Tôi đồng ý với quan điểm của bạn
nguyenkhue. Tuy số tiền này không lớn nhưng pháp luật phải rõ ràng về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm. Tôi cũng đồng ý với lập luận của nhiều bạn tại đây khi phân tích về mặt "tiện, bất tiện", rằng nhân viên công chứng, chứng thực chỉ có 1 người, nếu họ phải làm thêm việc này thì mọi người phải tăng thêm thời gian chờ đợi...
Bạn
hacom2579 ơi! Tôi lại phải "cãi nhau"
một chút với bạn: Bạn viết: "Tuy nhiên, bạn haso_tech nói rằng " Người đi công chứng chứng thực hiện nay phải chịu chi phí cho bản sao này", theo tôi nghĩ là không chính xác". Tôi thấy bạn ý nói như vậy là chính xác với thực trạng hiện nay đấy chứ? Tôi cũng đồng ý với bạn ý rằng qui định về vấn đề này cần được sửa đổi, bổ sung, theo đó nói rõ ra: Người đi công chứng, chứng thực có nghĩa vụ nộp 1 bản pho to để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực.
Về vấn đề "
đơn vị công chứng bắt buộc người cần công chứng chứng thực phải nộp bản gốc để photocopy tại nơi đó ". Chuyện này cũng nên bàn thêm. Trong đôi lần đi công tác ở cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã hay các huyện vùng sâu, vùng xa, bản thân tôi cũng đã từng "tư vấn" cho anh em cán bộ ở đó rằng cần mua sắm máy photocopy để làm việc này. Tôi tư vấn như vậy không phải xuất phát từ chuyện tăng thêm thu nhập cho họ mà vì để phục vụ nhân dân nhanh chóng, chính xác hơn. Ví dụ, trong trường hợp cần chứng thực (sao y bản chính) cả 1 bộ hồ sơ mà phải nhân ra 10 bộ như vậy?
Nếu người đi chứng thực chỉ cần đưa bộ hồ sơ gốc cho nhân viên công chứng, chứng thực, họ chỉ cần kiểm tra ngay bộ hồ sơ gốc này (1 lần), nếu không thấy có dấu hiệu tẩy xoá, sửa chữa, họ sẽ chuyển qua bộ phận làm dịch vụ photo của họ. Khi pho to xong, họ yên tâm kí ngay, không cần kiểm tra lại, đỡ mất thời gian chờ đợi của nhân dân.
Nếu người đi chứng thực phô to ở nơi khác? Trong trường hợp này, cán bộ chứng thực phải rà soát kĩ cả bộ hồ sơ gốc lẫn 10 bộ đã pho tô, tổng số là 11 lần. Như vậy chắc bà con chờ đợi sẽ lâu hơn? Hơn nữa, quả thật bây giờ "kĩ thuật" làm văn bản giả quá siêu. Anh em cán bộ ở cơ sở (đặc biệt là ở cấp xã) nếu không kiểm tra kĩ và nếu không có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật (ví dụ như chiếc kính lúp chẳng hạn) đôi khi rất khó phát hiện.
Theo tôi, giải quyết vấn đề này, chúng ta cần khách quan, công bằng, nên có cái nhìn từ cả 2 phía: Phía người dân và phía anh em cán bộ.