pháp các quận, huyện, xã phường còn gặp nhiều lúng túng đối với những quy định về chứng thực mang tính thủ tục. Đơn cử như việc Nghị định không quy định cụ thể việc không được chứng thực bản sao từ bản chính hoá đơn, biên lai thu lệ phí, phí... Một khó khăn nữa như việc kiểm tra tính chính xác của các bản dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài (và ngược lại) trong khi trình độ nghiệp vụ hiện tại của các cán bộ tư pháp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu này. Sự xác thực của các bản dịch hiện chỉ phụ thuộc vào cam đoan của người dịch mà không có những căn cứ pháp lý khác đảm bảo việc này. Điều đó rất dễ dẫn tới việc cán bộ tư pháp ký chứng thực mà không hiểu, không biết nội dung chính xác của văn bản mà mình ký là gì.

    Theo nhiều chuyên gia thì đã đến lúc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp cần có sơ kết, đánh giá việc thực hiện các hoạt động công chứng, chứng thực trên phạm vi toàn quốc theo Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP để báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền cho phù hợp, nhằm giúp cho người dân có nhiều sự lựa chọn hơn khi thực hiện các yêu cầu dịch vụ hành chính từ các cơ quan Nhà nước, đồng thời hiểu rõ phạm vi của chứng thực và công chứng. Quy định và hướng dẫn rõ ràng, minh bạch hơn cho người dân được biết khi nào chứng thực và khi nào thì công chứng, trường hợp nào thì chấp nhận cả công chứng và chứng thực.

     
    Báo quản trị |  
  • #24523   30/12/2009

    thienthanbongtoingay13
    thienthanbongtoingay13

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    công ty tôi có chức năng kinh doanh bất động sản, nay có thuê 1 công trính xây dựng , vậy hỡp đồng này thuê công trình xây dựng này có phải công chứng không? Khi  tôi lên cơ quan nhà nứơc mua hoá đơn thuế thì họ đòi tôi phải công chứng hợp đồng thuê công trình xây dựng này, vậy cơ quan nhà nứơc đó yêu cần vậy là đúng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #14351   17/09/2008

    nguyenthu_xiteenx
    nguyenthu_xiteenx

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    "Hợp đồng lao động" có sao y bản chính được kg ?

    xin cho hỏi:
    "Hợp đồng lao động", có sao y bản chính được kg? căn cứ vào Nghị định nào? hay văn bản nào cho phép hoặc kg cho phép sao y?
     
    Báo quản trị |  
  • #14352   11/09/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Sao lại sao y nhỉ?

    Hợp đồng lao động là một thỏa thuận được lập khi hai bên của quan hệ lao động lập nên và một bên giữ một bản và chỉ có hiệu lực trong thời hạn hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc khi quan hệ lao động còn tồn tại.
    Khi quan hệ lao động này không tồn tại thì hợp đồng trên không có ý nghĩa gì cả.
    Còn việc bạn hỏi là có sao y được không, tôi nghĩ là được. Còn về văn bản quy định thì không có văn  bản nào quy định vấn đề này cả. Vì đơn giản, như trên đã nói thì hợp đồng lao động chỉ có hiệu lực trên bản chính và khi quan hệ lao động còn tồn tại.
     
    Báo quản trị |  
  • #14353   12/09/2008

    Trinhnv_dn
    Trinhnv_dn

    Chồi

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1017
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hợp đồng lao động" có sao y bản chính được kg ?

    được.
    Bạn qua UBND xã, phường để thực hiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #14354   12/09/2008

    nguyenthu_xiteenx
    nguyenthu_xiteenx

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu đuợc thì căn cứ vào đâu vậy? Vì tôi đến UBND phường nơi tôi cư trú thì họ kg "sao y" cho tôi. vậy tôi muốn biết cụ thể là văn bản nào quy định là kg cho "sao y". xin nói thêm là hợp đồng đó được ký không thời hạn. Các bạn vui lòng tìm giúp tôi văn bản nhé ! Còn nếu kg "sao y" được thì nhờ bạn cho tôi biết là căn cứ vào đâu nhé ! thanks

     
    Báo quản trị |  
  • #14355   17/09/2008

    baolong
    baolong

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:17/09/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi nghĩ "Hợp đồng lao động" hay các loại hợp đồng khác không thể được cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính (hay còn gọi là sao y bản chính) vì: việc chứng thực bản sao từ bản chính chỉ được thực hiện đối với các giấy tờ do cơ quan , tổ chức có thẩm quyền cấp (có dấu mộc đàng hoàng). Còn hợp đồng lao động hay các loại hợp đồng khác là văn bản thể hiện ý chí của các bên trong giao dịch dân sự, không phải là văn bản, giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp nên không thể được chứng thực (Nghị định 79/2007 ngày 18/5/2007).
     
    Báo quản trị |  
  • #19946   29/10/2008

    black1551
    black1551

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng mua bán có chứng thực của UBND phường có hợp pháp không


    Tôi có hợp đồng mua nhà có chứng thực của UBND phường, liệu hợp đồng đó có hợp lệ. Giờ tôi muốn chuyển tên trong sổ đỏ sang tên tôi nhưng không liên hệ được với người bán. Tôi sẽ phải làm thủ tục thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #19947   19/09/2008

    Lg_NguyenTienDung
    Lg_NguyenTienDung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 482
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn!
    Theo quy định của pháp luật, đối với hợp đồng mua bán nhà ở bạn có thể chọn chọn một trong hai nơi để công chứng, chứng thực hợp dong: UBND phường xã nơi có nhà hoặc phòng công chứng.
    Vê nguyên tắc muốn chuyển tên sổ đỏ sang tên bạn, bạn phải nộp hồ sơ lên UBND quận huyện nơi có đất (phòng tài nguyên và môi trường) để làm thủ tục đăng ký thay đoi,  trong đó hồ sơ bao gồm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng giữa bạn và người bán, bản sao hộ khẩu, CMND ...

    Than men!
    Luật gia Nguyễn Tiến Dũng
    08 2908708 - 095 8760354.
     
    Báo quản trị |  
  • #19948   19/09/2008

    phongdatdai
    phongdatdai
    Top 500
    Chồi

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Câu hỏi của bạn rất hay. Đây là vấn đề chồng chéo giữa quy định về Luật nhà ở và Luật Đất đai.
    Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2006 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường thì hợp đồng về bất động sản mà bên có đất là hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức công chứng tại UBND xã/phường nơi có đất hoặc Phòng Công chứng. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3, Điều 93 của Luật Nhà ở thì hợp đồng về nhà ở tại đô thị phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện.
    Như vậy việc UBND phường đã chứng thực hợp đồng nhà ở tại đô thị thì hợp đồng vẫn được công nhận là hợp lệ theo quy định tại Thông tư 04/2006, dù có sai so với Luật Nhà ở (có gì thì Bộ TNMT và Bộ Tư pháp chịu ).
    Nhưng tốt hơn hết là đến Phòng công chứng để chứng nhận hợp đồng về nhà ở, khỏi phiền phức về sau.
    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #19949   28/10/2008

    tucanxuan
    tucanxuan

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp do cơ quan nào chứng nhận?

    hợp đồng chuyển nhường quyền sử dụng đất nông nghiệp do cơ quan nào chứng nhận? Khi xin chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thì cần có các thủ tục như thế nào?
     
    Báo quản trị |